HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Bài 2. Hồ sơ sinh viên Giới thiệu



tải về 1.84 Mb.
trang4/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   46

Bài 2. Hồ sơ sinh viên

Giới thiệu


Các yếu tố tâm lý thường tồn tại bên trong học viên. Các yếu tố này bao hàm sự trí tuệ, động cơ học tập, tự ý thức và đặc điểm xúc cảm. Mặt khác, các yếu xã hội thường tồn tại trong môi trường bên ngoài. Môi trường trong trường hợp này bao hàm gia đình, bạn học và công chúng. Các yếu tố bắt nguồn từ xã hội bao gồm nền tảng nguồn gốc gia đình, ảnh hưởng của nhóm bạn bè, trường học và kỳ vọng xã hội. Sự tác động tương hỗ giữa hai nhóm yếu tố này (tâm lý xã hội) là quan trọng trong việc học tập của sinh viên.

Khi kết thúc bài học này bạn sẽ:



  • Sử dụng kiến thức về đặc tính tâm lý xã hội để chẩn đoán những khó khăn của việc học;

  • Đánh giá hành vi của sinh viên trên cơ sở những dữ liệu sinh học về việc học ở giai đoạn trưởng thành của họ;

  • Phân biệt những đặc tính tâm lý của sinh viên trưởng thành;

  • Chỉ ra những điều đó có thể tác động đến việc học và dạy như thế nào; và

  • Thực hiện những bài tập về những đặc tính của sinh viên trưởng thành mà có liên quan đến vấn đề học/dạy trong lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Dữ liệu sinh học của sinh viên trưởng thành

Các bài trước tập trung vào quá trình giáo dục và nền tảng của sinh viên như là cách xác định mức độ sẵn sàng của họ cho việc học đại học. Trong bài này chúng ta sẽ xem xét những đặc tính của họ với sự nhấn mạnh đến các đặc tính tâm lý –xã hội, để hiểu:



  1. Những điều đó phản ánh nền tảng của họ tới mức nào; và

  2. Chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc học và dạy ở đại học

Hãy điền vào bài phỏng vấn mẫu dưới đây những đặc tính của các sinh viên trong lớp của bạn mà bạn cho là quan trọng để hiểu biết tốt hơn về sinh viên.

Một số dữ liệu sinh học của các sinh viên có thể giả thiết như sau:

Tuổi 16 – 26 và lớn hơn

Giới tính – khoảng 10% nữ, 90% nam

Giả sử rằng những sinh viên nhóm 16 tuổi là những người từ các gia đình khá giả họ có cơ hội đến trường sớm và được giáo dục tốt. Những người trong nhóm 26 tuổi đã kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp phổ thông do một trong những nguyên nhân sau:

- Cha mẹ họ không thể trả học phí khi họ không được nhận học bổng của nhà nước;

- Vừa học vừa làm là yêu cầu để tiếp nhận vào học ở trong Khoa;

- Khi trẻ hơn động cơ thúc đẩy theo học đại học kém.

Tuy nhiên phải chú ý rằng trong trường đại học ở Swaziland nữ giới đông hơn nam giới. Tương tự ở một số bang phía tây của Nigeria, nữ giới tỏ ra quan tâm về giáo dục nhiều hơn nam giới. Ở Sudan, có các trường đại học một giới. Chúng ta xem xét điều đó có thể gây ra những khó khăn mới nào trong việc học và dạy và chúng có thể được khắc phục như thế nào.

Đa số các sinh viên của chúng ta không đạt tới giai đoạn hoàn thiện về tất cả các lĩnh vực mà giáo dục đại học yêu cầu. Thực ra trong những thập kỷ trước một trong số họ còn được coi là trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng các sinh viên của chúng ta không đồng nhất. Thậm chí các đặc tính ở trên có thể được khái quát hoá lại, có thể có những sự khác nhau đáng kể giữa các thành viên của một nhóm bất kỳ cho trước. Điều này có quan hệ mật thiết cho việc học và dạy được trình bày sau.



Các đặc tính tâm lý xã hội

Trong khi một số nhà nghiên cứu đề nghị cập nhật nghiên cứu về tâm lý để hiểu tốt hơn về thanh niên ở châu Phi, thì một số người khác lại kết luận rằng có sự tương quan rất nhỏ giữa các đặc tính tâm lý xã hội và việc học tập ở trình độ đại học (UNESCO, Báo cáo về tình trạng giáo dục ở châu Phi, 1997). Tuy nhiên, điều rõ ràng là, từ quan sát ngẫu nhiên đã cho thấy những đặc tính tâm lý-xã hội đã cung cấp một số giải thích tổng quát về hành vi của học viên. Chúng ta cũng có thể sử dụng các lĩnh vực khác để giải thích, điều đó có thể sẽ có lợi trong việc làm sáng tỏ các đặc tính của sinh viên. Khi đọc phần này bạn có thể đưa ra vài suy nghĩ về việc đó.

Danh sách sau đây trình bày một số lĩnh vực cần được nghiên cứu liên quan đến các đặc tính tâm lý xã hội của sinh viên khi mới bước vào trường đại học:


  • Sự phát triển của nhận thức

  • Sự ưa thích các phong cách / kiểu mẫu học tập

  • Sự phát triển xã hội

  • Động lực học tập

  • Những kỳ vọng

  • Thái độ

  • Kiểu tình bạn và các mối quan hệ

  • Tự nhận thức/khái niệm, quí trọng

  • Định hướng chính trị

  • Định hướng tôn giáo

  • Lòng tin và quan điểm về thế giới

  • Giá trị

  • Tâm lý băn khoăn lo ngại của học viên

Danh sách trên chưa phải là đầy đủ. Bạn có thể thêm vào những yếu tố khác từ kinh nghiệm làm việc của mình.

Hãy viết hiểu biết của bạn về các kinh nghiệm trải qua của bạn với đặc trưng của sinh viên ở dạng bảng, từ đó cho thấy nét đặc trưng của chúng trong mỗi vùng. Ví dụ, với “phong cách học tập” ở vị trí thứ hai trong bản danh sách bạn có thể có, “học vẹt” còn đối với “động lực học tập” và đối với “phát triển xã hội”- bất mãn xã hội. Khi điền xong danh sách bạn hãy cho những nhận xét với những mẫu.



Các điểm để xem xét

  1. Theo quan điểm của bạn, những điều trên đây liệu có thể có liên quan đến việc dạy và học không? Như thế nào?

  2. Theo ý kiến của bạn việc nghiên cứu về các đặc tính của sinh viên có nên dành riêng cho giảng viên sư phạm, xã hội học và tâm lý học nói riêng không?

Những yếu tố quyết định của các đặc tính tâm lý xã hội

Những đặc tính nổi trội của các sinh viên trưởng thành trong bất cứ một giai đoạn nào cũng có các căn nguyên từ môi trường mà họ đã sinh sống. Bản chất của môi trường này được tự xác định bởi các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Okebukola (1996) định rõ đặc điểm các sinh viên trước năm 70 là chín chắn hơn, có thái độ làm việc tốt hơn và có động cơ học tập cao, trái lại, các sinh viên ngày nay được xem là kém chín chắn hơn, có thái độ làm việc kém hơn và động cơ học tập kém. Sự khác nhau đáng chú ý này được Okebukola (1997) báo cáo, có thể được giải thích là môi trường của thời kỳ trước khá ổn định và thuận lợi hơn.



Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa đặc tính của sinh viên và môi trường


Môi trường

Các đặc tính trước những năm 1970

Các đặc tính sau những năm 1970

Ổn định và thuận lợi

Chín chắn hơn, thái độ lao động tốt hơn, động cơ học tập cao




Không ổn định




Kém chín chắn, thái độ lao động kém, động cơ thấp

Các bạn cho ý kiến về (a) môi trường sau năm những năm 70 và gợi ra một số nhân tố có ảnh hưởng đến nó và (b) liên hệ các nhân tố này tới các đặc tính tâm lý xã hội của học viên.

Một dạng khác của yếu tố quyết định là các nhân tố di truyền/sinh học mà có thể cũng ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học mặc dù sự ảnh hưởng này có thể không quan trọng đối với cả nhóm cũng như đối với số nhỏ các thành viên trong nhóm. Các yếu tố di truyền, sinh học có thể hoặc làm hỏng hoặc thúc đẩy quá trình học tập. Các nhân tố gây ảnh hưởng xấu bao gồm sự khiếm khuyết về sức khoẻ, phản xạ chậm, bệnh tật. Mặt khác, chỉ số thông minh cao và thân thể khỏe mạnh có thể có ảnh hưởng tốt đến việc học tập của học viên.

Bạn đã từng sử dụng những phân tích di truyền, sinh học đối với hành vi của sinh viên trong bối cảnh dạy và học chưa? Những phân tích như thế có thể ảnh hưởng đến cách xử sự của bạn trong những tình huống riêng như thế nào, ví dụ, việc nâng cao lòng tự trọng hoặc thoả mãn các nhu cầu học tập của cả hai nhóm thành viên có chỉ số IQ cao và thấp?

Dưới đây là danh sách của một số nhân tố khác có thể tác động đến đặc tính của học viên. Việc đó không có nghĩa là đã đầy đủ và bạn có thể điền thêm vào.



Các nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính tâm lý xã hội

  • Kinh tế - xã hội

  • Kinh tế quốc gia

  • Kinh tế toàn cầu

  • Văn hoá - xã hội

  • Nhóm bạn bè

  • Bối cảnh (môi trường) chính trị

  • Di cư

  • Các nhân tố lịch sử, thuộc địa

Chúng ta sẽ khảo sát tỷ mỷ một số các nhân tố. (Bạn nên bàn bạc các nhân tố khác với các bạn đồng nghiệp trong bộ môn).

Những nhân tố kinh tế – xã hội

Một nhân tố quan trọng mà có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của sinh viên là hoàn cảnh kinh tế-xã hội của cha mẹ và thực ra là của những người trong cộng đồng của họ. Chúng ta hãy lấy trường hợp về một sinh viên xuất thân từ những người nông dân mù chữ. Sinh viên đó dường như là sống trên bờ vực của sự đói nghèo nơi mà các dịch vụ xã hội của nhà nước không đến được. Nền tảng gia đình của sinh viên không chỉ là đa thê mà còn có phần là gia đình có nhiều thế hệ cùng sống chung. Nền tảng kinh tế xã hội đặc trưng này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến kinh nghiệm học tập của sinh viên. Sự thiếu hỗ trợ đầy đủ về tài chính và các tư liệu học tập cần thiết một mặt làm cho sinh viên dễ chán nản và mặt khác có thể dẫn đến động cơ học tập kém và tiêu tan các ước mơ.

Như đã chỉ ra trong bài 1, một số sinh viên đến từ nơi có điều kiện kinh tế xã hội khá giả hơn. Chúng ta có thể hình dung rõ ràng những cảm giác tức giận mà đôi khi có thể nổ ra bạo lực, sinh ra do sự khác biệt giữa người „có“ và kẻ „không“ trong tình huống học tập đã cho.

Kinh tế đất nước

Kinh tế đất nước của đa số các nước châu Phi là không ổn định với khoản nợ nước ngoài khổng lồ, tỷ lệ lạm phát cao và tiền tệ vừa phụ thuộc vừa suy thoái (Nwana 1996). Chủ nghĩa thực dân mới đại diện là Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế kiểm soát hầu hết nền kinh tế của các nước trong khu vực và các chương trình điều chỉnh cấu trúc đặt ra bởi các tổ chức đó báo hiệu một sự thử thách vô cùng gay go cho những quốc gia kém phát triển nhất. Tình trạng kinh tế khó khăn của đất nước sẽ ảnh hưởng đến sinh viên. Sự điều chỉnh cơ cấu có nghĩa là giá của các mặt hàng thiết yếu sẽ đội lên, đồng thời kéo theo nguồn tài chính vốn đã liên tục sút giảm tới giới hạn của nó.

Bất cứ một cái gì khác cũng chịu tác động của nhân tố này, thực tế là một nền kinh tế quặt quẹo không thể trợ giúp đầy đủ cho giáo dục. Sinh viên trở lên bất bình bởi vì cả cha mẹ và trường học đều không thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho họ. Điều đó có thể gây ra trong họ một thái độ làm việc tồi tệ và sự thờ ơ với việc học tập. Hơn thế nữa, có thể làm đảo ngược của giá trị như trường hợp ở Sierra Leone ở đó sự sống còn của cá nhân được đặt trên lợi ích cộng đồng. Một trong những mối quan tâm đặc biệt là sự suy giảm toàn thể các giá trị và đặc biệt là sự giảm giá trị nhận được từ giáo dục. Giai thoại sau đây là một minh chứng cho việc đó: Một thanh niên ngoài 30 tuổi, có nhiều của cải được hỏi là đã từng trải qua cảm giác thiếu thốn bao giờ chưa bởi vì anh ta học xong lớp 4. Người thanh niên trả lời ngay lập tức rằng điều đáng tiếc duy nhất của anh ta là đã không chấm dứt học ngay ở lớp 2, bởi vì chẳng có giáo dục nào có thể mang lại sự giàu có mà anh đang có. Nhiều sinh viên trưởng thành do hoàn cảnh phải vừa học vừa đi làm để trang trải chi phí học hành đã chịu ảnh hưởng rất lớn đến công việc học tập. Đối với những sinh viên này, các giảng viên cần phải tạo ra những tình huống để thúc đẩy những sinh viên như vậy.

Các nhân tố lịch sử, chủ nghĩa thực dân

Một nhân tố vẫn liên tục tác động ảnh hưởng xấu của nó trong một thời gian dài là kinh nghiệm của người dân thuộc địa. Là người dân thuộc địa, chúng ta đến thăm nhau phải có sự giám sát của kẻ thống trị, mà mục đích của chúng là xoá bỏ văn hoá, tập quán, truyền thống, và khả năng sáng tạo của chúng ta. Trong những thập kỷ vừa qua chúng ta đã cố gắng giải phóng trí tuệ bằng một số giải pháp hữu hiệu. Các hệ thống giáo dục của chúng ta được dựa trên cơ sở của các mô hình giáo dục ở châu Âu, vì thế phải chịu đựng từ thực tế này. Chúng ta có xu hướng chắp nhặt, vá víu chúng hơn là sửa chữa toàn bộ chúng, và điều này chỉ làm cho phù hợp những thay đổi được chấp thuận đưa vào sử dụng, ví dụ như ở Anh và ở Pháp. Các phương pháp giảng dạy kề thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn hiện diện ở một số nước - điển hình là học vẹt và được khuyến khích bởi việc thày đọc trò ghi. Các giảng viên sẽ có nhiệm vụ nặng nề khi phải chiến đấu với thói quen đang kiềm chế óc sáng tạo của sinh viên.

Nhân tố văn hoá - xã hội

Đây là một nhân tố mạnh có thể ảnh hưởng tới hành vi của học viên. Ví dụ các giảng viên đại học trong xã hội có truyền thống đạo Hồi mạnh không nên lấy làm ngạc nhiên khi sinh viên yêu cầu tôn trọng thời gian dành cho việc cầu kinh Jumat trong buổi học hoặc trong thời gian biểu kiểm tra hoặc yêu cầu cho phép gác việc học tập để thực hiện chương trình hành hương. Các giảng viên đại học nên có nhận thức về các hành vi văn hoá-xã hội của sinh viên trong khi giao tiếp với họ.



Nhóm bạn bè

Nhóm bạn là một nhân tố ảnh hưởng rất mạnh đến hành vi của học viên. Do ảnh hưởng của bạn bè mà nhiều sinh viên đại học đã sa vào ma tuý, nghiện thuốc lá và sùng bái các giáo phái.v. v. Họ cam kết làm tất cả việc đó bởi vì họ muốn được các bạn chấp nhận, họ muốn gây ấn tượng cho giới kia và họ mong được nhà trường nhận thấy. Tình trạng tệ hại của môi trường học tập ở nhiều trường đại học châu Phi được sinh viên lợi dụng để gây ra những tệ nạn này. Các giảng viên đại học phải sẵn sàng đấu tranh kiên quyết với những vấn đề này trong quá trình giảng dạy.



Bối cảnh chính trị

Sự bất ổn về chính trị được gây ra bởi những hành động quân sự liên miên và là một vấn đề lớn nhất của đa số các nước châu Phi. Trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi của nhiều nước châu Phi đã trải qua một số chế độ cộng hoà. Bầu không khí chính trị không ổn định đã đẩy nhiều dân tộc châu Phi lao sâu vào cuộc nội chiến, trong đó có Sierra, Liberia, Congo, Burundi và Angola.

Dưới hoàn cảnh đó các chính sách giáo dục được lập lên bởi chính phủ tiền nhiệm thường là không được bàn giao đầy đủ cho chính phủ kế tiếp để thực hiện. Điều đó giải thích tại sao như ở Nigeria việc thực hiện các chính sách giáo dục 6-3-3-4 là đang bị cản trở nghiêm trọng do nguồn vốn thiếu thốn. Về giáo dục nghề nghiệp thì bị bỏ mặc đến khốn cùng, điều đó giải thích tại sao “sản phẩm” của hệ thống lẽ ra đi tìm kiếm việc làm lại tìm con đường vào đại học. Trong những tình huống như vậy, giảng viên đại học phải cố gắng để đáp ứng với khả năng và nhiệt tình học tập khác nhau của các sinh viên và họ cần tìm ra những giải pháp với những thách thức này.

Đến đây ta đã đi qua 6 nhân tố có thể ảnh hưởng đến các đặc tính của học viên. Bạn có thể, (a) suy nghĩ sâu về những nhân tố này và từ những kinh nghiệm của bản thân, cố gắng đưa ra những đề xuất là chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến các đặc tính của sinh viên trong môn học của bạn (b) phân loại chúng để chỉ ra nhân tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất và đưa ra nguyên nhân.



Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương