HIỆP ĐỊnh khung asean về HỘi nhập các ngành ưu tiêN



tải về 45.92 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích45.92 Kb.
#29223
HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN

VỀ HỘI NHẬP CÁC NGÀNH ƯU TIÊN
Mong muốn kết hợp sức mạnh kinh tế của các quốc gia thành viên trong các ngành kinh tế chiến lược chủ chốt vì sự gắn kết và nâng cao sức cạnh tranh toàn cầu của khu vực thông qua việc đẩy nhanh hội nhập 11 ngành ưu tiên nêu tại Tuyên bố Hoà hợp Bali II và các ngành khác sẽ được thống nhất khi cần thiết. Các bên đã thỏa thuận như sau:
PHẦN I

MỤC TIÊU, ĐỊNH NGHĨA VÀ ÁP DỤNG

 

Điều I



Mục tiêu

 

Mục tiêu của Hiệp định khung ASEAN về Hội nhập các Ngành ưu tiên (sau đây được gọi là “Hiệp định khung”) là xác định các biện pháp sẽ được các quốc gia thành viên thực hiện, với các mốc thời gian cụ thể, vì lợi ích chung của các bên, đối với các ngành ưu tiên nêu tại đoạn 1 của Điều 2 của Hiệp định khung này nhằm tạo điều kiện cho quá trình hội nhập từng bước, nhanh chóng và có hệ thống những ngành ưu tiên đó trong ASEAN.



 

Điều 2

Định nghĩa

 

Vì mục đích của Hiệp định khung này:



 

(1)                           “các ngành ưu tiên” có nghĩa là:

 

(a)                11 ngành được liệt kê dưới đây:



 

(i)

nông sản;

(ii)

du lịch hàng không;

(iii)

ô tô;

(iv)

e-ASEAN;

(v)

điện tử;

(vi)

thủy sản;

(vii)

y tế;

(viii)

sản phẩm cao su;

(ix)

dệt may;

(x)

du lịch;

(xi)

sản phẩm gỗ; và

 

(b)               các lĩnh vực khác có thể được các Bộ trưởng phụ trách hội nhập kinh tế ASEAN xác định theo Điều 19 và 20 của Hiệp định khung này.

 

(c)                Du lịch hàng không được coi là đề cập đến vận tải hàng không.



 

(2)               “Nghị định thư Hội nhập Ngành ASEAN” được hiểu là nghị định thư về hội nhập từng ngành ưu tiên, trong đó đề ra các biện pháp chung và biện pháp cụ thể đối với từng ngành ưu tiên.

 

(3)                 “ASEAN-6” bao gồm các nước Bru-nây Đa-ru-xa-lam, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-líp-pin, Sing-ga-po và Thái Lan.



 

(4)                 “CLMV” bao gồm các nước Cam-pu-chia, CHCND Lào, My-an-mar, và Việt Nam.

 

 

 



 

Điều 3

Áp dụng đối với các Nghị định thư Hội nhập Ngành ASEAN

 

Các điều khoản của Hiệp định khung này sẽ áp dụng đối với từng ngành ưu tiên và được xem như kết hợp trong từng Nghị định thư Hội nhập Ngành ASEAN trừ khi được quy định khác ở đó.



 
PHẦN II

TỰ DO HOÁ

 

Điều 4



Thương mại Hàng hoá

 

1.      Các Quốc gia thành viên sẽ loại bỏ tất cả thuế quan theo Chương trình Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (CEPT-AFTA) đối với các sản phẩm (không kể các sản phẩm nằm trong các danh mục nhạy cảm, nhạy cảm cao và danh mục loại trừ hoàn toàn) nêu tại các Nghị định thư Hội nhập Ngành ASEAN, trừ các sản phẩm được đưa vào các danh mục loại trừ đính kèm theo các Nghị định thư đó, và tổng số dòng thuế của các danh mục loại trừ này đối với mỗi Quốc gia thành viên không vượt quá 15% tổng số dòng thuế trong danh mục sản phẩm chung được nêu tại Phụ lục XII của Hiệp định khung này, với thời hạn hoàn thành vào:



 

(a)                Ngày 1/1/2007 đối với ASEAN-6; và

 

(b)               Ngày 1/1/2012 đối với CLMV



 

2.      Các Quốc gia thành viên, sẽ thực hiện các biện pháp sau đây liên quan đến các biện pháp phi quan thuế (sau đây được gọi là “NTMs”), nhằm bảo đảm tính minh bạch, phù hợp với thời gian biểu đã được xác định:

 

(a)                thiết lập cơ sở dữ liệu về NTMs của ASEAN, thời hạn vào ngày 30/6/2004;



 

(b)               xây dựng các tiêu chí để xác định các NTMs là rào cản đối với thương mại, thời hạn vào ngày 30/6/2005; và

 

(c)                xây dựng chương trình làm việc cụ thể để loại bỏ các NTMs là rào cản đối với thương mại, thời hạn vào ngày 31/12/2005.



 

3.      Các Quốc gia thành viên sẽ thông qua Hiệp định WTO về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu và với mục đích đó, xây dựng các hướng dẫn thực hiện chung, phù hợp với ASEAN, thời hạn vào ngày 31/12/2004.

 

4.      Các Quốc gia thành viên sẽ cố gắng mở rộng phạm vi của Hệ thống Ưu đãi Hội nhập ASEAN (AISP) thông qua việc bổ sung các sản phẩm thuộc các ngành ưu tiên.



 

Điều 5

Thương mại dịch vụ

 

Các Quốc gia thành viên sẽ hội nhập thương mại dịch vụ bằng cách:



 

(a)                đặt ra các mục tiêu và lịch trình tự do hoá từng bước, cụ thể cho các vòng đàm phán hướng tới mục tiêu tự do hoá hơn nữa thương mại dịch vụ trước năm 2020;

 

(b)                đẩy nhanh tự do hoá dịch vụ đối với các ngành ưu tiên, thời hạn hoàn thành vào năm 2010;



 

(c)                 đẩy nhanh việc xây dựng các Thoả thuận Công nhận Lẫn nhau (sau đây được gọi là “MRAs”) thời hạn hoàn thành vào ngày 1/1/2008;

 

(d)                áp dụng công thức ASEAN-X; và



 

(e)                 thúc đẩy liên doanh và hợp tác, bao gồm cả thị trường các nước thứ ba.

 

Điều 6

Đầu tư

 

Các Quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:



 

(a)                 Đẩy nhanh việc mở cửa các ngành hiện đang nằm trong Danh mục Nhạy cảm (sau đây được gọi là “Danh mục SL”) thông qua việc chuyển những ngành này vào Danh mục Loại trừ Tạm thời (sau đây được gọi là “Danh mục TEL”) thuộc Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), sử dụng công thức ASEAN-X, bắt đầu từ năm 2004.

 

(b)                Giảm dần các biện pháp hạn chế đầu tư trong Danh mục SL bắt đầu từ năm 2004 và hoàn thành việc loại bỏ dần các biện pháp hạn chế đầu tư trong Danh mục TEL vào ngày 31/12/2010 đối với các nước ASEAN-6, ngày 31/12/2013 đối với Việt Nam và ngày 31/12/2015 đối với Cam-pu-chia, CHDCND Lào và My-an-mar.



 

(c)                 Xác định các chương trình và hoạt động xúc tiến đầu tư trong ASEAN, thời hạn vào ngày 31/12/2005.

 

(d)                Phát triển các quy trình sản xuất trong ASEAN nhằm tận dụng các ưu thế cạnh tranh thông qua việc:



 

(i)            thiết lập mạng lưới các khu vực thương mại tự do ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động tạo nguồn từ bên ngoài (outsourcing activities) bắt đầu từ năm 2005; và

 

(ii)          cùng thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi và xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả hơn, trên cơ sở thường xuyên.



 

(e)                 Xúc tiến và tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư chung tại/qua biên giới trong lĩnh vực chế tạo, trên cơ sở thường xuyên, thông qua:

 

(i)      các ưu đãi đặc biệt của các nước CLMV, nếu có thể, dành cho các hoạt động đầu tư từ các nước ASEAN; và



 

(ii)     các biện pháp đặc biệt của các nước ASEAN-6, nếu có thể, nhằm xúc tiến và tạo thuận lợi cho việc phân bổ lại đầu tư vào các nước CLMV đặc biệt đối với các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều lao động.

 

 

PHẦN III

THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ


 

Điều 7

Quy tắc Xuất xứ

 

Các Quốc gia thành viên sẽ hoàn thiện Quy tắc xuất xứ CEPT với thời hạn vào ngày 31/12/2004, thông qua việc:



 

(a)                làm cho các quy tắc này minh bạch hơn, dễ dự đoán và được chuẩn hoá, trên cơ sở tham khảo các tập quán tốt nhất của các Hiệp định Thương mại Khu vực khác, kể cả quy tắc xuất xứ của WTO; và

 

(b)               sử dụng chuyển đổi cơ bản như là một tiêu thức thay thế để xác định xuất xứ hàng hoá.



 

Điều 8

Thủ tục Hải quan


 

Các Quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp sau đây, với thời gian biểu đã xác định, nhằm đẩy nhanh quy trình thông quan và đơn giản hoá các thủ tục hải quan:

 

(a)                Mở rộng phạm vi áp dụng Biểu Hài hoà Thuế quan ASEAN (AHTN) đối với thương mại ngoài khối ASEAN, trên cơ sở thường xuyên.



 

(b)               Đơn giản hoá, hoàn thiện và hài hoà các mẫu tờ khai hải quan, thời hạn hoàn thành vào ngày 31/12/2005.

 

(c)                Bảo đảm thực hiện đầy đủ Hệ thống Luồng xanh, hoặc hệ thống tương tự, đối với các sản phẩm CEPT tại các cửa khẩu của tất cả các Quốc gia thành viên, thời hạn hoàn thành vào ngày 31/12/2004.



 

(d)               Xây dựng các hướng dẫn thực hiện chung nhằm thực thi các nghĩa vụ của Hiệp định WTO về Định giá Hải quan, thời hạn hoàn thành vào ngày 31/12/2004.

 

(e)                Các Cơ quan hải quan từng nước ASEAN thông qua cam kết dịch vụ (cam kết phục vụ khách hàng), thời hạn hoàn thành vào ngày 31/12/2004; và



 

(f)                 Xây dựng Cơ chế một cửa, bao gồm việc xử lý điện tử các chứng từ thương mại ở cấp quốc gia và khu vực, thời hạn hoàn thành vào ngày 31/12/2005.

 

Điều 9

Tiêu chuẩn và Sự phù hợp


 

1.                  Các Quốc gia thành viên sẽ áp dụng các biện pháp sau đây để đẩy nhanh việc thiết lập các MRAs, hài hoà hoá các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của sản phẩm:

 

(a)        Đẩy nhanh việc thực hiện và, nếu phù hợp, xây dựng các MRAs cho các ngành ưu tiên, bắt đầu từ ngày 1/1/2005.



 

(b)        Khuyến khích các cơ quan quản lý thừa nhận các báo cáo thử nghiệm của các phòng thí nghiệm được công nhận bởi các cơ quan kiểm định trong ASEAN là các bên ký kết các MRAs về Hợp tác Công nhận Năng lực Thí nghiệm Quốc tế (ILAC) và Hợp tác Công nhận Năng lực Thí nghiệm Châu Á-Thái Bình Dương (APLAC).

 

(c)        Đặt ra các mục tiêu và lịch trình cụ thể nhằm hài hoà hoá các tiêu chuẩn trong các ngành ưu tiên nếu cần thiết, thời hạn hoàn thành vào ngày 31/12/2005. Với các lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn quốc tế và theo yêu cầu của các ngành, có thể hài hoà tiêu chuẩn của các Quốc gia thành viên.



 

(d)        Hài hoà hoá và/hoặc xây dựng các quy định kỹ thuật nếu cần thiết, để áp dụng ở phạm vi quốc gia, thời hạn hoàn thành vào ngày 31/12/2010.

 

(e)        Bảo đảm sự phù hợp với các quy định của các Hiệp định WTO về Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại và Áp dụng các Biện pháp Vệ sinh dịch tễ.



 

(f)                 Xem xét khả năng xây dựng chính sách ASEAN về tiêu chuẩn và sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc thực hiện mục tiêu Cộng đồng Kinh tế ASEAN, bắt đầu vào năm 2005.

 

Điều 10

Dịch vụ Tiếp vận (logistics)

 

Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ tiếp vận tích hợp trong ASEAN thông qua:



 

(a)                Thuận lợi hoá, nâng cao hiệu quả vận tải hàng hoá theo mô hình từ cửa-đến-cửa và vận tải qua biên giới thông qua việc triển khai
Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 45.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương