Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là asean



tải về 437.17 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích437.17 Kb.
#13340
1   2   3   4   5   6

Lộ trình ASEAN


Trong thập niên 1960, sự thúc đẩy giải thực đã mang lại chủ quyền cho Indonesia và Malaysia cùng các quốc gia khác. Bởi việc xây dựng quốc gia luôn là khó khăn và dễ gặp sự can thiệp từ bên ngoài, giới cầm quyền muốn được tự do thực hiện các chính sách độc lập, với nhận thức rằng các nước láng giếng sẽ kiềm chế không can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Về lãnh thổ, các thành viên nhỏ như Singapore và Brunei luôn lo ngại về các biện pháp bạo lực và cưỡng bức từ các nước láng giềng lớn hơn như Indonesia và Malaysia. "Thông qua đối thoại chính trị và xây dựng lòng tin, căng thẳng sẽ không leo thang thành đối đầu bạo lực trong các quốc gia thành viên ASEAN từ khi nó được thành lập hơn ba thập niên trước".[27]

Lộ trình ASEAN có thể truy nguồn gốc từ việc ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. "Các nguyên tắc nền tảng được thông qua trong hiệp ước này gồm: tôn trọng lẫn nhau về độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tính toàn vẹn lãnh thổ, và bản sắc quốc gia của tất cả các nước;

quyền của mọi Nhà nước duy trì sự tồn tại quốc gia của mình không gặp trở ngại từ sự can thiệp, phá hoại, cưỡng bức từ bên ngoài;

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

giải quyết các khác biệt hay tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;

từ bỏ đe doạ hay sử dụng bạo lực; và

hợp tác có hiệu quả với nhau".[28]

Ngoài mặt, quá trình tư vấn và đồng thuận được cho là một cách tiếp cận trong việc đưa ra quyết định, nhưng Lộ trình ASEAN đã được điều khiển thông qua những tiếp xúc thân cận giữa các cá nhân chỉ trong giới lãnh đạo, họ thường cùng chần chừ trong việc định chế hoá và pháp điển hoá sự hợp tác, có thể làm tổn hại tới sự kiểm soát của chế độ của họ với việc tiến hành hợp tác trong vùng. Vì thế, tổ chức có một vị thư ký điều hành.[29]

Tất cả các đặc tính trên, nói gọn là không can thiệp, không chính thức, tối thiểu hoá việc định chế hoá, tư vấn và đồng thuận, không sử dụng vụ lực và không đối đầu đã tạo thành cái được gọi là Con đường ASEAN.

Từ cuối thập niên 1990, nhiều học giả đã cho rằng nguyên tắc không can thiệp đã làm tổn hại tới những nỗ lực của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Myanmar, vi phạm nhân quyền và ô nhiễm khói bụi trong vùng. Tuy nhiên, với cách tiếp cận dựa trên đồng thuận, mọi thành viên trên thực tế đều có quyền phủ quyết và các quyết định thường bị giảm xuống mức mẫu thức chung thấp nhất. Có một sự tin tưởng rộng rãi rằng các thành viên ASEAN phải có một quan điểm ít cứng nhắc hơn về hai nguyên tắc chủ yếu này khi họ muốn được coi là một cộng đồng liên kết chặt chẽ và có liên quan.


[sửa]Chính sách


Dù các cuộc thảo luận Track II thỉnh thoảng được nêu ra như nhữngd ví dụ về sự liên quan của xã hội dân sự trong quá trình đưa ra quyết định cấp vùng của các chính phủ và các bên thứ hai khác, các tổ chức phi chính phủ hiếm khi tiếp cận được với nó, tuy nhiên những người tham gia từ các cộng đồng hàn lâm là một nhóm 12 cố vấn. Tuy nhiên, những cố vấn này, trong hầu hết các trường hợp, có kết nối chặt chẽ với các chính phủ của họ, và sự phụ thuộc vào nguồn tài chính của chính phủ cho các hoạt động hàn lâm và liên quan tới chính sách đó, và nhiều công việc trong Track II đã từng có trải nghiệm quá trình quan liêu.[30] Những gợi ý của họ, đặc biệt trong việc hội nhập kinh tế, thường gần gũi với các quyết định của ASEAN hơn là lập trường của phần còn lại của xã hội dân sự.

Track hoạt động như một diễn đàn cho xã hội dân sự ở Đông Nam Á được gọi là Track III. Những người tham gia Track III nói chung là các nhóm dân sự xã hội đại diện cho một ý tưởng hay nhóm riêng biệt.[31] Các mạng lưới của Track III tuyên bố đại diện cho các cộng đồng và những người phần lớn ở bên ngoài các trung tâm quyền lực chính trị và không có khả năng thực hiện thay đổi hữu ích mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Track này tìm cách gây ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của chính phủ bằng cách lobby, tạo áp lực qua truyền thông. Những người tham gia Track III cũng tổ chức và/hay tham gia các cuộc họp cũng như các hội nghị để tiếp cận với các quan chức của Track I.


Xem xét ba Track, rõ ràng cho tới hiện tại, ASEAN đã được điều hành bởi các quan chức chính phủ, những người khi mà các vấn đề ASEATiến sĩ Susilo Bambang Yudhoyono đã thừa nhận:

“Tất cả các quyết định về các hiệp ước, và khu vực tự do thương mại, về các tuyên bố và các kế hoạch hành động, đều do các Lãnh đạo chính phủ, các bộ trưởng và quan chức cao cấp thực hiện. Và thực tế rằng trong đông đảo đại chúng, có ít sự hiểu biết, chưa nói tới sự đánh giá, về những sáng kiến lớn mà ASEAN đang thực hiện thay mặt cho họ.” [32]N còn được quan tâm, chỉ đại diện cho chính phủ chứ không phải người dân của họ. Trong một bài diễn Indonevăn tại lễ kỷ niệm lần thứ 38 ngày thành lập ASEAN, Tổng thống đương nhiệm của sia

Các cuộc họp

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN


Tổ chức này tổ chức các cuộc họp, được gọi là Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nơi các nguyên thủ quốc gia của mỗi thành viên gặp mặt để thảo luận và giải quyết các vấn đề khu vực, cũng như để tổ chức các cuộc hội hop khác với các nước bên ngoài khối với mục đích thúc đẩy quan hệ bên ngoài.

Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức các nhà Lãnh đạo ASEAN được tổ chức lần đầu tại Bali, Indonesia năm 1976. Cuộc họp thứ ba được tổ chức tại Manila năm 1987 và trong cuộc họp này, các lãnh đạo đã quyết định sẽ gặp nhau năm năm một lần.[33] Sau đó, hội nghị thượng đỉnh thứ tư được tổ chức tại Singapore năm 1992 nơi các nhà lãnh đạo lại đồng ý sẽ gặp gỡ thường xuyên hơn, quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba năm một lần.[33] Năm 2001, họ quyết định gặp nhau hàng năm để giải quyết các vấn đề cấp bách ảnh hưởng tới khu vực. Các quốc gia thành viên được sắp xếp đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo tên nước trong bảng chữ cái ngoại trừ Myanmarvoons đã từ bỏ quyền đăng cai hội nghị năm 2006 của mình vào năm 2004 vì áp lực từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[34]

Tới tháng 12 năm 2008, Hiến chương ASEAN bắt đầu có hiệu lực và cùng với nó, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức hai năm một lần.

Cuộc họp thượng đỉnh chính thức diễn ra trong ba ngày. Chương trình nghị sự như sau:



  • Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một cuộc họp nội bộ tổ chức.

  • Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một hội thảo cùng với các ngoại trưởng của Diễn đàn Khu vực ASEAN.

  • Một cuộc họp, được gọi là ASEAN Cộng Ba, được tổ chức cho các lãnh đạo của ba Đối tác Đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)

  • Một cuộc họp riêng rẽ, được gọi là ASEAN-CER, được tổ chức cho các lãnh đạo của hai Đối tác Đối thoại khác (Australia, New Zealand).June 2009[cần dẫn nguồn]

Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức ASEAN




Date

Country

Chủ nhà

1

23–24 tháng 2 năm 1976

 Indonesia

Bali

2

4–5 tháng 8 năm 1977

 Malaysia

Kuala Lumpur

3

14–15 tháng 12 năm 1987

 Philippines

Manila

4

27‒29 tháng 1 năm 1992

 Singapore

Singapore

5

14‒15 tháng 12 năm 1995

 Thái Lan

Bangkok

6

15‒16 tháng 12 năm 1998

 Việt Nam

Hà Nội

7

5‒6 tháng 11 năm 2001

 Brunei

Bandar Seri Begawan

8

4‒5 tháng 11 năm 2002

 Campuchia

Phnom Penh

9

7‒8 tháng 10 năm 2003

 Indonesia

Bali

10

29‒30 tháng 11 năm 2004

 Lào

Vientiane

11

12‒14 tháng 12 năm 2005

 Malaysia

Kuala Lumpur

12

11‒14 tháng 1 năm 20071

 Philippines2

Cebu

13

18‒22 tháng 11 năm 2007

 Singapore

Singapore

143

27 tháng 2 - 1 tháng 3 năm 2009
10-11 tháng 4 năm 2009

 Thái Lan

Cha AmHua Hin
Pattaya

15

23 tháng 10 năm 2009

 Thái Lan

Cha AmHua Hin

16

08-09 tháng 4 năm 2010

 Việt Nam

Hà Nội

17

28-30 tháng 10 năm 2010

 Việt Nam

Hà Nội

18

19-20 tháng 11 năm 2011

 Indonesia

Manado



1 Bị trì hoãn từ 10‒14 tháng 12 năm 2006 vì Bão Seniang.

2 đăng cai tổ chức bởi Myanmar rút lui bởi áp lực mạnh từ phía Hoa Kỳ và EU

3 Hội nghị thượng đỉnh này gồm hai phần.
Phần đầu được dời từ 12‒17 tháng 12 năm 2008 vì cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan năm 2008.
Phần thứ hai bị huỷ bỏ ngày 11 tháng 4 vì những người biểu tình tràn vào nơi tổ chức hội nghị.

Trong cuộc họp thượng đỉnh thứ năm tại Bangkok, các lãnh đạo đã quyết định gặp gỡ "không chính thức" với nhau trong mỗi hội nghị chính thức:[33]

Hội nghị Thượng đỉnh Không Chính thức ASEAN




Ngày

Quốc gia

Chủ nhà

1

30 tháng 11 năm 1996

 Indonesia

Jakarta

2

14‒16 tháng 12 năm 1997

 Malaysia

Kuala Lumpur

3

27‒28 tháng 11 năm 1999

 Philippines

Manila

4

22‒25 tháng 11 năm 2000

 Singapore

Singapore

[sửa]Hội nghị cấp cao Đông Á




Các bên tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á:



  ASEAN

  ASEAN Cộng Ba

  Các thành viên khác

  Quan sát viên

Hội nghị cấp cao Đông Á hay Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) là một diễn đàn liên châu Á được các lãnh đạo 16 quốc gia Đông Á và khu vực tổ chức hàng năm, với ASEAN có một lập trường chỉ đạo chung. Hội nghị thượng đỉnh thảo luận các vấn đề gồm thương mại, năng lượng và an ninh và hội nghị thượng đỉnh có một vai trò trong việc xây dựng cộng đồng vùng.

Các thành viên của hội nghị gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand tổng cộng chiếm tới gần một nửa dân số thế giới. Nga cũng đã xin gia nhập làm thành viên cuộc họp thượng đỉnh vào vào năm 2005 là một khác mời cho EAS Đầu tiên theo lời mời của nước chủ nhà - Malaysia.[35]

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur ngày 14 tháng 12 năm 2005 và các cuộc họp sau đó được tổ chức sau cuộc gặp gỡ hàng năm của các lãnh đạo ASEAN.


Hội nghị

Quốc gia

Địa điểm

Ngày

Ghi chú

EAS Đầu tiên

 Malaysia

Kuala Lumpur

14 tháng 12 năm 2005

Nga tham gia với tư cách khách mời.

EAS Thứ hai

 Philippines

Thành phố Cebu

15 tháng 1 năm 2007

Được định chương trình lại từ ngày 13 tháng 12 năm 2006.

Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á

EAS Thứ ba

 Singapore

Singapore

21 tháng 11 năm 2007

Tuyên bố Singapore về Thay đổi Khí hậu, Năng lượng và Môi trường[36]

Đồng ý thành lập Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á



EAS Thứ tư

 Thái Lan

Cha-amvà Hua Hin

25 tháng 10 năm 2009

Ngày và địa điểm tổ chức được dời lại nhiều lần, và sau đó một Hội nghị Thượng đỉnh được lên kế hoạch ngày 12 tháng 4 năm 2009 tại Pattaya, Thái Lan đã bị huỷ bỏ vì những người biểu tình tràn vào nơi tổ chức. Hội nghị Thượng đỉnh sau đó được dời tới tháng 10 năm 2009 và lại chuyển địa điểm từ Phuket[37] tới Cha-am và Hua Hin.[38]

Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm


Một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm là một hội nghị do một quốc gia không thuộc ASEAN tổ chức để đánh dấu một dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và quốc gia tổ chức. Quốc gia tổ chức mời các lãnh đạo chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN tới để thảo luận tương lai của việc hợp tác và đối tác.

Cuộc họp

Chủ nhà

Địa điểm

Ngày

Ghi chú

Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Nhật Bản

 Nhật Bản

Tokyo

11, 12 tháng 12 năm 2003

Để kỷ niệm lần thứ 30th ngày thành lập quan hệ ASEAN và Nhật Bản. Hội nghị thượng đỉnh này cũng đáng chú ý bởi là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN được tổ chức bên ngoài ASEAN và một quốc gia phi ASEAN bên ngoài vùng.

Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm ASEAN – Trung Quốc

 Trung Quốc

Nam Ninh

30, 31 tháng 10 năm 2006

Để kỷ niệm lần thứ 15th ngày thiết lập quan hệ ASEAN và Trung Quốc

Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Hàn Quốc

 Hàn Quốc

Jeju-do

1, 2 tháng 6 năm 2009

Để kỷ niệm lần thứ 20th ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc

Diễn đàn Khu vực


Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) là một cuộc đối thoại chính thức, đa bên trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tới thời điểm tháng 7 năm 2007, nó gồm 27 bên tham gia. Các mục tiêu của ARF là khuyến khích đối thoại và tham vấn, và thúc đẩy xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao ngăn chặn trong khu vực.[39] ARF được tổ chức lần đầu năm 1994. Các bên tham gia ARF hiện tại như sau: toàn bộ thành viên ASEAN, AustraliaBangladeshCanadaCộng hoà Nhân dân Trung HoaLiên minh châu ÂuẤn ĐộNhật BảnBắc Triều TiênHàn QuốcMông CổNew ZealandPakistan,Papua New GuineaNgaTimor-LesteHoa Kỳ và Sri Lanka.[40] Trung Hoa Dân Quốc (cũng gọi là Đài Loan) đã bị trục xuất từ khi ARF thành lập, và các vấn đề về Eo biển Đài Loan không được thảo luận tại các cuộc họp của ARF cũng như được đề cập tới trong Tuyên bố của Chủ tịch ARF.

Các cuộc gặp khác


Ngoài các cuộc họp ở trên, các cuộc họp thường xuyên khác[41] cũng được tổ chức.[42] Chúng bao gồm Cuộc họp Bộ trưởng ASEAN Thường niên[43] cũng như các uỷ ban nhỏ hơn khác, như Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á.[44] Các cuộc họp tập trung vào các chủ đề riêng biệt, như quốc phòng[41] hay môi trường,[41][45] và do các Bộ trưởng, thay vì các nguyên thủ quốc gia tham dự.

Cộng Ba


ASEAN Cộng Ba là một cuộc họp giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và chủ yếu được tổ chức trong mỗi kỳ họp thượng đỉnh ASEAN.

[sửa]Diễn đàn Hợp tác Á-Âu


Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) là một quá trình đối thoại không chính thức được đưa ra sáng kiến năm 1996 với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các quốc gia châu Á và châu Âu, đặc biệt giữa các thành viên Liên minh châu Âu và ASEAN.[46] ASEAN, được đại diện bởi vị Tổng thư ký của mình, là một trong 45 đối tác ASEM. Họ cũng chỉ định một đại diện trong ban quản lý Quỹ Á-Âu(ASEF), một tổ chức văn hoá xã hội gắn liền với cuộc Gặp gỡ.

[sửa]Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga


Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga là một cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các lãnh đạo các quốc gia thành viên và Tổng thống Nga.


tải về 437.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương