Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang4/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

(1) Tiếp cn hệ thống

Hệ thống là một thể thống nhất và khách quan của mọi chủ thể tồn tại và phát triển. Các hoạt động của hệ thống luôn thể hiện ở trạng thái cân bằng và được điều chỉnh kịp thời khi chịu tác động, đó là tiêu chuẩn phát triển bền vững. Do đó, khi đề xuất bất kỳ cơ chế, chính sách nào cũng cần ưu tiên tính công bằng giữa các lĩnh vực và các vùng bởi vì hệ thống đó chỉ cân bằng và tự điều chỉnh trong một ngưỡng cho phép, nếu vượt quá ngưỡng đó, hệ thống sẽ tan vỡ.

Với cách tiếp cận này, đề tài xem xét tổng thể vấn đề nghiên cứu như một hệ thống, vừa đánh giá phân tích các yếu tố riêng lẻ vừa đặt chúng trong một tổng thể lớn hơn. Điều này, hàm ý nhấn mạnh rằng lợi ích của vùng và cả nước là quan trọng hơn lợi ích của một địa phương và lĩnh vực riêng lẻ. Do vậy, cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu cần được cân nhắc và quyết định trong bối cảnh chung và tránh gây tổn hại đến lợi ích tổng thể.

(2) Tiếp cận tổng hợp liên ngành

Tiếp cận tổng hợp nhấn mạnh đến mối quan hệ thống nhất giữa các yếu tố trong một tổng thể hoàn chỉnh, mà mỗi yếu tố là một mắt xích trong một mạng lưới liên hệ với các yếu tố khác trong hệ thống. Với cách tiếp cận này, đề tài xem xét tất cả các yếu tố về cơ chế, chính sách liên kết vùng có liên quan và đặt trong cách nhìn tổng thể ở cấp vùng, cấp quốc gia thay vì ở cấp tỉnh như hiện nay.



Thực tế, liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đến nhiều chủ thể và đối tượng khác nhau, tạo nên tính tổng thể liên ngành, liên vùng, nhưng ở đấy cũng thường xuất hiện những xung đột lợi ích của các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, điều đó dẫn đến những bất cập trong ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay. Để đánh giá tổng hợp các mối liên kết vùng và đề xuất cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả và phù hợp, đề tài được tổ chức theo hướng liên ngành với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thực thi chính sách và chính quyền địa phương.

(3) Tiếp cn dựa vào hệ sinh thái

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái là cách thức đưa ra quyết định để quản lý các hoạt động của con người một cách bền vững. Nó thừa nhận con người là một phần không thể tách rời của hệ sinh thái và các hoạt động của con người đều ảnh hưởng đến hệ sinh thái và phụ thuộc vào hệ sinh thái. Tiếp cận hệ sinh thái thích ứng với BĐKH (EBA) là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững trên nguyên tắc bình đẳng giúp người dân và đa dạng sinh học thích ứng với những tác động xấu của thay đổi môi trường, bao gồm cả BĐKH. Theo cách tiếp cận này quá trình ra quyết định sẽ là cách tiếp cận mang tính hợp tác trong quy hoạch và ra quyết định, với sự tham gia của các bên có liên quan, các cơ quan của chính phủ, đại diện các ngành, nhóm môi trường và cộng đồng. Cách tiếp cận này khuyến khích việc trao đổi thông tin, phát triển các chiến lược giải quyết các thách thức và cải thiện bảo tồn môi trường thiên nhiên vùng.

Cách tiếp cận sinh thái hệ thống là công cụ để phát triển bền vững, quản lý dựa trên hệ thống sinh thái là một cách tiếp cận chủ đạo trong các chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên , cách tiếp cận này phải kết hợp hài hòa với chính sách ở tầm vĩ mô (chương trình phát triển quốc gia, chương trình hành động môi trường quốc gia) và vùng để đảm bảo tính thống nhất trong một quốc gia. Hơn nữa, cách quản lý sinh thái hệ thống cũng phải đảm bảo hài hòa giữa hai xu hướng: quản lý từ trên xuống và từ dưới lên. Nói cách khác, trong tiếp cận hệ thống, điều quan trọng hàng đầu là phải chú ý tiếp cận theo hướng những ảnh hưởng của các cơ chế chính sách vĩ mô cho phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường.

Trong nội dung nghiên cứu, đề tài kết hợp tiếp cận vùng theo cách phân vùng kinh tế-xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư4 với phương pháp tiếp cận hệ sinh thái xã hội, trong đó con người trở thành trung tâm của hệ sinh thái (xem Hình 1.2). Như vậy việc phân vùng sẽ dựa trên phân vùng kinh tế- xã hội có bổ sung yếu tố sinh thái từ vùng địa lí tự nhiên.

Hình 1. Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm


Tiếp cận hệ sinh thái - xã hội trong phân vùng với ranh giới các vùng theo phân vùng kinh tế - xã hội đảm bảo được các yêu cầu cơ bản trong bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Theo cách tiếp cận phân vùng đó, bản chất các vấn đề môi trường được thể hiện trong tiếp cận hệ sinh thái, còn các quy định về mặt cơ chế chính sách được thể hiện và có hiệu lực thực hiện, tổ chức trong các vùng kinh tế - xã hội.

(4) Cách tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia

Trong bối cảnh BĐKH và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, rủi ro do thiên tai có xu hướng gia tăng đòi hỏi chính phủ, chính quyền địa phương, cộng đồng phải nỗ lực hơn trong sản xuất và ứng phó để tránh, giảm thiểu tổn thất. Đồng thời việc ứng phó rủi ro đòi hỏi có sự trợ giúp của nhiều bên liên quan (nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và các tổ chức xã hội khác). Vì vậy, việc thu hút các bên có liên quan vào quá trình nghiên cứu, đề xuất cơ chế và giải pháp ứng phó liên kết các bên là cách tiếp cận được lựa chọn nhằm đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi cao cho các kết quả nghiên cứu đề xuất.

Các bên có liên quan được chú trọng tham vấn trong quá trình nghiên cứu đề tài gồm:


  • Cán bộ lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn các cấp từ trung ương đến địa phương có vai trò trong việc ban hành cơ chế chính sách và giám sát thực hiện cơ chế chính sách liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH;

  • Các tổ chức doanh nghiệp có vai trò cung ứng dịch vụ hỗ trợ giảm thiểu rủi ro được chú trọng sẽ tham vấn thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên đề để thu thập căn cứ cho việc đề xuất cơ chế và giải pháp liên kết doanh nghiệp trong vùng;

  • Các nhà khoa học có hiểu biết và kinh nghiệm trong nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách liên kết vùng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quá trình tham vấn các bên có liên quan sẽ được thực hiện qua sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng một cách gắn kết và linh hoạt trong tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu

Đề tài tiến hành thu thập, phân tích các thông tin thứ cấp từ các tư liệu, tài liệu, số liệu thống kê đã có từ các công trình nghiên cứu đã công bố, sách, tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan trung ương và địa phương có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm đảm bảo kế thừa tối đa và tổng hợp tốt nhất những kết quả đã có về lĩnh vực nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Các tài liệu thứ cấp gồm các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các địa phương; các văn bản chính sách; những biểu hiện, diễn biến và tác động của BĐKH lên khu vực nghiên cứu; các báo cáo của các Bộ ngành, địa phương về các nội dung liên quan.



(2) Phương pháp điều tra và xử lý phiếu

Đề tài đã tiến hành điều tra cán bộ của Bộ ngành Trung ương và cán bộ sở ban ngành cấp tỉnh, cán bộ huyện, doanh nghiệp theo phiếu soạn sẵn, nội dung điều tra tập trung vào việc xác định tác động của biến đổi khí hậu, các giải pháp thích ứng, thực trạng liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH.



CẤP TRUNG ƯƠNG

Ở cấp Trung ương đề tài sẽ lựa chọn một số cơ quan trung ương có nhiệm vụ tham mưu xây dựng chính sách cho Chính phủ và trực tiếp hoạch định chính sách, liên kết vùng như sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Công thương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Văn phòng UBQG về BĐKH…



CẤP TỈNH

Để thực hiện và cụ thể hoá mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài; đồng thời cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn “tin cậy” cho xây dựng chính sách liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; Đề xuất các kiến nghị chính sách liên kết vùng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Ban chủ nhiệm đề tài đã lựa chọn 20 tỉnh thuộc 6 vùng kinh tế-xã hội để tiến hành khảo sát, điều tra.



a. Tiêu chí chọn tỉnh và cụm tỉnh khảo sát của đề tài dựa trên các căn cứ như sau:

- Chọn tỉnh, cụm tỉnh theo vùng kinh tế-xã hội (6 vùng kinh tế-xã hội);

- Chọn tỉnh, cụm tỉnh bị tác động lớn bởi thiên tai và biến đổi khí hậu;

- Chọn các tỉnh, cụm tỉnh gần nhau để khảo sát, thực hiện liên kết nội vùng và giữa các vùng.



b. Đối tượng phỏng vấn

Lãnh đạo, cán bộ các Sở ban ngành thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu và thực thi chính sách liên kết như: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Xây dựng; Sở Giao thông vận tải; Sở Công thương; Sở thông tin và truyền thông; Ban chỉ huy PCLB; Ban Chỉ đạo ứng phó với BĐKH; Đài phát thanh và truyền hình…



c. Các tỉnh, cụm tỉnh điều tra, khảo sát

(1) Điện Biên-Lai Châu

(2) Nam Định- Ninh Bình-Thái Bình

(3) Đà Nẵng-Bình Định- Phú Yên

(4) Lâm Đồng-Đắk Lắk-Kon Tum

(5) Thành phố Hồ Chí Minh-Bà Rịa-Vũng Tàu-Đồng Nai

(6) Kiên Giang-An Giang

(7) Cần Thơ-Sóc Trăng

(8) Bạc Liêu-Cà Mau

CẤP HUYỆN

Mỗi tỉnh chọn 1 huyện bị ảnh hưởng nhiều nhất do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, tổng số huyện khảo sát, điều tra là 20 huyện. Đề tài đã làm việc và phỏng vấn lãnh đạo huyện và các lãnh đạo, cán bộ các phòng ban.



DOANH NGHIỆP

Mỗi một tỉnh phỏng vấn 4 doanh nghiệp



Các kết quả phỏng vấn phiếu được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0

SỐ LƯỢNG CÁC TỔ CHỨC PHỎNG VẤN

TT

CƠ QUAN

SỐ LƯỢNG (người)

I

CẤP TRUNG ƯƠNG




1

Văn phòng UBQG về BĐKH

3

2

Bộ Tài nguyên và Môi trường

12

3

Bộ Kế và Đầu tư

10

4

Bộ Nông nghiệp và PTNT

10

5

Bộ Xây dựng

5

6

Bộ Giao thông Vận tải

6

7

Bộ Khoa học và Công nghệ

5

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

3

9

Bộ Công thương

6

10

Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia

4




Tổng

64

II

CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ




1

Ban chỉ huy PCLB/ban CĐ ứng phó với BĐKH

2

2

Sở Tài nguyên và Môi trường

8

3

Sở Kê hoạch và Đầu tư

5

4

Sở Nông nghiệp và PTNT

7

5

Sở Công thương

5

6

Sở Xây dựng

3

7

Sở Giao thông

3

8

Sở Khoa học và Công nghệ

3

9

Sở Thông tin và Truyền thông

3

10

Sở LĐTB và XH

5

11

Sở Tài chính

3

12

Đài Phát thanh và TT

2

13

Trung tâm, trạm quan trắc khí tượng, thuỷ văn, cảnh báo thiên tai

2




20 tỉnh x 51 người

1.020

III

CẤP QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ







20 huyện x 19 người

380

IV

DOANH NGHIỆP (CƠ SỞ)







20 tỉnh x 4 doanh nghiệp

80




TỔNG

1.544

(3) Phương pháp hội thảo, tọa đàm

* Hội thảo:

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, nhằm xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách, đề tài đã tổ chức 04 cuộc hội thảo tại Hà Nội và 9 cuộc hội thảo tại các vùng, bao gồm:

Hội thảo ở Hà Nội

Hội thảo 1: Hội thảo khởi động xin ý kiến về các nội dung, phương án triển khai đề tài

Hội thảo 2: Hội thảo nhận diện các vấn đề nghiên cứu của đề tài

Hội thảo 3: Hội thảo giữa kỳ, xin ý kiến về một số kết quả nghiên cứu của đề tài

Hội thảo 4: Hội thảo xin ý kiến của các bộ ngành, các nhà khoa học về một số cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH

Hội thảo cấp vùng

Đề tài đã tổ chức 9 Hội thảo cấp vùng tại 6 vùng kinh tế- xã hội nhằm đánh giá nhu cầu, khả năng liên kết nhằm ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu giữa các địa phương và thảo luận kết quả, xin ý kiến của các địa phương về cơ chế, chính sách liên kết nhằm ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

* Tọa đàm:

Đề tài cũng tổ chức các toạ đàm khoa học ở cấp Trung ương và cấp địa phương nhằm thảo luận, làm rõ hơn từng vấn đề như vai trò của các Ban chỉ đạo vùng và các tỉnh đối với các hoạt động của vùng như quy hoạch, xây dựng kế hoạch hành động...; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với liên kết vùng; khả năng kiên kết vùng; quan điểm về cơ chế, chính sách liên kết vùng...

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các chuyên gia tại các cuộc Hội thảo và tọa đàm cũng như trong quá trình thực hiện, đề tài đã tiếp thu và chỉnh sửa nhằm hoàn thiện kết quả nghiên cứu.



(4) Phương pháp phân tích SWOT

Đây là phương pháp đánh giá tổng hợp các yếu tố định lượng và định tính có ảnh hưởng đến liên kết vùng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH nói riêng, trên cơ sở phân tích tổng hợp cả 4 mặt: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mỗi địa phương trong vùng để xem xét tiềm năng hợp tác liên kết vùng trong giai đoạn tới dựa trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh vùng.

KHUNG LOGIC CỦA ĐỀ TÀI



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

LIÊN KẾT VÙNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Cơ sở lý luận về vùng và liên kết vùng

1.1.1. Vùng và phân vùng



1.1.1.1. Vùng và các đặc trưng của vùng

“Vùng” là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong khoa học, cũng như trong quá trình phát triển KT-XH. Theo Từ điển tiếng Việt (1994): “Vùng là phần đất đai, hoặc là không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh”. Trong khái niệm này, vùng chưa được xác định rõ ràng về mặt ranh giới và chưa đề cập đến các hoạt động của vùng.

Theo Lê Bá Thảo (1998): “Vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có mối quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài”5. Khái niệm vùng ở đây đã được xem xét ở trạng thái động với sự hoạt động trong và ngoài vùng. Tuy nhiên, khi xem xét vùng chỉ là một bộ phận của quốc gia sẽ không phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Dưới góc độ quản lý phát triển kinh tế vùng, tác giả Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Phú cho rằng6: Vùng là một khái niệm không gian, là hình thức kết cấu của vùng đất chiếm một không gian nhất định trên mặt đất, dựa vào điều kiện vật chất khác nhau làm đối tượng. Vùng có một số đặc điểm/thuộc tính như sau:

- Là một phần của bề mặt Trái đất, chiếm một không gian nhất định có thể là không gian kinh tế, không gian xã hội, không gian tự nhiên ...;

- Có phạm vi và ranh giới nhất định;

- Có hình thức kết cấu hệ thống nhất định. Có tính phân cấp hoặc nhiều cấp, tính phân tầng.

Có thể thấy, vùng là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau, từ nghiên cứu khoa học đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội, nhưng đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất mà tùy thuộc vào từng mục tiêu, đối tượng và hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ có khái niệm riêng. Chẳng hạn, khoa học địa lý học coi “vùng” là một đơn nguyên địa lý của bề mặt trái đất. Kinh tế học hiểu “vùng” là một đơn nguyên kinh tế tương đối hoàn chỉnh trên phương diện kinh tế. Chính trị học thường cho “vùng” là đơn nguyên hành chính thực hiện quản lý hành chính. Xã hội học thì quan niệm “vùng” là khu tụ cư có đặc trưng xã hội tương đồng của con người (ngôn ngữ, tôn giáo, dân tộc, văn hoá)…

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ, vùng phải hội tụ được các đặc điểm: Là một đơn vị địa lý tự nhiên; là một đơn vị kinh tế xã hội; phù hợp với địa giới hành chính; có tính lịch sử và thay đổi theo thời gian. Theo đó, quan niệm về vùng được hiểu ở cả hai khía cạnh chủ quan và khách quan: Những yếu tố tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, hệ thực vật, động vật, khoáng sản tuy chỉ có giá trị (theo quan niệm của con người) nếu được con người sử dụng vào các mục đích khác nhau, nhưng tự bản thân chúng cũng có những cân bằng nội tại. Về mặt này, vùng là một thực thể khách quan, đòi hỏi con người phải có nhận thức đúng đắn và vận dụng những đặc tính khách quan như một thực thể cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và điều tiết sự mất cân đối vùng nói riêng. Quá trình tiến hoá từ các vùng hình thức đến các vùng chức năng mang tính địa lý tự nhiên khách quan gắn kết với nhau trở thành vùng kế hoạch hoá theo chủ đích mang tính chủ quan.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Vùng là một lãnh thổ tương đối đồng nhất, có ranh giới xác định, bao gồm các bộ phận cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân lãnh thổ đó cũng như giữa nó với các lãnh thổ khác.



Group 11

Hình 1.1. Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ7

Các nhân tố tạo vùng bao gồm:

- Nhóm nhân tố tự nhiên: Bao gồm các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên…

- Nhóm nhân tố xã hội: Bao gồm các yếu tố như dân số, dân cư, văn hóa, lịch sử, kiến trúc…

- Nhóm nhân tố kinh tế: Bao gồm cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế

- Nhóm nhân tố con người: Con người là chủ thể có vai trò trong quyết định sự phát triển của vùng. Con người vừa chứa đựng trong mình bản sắc văn hóa, vừa có khả năng thực hiện các mối quan hệ trong vùng và ngoài vùng. Năng lực của con người ở mỗi vùng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của vùng.

- Nhóm nhân tố thể chế chính sách: Thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển vùng nói riêng và quản lý lãnh thổ quốc gia nói chung theo những mục tiêu nhất định. Thể chế chính sách vừa đảm bảo cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra thuận lợi trong khuôn khổ luật pháp cho phép, vừa tạo điều kiện cho mỗi vùng phát huy được lợi thế so sánh của mình.



1.1.1.2. Phân vùng

Phân vùng là việc phân chia một lãnh thổ lớn thành những lãnh thổ đồng cấp có quy mô nhỏ hơn, phục vụ cho những mục tiêu, đối tượng nghiên cứu nhất định. Tùy theo mục tiêu, chúng ta có các loại vùng tương ứng sau:

  • Nhóm 1: Đơn thuần là các khoa học đơn ngành: Phân vùng Địa - động vật học, Địa - thực vật học, Phân vùng thổ nhưỡng, Phân vùng thuỷ văn học,...

  • Nhóm 2: Các khoa học có mức liên ngành thấp, ví dụ, sinh thái cảnh quan, địa hóa học,... Tiêu chí phân vùng liên quan tới một số hợp phần tự nhiên.

  • Nhóm 3: Gồm những khoa học có tính liên ngành cao: Đa dạng sinh học, Sinh thái nhân văn, Sinh thái hệ thống, Địa lý vùng (Area Geography), phân vùng kinh tế xã hội, phân vùng văn hóa, liên quan không chỉ tới các khoa học tự nhiên mà cả các khoa học xã hội và nhân văn.

Như vậy, phân vùng được phân chia một cách tương đối theo mức độ tổng hợp của các đối tượng thành 2 loại hình: phân vùng chuyên ngành và phân vùng tổng hợp, theo các nguyên tắc: i) có sự đồng nhất tương đối của sự phân hóa các chỉ tiêu phân vùng; ii) có sự lựa chọn các nhân tố trội trong khi xem xét các biểu hiện mang tính ổn định của hệ sinh thái tự nhiên; iii) bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ phù hợp cho việc khai thác, bảo vệ và quản lý vùng.

Thực tế, nghiên cứu phân vùng đã được sớm áp dụng ở Việt Nam với một số loại tiêu biểu: phân vùng địa lý tự nhiên, phân vùng địa lý sinh học, phân vùng sinh thái, phân vùng thổ nhưỡng, phân vùng khí hậu, phân vùng thủy văn, phân vùng kinh tế - xã hội/các vùng kinh tế - xã hội, v.v...

Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương