Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang14/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   28

Nguồn: Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Báo cáo “Tổng quan tình hình thiệt hại do lũ, lũ quét, sạt lở đất và công tác chỉ đạo phòng tránh trong những năm vừa qua”, 8/2014

c. Tác động đến tài nguyên môi trường

* Tài nguyên đất

Với địa hình đất đai chủ yếu là đồi và núi cao hiểm trở, những đợt lũ quét, sạt lở đất và hạn hán đã tác động không nhỏ đến tài nguyên đất của toàn vùng. Lượng mưa vào mùa mưa tăng làm gia tăng lũ quét và trượt lở đất, gây ra tình trạng xói mòn, rửa trôi làm suy giảm chất lượng đất của vùng. Hiện nay, đang có khoảng 10.266 điểm nguy cơ sạt lở đất tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc. Trong đó, có tới 8 tỉnh thuộc địa bàn vùng trung du và miền núi phía Bắc, bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La20. Vùng TD & MNPB chiếm tới 40% tổng diện tích đất bị thoái hóa thành đất trống, đồi trọc trên cả nước.

* Tài nguyên rừng

Nắng nóng kết hợp với những đợt khô hạn kéo dài gây ra tình trạng hạn hán và cháy rừng ở nhiều nơi trên địa bàn vùng TD & MNPB. Theo nhận định của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia trong thời gian tới, tình trạng nắng nóng, khô hạn tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương Bắc Bộ, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn, trọng điểm là ở khu vực Tây Bắc (các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) và Đông Bắc (các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang).

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, từ năm 2010-2011, có tới 47 vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh, làm thiệt hại 100 ha rừng tự nhiên và 227 ha rừng trồng. Thời tiết nắng nóng, khô hạn làm cho địa bàn cư trú của một số dân tộc thiểu số ít người (như người H’Mông, La Hủ, Củ Sung) bị đẩy lên cao hơn khiến diện tích rừng bị mất và việc chặt phá rừng xảy ra nhiều hơn. Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cho biết, năm 2013 đã xảy ra 9 vụ cháy rừng tại 5 huyện: Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh… với tổng diện tích rừng bị thiệt hại hơn 15 ha.

Như vậy, địa hình hiểm trở chủ yếu là đồi núi và núi cao kết hợp với hoàn lưu của các cơn bão, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm rét hại và hạn hán đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải và công tác xóa đói giảm nghèo. Với tập quán canh tác, sản xuất và phân bố tại các khu vực hiểm trở, nhóm dân tộc thiểu số là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất đối với BĐKH. Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt còn làm xói mòn, suy thoái nguồn tài nguyên đất và gây ra tình trạng cháy rừng ở nhiều nơi trên địa bàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

2.1.2. Vùng đồng bằng sông Hồng



2.1.2.1. Các biểu hiện của BĐKH

- Nhiệt độ cao nhất (TXx) và nhiệt độ thấp nhất (TNn): có xu thế tăng khá rõ ràng, mức độ tăng của TNn nhìn chung là cao hơn so với TXx.

- Số ngày nắng nóng: có xu thế tăng khá rõ ràng, với mức độ tăng phổ biến từ 0,13 đến trên 4 ngày/thập kỷ

- Số ngày khô liên tiếp: tăng nhẹ ở hầu hết các trạm, dưới 3,3 ngày/thập kỷ.

- Hạn hán: xảy ra trong mùa đông.

- Rét đậm: Hàng năm, số ngày rét đậm phổ biến là 15-25 ngày ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Lượng mưa ngày lớn nhất: giảm ở hầu hết các trạm, dưới 10 mm/thập kỷ, khoảng gần 1/4 số trạm (5/19 trạm) có mức giảm trên 10mm/thập kỷ, lớn nhất là trạm Ba Vì giảm khoảng 25 mm/thập kỷ.

- Lượng mưa 5 ngày lớn nhất: giảm ở đa số các trạm, trong đó Sơn Tây, Ba Vì, Hưng Yên, Hải Dương, có mức giảm cao nhất lên đến 37 mm/thập kỷ.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: vùng đất liền và ven biển từ 20oN (từ Ninh Bình đến Móng Cái) trở lên, hoạt động của XTNĐ có xu hướng giảm.

- Lũ lụt: Nếu sơ bộ loại trừ tác động cắt giảm lũ nhờ các hồ chứa trên sông Hồng, có thể thấy mức độ gia tăng đỉnh lũ ở thượng lưu các lưu vực sông đều lớn hơn ở vùng hạ lưu.

2.1.2.2. Tác động của BĐKH đến vùng

a. Tác động đến kinh tế

* Ngành nông nghiệp

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và gần biển nên các tỉnh trong vùng thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ lụt và hạn hán gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Tình trạng xâm nhập mặn do nước biển dâng cao làm mất đất canh tác; các đợt rét đậm, rét hại cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi. Thêm vào đó, nhiệt độ tăng; chế độ dòng chảy, độ mặn của nước giảm; cường độ và lượng mưa lớn vào mùa mưa đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của các loài thủy, hải sản. Nhiều sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với sự thay đổi của nồng độ muối.

Ninh Bình được đánh giá là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong các lĩnh vực nông - ngư nghiệp của toàn vùng. Năm 2008, đợt rét đậm rét hại bất thường kéo dài tới 38 ngày đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản của tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, có hơn 14 nghìn ha lúa mới cấy, hơn 1.000 ha mạ xuân bị chết rét phải gieo cấy lại; sản xuất thuỷ sản thiệt hại 17 triệu con cá giống, 9 tấn cá bố mẹ và trên 1.000 tấn sản phẩm thương phẩm. Ước tính, tổng thiệt hại do rét đậm, rét hại năm 2008 đối với sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản của tỉnh trên 212 tỷ đồng. Đầu năm 2013, tại nhiều địa phương của tỉnh cũng xảy ra hiện tượng chết hàng loạt ở cả ngao giống và ngao thương phẩm (tỷ lệ chết lên tới 70-80%).

Kết quả khảo sát tại tỉnh Thái Bình cũng cho thấy những tác động rõ rệt của thiên tai và BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản của tỉnh. Vụ xuân 2010, nước biển gây ra xâm nhập mặn và lấn sâu vào các cửa sông 25-35 km khiến toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của các huyện phía nam tỉnh Nam Định (Giao Thuỷ, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng) và một phần diện tích huyện Trực Ninh không có nước tưới để gieo cấy lúa xuân. BĐKH cũng tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái của các loài thủy, hải sản của tỉnh. Theo báo của Phòng Nông nghiệp huyện Giao Thủy, năm 2010, hiện tượng ngao chết làm thiệt hại hơn 40 tỷ đồng. Năm 2012, bão số 8 cũng gây thiệt hại nặng nề cho đánh bắt thủy, hải sản của huyện với tổng thiệt hại lên tới 500 tỷ đồng.



* Ngành du lịch

Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện môi trường tự nhiên nên đây là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của BĐKH, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng cao gây cản trở các hoạt động du lịch cũng như làm hư hỏng và phá hủy hệ thống cảnh quan, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch. Điển hình như Hải Phòng và Quảng Ninh là hai tỉnh phát triển du lịch mạnh nhất của vùng cũng đã chịu nhiều thiệt hại của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã chỉ ra rằng BĐKH đã tác động trực tiếp đến tài nguyên du lịch của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là vịnh Hạ Long. Sự dâng lên của nước biển sẽ làm cho một số các đảo nhỏ thấp và một số các hang động nằm ở phần thấp của vịnh Hạ Long có nguy cơ bị chìm. Năm 2014, cơn bão số 2 (tên quốc tế là Rammansun) đã gây ngừng trệ hoạt động du lịch của vịnh Hạ Long.

Tháng 6/2013, cơn bão số 2 đã phá hủy nhiều cơ sở vật chất của khu vực du lịch Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng. Đoạn đê kè dài 40m tại bãi tắm khu 1 bị phá vỡ, nhiều nơi ở Đồ Sơn còn xảy ra ngập úng. Bãi tắm khu 2 cũng bị bão tàn phá, nhiều đoạn đường và vỉa hè bị hư hỏng nặng. Tháng 9/2014, Đồ Sơn cũng bị ngập nặng do ảnh hưởng của cơn bão số 3, quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Hải xuất hiện những đợt sóng biển cao 4-5m đánh vào các bờ kè, nước tràn vào các phố phường gây ra tình trạng ngập cục bộ, đá dưới biển và đá kè bị nước biển đánh vỡ văng vào nhiều nhà hàng, khách sạn gây vỡ cửa kính, hư hỏng nhiều thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

b. Tác động đến xã hội

Vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ người dân làm việc trong lĩnh vực nông -ngư nghiệp tương đối lớn nên BĐKH cùng tác động của nó đối với hoạt động sản xuất nông - ngư nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và sinh kế của người dân trong vùng. Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Bộ Tài nguyên Môi trường công bố năm 2012, nếu mực nước biển dâng lên 1m thì 9,4% dân số của vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp (đứng thứ hai cả nước, chỉ sau vùng đồng bằng sông Cửu Long với 34,6%). Người dân làm việc trong lĩnh vực nông - ngư nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang ngành nghề khác để kiếm sống hoặc gặp nhiều khó khăn để khôi phục lại cuộc sống sau thiên tai và tăng nguy cơ rơi vào tình trạng đói nghèo.



Số liệu thu được qua phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với cán bộ ở các sở, ban, ngành của các tỉnh trong vùng cũng cho thấy, BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng đến tất cả các tầng lớp xã hội nhưng nhóm dễ bị tổn thương nhất đó là người nghèo. Nhóm người nghèo không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề hơn về sinh kế mà còn bị ảnh hưởng nhiều tới các vấn đề về giáo dục, sức khỏe và nhà ở. Các số liệu thu được đã cho thấy nhóm người nghèo luôn chiếm tỷ lệ cao trong các đánh giá của các cán bộ địa phương về mức độ bị “tác động nhiều” do ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH. Điều này được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.6. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ khá giả bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (%)



Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

So sánh giữa mức độ tác động đến thu nhập/việc làm của hộ khá giả và hộ nghèo cho thấy, số hộ bị ảnh hưởng đến thu nhập/việc làm ở hộ nghèo gấp gần 9 lần so với hộ khá giả (73,9 và 9,1%). Các vấn đề xã hội khác như giáo dục, sức khỏe và nhà ở, tỷ lệ hộ nghèo cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn hẳn so với các hộ khá giả (giáo dục bị ảnh hưởng nhiều gấp 30 lần, sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều gấp gần 9 lần, nhà ở bị ảnh hưởng nhiều gấp gần 14 lần).



c. Tác động đến tài nguyên môi trường

* Tài nguyên rừng

Tình trạng hạn hán, nắng nóng kéo dài trong mùa khô đã gây ra tình trạng cháy rừng ở nhiều nơi trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng. Theo nhận định của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vùng đồng bằng sông Hồng (bên cạnh vùng Trung du miền núi phía Bắc) là một trong những vùng trọng điểm về cháy rừng, đặc biệt là ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương và Tp. Hà Nội.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, tính từ đầu năm đến tháng 10/2014, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 8 vụ cháy rừng với tổng diện tích bị thiệt hại gần 16,4 ha; gấp gần 20 lần so với cùng kỳ năm 2013. Trận cháy tại rừng keo Nam Sơn thuộc phường Nam Khê, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh vào ngày 29/1/2015 đã thiêu rụi gần 6 ha rừng. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết khô hanh, địa hình đồi núi phức tạp cộng thêm nhiều thảm thực vật dễ cháy khiến lửa bùng phát dữ dội21.



* Đa dạng sinh học

Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng, xâm nhập mặn và các yếu tố thiên tai bất thường khác đã ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nhiều nơi ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Ninh do Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho thấy BĐKH đã gây ra những tổn thương đối với hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước của khu vực này. Khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và nhiều lưu vực gần cửa biển đang bị tác động rất rõ rệt khi nhiệt độ tăng lên. Hàm lượng O2 trong nước giảm mạnh vào ban đêm do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài sinh vật (có thể bị chết hoặc chậm lớn).

Ngoài Quảng Ninh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với Vườn quốc gia Xuân Thủy - được coi là vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng và là nơi có diện tích nuôi ngao lớn nhất miền Bắc Việt Nam (cung cấp trên 43% sản phẩm ngao toàn miền Bắc). Trong những năm gần đây, huyện Giao Thủy đã phải chịu nhiều ảnh hưởng do tác động của BĐKH. Những tác động này đã gây ra nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng đối với huyện Giao Thủy, đặc biệt là khu vực vườn quốc gia Giao Thủy. Dải rừng phi lao ở Cồn Lu tại vườn quốc gia Giao Thủy bị ngập nước do lũ lụt nhiều giờ trong ngày đã không thể thích ứng kịp nên bị chết hàng loạt. Sinh khối của khu rừng ngập mặn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng: khả năng các loài cây ngập mặn đại trà như trang và sú có chiều cao hạn chế khó thích ứng được với BĐKH, các chức năng quan trọng của rừng ngập mặn (phòng hộ đê biển, cung cấp không khí trong lành) sẽ bị suy giảm đáng kể22.

2.1.3. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung



2.1.3.1. Các biểu hiện của BĐKH

- Nhiệt độ cao nhất (TXx) và nhiệt độ thấp nhất (TNn): có xu thế tăng, mức độ tăng cao nhất lên đến 0,38oC/thập kỷ. Nhiệt độ thấp nhất cũng tăng nhanh hơn so với nhiệt độ cao nhất, với mức độ tăng phổ biến từ 0,03 đến 1oC/thập kỷ.

- Số ngày nắng nóng: có xu thế tăng khá rõ ràng, với mức độ tăng phổ biến từ khoảng 1 đến 8 ngày/thập kỷ. Số ngày nóng tăng phổ biến từ 0,43 đến 1 %/thập kỷ. Nhiệt độ cao nhất có xu thế biến đổi không rõ ràng. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp nhất có xu thế tăng tại tất cả các trạm, phổ biến từ 0,23 đến 1,15oC/thập kỷ.

- Nắng nóng: số ngày và số đợt nắng nóng hàng năm có xu thế tăng

- Số ngày nắng nóng (nNN): tăng nhanh ở một số trạm như Trà My, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, với mức độ tăng từ 3,55 đến 6 ngày/thập kỷ; nhưng lại giảm ở một số trạm như Phan Rang (4 ngày/thập kỷ), Đà Nẵng. Số ngày nóng tăng đáng kể, từ 1 đến 3 %/thập kỷ

- Số ngày khô liên tiếp: có xu thế biến đổi không nhiều, từ -3,5 đến 1,6 ngày/thập kỷ.

- Hạn hán: Vùng Bắc Trung Bộ xảy ra hạn vào nửa cuối mùa đông; vùng Nam Trung Bộ xảy ra hạn vào cuối mùa đông và kéo dài đến giữa mùa hè.

- Rét đậm: Hàng năm, số ngày rét đậm phổ biến là 4-20 ngày ở Bắc Trung Bộ. Nhiều nơi trên vùng núi cao, số ngày rét đậm trung bình năm xấp xỉ 100 ngày. Trong khi số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm thì số đợt rét đậm, rét hại lại có sự biến đổi khá phức tạp và biến động mạnh từ năm này qua năm khác. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục cũng như những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp.

- Lượng mưa ngày lớn nhất; Lượng mưa 5 ngày lớn nhất: có xu thế tăng đáng kể trên hầu hết các trạm: Rx1day tăng phổ biến từ 9,8 đến dưới 31 mm/thập kỷ, giảm nhẹ ở Thanh Hóa và Nghệ An, Rx5day tăng từ 4 đến 63 mm/thập kỷ, giảm ở một số trạm thuộc Thanh Hóa và trạm Tương Dương. Rx1day và Rx5day đều có xu thế tăng đáng kể trên khu vực Nam Trung Bộ. Đáng chú ý nhất trên khu vực này là xu thế và mức độ tăng đáng kể từ 31 đến trên 180 mm/thập kỷ.

- Mưa lớn: Các khu vực còn lại có số đợt mưa lớn diện rộng lại tương đối ít, trong đó ít nhất là khu vực ven biển Trung và Nam Trung Bộ

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Vùng đất liền và ven biển từ 15 – 20oN (từ Quảng Ngãi đến Ninh Bình), số lượng các cơn XTNĐ ít biến đổi.

- Lũ lụt: Trong 3 thập kỷ gần đây trên các sông ở Miền Trung cho thấy, xu hướng chung là có sự gia tăng đỉnh lũ cao nhất năm. Đỉnh lũ cao nhất năm gia tăng rõ rệt ở các sông thuộc Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi và Khánh Hòa; gia tăng không nhiều trên các sông ở Bình Định và giảm không đáng kể trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên. Đỉnh lũ năm trung bình từng thập kỷ trong 3 thập kỷ liên tiếp (1980-1989, 1990-1999 và 2000-2009) ở hầu hết các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi đều có xu hướng gia tăng đỉnh lũ cao nhất năm.

Bảng 2.4. Xếp hạng những hiện tượng thời tiết cực đoan tại Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung



Hiện tượng

Xếp hạng

Bão, lốc

1

Xâm nhập mặn

2

Nắng nóng

3

Hạn hán

4

Nước biển dâng

5

2.1.3.2. Tác động của BĐKH đến vùng

a. Tác động đến kinh tế

* Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp tuy là một trong những thế mạnh của vùng với việc sản xuất lúa gạo, trồng các loại cây công nghiệp hàng năm (lạc, cói, mía, dâu tằm, dứa, cà phê, cao su, chè, ca cao…) nhưng những biến cố của thời tiết trong những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nông nghiệp của toàn vùng. Nắng nóng kéo dài, lượng mưa giảm mạnh so với cùng kỳ nhiều năm khiến hạn hán diễn ra gay gắt trên diện rộng; bão, lũ, giông lốc xuất hiện thường xuyên hơn, gây khó khăn và thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của vùng, đặc biệt là năng suất lúa.

Số liệu khảo sát cho thấy, năm 2014, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, liên tục xảy ra nhiều đợt nắng nóng kéo dài trong vụ sản xuất hè - thu ở tỉnh Bình Định. Tổng diện tích nông nghiệp bị hạn vụ hè thu là 13.158 ha, đất bỏ hoang là 1.004 ha (bảng 2.3). Toàn tỉnh có 123/165 hồ chứa cạn nước, nhiều vùng trong tỉnh xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người và gia súc.

Bảng 2.5. Diện tích sản xuất nông nghiệp vụ hè thu bị ảnh hưởng do nắng nóng


Diện tích Sản xuất nông nghiệp

Diện tích (ha)

Tổng diện tích

13.158

Lúa

7.846

Hoa màu

5.311

Đất bỏ hoang

1.004

Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, 7/2014

Phú Yên cũng là tỉnh có ngành nông nghiệp chịu nhiều tác động của BĐKH. Theo thống kê, từ năm 2002 đến năm 2014, hạn hán hoạt động với cường độ mạnh và tần suất lớn hơn làm cho lượng nước trong các hồ chứa cạn kiệt ở mức báo động (đặc biệt là hai năm 2006 và 2007) làm tăng hiện tượng nhiễm mặn, nhiễm phèn, đồng thời gây tình trạng thiếu nước cho cây trồng và làm tăng nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh, ảnh hưởng tới khả năng thâm canh tăng vụ.



Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh kinh tế lớn nhất của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn ven biển, thông qua việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo toàn vùng nhưng đây lại là ngành phải chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi thiên tai và BĐKH. Nhiệt độ tăng đã tác động lớn đến sinh trưởng của các loài thủy, hải sản. Bên cạnh đó, sự thay đổi lượng mưa làm thay đổi độ mặn và dòng chảy của các sông và cửa sông chính làm ảnh hưởng đến diện tích nuôi trồng thủy sản. Tàu, thuyền là tài sản chính của người ngư dân cũng bị hư hỏng và mất tích do những cơn bão lớn.

Theo số liệu dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản với các mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu trong nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho các vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu” (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2012) thì vùng Trung Bộ có diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương lên tới 200 ha. Giai đoạn 2012 - 2015, diện tích đất nuôi trồng thủy sản dễ bị tổn thương là trên 31.000 ha; cũng trong giai đoạn này diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương trung bình là 160.000 ha. Đến năm 2020, diện tích đất nuôi trồng thủy sản rất dễ bị tổn thương là 30.357 ha (bảng 2.4).

Bảng 2.6. Dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương


ST




Mức độ tổn thương

Diện tích đất 2012 - 2015 (ha)

Diện tích đất đến 2020 (ha)

1

Vùng Bắc Trung bộ

Tổn thương trung bình

26.326

23.832

Dễ bị tổn thương

17.093

16.168

2

Vùng Nam Trung bộ

Tổn thương trung bình

147.740

157.156

Dễ bị tổn thương

14.306

14.189

Nguồn: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2012

Nghệ An được xem là tỉnh trọng điểm phát triển thuỷ sản của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nhưng ngành nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh phải chịu những tác động nặng nề của BĐKH. Những năm gần đây, người dân nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An phải hứng chịu các đợt thiên tai với thiệt hại nghiêm trọng (bảng 2.5).

Bảng 2.7. Thiệt hại đối với ngành nuôi trồng thủy, hải sản ở tỉnh Nghệ An



Thời gian

Diện tích (ha)

Ước tính thiệt hại (tỷ đồng)

2008

6.881,4

8

9/2009

3.000

40

10/2010

8.542

42

3-9/2011

2.820

34

Nguồn: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 và Khoa học đời sống, Đại học Copenhagen, Đan Mạch (LIFE-UC), 2011-2014

Do ảnh hưởng của những cơn bão với cường độ lớn xuất hiện trong những năm vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung đã bị chìm, mất tích và hư hỏng nặng gây ra những khó khăn rất lớn tới việc đánh bắt thủy hải sản của người dân. Một số cơn bão điển hình và tác động của nó tới tàu thuyền của ngư dân được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.8. Số lượng tàu thuyền bị chìm và hư hỏng của ngư dân trong một số cơn bão



Thời gian

Tên cơn bão

Số tàu bị hư hỏng

10/2009

Bão số 10

71

6/2012

Bão số 2

10

10/2013

Bão số 11

47

11/2014

Bão số 4

6

Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương