Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang7/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   28



1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới về ứng phó với biến đổi khí hậu, ta có thể rút ra được một số bài học cho Việt Nam:



(1) Cần xây dựng một khung thể chế và cơ chế hợp tác trong ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, trong đó phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp (phối hợp theo chiều dọc và theo chiều ngang) trong các lĩnh vực, và giữa các cơ quan từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

Kinh nghiệm của một số nước cho thấy cần có một cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai, liên kết phối hợp hoạt động của các địa phương nằm trong cùng một vùng. Cơ quan này có thể gọi là một Hội đồng vùng, có thể gọi là Ủy ban tư vấn hoặc là cơ quan liên kết vùng, là một yếu tố tổ chức quan trọng tạo cơ hội cho sự thành công của mô hình tổ chức phát triển vùng, nhất là trong giải quyết các vấn đề mang tính liên vùng như biến đổi khí hậu.



(2) Cần có cơ chế lồng ghép công tác thích ứng vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng được xem là giải pháp hiệu quả hiện nay của cộng đồng dân cư để chống lại sự thay đổi thất thường của khí hậu, ví dụ như các hệ thống phòng chống lũ lụt và tiêu thoát nước, xây dựng hồ chứa nước, đào giếng và các kênh mương thuỷ lợi. Thực tế, không có cơ sở hạ tầng nào có thể đối phó một cách tuyệt đối trước các tác động của khí hậu. Kinh nghiệm của Hà Lan cho thấy nhà nước cần đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phòng chống lũ hiện đại, tạo ra khả năng kháng rủi ro cao hơn. Chiến lược giảm thiểu rủi ro ở Hà Lan đã minh họa những điểm sau: (i) việc hoạch định thích ứng có hiệu quả ở những khu vực có rủi ro khí hậu cao cần những khoản đầu tư khá lớn, và cần có sự hỗ trợ của Chính phủ; (ii) hoạch định thích ứng cần được thực hiện trong một thời gian dài; (iii) hoạch định thích ứng khó có thể thành công nếu nó chỉ được tiến hành riêng lẻ.

(3) Xây dựng mạng lưới liên ngành nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu: Mạng lưới hợp tác vùng quy tụ mọi sức mạnh về khoa học, quy hoạch, kĩ thuật và quản lý của tất cả các bên có liên quan trong vùng và chủ động thiết lập phương pháp mới và hiện đại về quản lý BĐKH.

(4) Cần có cơ chế chia sẻ, tiếp cận thông tin: Trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là trong công tác hoạch định cho thích ứng với BĐKH, thông tin là sức mạnh. Thực tế cho thấy những nước thiếu khả năng và nguồn lực theo dõi tình hình khí tượng, dự báo tác động và đánh giá rủi ro sẽ không thể cung cấp cho người dân của mình những thông tin đáng tin cậy – và sẽ càng không thể định hướng cho các khoản đầu tư và chính sách của chính phủ nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn thương. Ở một số nước, thông tin ít sẵn có hơn, những thông tin sẵn có thì không được phổ biến công bằng, hoặc không được trình bày dưới dạng phù hợp và tiện lợi cho người dân sử dụng. Do vậy, cần đầu tư vào việc thu thập, phân tích thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và một cơ chế chia sẻ và tiếp cận thông tin ở mọi cấp.



(5) Sự tham gia của cộng đồng: Ý kiến của cộng đồng là rất quan trọng ở nhiều phương diện, nhất là trong quá trình lập kế hoạch, và quy hoạch. Sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, người dân và các tổ chức xã hội dân sự cần dựa trên việc tham vấn và hợp tác trên nguyên tắc đồng thuận. Đây là yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định.

(6) Xây dựng quan hệ đối tác có thể góp phần giảm thiểu chi phí và thúc đẩy việc chia sẻ rủi ro bằng việc cho các đối tác được tiếp cận với tri thức và học hỏi từ các đối tác khác, thúc đẩy việc chia sẻ thông tin giữa các khu vực và tạo ra cơ chế tiếp cận thông tin.

(7) Hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và địa phương, các tổ chức NGO trong nước và quốc tế trong nâng cao hiểu biết về thích ứng và giảm thiểu rủi ro với biến đổi khí hậu

(8) Tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa trên nguyên tắc "Đôi bên cùng có lợi, thiết thực và hiệu quả”; tham gia vào các chương trình hợp tác khoa học và công nghệ quốc tế nhằm tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ nguồn lực với các tổ chức và các viện nghiên cứu quốc tế.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT VÙNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng các biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu đã công bố về biểu hiện và tác động của BĐKH ở Việt Nam, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam và dựa trên kết quả khảo sát của đề tài ở 20 tỉnh, đề tài đã tổng hợp các kết quả về biểu hiện, tác động của biến đổi khí hậu ở 6 vùng kinh tế xã hội (Vùng Trung du miền núi phía Bắc; Vùng Đồng bằng Sông Hồng; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long).

Trong vòng 50 năm qua ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên các vùng. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5oC trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ. Lượng mưa mùa khô tăng lên chút ít hoặc thay đổi không đáng kể ở các vùng khu vực phía Bắc và tăng mạnh ở các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và khoảng 5-20% ở các vùng khí hậu phía Nam. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác.

Bảng 2.1. Mức tăng nhiệt độ và lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam



Vùng khí hậu

Nhiệt độ (oC)

Lượng mưa (mm)

Tháng 1

Tháng 7

Năm

Thời kỳ các tháng 11 - 4

Thời kỳ các tháng 5 - 10

Năm

Tây Bắc Bộ

1,4

0,5

0,5

6

-6

-2

Đông Bắc Bộ

1,5

0,3

0,6

0

-9

-7

Đồng bằng Bắc Bộ

1,4

0,5

0,6

0

-13

-11

Bắc Trung Bộ

1,3

0,5

0,5

4

-5

-3

Nam Trung Bộ

0,6

0,5

0,3

20

20

20

Tây Nguyên

0,9

0,4

0,6

19

9

11

Nam Bộ

0,8

0,4

0,6

27

6

9

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012

Nhìn chung, tất cả các vùng kinh tế - xã hội ở nước ta đều phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề từ các hiện tượng thời tiết cực đoan và BĐKH. Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH khác nhau, phụ thuộc vào đặc trưng về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu…) và kinh tế - xã hội (các thế mạnh phát triển kinh tế và đặc trưng văn hóa xã hội) của mỗi vùng miền.



Bảng 2.2. Mức độ nguy hiểm của tai biến ở các vùng địa lý và các vùng kinh tế ven biển Việt Nam



Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và UNDP (2015)


Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương