Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang6/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

Thích ứng và giảm nhẹ - hai mặt của một nhiệm vụ chung là ứng phó với BĐKH có quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau. Nếu làm tốt công tác giảm nhẹ, đặc biệt là giảm bớt việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giảm bớt phát thải khí nhà kính, có thể hạn chế được sự nóng lên của trái đất, khí hậu sẽ bớt khắc nghiệt và tình trạng tổn thương của các khu vực sẽ được giảm nhẹ. Điều này đồng nghĩa với công tác thích ứng dễ dàng hơn và chi phí cho thích ứng có thể giảm xuống (hình 1.3).

Hình 1.2. Giảm nhẹ và thích ứng luôn song hành và bổ trợ cho nhau



Thích ứng là một quá trình điều chỉnh được các hoạt động của con người, đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều thành phần và được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau theo từng bước trong một quy trình thống nhất, được thực hiện lâu dài. Thích ứng cần được thực hiện sao cho hiệu quả nhất và phù hợp nhất, không gây xáo trộn lớn đến cuộc sống của người dân cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội của khu vực. Hai chiến lược thích ứng và giảm nhẹ luôn song hành và bổ trợ lẫn nhau.

1.2.3.2. Các biện pháp thích ứng với BĐKH

Có nhiều biện pháp thích ứng với BĐKH. Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) đã đề cập và miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:

Chấp nhận tổn thất. Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể).

Chia sẻ tổn thất. Phương pháp này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm.

Làm thay đổi nguy cơ. Ở một mức độ nào đó, con người có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.

Ngăn ngừa các tác động. Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

Thay đổi cách sử dụng. Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, con người có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia.

Thay đổi/chuyển địa điểm. Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.

Nghiên cứu. Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.

Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi. Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước đây ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với BĐKH.

Hiểu biết về thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai. Thích ứng với khí hậu hiện tại không giống như thích ứng với khí hậu trong tương lai và điều đó cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thích ứng. Nghiên cứu về thích ứng với khí hậu hiện tại chỉ rõ rằng các hoạt động thích ứng hiện nay của con người không mang lại kết quả tốt như đáng lẽ phải có. Những thiệt hại nặng nề ngày càng gia tăng do các thiên tai lớn, các thảm hoạ thiên nhiên luôn đi kèm với các hiện tượng bất thường của khí quyển. Tuy nhiên, không thể qui kết những thiệt hại này chỉ do các hiện tượng đó mà còn do sự thiếu sót trong chính sách thích ứng (cũng có thể gọi là sự điều chỉnh) của con người, trong vài trường hợp sự thiếu sót đó còn gia tăng thiệt hại.



1.2.3.3. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu

Năng lực là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong từng cá nhân, cộng đồng, xã hội và tổ chức có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung (IPCC, 2012 trang 33). Năng lực có tính động và thay đổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Nâng cao năng lực thường được xác định như là mục tiêu của các chính sách và các dự án, dựa trên quan điểm cho rằng tăng cường năng lực cuối cùng sẽ dẫn đến giảm nguy cơ rủi ro. Năng lực đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế các tác động của BĐKH (IPCC, 2012 trang 72).



Năng lực thích ứng (Adaptive capacity): là sự kết hợp của tất cả các điểm mạnh, thuộc tính và nguồn lực sẵn có cho một cá nhân, cộng đồng, xã hội, hoặc tổ chức có thể được sử dụng để chuẩn bị và thực hiện các hành động để giảm tác động xấu, giảm thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi. Năng lực thích ứng đề cập đến khả năng dự đoán và thay đổi cơ cấu, chức năng, hoặc tổ chức để tồn tại tốt hơn trước các hiểm họa.

Nhu cầu năng lực trong mỗi giai đoạn trong quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với BĐKH là khác nhau, phụ thuộc vào khả năng dự báo và phòng tránh trước khi rủi ro xảy ra, khả năng đối phó khi hiểm họa xảy ra và khả năng phục hồi và thay đổi sau khi xảy ra thiên tai và biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, khi nghiên cứu về năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu thì cần tính đến khả năng chống chịu (Resilience). Khả năng chống chịu của một hệ thống được định nghĩa là khả năng phán đoán, tiếp nhận, điều chỉnh và phục hồi từ những ảnh hưởng của một hiện tượng nguy hiểm một cách kịp thời và hiệu quả. Khả năng chống chịu bao gồm khả năng giữ gìn, hồi phục và tăng cường các cấu trúc và chức năng cơ bản, quan trọng của hệ thống đó (IPCC, 2012 trang 34).

1.3. Cơ sở lý luận về cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

1.3.1. Khái niệm liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Trước tiên có thể nhận thấy rằng, các vùng tự nhiên được xác lập trên cơ sở sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên riêng biệt (phân vùng chuyên ngành) hoặc điều kiện tự nhiên tổng hợp (phân vùng tự nhiên tổng hợp); các vùng kinh tế - xã hội được phân chia cũng dựa trên nền tảng của sự phân hóa tự nhiên kết hợp với các tiêu chí về kinh tế-xã hội. Điều này dẫn tới trong mỗi vùng/lãnh thổ kinh tế - xã hội thường có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cả sự đồng nhất tương đối về dân cư, dân tộc và nguồn lao động. Điều đó được thể hiện khá rõ trong 6 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam. Các tỉnh trong mỗi vùng có khá nhiều những đặc điểm tương tự nhau.

Dưới những áp lực về gia tăng dân số, những tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc khai thác, sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, rừng,... cần phải được tính toán kỹ lưỡng để sử dụng hợp lý, hiệu quả xét trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Lý thuyết về lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, cực tăng trưởng, cụm liên kết (clusters)... đã chứng minh rõ ràng rằng, các nguồn lực, trong đó có tài nguyên thiên nhiên chỉ có thể được sử dụng hợp lý, hiệu quả khi có sự liên kết giữa các chủ thể, giữa các vùng miền, địa phương. Dưới tác động của tự nhiên và các hoạt động của con người, các vấn đề môi trường, thiên tai, BĐKH đã và đang có xu hướng gia tăng với những diễn biến ngày càng phức tạp. Những vấn đề này không còn là vấn đề của từng địa phương, từng vùng. Vấn đề môi trường của một địa phương, một vùng có tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong phạm vi địa phương/vùng đó mà còn có tác động lên các địa phương khác/vùng khác. Tương tự, thiên tai, BĐKH diễn ra không giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính từng địa phương/từng vùng; mức độ diễn biến của thiên tai có mối quan hệ hai chiều với các tác động của con người vào tự nhiên trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, vấn đề ứng phó với thiên tai, BĐKH là những vấn đề liên địa phương, liên vùng; việc giải quyết ở cấp độ riêng lẻ trong từng địa phương, từng vùng không thể mang lại hiệu quả cao.



Từ những phân tích trên, cho thấy, liên kết vùng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH là nhu cầu khách quan, tất yếu trong xu hướng hội nhập toàn cầu, công nghiệp hoá, đô thị hoá và trước nhiều sức ép về gia tăng dân số, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Từ các khái niệm: BĐKH, ứng phó với BĐKH, thích ứng với BĐKH và liên kết vùng, thì liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu được đề tài tiếp cận “Là các hoạt động phối kết hợp giữa các chủ thể Chính phủ, Bộ/ngành; các địa phương trong vùng lãnh thổ (nội vùng và liên vùng) trong việc xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án… có tính đến yếu tố tổng hợp, liên ngành/liên vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu với những nội dung và quy chế liên kết đã được ban hành, nhằm mục đích điều chỉnh hệ thống sinh thái - tự nhiên và kinh tế - xã hội ứng phó tốt hơn, giảm thiểu tác động của BĐKH”.

Như vậy, liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH bao gồm: các hoạt động liên kết trong thích ứng và liên kết trong giảm nhẹ tác động của BĐKH để huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực, tăng cường hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới sự phát triển bền vững đất nước.

1.3.2. Nội dung của liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Từ những nội dung của các lý thuyết phát triển vùng có thể thấy bản chất quá trình phát triển luôn làm nảy sinh các vấn đề mới, ngày càng rộng lớn và phức tạp, vì vậy vượt quá khả năng xử lý của một chủ thể riêng biệt. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác vì mục đích chung giữa nhiều chủ thể, trên nhiều cấp độ: công và tư; vi mô và vĩ mô; nội vùng, liên vùng và quốc tế.

Đằng sau mỗi mối liên kết luôn là vấn đề lợi ích. Chính vì thế việc tạo lập và củng cố các mối liên kết cần chú ý tới xử lý hài hòa các lợi ích cá nhân và cộng đồng, riêng và chung, kinh tế và xã hội, ngắn hạn và dài hạn. Thực vậy, bất cứ nỗ lực nào nhằm tạo lập các mối liên kết mà không cân nhắc đến vấn đề lợi ích đều ẩn chứa nguy cơ thất bại cao.

Liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu nên bao gồm các nội dung cơ bản sau: (i) Liên kết trong xây dựng cơ chế, chính sách ứng phó với BĐKH; (ii) Liên kết trong việc hình thành tổ chức điều phối liên kết vùng; (iii) Liên kết trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; (iv) Liên kết trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (liên kết trong xây dựng cơ sở hạ tầng ứng phó với BĐKH; liên kết về nguồn lực tài chính; liên kết về khoa học công nghệ; liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực BĐKH…); (v) Liên kết trong bảo vệ tài nguyên và môi trường (liên kết trong bảo vệ môi trường nước, lưu vực sông; liên kết trong bảo vệ rừng và đa dạng sinh học...)

1.3.3. Nguyên tắc của liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Để bảo đảm liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đạt hiệu quả cao, quá trình xây dựng cũng như việc thực hiện cơ chế, chính sách liên kết vùng phải được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, lợi ích của từng địa phương/từng vùng phải đặt sau lợi ích toàn vùng/các vùng. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong liên kết vùng vì mục tiêu của liên kết vùng là xoá bỏ lợi ích cục bộ địa phương, nhằm đạt được lợi ích tổng thể ứng phó hiệu quả với thiên tai, BĐKH.

Thứ hai, việc ứng phó với BĐKH cần bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các địa phương/các vùng, các ngành/lĩnh vực. Đây là nguyên tắc cần thiết để duy trì mối liên kết giữa các địa phương/các vùng bởi lẽ, mọi mâu thuẫn tranh chấp trong xã hội đều liên quan đến vấn đề lợi ích: nguyên tắc đôi bên cùng có lợi (win - win) là nguyên tắc hàng đầu trong hợp tác giữa các chủ thể.

Thứ ba, liên kết vùng là bắt buộc và phải được dựa trên phân cấp, phân quyền chặt chẽ và hiệu quả. Đặc biệt trong hoàn cảnh nhận thức, ý thức tự giác của con người còn hạn chế thì nguyên tắc bắt buộc, phân cấp, phân quyền chặt chẽ và hiệu quả giữa Trung ương (gồm các Bộ, ngành Trung ương) và địa phương cũng như giữa các địa phương/các vùng là cần thiết.

Thứ tư, liên kết vùng phải bảo đảm sự thống nhất, chia sẻ trách nhiệm giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng. Sự thống nhất, chia sẻ trách nhiệm bao gồm cả trong quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, rừng, đa dạng sinh học,...), bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.

1.3.4. Điều kiện để liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Như đã phân tích ở phần trên, liên kết vùng ứng phó với BĐKH là yêu cầu cần thiết để bảo đảm lợi ích tổng thể, phát triển bền vững cho các địa phương và các vùng. Tuy nhiên, để thực hiện liên kết vùng cần có các điều kiện sau đây:

- Xuất phát từ nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các địa phương/vùng miền để khai thác hợp lý, hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, rừng, khoáng sản,...); liên kết để xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với BĐKH.

- Cần có khung pháp lý bao gồm hệ thống các cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết nội vùng và ngoại vùng trong ứng phó với BĐKH.

- Xác định và xây dựng một mô hình quản lý vùng và liên vùng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện trong từng thời kỳ là rất quan trọng để thực hiện quản lý, giám sát các hoạt động liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH.

- Liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH phải được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và gắn liền với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của quốc gia.

- Liên kết giữa các vùng miền/địa phương trong ứng phó với BĐKH phải bắt đầu từ liên kết trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; quy hoạch bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai, BĐKH. Trong đó, cần thiết phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các loại quy hoạch, kế hoạch trên.

- Liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH cần được dựa trên những phân tích về lợi thế so sánh của từng vùng/địa phương trên tất cả các khía cạnh về điều kiện tự nhiên, tiềm năng con người, năng lực tài chính.

- Liên kết vùng cần có sự đồng thuận về thể chế và các nhóm xã hội chia sẻ lợi ích chung trong đó có lợi ích phát triển riêng của địa phương. Sự đồng thuận giữa quản lý vĩ mô và các chủ thể kinh tế vi mô khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, đồng thuận giữa nội vùng và liên vùng.

Để giải được bài toán hợp tác và liên kết vùng, cần phải giải quyết ít nhất 6 vấn đề, bao gồm: (1) Phát triển tầm nhìn và mục tiêu của liên kết vùng, (2) Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của liên kết vùng (nội vùng và liên vùng), (3) Qui hoạch phát triển vùng dựa trên sự hợp tác và liên kết, (4) Xác lập cơ chế đảm bảo sự phối hợp và liên kết vùng bền vững, (5) Xây dựng các chính sách và giải pháp để thực hiện liên kết vùng, (6) Tổ chức thực hiện, kiểm tra và hiệu chỉnh quá trình liên kết vùng.

1.3.5. Các nhân tố tác động đến liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Các điều kiện tự nhiên, bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, các tài nguyên thiên nhiên… cũng như các điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi vùng là khác nhau. Những điều kiện này sẽ là tiềm năng phát triển cho mỗi vùng, tạo lợi thế so sánh cho vùng. Lợi thế so sánh là cơ sở để các vùng/địa phương liên kết, trao đổi với nhau. Sự liên kết giữa các địa phương trong nội vùng có chung những lợi thế tương đồng giúp cho vùng phát huy những lợi thế, tiết kiệm nguồn lực, chi phí cho công tác ứng phó với BĐKH.



1.3.5.1. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu của một vùng có vai trò rất quan trọng khi đánh giá vị trí của vùng này trong mối quan hệ với vùng khác hay với cả nước. Những điều kiện này có thể mang lại những lợi thế hoặc cản trở cho sự phát triển của vùng.

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất, nước, khoáng sản, rừng và đa dạng sinh học,… có tác động đến mối quan hệ liên vùng. Mỗi vùng có một đặc thù riêng về tài nguyên thiên nhiên và có khả năng phát triển riêng. Những điều kiện mà thiên nhiên ưu đãi cho mỗi vùng đem lại lợi thế so sánh cho vùng này nhưng nếu không có sự khai thác một cách hợp lý, hiệu quả cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của vùng khác. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta vẫn đang bị phá hoại. Rừng trên các vùng núi đá vôi, rừng ngập mặn ven biển vẫn tiếp tục bị xâm hại chưa kiểm soát được. Sự mất mát và suy giảm rừng là không thể bù đắp được và đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài. Những trận lụt rất lớn trong mấy năm qua ở hầu khắp các vùng của đất nước, từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến miền đồng bằng, nhất là các trận lụt ở 6 tỉnh miền Trung, ở Đồng bằng sông Cửu Long, các trận lũ quét ở một số tỉnh miền Bắc... một phần quan trọng cũng do sự suy thoái rừng, nhất là rừng đầu nguồn bị tàn phá quá nhiều. Các hoạt động phát triển kinh tế thiếu cân nhắc đã phá huỷ nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và góp phần làm cho hậu quả thiên tai càng nặng nề hơn.

1.3.5.2. Các nhân tố về kinh tế- xã hội

Thể chế thúc đẩy liên kết vùng và quản trị vùng

Thể chế liên kết và quản trị vùng bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị định, Chiến lược phát triển tổng thể quốc gia, các Quy hoạch phát triển vùng/ngành; Chiến lược quốc gia ứng phó với BĐKH và các văn bản hướng dẫn thực hiện; các văn bản chính sách quy định sự phối hợp hay thúc đẩy liên kết vùng và một bộ máy quản trị vùng thực hiện cả việc kiểm tra giám sát các liên kết vùng.

Thể chế chính sách có vai trò định hướng các nội dung liên kết, tạo thành hành lang pháp lý đảm bảo hay khuyến khích các liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH được thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ. Nếu các cơ chế, chính sách được quan tâm đúng đắn, kịp thời thì hiệu quả liên kết càng cao.

Năng lực quản trị của chính quyền địa phương

Năng lực quản trị của chính quyền địa phương ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình liên kết thông qua năng lực thực thi các chính sách liên kết, thực thi các chương trình dự án ứng phó với BĐKH mang tính chất vùng, liên vùng. Những tác động này thể hiện thông qua tư duy liên kết và khả năng đàm phán giữa các địa phương để đạt được sự hài hoà về mặt đóng góp và lợi ích mang lại.



Trình độ phát triển kinh tế- xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng đó. Những vùng có trình độ dân trí thấp, có thu nhập đầu người thấp thường sẽ rất khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ với vùng khác. Trình độ phát triển KT-XH của mỗi vùng sẽ thúc đẩy các mối quan hệ liên vùng. Các vùng hình thành được các khu công nghiệp lớn sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh nhiều ngành chuyên môn hóa với thị trường tiêu thụ rộng mở, từ đó các mối giao lưu càng phát triển mạnh. Mối quan hệ liên vùng phát triển khi trình độ sản xuất chuyên môn hóa giữa các vùng khác biệt lớn.



Hệ thống kết cấu hạ tầng

Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống các tuyến giao thông huyết mạch được coi là nền tảng tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ giữa các địa phương trong vùng cũng như giữa các vùng, giữa vùng phát triển và vùng khó khăn. Hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ giúp thu hẹp khoảng cách trong giao lưu kinh tế giữa các vùng, giúp giảm các chi phí của các hoạt động. Mạng kết cấu hạ tầng càng tốt thì sự giao lưu, liên kết càng phát triển và ngược lại, hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ làm hạn chế sự phát triển của vùng, thậm chí làm suy thoái vùng.



Các yếu tố về nguồn nhân lực, các đặc trưng về văn hóa…

Bao gồm nguồn nhân lực có chất lượng hoạt động trong công tác nghiên cứu, đào tạo, quản lý nhà nước, hoạch định chính sách về vấn đề khí tượng, thuỷ văn và BĐKH; Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác cảnh báo, dự báo thiên tai và ứng phó với BĐKH; Năng lực về vốn để phân bổ cho các chương trình dự án ứng phó với BĐKH mang tính chất vùng và liên vùng; Những đặc trưng văn hoá, con người, thiết chế xã hội vùng/địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH.



1.3.5.3. Các nhân tố bên ngoài

Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập với các nước, các tổ chức quốc tế, Thực hiện đường lối đổi mới, từ năm 1992, Việt Nam đã nối lại quan hệ với IMF, WB, ADB. Tháng 7 năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); tháng 12 năm 1995 tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA); tháng 3 năm 1996, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu với tư cách là thành viên sáng lập; tháng 11 năm 1998, Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của APEC; tháng 1 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thành viên liên minh Á – Âu (5/2015). Sự mở cửa, hội nhập của đất nước mang lại cơ hội cho các địa phương, các vùng liên kết để vươn lên nếu chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết.

Việt Nam đã triển khai rất nhiều hoạt động về BĐKH như tích cực, chủ động tham gia các Diễn đàn, Hội nghị quốc tế: tham gia đàm phán các Hội nghị COP về BĐKH (COP 10 - COP 21); đồng hành cùng ASEAN ứng phó với biến đổi khí hậu… Việc tham gia tích cực của Việt Nam vào các cam kết quốc tế đã giúp cho Việt Nam tranh thủ được sự hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế về tài chính, nâng cao năng lực và công nghệ trong thực hiện các chiến lược, chính sách về BĐKH. Hiện nay một số dự án ứng phó với BĐKH có tính chất vùng chủ yếu là do các tổ chức quốc tế tài trợ.

1.3.6. Cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Cơ chế (Mechanism): Về mặt pháp lý và chính thống thì không có khái niệm “cơ chế.” Theo Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Còn theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 thì “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện.”. Như vậy, khi nói đến trách nhiệm quản lý của bộ, ngành và của người đứng đầu bộ, ngành là nói đến cách thức mà theo đó việc quản lý, điều hành của bộ, ngành đó, của người đứng đầu thực hiện việc quản lý, điều hành, là mối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa bộ, ngành đó với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng như với người dân.

Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý. Cách hiểu đơn giản này dẫn tới cách hiểu tách rời cơ chế với con người như nêu trên.



Chính sách (policy)19: là công cụ quản lý phát triển. Một số người cho rằng chính sách được xem như chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ để thực hiện một mục đích nào đó. Một số người khác cho rằng, chính sách được xem như những sách lược, kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra. Hiện nay, ở nước ta, các nhà quản lý sử dụng thuật ngữ “chính sách” vừa có hàm ý cụ thể của một giải pháp, vừa có hàm ý của một chủ trương phát triển. Thực tế, có rất nhiều loại chính sách, trong đó có các loại chính sách chung như: chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách môi trường… Ngoài các chính sách chung, có các chính sách riêng đối với từng lĩnh vực. Xây dựng chính sách là quá trình quyết định điều gì cần đạt được, cần làm gì để đạt được điều đó, làm thế nào, ai làm.

Thực tế cho thấy, các cơ chế, chính sách riêng của từng địa phương, từng quốc gia là những tác nhân quan trọng tác động đến sự thành công hay thất bại của phát triển các vùng và các mối liên kết vùng.

Cơ chế chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu phải được xây dựng nhằm mục đích hướng tới sự phối hợp giữa các chủ thể, giữa các đối tượng, trong mối liên hệ không gian và thời gian để sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực phát triển (vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, vốn con người, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nguồn vốn,…), hướng tới sự phân bổ lợi ích và cùng chia sẻ rủi ro, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao, cải thiện đời sống dân cư và phát triển bền vững.

1.4. Kinh nghiệm về xây dựng, vận hành cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu của một số quốc gia trên thế giới

1.4.1. Kinh nghiệm của các quốc gia châu Á

1.4.1.1. Trung Quốc

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, Chính phủ Trung Quốc đã sớm ban hành nhiều văn bản chính sách liên quan và thành lập các ban chỉ đạo điều hành công tác ứng phó ngay từ những năm đầu của thập kỷ 1990. Năm 2013, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia điều hành công tác này,trên cơ sở cơ chế phối hợp giữa chính phủ với chính quyền các địa phương và liên ngành, cùng với sự tham ra của cộng đồng và người dân. Đến nay, nhiều địa phương đã thành lập văn phòng ứng phó với biến đổi khí hậu hoặc văn phòng các-bon thấp. Bên cạnh đó, nhiều ngành, lĩnh vực đã lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong kế hoạch phát triển của ngành, liên ngành và liên vùng trên cơ sở các chính sách:

- Xây dựng mục tiêu trong việc giảm cường độ cácbon theo GDP đầu người trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) thông qua các biện pháp đánh giá kiểm soát khí thải nhà kính ở cấp tỉnh.

- Phân cấp trong xây dựng các văn bản pháp luật và kế hoạch ứng phó với BĐKH: Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia đã phối hợp với các cơ quan ban ngành soạn thảo, ban hành các chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, ưu tiên các nguồn lực và cơ chế phối hợp khuyến khích phát triển nền kinh tế xanh, giảm thiểu phát thải khí nhà kính; xây dựng chiến lược quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở đánh giá tác động của BĐKH với phát triển kinh tế, từ đó đề xuất các mục tiêu và mô hình thích ứng hợp lý đến năm 2020. Bên cạnh đó, các tỉnh đã ban hành các chính sách của địa phương và tiến hành các nghiên cứu chiến lược vùng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong bối cảnh quốc gia và phù hợp với điều kiện địa phương ở trung và dài hạn.

Đồng thời, ban hành một hệ thống khung pháp lí và các biện pháp thực hiện nhằm giải quyết các tranh chấp trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên. Điển hình là các chính sách giải quyết tranh chấp nguồn nước trên lưu vực sông bằng các công cụ: (i) Hệ thống giám sát chung đảm bảo rằng các tỉnh lân cận thường xuyên lấy mẫu nước ở các khu vực chung giữa các tỉnh và cùng nhau giám sát, việc giám sát dòng chảy là cơ sở cho việc quản lý nước, hệ thống giám sát đảm bảo rằng việc ra quyết định hoặc giải quyết tranh chấp có thể được thực thi hiệu quả; (ii) Trách nhiệm trên cơ sở hợp tác giữa các bên, đặc biệt là người đứng đầu.

- Tăng cường sự tham gia của người dân và các doanh nghiệp: Khuyến khích sự tham gia của người dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu, mà trước hết là thay đổi thói quen sống, lựa chọn lối sống thân thiện với môi trường.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu: Dựa trên nguyên tắc "Đôi bên cùng có lợi, thiết thực và hiệu quả", Trung Quốc tích cực tham gia và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và đóng một vai trò quan trọng. Tích cực tham gia và hỗ trợ các hoạt động trong khuôn khổ UNFCCC và Nghị định thư Kyoto, tích cực đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết một cách hiệu quả.

Tích cực tham gia các hợp tác đa phương, song phương, là thành viên chính thức của nhiều diễn đàn quốc tế về các bon thấp, chương trình nghiên cứu khí hậu,...; đã thiết lập cơ chế đối thoại và hợp tác về biến đổi khí hậu với Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và Úc, vv, và biến đổi khí hậu được coi là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hợp tác song phương.



1.4.1.2. Philippin

Để ứng phó một cách hiệu quả với BĐKH, Chính phủ Philipin đã sớm quan tâm và ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thực thi và phối hợp linh hoạt các giải pháp thích ứng với BĐKH. Trong số, các văn bản pháp luật có liên quan, đáng chú ý là khung thể chế về hợp tác trong ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, trong đó quy định rõ ràng, chi tiết nhiệm vụ, trách nhiệm của từng tổ chức khác nhau, chẳng hạn:



- Uỷ ban về Biến đổi khí hậu: cơ quan hoạch định chính sách duy nhất của chính phủ có nhiệm vụ phối hợp, giám sát và đánh giá các chương trình và các kế hoạch hành động của Chính phủ liên quan đến biến đổi khí hậu, bao gồm đại diện của các cơ quan, ban ngành của Chính phủ và các tổ chức khác nhau và có nhiệm kì 6 năm.

- Nhóm chuyên gia kĩ thuật: trực thuộc Ủy ban về BĐKH, nhóm sẽ đưa ra các khuyến nghị mang tính kĩ thuật về các vấn đề như biến đổi khí hậu, công nghệ, các thực tiễn tốt về đánh giá rủi ro và tăng cường năng lực thích ứng của nhóm người dễ bị tổn thương đối với tác động của biến đổi khí hậu.

- Các cơ quan chính quyền địa phương là cơ quan có trách nhiệm thực thi và xây dựng kế hoạch ứng phó ở địa phương phù hợp với các quy định của Bộ Luật Chính quyền địa phương và các Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu.

- Đại diện của cộng đồng và doanh nghiệp thông qua Ủy ban về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững trong việc giải quyết các vấn đề về BĐKH và thúc đẩy PTBV.

Bên cạnh, Ủy ban về BĐKH, Philippin còn có Hội đồng quốc gia về Quản lý và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (NDCC), là một nhóm làm việc bao gồm đại diện của cơ quan chính phủ, phi chính phủ, khu vực dân sự và các tổ chức tư nhân của Philippines được thành lập, có trách nhiệm đảm bảo việc bảo vệ và phúc lợi của người dân trong thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp. Hội đồng sử dụng phương pháp tiếp cận cụm của LHQ trong quản lý thiên tai; là đầu mối trong việc thực hiện các Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp (AADMER) và nhiều cam kết quốc tế khác liên quan.

Theo phân cấp, các địa phương thành lập các văn phòng về Quản lý và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch về quản lý và giảm thiểu rủi ro cấp địa phương. Chẳng hạn, như: Kế hoạch ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai của thành phố Olongapo. Thành phố Olongapo đã khởi xướng Chương trình sẵn sàng ứng phó với thiên tai vào đầu những năm 1980 thông qua việc thành lập Hội đồng điều phối về thảm họa của thành phố nhằm phối hợp các cơ quan của thành phố trong việc quản lý giảm thiểu rủi ro ở địa phương, từ đó xây dựng cơ chế hợp tác và chuẩn hóa kế hoạch ứng phó thảm họa.



1.4.1.3. Thái Lan

Chính phủ Thái Lan coi BĐKH là một trong những thách thức lớn trong quá trình phát triển và ổn định đất nước. Để ứng phó với thách thức này một cách hiệu quả, hạn chế thấp nhất những tác hại của biến đổi khí hậu và tạo tính xuyên suốt phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương và các ngành, Thái Lan đã thiết lập khung thể chế ứng phó với BĐKH ở cấp quốc gia với sự ra đời của Ủy ban quốc gia về BĐKH (NCCC), chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách quốc gia về BĐKH, cũng như tham gia vào các đàm phán quốc tế thuộc Công ước khung của LHQ về BĐKH.



Cơ cấu tổ chức của Ủy ban, gồm đại diện của các cơ quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã , Bộ Năng lượng (MoE), Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động (Hình 1.4).

Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Thái Lan

Ngoài ra, các địa phương và ban ngành đều xây dựng cơ quan về BĐKH có liên quan, chẳng hạn: Sự tham gia của các tổ chức tư nhân: tại Thái Lan, Ban Thương mại và Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan là đại diện chính của thương mại và công nghiệp. Ban Thương mại đã thành lập Ủy ban biến đổi khí hậu để chia sẻ quan điểm và tham gia vào các đàm phán, tham dự các cuộc họp COP, UNFCCC. Đồng thời, thực thi các dự án thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, điển hình như: Lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chiến lược và kế hoạch phát triển ở các cấp và quy mô khác nhau. Các kế hoạch này được xây dựng bởi các cơ quan Chính phủ bằng phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên, trong đó: tiếp cận từ trên xuống được sử dụng trong các chiến lược của quốc gia hoặc theo ngành; tiếp cận từ dưới lên được sử dụng cho cộng đồng, tập trung vào các hành động cụ thể nhằm giải quyết rủi ro hiện tại hoặc nhu cầu phát triển. Thành lập các tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ thực thi các quyết định. Một trong những mô hình thực thi cơ chế phối hợp đã thực hiện thành công là ở Huyện Lao-oi (Đông bắc Thái Lan), kế hoạch thích ứng được thực hiện với sự tham gia của tất cả các bên có liên quan nhằm giải quyết các rủi ro và tính dễ bị tổn thương liên quan đến kế sinh nhai của cộng đồng.

Mặc dù, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu của Thái Lan đã bắt đầu phát huy tính hiệu quả, tuy nhiên bản chiến lược này vẫn còn có một số hạn chế nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do:



- Giải pháp liên kết giữa các ngành, địa phương luôn được chú trọng, tuy nhiên thực tế thực hiện lại không như mong muốn. Chiến lược này đơn giản chỉ là “tập hợp” các kế hoạch của các cơ quan và địa phương; chưa xây dựng được các mục tiêu về giảm thiểu khí thải nhà kính và không đề cập đến sự tham gia của cộng đồng.

- ONEP là cơ quan đầu mối về BĐKH, nhưng không có đầy đủ thẩm quyền thực thi các chính sách về BĐKH của các cơ quan khác;

- Thiếu sự phối hợp giữa các Bộ: mỗi bộ có quyền thực thi pháp lí, kế hoạch và ngân sách riêng và không chịu chia sẻ các thông tin với các bộ khác; Sự thay đổi chính phủ một cách thường xuyên cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách về BĐKH một cách nhất quán;

- Chính quyền địa phương có thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định về môi trường, nhưng thiếu hỗ trợ tài chính từ chính quyền trung ương và các kiến thức cần thiết về kĩ thuật;

1.4.2. Kinh nghiệm của các quốc gia châu Âu

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu

Liên minh Châu Âu là một trong những khu vực tham gia và thực hiện đầu tiên các cam kết trong Nghị định thư Kyoto và các cam kết tại Hội nghị thượng định Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Điều này được thể hiện trong các chính sách, chiến lược phát triển của khối, điển hình như: Chiến lược Châu Âu tới năm 2020, EU theo đuổi chiến lược tăng trưởng xanh, gắn kết giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, thúc đẩy liên kết vùng luôn được xem là giải pháp quan trọng và được thể hiện trong một số chính sách:



Liên kết trong việc xây dựng chính sách bảo vệ môi trường: Chính sách bảo vệ môi trường của EU được ban hành từ năm 1990, với mục tiêu cơ bản là: “Thúc đẩy các biện pháp ở cấp độ toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề môi trường khu vực và toàn thế giới” và phương châm hành động là sử dụng cơ chế, chính sách, luật pháp không chỉ ở cấp khu vực mà còn kết hợp với các nước thứ ba, các tổ chức quốc tế nhằm đi đến thoả thuận, hiệp định mang tính toàn cầu với các chương trình hành động môi trường chung, như: tiêu chuẩn môi trường chung châu Âu. Chương trình này đã tác động mạnh đến chiến lược sản xuất của các quốc gia và các tập đoàn hướng đến mục tiêu giảm thiểu sự gia tăng phát thải khí nhà kính và suy thoái môi trường.

Chính sách liên kết khu vực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng tập trung vào những vấn đề: (i) Thiết lập cơ chế điều phối, giải quyết ở cả hai cấp độ khu vực và quốc tế về vấn đề giảm thiểu sự gia tăng phát thải khí nhà kính (KNK) ứng phó với BĐKH; (ii) Xây dựng chương trình giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông vận tải toàn khu vực; (iii) Cải cách chính sách năng lượng và chính sách thuế nhằm xanh hoá nền kinh tế; (iv) Liên kết trong việc cam kết cắt giảm khí nhà kính (KNK) và vận hành cơ chế mua bán phát thải (EU-ETS) và cơ chế phát triển sạch (CDM), Liên minh Châu ÂU và Trung Quốc đã cùng nhau hợp tác và triển khai 3 dự án: Dự án “Cơ chế hỗ trợ phát triển sạch CDM- The EU-China” Dự án với mục đích tăng cường sự hiểu biết của người dân, doanh nghiệp hai bên cũng như những nhà hoạh định chính sách Trung Quốc, với nguồn ngân sách 2,8 triệu Euro. Dự án: Chương trình môi trường và năng lượng EU-Trung Quốc, Dự án: Hợp tác nghiên cứu thu giữ khí các bon EU-China; (v) Thực hiện trách nhiệm toàn cầu trong ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường.

Đánh giá về liên kết trong thích ứng với biến đổi khí hậu ở Liên minh Châu Âu: Một cuộc điều tra đánh giá về cơ chế phối hợp theo chiều ngang ở các nước EU cho thấy: Đức, với việc thành lập nhóm công tác liên bộ ở cấp liên bang với đại diện đến từ các bộ thuộc liên bang (tổ chức họp từ hai đến bốn lần trong năm) được đánh giá là cơ chế phối hợp hiệu quả nhất theo chiều ngang; Hà Lan, với cơ chế điều phối ở cấp quốc gia trong Chương trình Delta, với sự tham gia của tất cả các bộ và vai trò điều phối là Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường được đánh giá là cơ chế hợp tác theo chiều ngang có hiệu quả trung bình. Đánh giá về cơ chế phối hợp theo chiều dọc cho thấy Đức với việc thành lập nhóm công tác thuộc Hội nghị các Bộ trưởng về Môi trường, với sự tham gia của các bang trong quá trình làm việc (họp 2 lần/năm) được đánh giá là cơ chế phối hợp hiệu quả nhất. Hà Lan với sự cam kết tham gia mạnh mẽ của các cấp chính quyền và các tổ chức có liên quan được đánh giá là cơ chế hợp tác theo chiều dọc có hiệu quả trung bình.



1.4.2.2. Kinh nghiệm của Đức

Một bài học kinh nghiệm hay từ cơ chế hoạt động vùng của nước Đức, đó là vùng được thành lập trên cơ sở quy định của mỗi bang và người dân bầu ra đại diện của mình. Nhiệm vụ của hội đồng vùng là giải quyết các vấn đề mang tính liên vùng cấp địa phương thực hiện sẽ không hiệu quả như giao thông nội vùng,khuyến khích phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu… Theo đó, quy hoạch là một trong những công cụ quan trọng nhất cho việc liên kết giữa các địa phương trong quá trình phát triển nhằm đảm bảo tính thống nhất và sự phù hợp trong phát triển của toàn vùng dựa trên cơ sở khuôn khổ định hướng chung của quốc gia.



Group 4

Hình 1.4. Mô hình liên kết vùng ở CHLB Đức

Đức là quốc gia ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu so với quốc gia khác. Tuy nhiên, trước bối cảnh chung toàn cầu, Đức vẫn thực thi dự án “KLIMZUG - quản lí BĐKH các vùng trong tương lai” giai đoạn 5 năm từ năm 2008-2014, với mục tiêu xây dựng chiến lược có tính chất đổi mới cho việc thích ứng với BĐKH và thời tiết cực đoan ở 7 vùng của Đức. Những thay đổi mang tính dự đoán về khí hậu sẽ được tổng hợp và đưa vào trong quy hoạch và phát triển vùng.

Dự án đã xây dựng mạng lưới phát triển ở các vùng và sử dụng chúng như là một công cụ chính trong ứng phó với BĐKH. Mạng lưới hợp tác vùng quy tụ sức mạnh về khoa học, quy hoạch, kĩ thuật và quản lý của tất cả các bên có liên quan trong vùng và chủ động thiết lập phương pháp mới và hiện đại về quản lý BĐKH.

Trên cơ sở dự án, các vùng đã xây dựng chiến lược phù hợp với đặc thù của vùng theo tiếp cận tổng hợp và hợp tác để phát triển bền vững, như:



- KLIMZUG - NORD - Phương pháp chiến lược nhằm thích ứng với BĐKH ở vùng thủ phủ Hamburg. Các đối tác trong vùng thuộc các lĩnh vực nghiên cứu, kinh tế và hành chính cùng nhau xây dựng quy hoạch đến năm 2050. Những chủ đề chính được đề cập trong quy hoạch là quản lý cửa sông Elbe, phát triển không gian tổng hợp, bảo tồn thiên nhiên và quản trị một vùng năng động với dân số 4,3 triệu người.

- KLIMZUG Nordhessen - Mạng lưới liên ngành nhằm thích ứng với BĐKH trong mô hình khu vực Northern Hesse. Mục tiêu của KLIMZUG Nordhessen là nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược thích ứng vùng trong các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, giao thông, du lịch và y tế thông qua việc hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp địa phương, các nhà hoạch định chính sách, hành chính và xã hội dân sự. Các cán bộ về thích ứng với biến đổi khí hậu, các nhà quản lý, và các viện nghiên cứu đã chứng tỏ mối liên hệ giữa nghiên cứu và thực tiễn, do vậy đảm bảo tính bền vững của dự án và việc quản trị một cách hiệu quả.

- REGKLAM - xây dựng và thử nghiệm Chương trình tổng hợp về thích ứng với BĐKH vùng trong mô hình vùng Dresden. Mục tiêu của REGKLAM là xây dựng một chương trình tổng hợp về thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm các khu định cư và cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống nước trong vùng và nông lâm nghiệp; củng cố mạng lưới các bên có liên quan trong vùng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

1.4.2.3. Kinh nghiệm của Hà Lan

Liên kết vùng trong quản lý tài nguyên nước - giải pháp nhằm giảm thiểu suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Kinh nghiệm tốt trong xây dựng cơ chế quản lý liên quốc gia, liên vùng và lưu vực sông.

Lưu vực sông Ranh dài khoảng 1.326 km, kéo dài từ núi Alps đến biển Bắc, chảy qua các nước Thụy Sĩ, Hà Lan, Đức và Pháp. Trong quá trình phát triển kinh tế, lưu vực sông đã trở thành nơi chứa chất thải của nhiều cơ sở kinh tế nằm dọc hai bên, nồng độ ô nhiễm đã vượt chỉ tiêu cho phép, đặc biệt là clorua. Kết quả là 65% nhu cầu sử dụng nước của Hà Lan bị ảnh hưởng. Để đòi hỏi tính công bằng cho mình, Chính phủ và người dân Hà Lan đã nỗ lực theo đuổi các cuộc đàm phán và các vụ kiện trong 73 năm, cuối cùng vấn đề cũng được giải quyết bằng cam kết sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường giữa các quốc gia ở thượng lưu và hạ lưu. Từ kinh nghiệm này, có thể rút ra các bài học: (i) Các bên đều tình nguyện chấp nhận quyền lợi của bên kia một cách hợp pháp; (ii) Bên hạ lưu cần đưa ra các lập luận thuyết phục dựa trên các chứng cứ khoa học và các tiêu chuẩn đặt ra; (iii) Các nghiên cứu chung của các tổ chức quốc tế về lưu vực sông đóng góp cho sự hiểu biết về vị trí giữa các nước thượng lưu và hạ lưu, và các tổ chức quốc tế này có chức năng phục vụ như là diễn đàn chính thống cho việc đàm phán giữa các bên; (iv) Cơ chế chia sẻ chi phí mặc dù vi phạm nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền”, nhưng ở khía cạnh khác nó gây sức ép cho các nước vùng thượng lưu cần chú ý hơn đến lợi ích của các nước vùng hạ lưu; (v) Việc đệ đơn lên tòa án quốc tế sẽ chỉ là lựa chọn của các nước vùng hạ lưu nếu họ có các chứng cứ thuyết phục; (vi) Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng lớn đến các chương trình nghị sự liên chính phủ.

1.4.2.4. Kinh nghiệm của Pháp

Tổ chức thể chế của nước Pháp gồm các cấp: Quốc gia - Vùng - Tỉnh - Quận (huyện) - Tổng và Xã. Ở cấp vùng, có hội đồng vùng được bầu theo phổ thông đầu phiếu trực tiếp, gồm nhiều hội đồng tư vấn có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, hội đồng tư vấn về phát triển vùng có chức năng:

+ Cụ thể hóa chiến lược phát triển quốc gia để xây dựng định hướng phát triển, quy hoạch và kế hoạch phát triển (KHPT) vùng cũng như định hướng chung về khai thác huy động nguồn lực trên vùng;

+ Tư vấn và triển khai tổ chức thực hiện các quy hoạch và KHPT vùng;

+ Tư vấn xây dựng hệ thống chính sách vùng, cụ thể hóa hoặc nghiên cứu, hình thành cơ chế thực hiện các chính sách quốc gia có liên quan đến phát triển vùng.

Như vậy, Hội đồng tư vấn phát triển vùng ở Pháp là một cơ quan được thành lập theo một cơ chế mềm với chức năng chính là giải quyết các hoạt động KTXH trên địa bàn vùng mà chính phủ quốc gia hay chính quyền vùng không có khả năng thực hiện. Đây cũng là một mô hình nên học tập trong quản lý các VKTTĐ ở Việt Nam, vì hiện nay, trên vùng, chúng ta chưa có các cơ quan trực tiếp tổ chức phối hợp hoạt động KTXH, chưa có cơ quan lập kế hoạch vùng, triển khai các chính sách có liên quan đến phát triển hoặc phối hợp liên kết các địa phương trên địa bàn vùng thực hiện mục tiêu phát triển, vì thế hạn chế phát huy ưu thế của liên kết vùng.

1.4.3. Kinh nghiệm của Nam Phi

Nam Phi đã công bố sách trắng về ứng phó với biến đổi khí hậu vào tháng 10/2011. Văn bản này, đã đưa ra một lộ trình rõ ràng về ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới một nền kinh tế xanh với tầm nhìn dài hạn. Trong đó, Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu là cơ quan chỉ đạo mọi hoạt động.

Mục tiêu của ứng phó với biến đổi khí hậu của Nam Phi bao gồm hai mục tiêu chính: (i) Quản lí một cách hiệu quả những tác động không thể tránh khỏi của BĐKH bằng các giải pháp can thiệp tăng khả năng phục hồi nhanh nhất của vùng bị ảnh hưởng; (ii) Có trách nhiệm nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính (GHG) ở quy mô toàn cầu.

Trong khung thể chế về hợp tác thực hiện Chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu đã quy định khá chi tiết cơ cấu tổ chức và các cơ chế hợp tác của các bên có liên quan:

- Chính quyền trung ương đóng vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng cơ chế, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Ủy ban liên bộ về biến đổi khí hậu: nhằm đảm bảo việc điều phối và điều chỉnh các hoạt động có hiệu quả.



- Ủy ban liên chính quyền về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Committee on Climate Change- IGCCC): Ủy ban được thành lập để điều phối các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, cụ thể là điều phối hợp tác giữa các cơ quan cấp trung ương, các sở và chính quyền địa phương trên cơ sở quy định của Hiến pháp.

- Hội đồng quản lý thiên tai quốc gia (National Disaster Management Council): chịu trách nhiệm thi hành Khung quốc gia về quản lý rủi ro thảm họa và đảm bảo các chiến lược truyền thông hiệu quả để cảnh báo sớm cho các cộng đồng dễ bị tổn thương khi có các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt và hạn hán.

- Giám sát và đánh giá về các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của đất nước sẽ được thực hiện thông qua hệ thống giám sát trên cơ sở đánh giá tổng hợp các tác động đến tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường.

- Hợp tác giữa chính quyền cấp tỉnh và chính quyền địa phương: đảm bảo tăng cường sự phối hợp trong các cơ quan chính phủ và việc điều chỉnh chính sách. Hiệp hội chính quyền địa phươngNam Phi (SALGA) được giao hỗ trợ, tư vấn và đại diện cho chính quyền địa phương sẽ tham gia vào các hệ thống liên chính phủ và đảm bảo việc lồng ghép các hành động thích ứng và giảm thiểu tác động vào trong các Kế hoạch phát triển tổng hợp cũng như việc tăng quy mô nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH.

- Hợp tác với các bên liên quan: Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu Nam Phi (NCCC) đảm bảo sự tham vấn với các bên liên quan ở các lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và / hoặc tác động gây nên biến đổi khí hậu.

Có thể thấy, Nam Phi là một trong những quốc gia có năng lực đề xuất các giải pháp thích ứng với thiên tai và BĐKH. Tuy nhiên, khả năng thực thi còn hạn chế do thiếu sự liên kết phối hợp và năng lực xã hội. Bên cạnh đó, ở cấp địa phương nhiều cơ quan vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ về tác động của biến đổi khí hậu nên thực thi các chính sách về ứng phó còn hạn chế và khó khăn. Một số nguyên nhân dẫn tới sự bất cập này tại Nam Phi:

- Các chương trình BĐKH không trực tiếp giải quyết các nhu cầu phát triển cơ bản của con người;

- Khó khăn trong việc truyền tải thông tin về BĐKH đến cộng đồng và người dân. Các thông tin chỉ chia sẻ giữa các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, đồng thời chỉ chia sẻ các thông tin về các thỏa thuận và đàm phán quốc tế. Ngoài ra, nhân sự của Ủy ban quốc gia về BĐKH (NCCC) thường xuyên thay đổi, dẫn đến không nhất quán trong các khuyến nghị chính sách của Uỷ ban;

- Thiếu các nguồn lực, đặc biệt là tài chính để thúc đẩy nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tác động của BĐKH. Bởi ưu tiên hiện nay của Chính phủ là giải quyết vấn đề nghèo đói, bình đẳng xã hội và tiếp cận với cơ sở hạ tầng cơ bản.

Bảng 1.2. Tóm tắt các cơ chế, chiến lược, và chính sách của các nước nhằm thúc đẩy LKV trong ứng phó với BĐKH



Cơ chế, chính sách

Thái Lan

Philippine

Trung Quốc

Liên minh châu Âu

Nam Phi

Cơ chế, chính sách

- KH, Chiến lược QG về BĐKH

- BĐKH được đưa vào trong KH phát triển KT và XH lần thứ 11 (2012-2016);



- Đạo luật về BĐKH 2009

- Khung chiến lược quốc gia về BĐKH

- KH hành động QG và địa phương về BĐKH;


- Chương trình QG nhằm ứng phó với BĐKH (2013-2020);

- Xây dựng KH trung và dài hạn nhằm ứng phó với BĐKH ở cấp tỉnh



- Chiến lược châu Âu tới năm 2020

- Chính sách liên kết khu vực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu



Sách trắng về ứng phó quốc gia về BĐKH;


Xây dựng khung thể chế về hợp tác trong ứng phó với BĐKH

- Thành lập UB quốc gia về BĐKH (NCCC) năm 2007;

- Thành lập Cơ quan điều phối về BĐKH (ONEP);

- Sự hợp tác giữa các cơ quan làm về chính sách với các Bộ;

- Sự tham gia của các tổ chức tư nhân;



- Thành lập UB về BĐKH, 2009;

- Hợp tác theo chiều ngang (UB về BĐKH);

- Hợp tác theo chiều dọc: giữa chính quyền TW và các cơ quan chính quyền địa phương;


- T/ lập Nhóm lãnh đạo QG nhằm ứng phó với BĐKH năm 2007;

-Thành lập một bộ phận chuyên trách, chịu trách nhiệm tổ chức và điều phối công tác về BĐKH

- Thành lập UB để ứng phó với BĐKH cấp tỉnh;

- Xây dựng một cơ chế phối hợp liên ngành; hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang;

- Tăng cường sự tham gia của người dân và các doanh nghiệp.


- KLIMZUG - quản lí BĐKH các vùng trong tương lai của Đức

- Liên kết vùng trong quản lý tài nguyên nước ở Hà Lan

- Cơ quan quản lý cấp vùng ở Pháp


- Thành lập Ban Điều phối quốc gia;

- Hợp tác trong các hoạt động thích ứng và giảm thiểu rủi ro

- Hợp tác theo chiều dọc: hợp tác giữa cơ quan cấp trung ương, các sở và chính quyền địa phương; Hợp tác giữa chính quyền cấp tỉnh và chính quyền địa phương;

- Hợp tác với các bên liên quan



Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương