Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2


(3) Các nghiên cứu về cơ chế chính sách liên kết vùng



tải về 5.97 Mb.
trang3/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28
(3) Các nghiên cứu về cơ chế chính sách liên kết vùng

Trong báo cáo phát triển thế giới năm 2009: “Tái định dạng địa kinh tế”, của Ngân hàng thế giới. Báo cáo đã đưa ra cách tiếp cận mới về cơ chế, chính sách phát triển vùng và liên kết vùng, Chính phủ các nước khi xây dựng chính sách phát triển vùng và liên kết vùng cần lưu ý các vấn đề sau: (i) Mật độ cao- sự tăng trưởng gắn liền với sự tích tụ, tập trung của các thành phố; (ii) Khoảng cách ngắn hơn- tạo điều kiện để lao động và các doanh nghiệp di cư lại gần những nơi có mật độ cao; (iii) Ít sự chia cắt. Trong 3 khía cạnh địa kinh tế cần quan tâm là: mật độ, khoảng cách và sự chia cắt. Ba tuyến vấn đề cần đặc biệt lưu lý trong chính sách phát triển vùng và liên kết vùng cần quan tâm: đô thị hoá; phát triển lãnh thổ; hội nhập vùng (Hợp tác về thể chế, liên kết về cở sở hạ tầng khu vực, các cơ chế khuyến khích điều phối tất cả các bên liên quan).

Ngoài ra, lý thuyết về Địa kinh tế mới của Paul Krugman (1991) đã chỉ rõ tầm quan trọng của tính liên kết trong phát triển vùng- cơ sở quan trọng để tích hợp và tranh thủ các nguồn lực đặc biệt là ngoại lực. Vấn đề chính của thuyết này là cần xác định “cực tăng trưởng”- nơi có vai trò thu hút và tạo sức kéo, sức đẩy cho các khu vực lân cận.

Những tài liệu trên đã tập trung phân tích cơ sở khoa học về vùng và liên kết vùng, cơ chế, chính sách, các hình thức, phương thức liên kết vùng (công nghiệp-nông nghiệp; đô thị-nông thôn; liên kết doanh nghiệp; liên kết xã hội, liên kết bảo vệ môi trường sinh thái..). Tuy nhiên, vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu chưa được các tác giả đề cập, quan tâm nghiên cứu.

Nhóm 2: Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu

Ngay từ thập niên 1980, vấn đề biến đổi khí hậu, đã được các tổ chức khoa học và các nhà khoa học nghiên cứu, theo dõi khá chặt chẽ và nghiêm túc với nhận thức đây là một vấn đề lớn, hệ trọng đối với tương lai của nhân loại. Năm 1979, hội thảo đầu tiên về: “Khí hậu toàn cầu" do WMO tổ chức đã chỉ ra rằng, việc tiếp tục mở rộng các hoạt động của con người trên hành tinh có thể gây ra những tác động lớn tới khí hậu". Năm 1985, tại Villach (Áo), UNEP, WMO và ICSU đồng tổ chức hội thảo về “Đánh giá vai trò của CO2 và các khí nhà kính khác trong BĐKH và các tác động liên đới”.

Tiếp sau đó, các quốc gia trên thế giới đã thực sự quan tâm đến vấn đề nóng bỏng này. Năm 1988, UNEP và WMO thành lập Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) nhằm đưa ra các khuyến nghị khoa học độc lập về vấn đề BĐKH; Năm 1990, tại Sundvall (Thuỵ Điển), Báo cáo đầu tiên của IPCC đã được sử dụng làm cơ sở dự thảo Hiệp định khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC). Hiệp định này đã được thông qua năm 1992; Năm 1997, việc thi hành UNFCCC theo Nghị định thư Kyoto đã được thông qua và có hiệu lực vào năm 2005.

Cuốn sách “The regional impacts of Climate Change: An assessment of Vulnerability” (1998) viết bởi Robert T. Watson, Marufu C.Zinyowera, Richard H.Moss đã cung cấp cơ sở thông tin khoa học cho các nhà hoạch định chính sách về những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái, nguồn nước, sản lượng lương thực, sức khỏe con người và những nguồn tài nguyên khác cho 10 vùng toàn cầu. Các tác giả cũng chỉ rõ vai trò quan trọng của quản lý làm cho nhiều lĩnh vực nhanh đàn hồi hơn với những biến đổi hiện tại và vì vậy giúp một số ngành thích ứng với sự biến đổi khí hậu trong tương lai. Cuốn sách trở thành nguồn thông tin cơ bản về những khía cạnh có tính chất khu vực của BĐKH đối với những nhà hoạch định chính sách, những nhà nghiên cứu khoa học.



Cuốn sách: “The Impact of Climate Change on the United States Economy” do Mendelsohn Robert; Neumann, James E xuất bản năm 2004. Cuốn sách áp dụng phương pháp kinh tế mới để đánh giá những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên những khía cạnh tiềm tàng của nền kinh tế Mỹ như: nông nghiệp, gỗ, tài nguyên ven biển, tiêu dùng năng lượng, nghề cá và giải trí ngoài trời. Trong đó cũng đề cập đến một số lợi ích mà BĐKH có thể mang lại trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp trong khi đó năng lượng, cấu trúc ven biển và nguồn nước có thể bị tổn hại. Đây là một tham khảo cho những nhà kinh tế môi trường Mỹ cũng như các nhà kinh tế môi trường trên toàn thế giới;

Trong Báo cáo phát triển con người 2007/2008: “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách” của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (2008), đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI và những chấn động của biến đổi khí hậu đang gây tổn thương trong một thế giới bất bình đẳng, như các tổn thương về sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực, tổn thương và nguồn nước, tổn thương hệ sinh thái, gia tăng nghèo đói và di cư, gây tổn thương sức khoẻ; Đồng thời trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra những biện pháp về thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu như: Xác định các tiêu chí giảm nhẹ, đánh giá các bon, vai trò quản trị của Chính phủ và tầm quan trọng của hợp tác quốc tế.

Tiếp đó Báo cáo phát triển con người Châu Á-Thái Bình Dương năm 2011 của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc: “Một hành tinh để chia sẻ: Duy trì vững chắc tiến bộ về con người trong khí hậu đang biến đổi” đã khẳng định Châu Á-Thái Bình Dương không chỉ là khu vực có nhiều vùng lãnh thổ nhất trên thế giới dễ bị tổn thương trước khí hậu, mà còn là nơi sống của hàng triệu người dễ bị tổn thương nhất. Các hoạt động của con người với nhịp độ và quy mô chưa từng thấy, đã và đang biến đổi môi trường tự nhiên và góp phần làm BĐKH. Báo cáo đã chỉ ra các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH như: cư dân miền núi, cộng đồng ở châu thổ, người dân đảo, các dân tộc bản địa, người nghèo thành thị. BĐKH sẽ ảnh hưởng đến nhóm đối tượng này: tổn thương kinh tế, sức khoẻ, sinh kế bị đe doạ và đặc biệt là tạo nên luồng di cư. Trên cơ sở đó báo cáo đã xây dựng một lộ trình thích ứng với BĐKH như: Hướng tới tiến trình các-bon thấp hơn trong sản xuất công nghiệp; các cơ hội xanh hơn trong nông nghiệp, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao sức dẻo dai của nông thôn…

Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2009 của UNFPA: “Đối phó với một thế giới đang biến đổi: Phụ nữ, dân số và khí hậu”. Báo cáo cho thấy BĐKH không chỉ là vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả hay khí thải các-bon công nghiệp nữa, mà nó còn là vấn đề biến động dân số, nghèo và bình đẳng giới. Báo cáo đã phân tích mối quan hệ giữa BĐKH và sinh kế, sức khoẻ, và những triển vọng về bình đẳng giới. BĐKH toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng dễ bị tổn thương: phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người già, người khuyết tật, dân tộc thiểu số.

Báo cáo của OECD (2008): “Năng lực cạnh tranh của các thành phố và biến đổi khí hậu”. Trong bối cảnh BĐKH, tính cạnh tranh của các thành phố trong một vùng, một quốc gia và trên phạm vi quốc tế có thể thay đổi vì những thông số môi trường đều ảnh hưởng đến hoạt động của thành phố và những tác động lớn hơn mang tính toàn cầu và như quá trình sản xuất, tiêu thụ, năng lượng…Báo cáo đã phác hoạ những vấn đề của các đô thị trong BĐKH: (i) Mối quan hệ giữa các thành phố và BĐKH; (ii) Tác động của BĐKH tới phát triển đô thị; (iii) Gợi ý những chính sách đô thị nhằm ứng phó với BĐKH, trong đó nhấn mạnh vấn đề liên kết đô thị, chia sẽ thông tin, nguồn lực…để thích ứng với BĐKH.

Ngân hàng thế giới (2010): “Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”, nghiên cứu đã phân tích (i) Tác động của BĐKH đối với các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học, tác động lên cộng đồng dân cư, sinh kế; (ii) Vai trò của các hệ sinh thái tự nhiên và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; (iii) Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, giảm tính dễ bị tổn thương; (iv) Thực thi cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để giải quyết các vấn đề BĐKH.

Nhìn chung, những nghiên cứu trên đây đã cho thấy tác động của BĐKH đến các khu vực, các quốc gia trên thế giới và nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên vấn đề liên kết toàn cầu, khu vực và các vùng trong quốc gia để ứng phó với BĐKH chưa được nghiên cứu nhiều.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

(1) Các nghiên cứu về phát triển vùng và chính sách phát triển vùng trong phát triển kinh tế-xã hội

th i rằng nghiên cu khoa học vùng Việt Nam đã được quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, nhng nghiên cu mang tính lý luận cao vliên kết vùng trong phát triển chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là nhng nghiên cu bài bản mang tính học thuật v thc tiễn liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù đã có những bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học,phânch thc tiễn liên kết vùng ở Việt Nam dưới các c nhìn khác nhau.



Dương Bá Phượng (2011): “Phát triển bền vững vùng Trung Bộ: Thực trạng, vấn đề và giải pháp”, cuốn sách đã đề cập đến bốn vấn đề: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững vùng lãnh thổ; Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồn lực con người và môi trường theo hướng bền vững vùng Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2010; Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế trong nước và trên cơ sở đó xây dựng quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển bền vững; đưa ra các giải pháp phát triển mạnh, bền vững vùng Trung Bộ giai đoạn 2011 – 2020.

Nguyễn Văn Nam (2011): “Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam”, cuốn sách đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng tác động cũng như định hướng hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam.

Lê Thanh Tùng (2010): “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách phát triển vùng ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Nghiên cứu trên đã tập trung phân tích: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển vùng; Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển vùng; Thực trạng quá trình xây dựng và thực hiện chính sách vùng ở Việt Nam trong 20 năm qua; Định hướng một số chính sách phát triển vùng ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020.



Trong nghiên cu v mi quan h phân công, hợp tác địa phương và liên kết ngành công nghiệp chế biến với vùng nông nghiệp Tây Nguyên, nhóm nghiên cu Viện Kinh tế Việt Nam trong khuôn kh d án nghiên cu do UNDP h trợ với ch đĐánh giá thực trạng phát triển kinh tế - hội tỉnh Tây Ngun,p phần xây dựng chiến lưc phát triển vùng giai đoạn 2011 - 2020 đã ch rõ, chế biến nông sản là mt khâu quan trọng trong việc thúc đẩy các liên kết th trưng, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp theo hưng chất lưng cao, phù hợp với yêu cầu thtrưng trong và ngoài nước. Tuy nhiên trên thc tế, liên kết nông nghiệp chưa tạo thành liên kết chuỗi ngành hàng. Nhiều khi giá thế giới vhàng nông sản xuất khẩu như cao su, phê giảm thì doanh nghiệp chế biến đang b rơi nông dân. Doanh nghiệp chế biến chưa đảm nhận nhiều chc năng như trc tiếp xuất khẩu nông sn, duy t th trưng truyền thống, m kiếm th trưng với nhng sản phẩm chế biến mi, va phối hợp với các Viện khoa học, các trưng đại học, và các công ty cung ng và các t chc sản xuất (h nông dân, hợp tác xã…) hình thành vùng nguyên liệu tập trung và liên kết 4 nhà mt cách chặt ch nhằm h trợ nông dân phát trin. Nguyên nhân ca thc tiễn được phân ch, lý giải trên hai khía cạnh: i) trình đ tập trung công nghiệp ca vùng khá hạn chế do khi quy hoạch phát triển không chú ý đến quy mô kinh tế và quy hoạch không gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến; ii) các địa phương không cùng nhau thảo luận các giải pháp phối hp, liên kết xây dng và nâng cấp chuỗi giá trị hàng nông sản ca vùng. Hiện nay địa phương nào mnh, địa phương ấy làm. Trong điều kiện phân cấp khá triệt đ cho địa phương đã tạo cho địa phương quyền t ch lớn trong quyết định đầu tư địa phương mình và ít chú ý đến địa phương khác.

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2011): “Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam”, NXB Thế giới. Cuốn sách được xuất bản trên cơ sở 39 bài viết của hội thảo, các bài viết tập trung phân tích cở sở lý luận về phân vùng và phát triển vùng; thực tiễn phát triển vùng ở Việt Nam.



(2) Các nghiên cứu về liên kết phát triển vùng

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2011): “Báo cáo khảo sát liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng ở Cộng hoà Liên bang Đức”, báo cáo đã tập trung phân tích cơ sở khoa học cho phát triển vùng ở Đức; Thực tiễn phối hợp giữa các địa phương trong phát triển vùng ở Đức (mục tiêu, phương thức, hình thức, vai trò của liên kết). Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chính sách phát triển vùng ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, vấn đề liên kết vùng cũng đã được đề cập trên các tạp chí khoa học, các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, diễn đàn xúc tiến đầu tư: Hội thảo về “Hợp tác kinh tế khu vực miền Trung-Tây Nguyên” (2001); Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng tổ chức tọa đàm trực tuyến “Các tỉnh duyên hải miền Trung liên kết cùng phát triển” (2012)…

Lê Thế Giới (2008): “Xây dựng mô hình hợp tác và liên kết vùng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2(25)/2008. Tác giả đã chỉ ra rằng muốn xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành vùng kinh tế phát triển năng động, với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, thì cần phải tăng cường liên kết nội vùng và liên kết liên vùng. Sự liên kết chỉ đạt hiệu quả cao khi xây dựng cơ chế chính sách liên kết cần phải dựa trên lợi thế so sánh của từng địa phương, và vùng lãnh thổ: đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của vùng; những hạn chế của từng địa phương.

Viện Nghiên cứu phát triển (2011): “Nghiên cứu cơ chế liên kết kinh tế giữa Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh”, báo cáo đã tập trung phân tích: khái niệm liên kết kinh tế, đặc điểm, vai trò; Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2010; Trên cơ sở đó xây dựng đề xuất tổng thể các chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giai đoạn 2011-2020, với các chiều cạnh khác nhau.

Trương Bá Thanh (2009), đã tập trung luận giải mối liên kết kinh tế “Liên kết kinh tế là một trong những hình thức liên kết ở trình độ cao của con người, trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Liên kết kinh tế đã xuất hiện từ lâu, xã hội càng phát triển thì trình độ hợp tác của con người ngày càng được nâng cao và chuyển hoá thành các hình thức liên kết và đa dạng”. Liên kết kinh tế thể hiện ở nhiều cấp độ: liên kết trên bình diện quốc tế, quốc gia (vĩ mô); Liên kết ở cấp độ ngành và doanh nghiệp (vi mô). Liên kết ở nhiều chiều cạnh khác nhau: liên kết ngang, liên kết dọc, liên kết hình sao..Và liên kết sẽ mang lại những lợi ích cơ bản sau: (1) Tiết kiệm nguồn lực, giảm chi phí; (2) Tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng ưu thế riêng biệt; (3) Tăng quy mô hoạt động; (4) Giảm thiểu rủi ro thông qua chia sẻ trách nhiệm và lợi ích giữa các bên.

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng (2011), đưa ra quan điểm liên kết vùng hoặc hội nhập vùng không thể chỉ là kết quả của một quyết định pháp lý, cho dù điều đó là hết sức quan trọng. Tính quyết định của sự liên kết này nằm ở sự liên kết thực tế dựa trên 3 sự kết nối chủ yếu: a) kết nối về hạ tầng (cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm); b) kết nối doanh nghiệp dựa trên mạng sản xuất và chuỗi giá trị; c) kết nối về thể chế và chính sách mà quan trọng nhất chính là cơ chế phối hợp chính sách. Nói cách khác, liên kết vùng chỉ có thể có hiệu quả, nếu bản thân quá trình này đạt được sự tương tác hài hoà giữa liên kết danh nghĩa, pháp lý với liên kết thực tế. Thực tiễn phát triển ở EU và Đông Á đã chỉ rõ điều này, nhất là khi chu chuyển thương mại và đầu tư nội vùng, nội khu vực chiếm tới 50 - 60% tổng khối lượng thương mại và đầu tư của các khu vực này. Ở Việt Nam chúng ta đã có quyết định về thành lập 4 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc bộ, miền Trung, phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long), những tiền đề về 3 kết nối nói trên đã bước đầu được thiết lập nhưng vẫn là chưa đủ, chưa đồng bộ; doanh nghiệp còn nhỏ yếu và rời rạc; hệ thống quản trị và phối hợp chính sách vùng chưa xuất phát hoàn toàn từ thực tế phát triển. Do vậy, cần xác định đúng nhiệm vụ đẩy mạnh liên kết vùng theo chuẩn mực quốc tế và luôn cập nhật với các thay đổi nhanh, mạnh của bối cảnh quốc tế và khu vực. Cần có sự tham vấn nhiều hơn kinh nghiệm phát triển vùng, nhất là ở những vùng đã và đang trở thành vùng động lực, mang lại hiệu ứng lan tỏa rộng trong các nền kinh tế của Đông Á, ASEAN và Trung Quốc.

Mặt khác, trong những năm gần đây, vấn đề liên kết vùng trong phát triển đang là mối quan tâm của nhiều Bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt là, liên kết vùng trong phát triển kinh tế đang ngày càng được quan tâm. Để tạo bước đột phá trong phát triển vùng ĐBSCL theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết 26-NQ/TW), Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với lãnh đạo 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả Miền Nam xây dựng chương trình liên kết vùng và liên kết “4 nhà” với 5 dự án: Dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vùng ĐBSCL; Dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả vùng ĐBSCL; Dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy sản (cá da trơn và tôm) vùng ĐBSCL; Dự án đào tạo nghề nông dân để tham gia thực hiện các dự án trên, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Dự án về cơ chế, tổ chức và chính sách liên kết vùng và liên kết “4 nhà” để thực hiện 4 dự án trên. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự cần thiết và ý nghĩa của liên kết vùng trong phát triển kinh tế- xã hội đặc biệt là phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long1.

Ban Chỉ đạo vùng Tây Bắc cho rằng cần có sự liên kết vùng trong phát triển kinh tế- xã hội2. Đó cũng là kinh nghiệm của các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ trong việc thực hiện chương trình “Du lịch về cội nguồn”. Trong 4 năm cùng phối hợp chương trình này, ngành Du lịch 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ đã đón và phục vụ trên 10 triệu lượt khách, doanh thu đạt trên 1.000 tỷ đồng, thu hút trên 2.000 tỷ đồng đầu tư vào du lịch3.



Nhóm 2: Các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Trước những biểu hiện về biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, các nghiên cứu về thiên tai và biến đổi khí hậu đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước.



Trong báo cáo: “Biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia”, Nguyễn Đình Hoè và Nguyễn Ngọc Sinh cho rằng có 4 đe dọa của BĐKH đối với an ninh quốc gia, đó là: (1) Thiếu nước và tranh chấp nguồn nước tại các dòng sông xuyên biên giới; (2) Giảm năng suất nông nghiệp, biến động dịch bệnh, nghèo đói và mất ổn định xã hội; (3) Tị nạn môi trường trong nước và quốc tế; (4) Sự xâm nhập của các sinh vật lạ.

Võ Quý (2008) trong “Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học”, đã chỉ rõ BĐKH có thể gây hại trầm trọng cho đa dạng sinh học của Việt Nam. Ông cho rằng tại 2 vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng và đất ven biển sẽ chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất. Khi nước biển dâng cao, khoảng 50% các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng. Nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, tiêu diệt nhiều loài sinh vật nước ngọt; 36 khu bảo tồn trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diện tích bị ngập. Hệ sinh thái rạn san hô bị suy thoái nghiêm trọng. Những tác động này trên thực tế sẽ nhanh hơn vì hiện nay các hệ sinh thái của chúng ta đang bị suy thoái.

Trong báo cáo: “Biến đổi khí hậu và nông nghiệp bền vững, an toàn lương thực”, Lê Văn Khoa (2008) cho rằng các vùng đất dốc trên cả nước sẽ có nguy cơ bị xói mòn nặng nề, độ phì nhiêu suy giảm thậm chí mất khả năng sản xuất. BĐKH làm tăng nguy cơ sâu bệnh và do đó tăng lượng hoá chất bảo vệ thực vật được dùng trong nông nghiệp, từ đó gây ra hệ luỵ ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm.

Nguyễn Đức Ngữ (2008) trong nghiên cứu: Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hoá cho rằng BĐKH kéo theo hiện tượng El-Nino làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn ngay trong thời gian El-Nino. Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên.

Nguyễn Văn Thắng-Trần Thục-Nguyễn Trọng Hiệu (2010) trong nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” đã tập trung phân tích: (i) Biến đổi khí hậu và các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu; (ii) Tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu; (iii) Hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu; (iv) Các biểu hiện và kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam; (v) Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam (tác động đến tài nguyên, môi trường; tính dễ bị tổn thương của các lĩnh vực kinh tế-xã hội và các vùng khí hậu do tác động của BĐKH; (vi) Tác động của BĐKH đến kinh tế-xã hội; (vii) Tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng ở Việt Nam; (viii) Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số nhóm chiến lược thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH ở Việt Nam.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), “Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam”. Báo cáo đã đề cập đến (i) Vốn sinh kế và sự thay đổi vốn sinh kế, vốn xã hội ở khu vực nông thôn miền Trung ; (ii) Vai trò của thể chế, quản trị trong việc nâng cao vốn sinh kế của cộng đồng ; (iii) Nhận thức của người dân về tác động của biến đổi khí hậu, rủi ro sinh kế và thích ứng hiện tại của người dân địa phương. (iv) Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị cho địa phương.

Viện Khoa học Lao động và xã hội (2011), đã thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá và dự báo những tác động của BĐKH đến vấn đề lao động, việc làm và các vấn đề xã hội”, nghiên cứu đã làm rõ những tác động của BĐKH đến lao động, việc làm, nghèo đói. Phát triển lý luận và phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến lao động, việc làm, nghèo đói cũng như xu hướng ảnh hưởng của BĐKH đến lao động và việc làm ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm giảm thiểu và ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực này.

Trần Thanh Xuân - Trần Thục - Hoàng Minh Tuyển (2011), trong nghiên cứu: “Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt Nam”. Nhóm tác giả đã phân tích các tác động của BĐKH đến dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, lưu lượng đỉnh lũ, dòng chảy mùa cạn, xâm nhập mặn, tác động đến lũ lụt, ngập lụt và tác động đến sản lượng thủy điện; đồng thời đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước ở Việt Nam và cơ sở khoa học xây dựng chiến lược ứng phó với khí hậu trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Trần Thục - Huỳnh Thị Lan Hương - Đào Mai Trang (2012): “Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. Cuốn sách đã đề cập đến các nội dung sau: (i) Khái quát về BĐKH ở Việt Nam; (ii) Khái niệm về tích hợp biến đổi khí hậu (định nghĩa tích hợp, sự cần thiết phải tích hợp BĐKH, thực trạng tích hợp BĐKH ở Việt Nam, những lợi ích và rào cản trong tích hợp vấn đề BĐKH trong lập quy hoạch kế hoạch phát triển); (iii) Một số vấn đề tích hợp BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội: các nguyên tắc khi tiến hành tích hợp; các hoạt động hỗ trợ tích hợp (tăng cường năng lực thể chế và nguồn lực, tăng cường sự hợp tác giữa các bộ/ngành, xác định cơ quan tích hợp, chia sẻ thông tin, mối quan hệ cam kết); các bước tích hợp vấn đề BĐKH; (iv) Quy trình tích hợp vấn đề BĐKH trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.



Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu “Phòng ngừa thảm hoạ liên quan đến biến đổi khí hậu”, với nội dung: (i) Chuẩn bị năng lực cho người dân dễ bị tổn thương nhất trong khu vực thiên tai do BĐKH; (ii) Ứng phó và thích ứng với thiên tai.

Trong báo cáo “Việt Nam: Biến đổi khí hậu và sự thích ứng của người nghèo” (2008) của tổ chức Oxfam nghiên cứu một sự thích nghi với biến đổi khí hậu tòan cầu của người nghèo Việt Nam, nghiên cứu trường hợp điển hình ở Bến Tre và Quảng Trị cũng đã đưa ra được kết quả khảo sát về nhận thức của người nghèo đối với biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu.

Tổ chức Action Aid quốc tế tại Việt Nam (AAV) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường (CRES) giới thiệu báo cáo mới nhất về biến đổi khí hậu có tên gọi là “Những tổn thất và thiệt hại - Tác động của biến đổi khí hậu đến người nghèo tại Việt Nam và ứng phó của họ”. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) và huyện Năm Căn (Cà Mau) từ tháng 7 đến 10-2010. Nghiên cứu cho thấy, những hiện tượng bất thường do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra đã làm tăng thêm chi phí sản xuất, giảm sút năng suất, giảm thu nhập của người dân và làm suy giảm nghề sản xuất muối ở Lộc Hà. Những tác động bất lợi tương tự cũng được ghi nhận đối với nông dân làm nghề nuôi tôm ở Năm Căn. Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam cho biết, báo cáo được coi là tài liệu tham khảo và sử dụng trong các diễn đàn quốc tế nhằm kêu gọi đóng góp tài chính từ các nước phát triển để giúp các quốc gia nghèo khắc phục thiệt hại và tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, D án Đói nghèo Môi trưng (PEP) do UNDP/DFID (2008): “Người nghèo và sự thích ứng với biến đổi khí hậu- Nghiên cứu tại 4 xã ở Hà Tĩnh và Ninh Thuận”. Báo cáo đã đưa ra một đánh giá của sự thích ứng sinh kế và các phương án ứng phó tại hai huyện nghèo ven biển chịu tổn thương rất mạnh với các thiên tai có nguồn gốc từ khí hậu. Thông qua các nghiên cứu thí điểm, một loạt các phương án được dựa trên sự phát triển sinh kế bền vững sẽ được xác định và đề xuất cho 4 xã trong khu vực nghiên cứu để ứng phó hoặc giảm nhẹ tác động của BĐKH qua các thiên tai có liên quan.

Nguyễn Song Tùng - Phạm Thị Trầm: Nghiên cứu dự báo tác động biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 và đề ra giải pháp ứng phó nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, 2009-2010). Nghiên cứu trên đã đánh giá một cách khái quát tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường ở Việt Nam, trong đó đi sâu phân tích tác động của thiên tai và thời tiết cực đoan tới các vấn đề xã hội (nghèo đói, thu nhập, việc làm, y tế, giáo dục..) và các đối tượng dễ bị tổn thương (cộng đồng nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ, người già, trẻ em).

Báo cáo thường niên năm 2010: “Tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đến nông nghiệp nông thôn và giải pháp thích ứng”, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững. Báo cáo đã tập trung phân tích tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai tới nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến ảnh hưởng của của thiên tai tới nhóm người nghèo và cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi.

Phạm Thị Trầm - Nguyễn Thị Bích Hà: “Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực thích ứng và chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu trên các vùng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, năm 2011-2012) đã nhận diện các tác động của thiên tai trên các vùng lãnh thổ ở Việt Nam, trên cơ sở đó rà soát các cơ chế chính sách hỗ trợ cho các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất các chính sách cơ bản nhằm nâng cao năng lực thích ứng và chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cho các vùng, lãnh thổ ở Việt Nam.

Mai Thanh Sơn - Phùng Đình Tùng (2011): “Biến đổi khí hậu-Tác động và khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách: Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc”. Nghiên cứu đã tập trung đánh giá một số biểu hiện của biến đổi thời tiết và thiên tai ở khu vực miền núi phía Bắc và những ảnh hưởng của thiên tai đến các hoạt động sản xuất, đến đồng bào dân tộc thiểu số, đến các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Mặt khác, nghiên cứu cũng phân tích các sáng kiến của cộng đồng, các tri thức bản địa để ứng phó với thiên tai. Bên cạnh đó cũng đi sâu vào đánh giá các chính sách hỗ trợ cho dân tộc thiểu số và phát hiện những “lỗ hổng” của các chính sách. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho việc sửa đổi các chính sách phù hợp hơn cho các nhóm đối tượng.

Trong thời gian vừa qua, các địa phương trên toàn quốc cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo và xây dựng chương trình ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hội thảo “Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đà Nẵng” (2010) đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng biến đổi khí hậu của thành phố Đà Nẵng, đây là cơ sở để Đà Nẵng bổ sung hoàn thiện chiến lược, triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Hội thảo “Chia sẻ các mô hình giảm nhẹ BĐKH dựa vào cộng đồng” (2011) đã trình bày những chia sẻ các mô hình theo các chủ đề như: Các giải pháp trong lĩnh vực năng lượng (Biogas, Bếp đun cải tiến, CDM/Dự án bơm nước không cần nhiên liệu), Các giải pháp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (biện pháp canh tác lúa cải tiến, phân viên dúi, phân vi sinh); Các giải pháp trong lĩnh vực truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi nhằm giảm nhẹ BĐKH trong trường học, cộng đồng đô thị, thanh niên,… Một số cuộc hội thảo về “Biến đổi khí hậu và vấn đề ngập lụt đô thị”, “Biến đổi khí hậu với đa dạng sinh học”, “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng”,… cũng đã đề cập đến tác động của biến đổi khí hậu và gợi ý một số giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới các vấn đề liên quan.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo quốc tế “Biến đổi khí hậu và cực trị khí hậu ở Việt Nam’’ với mục tiêu công bố các kết quả Báo cáo đặc biệt về quản trị rủi ro của các sự kiện cực đoan và thảm họa để tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu (SREX) của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), thảo luận về tác động của các cực đoan khí hậu gây ra đối với Việt Nam. Hội thảo đã tập trung thảo luận các vấn đề sau: (i) Tóm lược Báo cáo SREX và ý nghĩa của Báo cáo đối với khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là đối với Việt Nam. (ii) Chiến lược của Việt Nam về BĐKH trong bối cảnh thay đổi của các cực trị khí hậu ở Việt Nam; (iii) Giảm thiểu rủi ro thiên tai và phát triển nông thôn trong bối cảnh thay đổi các cực trị khí hậu ở Việt; (iv) Nhu cầu thích ứng với BĐKH của các ngành và phát triển đô thị trong bối cảnh thay đổi của các cực trị khí hậu ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu triển khai về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành như:

- Dự án “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Dự án do Viện Khí tượng, thuỷ văn và môi trường thực hiện với sự tài trợ của Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khí hậu Hà Lan (NCAP). Đây là một nghiên cứu thí điểm áp dụng, lồng ghép các thông tin về BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH cho một vùng cụ thể để có các giải pháp thích nghi với BĐKH. Dự án giúp những người làm chính sách và người dân địa phương đề xuất, lồng ghép các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển, làm giảm nhẹ tác động của thiên tai, duy trì và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, giảm khả năng bị tổn thương, cải thiện sinh kế cho nhân dân và chất lượng môi trường thiên nhiên.

- Dự án “Lợi ích của thích nghi với BĐKH từ các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn” do Viện Khí tượng, thuỷ văn và môi trường thực hiện từ 2006- 2008 với sự tài trợ của DANIDA Đan Mạch. Dự án được thực hiện với mục tiêu là điều tra và nghiên cứu các dự án thủy điện vừa và nhỏ để tận dụng được những lợi ích nhiều mặt của chúng đối với thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu cùng với phát triển nông thôn.

- Dự án “Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam do Viện Khí tượng, thuỷ văn và môi trường thực hiện với sự tài trợ của DANIDA Đan Mạch. Mục tiêu tổng quát của dự án tập trung chủ yếu vào việc giảm thiểu các tác động do nước biển dâng gây nên bởi BĐKH ở Việt Nam thông qua việc đề xuất các biện pháp thích ứng. Nâng cao hiểu biết về các phương pháp đối phó với thiên tai do BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam.

- Dự án Đánh giá sơ bộ tác động của nước biển dâng tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực Duyên hải miền trung, đồng bằng sông Cửu Long” do Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam và Viện Quy hoạch Thuỷ lợi Việt Nam thực hiện năm 2008 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết quả tính toán được dựa trên 2 kịch bản: nước biển dâng 0,69 cm và 1m. Kết quả cho thấy với cả 2 kịch bản, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và khu vực duyên hải miền trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ ngập lụt và xâm nhập mặn. Giải pháp thích ứng được đề xuất bao gồm xây dựng, kiên cố hoá các công trình đê sông, đê biển, các công trình ngăn mặn, trồng và phát triển rừng ngập mặn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vv. Tuy nhiên đây mới chỉ là các nghiên cứu bước đầu và chủ yếu mới tập trung vào tác động của nước biển dâng.

- Dự án “Tác động của BĐKH đối với Bà Rịa - Vũng Tàu và biện pháp thích ứng” do các cán bộ thuộc Trung tâm Phát triển xã hội và Môi trường vùng CERSED thực hiện đã tìm ra rằng, phần lớn các địa phương ở nước ta, nhất là các tỉnh ven biển trong đó có Bà Rịa-Vũng Tàu chưa nhận diện đầy đủ mối đe doạ của BĐKH. BĐKH chưa thực sự được tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch phát triển của tỉnh cũng như của các ngành, các địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề. Các quy hoạch ngành và địa phương vẫn tiếp tục đổ tiền của ra vùng đất thấp ven bờ, các khu đô thị mới, khu công nghiệp vẫn tiếp tục được đổ đất lấn biển mà không có quy hoạch thích hợp. Những ngành nhạy cảm và có nguy cơ chịu thiệt hại nặng nề do BĐKH như nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mặn - lợ, du lịch biển, công nghiệp, đô thị vùng bờ chưa tính kỹ tác động tiêu cực của BĐKH. Những tác động tiêu cực, dẫn đến nghèo đói gia tăng, tị nạn môi trường trên diện rộng, xung đột tranh chấp tài nguyên và đất sống, xung đột sinh thái cũng chưa được nghiên cứu dự báo.



Nhóm 3: Nghiên cứu vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu

Vấn đề liên kết vùng đã được đề cập đến trong Quyết định số 2139/QĐ-TTg, Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, ngày 5 tháng 12 năm 2011. Quyết định đã đề cập đến vấn đề liên kết ngành, liên vùng, kết hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương như sau: (i) Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu; (ii) Tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành về ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý các vấn đề biến đổi khí hậu từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, Chiến lược cũng mới chỉ dừng lại vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH ở hệ quan điểm, chứ chưa có một chương trình cụ thể.



Cuốn sách “Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” của Trần Thục - Huỳnh Thị Lan Hương - Đào Mai Trang (2012) đã bước đầu quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh mối quan hệ giữa các cam kết đa phương/khu vực về ứng phó với BĐKH. Ứng phó với BĐKH được thực hiện trong bối cảnh của các thoả thuận đa phương và khu vực. Tháng 12/1992 Việt Nam đã ký Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) và phê chuẩn ngày 19/11/1994. Tháng 11/1998, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Nghị định thư Kyoto và phê chuẩn vào tháng 2/2002. Tuy nhiên, các hoạt động ứng phó không chỉ giới hạn trong các thoả thuận đã ký về BĐKH và Nghị định thư Kyoto mà còn trong các thoả thuận môi trường khác. Như vậy, các hoạt động ứng phó tại cấp quốc gia và khu vực, quốc tế phải liên hệ chặt chẽ với nhau.

Lê Khắc Côi trong nghiên cứu “Rà soát các khung khổ chính sách nhằm thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu ở cấp Trung ương và 5 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng” (nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Biến đổi khí hậu và hệ sinh thái ven biển (CCCEP)” giữa Bộ NN &PTNT-GIZ). Tác giả đã rà soát các hệ thống chính sách ứng phó với BĐKH ở cấp Trung ương và 5 tỉnh: Hệ thống tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh; Hệ thống kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh; Lập kế hoạch ngân sách cho ứng phó với BĐKH; Cơ chế điều phối và phối hợp giữa quốc gia và tỉnh, giữa 5 tỉnh. Trên cơ sở phân tích tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau: (1) Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH nên được tích hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; (ii) Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh thông qua việc cùng nhau xây dựng và thực hiện các chương trình liên tỉnh ứng phó với BĐKH. Sự hình thành và phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với sông Mê Kông- nguồn nước và nguồn sống chung cho tất cả các tỉnh trong vùng. Những tác động đến sông, nguồn nước, đất đai, hệ sinh thái… ở mỗi tỉnh đều tác động đến tỉnh khác. Mặt khác tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ đến một tỉnh mà là tác động liên tỉnh. Do vậy, có thể nói, trên khía cạnh nào đó, BĐKH tạo ra cơ hội cho việc tăng cường hợp tác giữa các tỉnh thông qua việc cùng nhau xây dựng và thực hiện các chương trình liên tỉnh. Phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH, đó là con đường tốt nhất, hiệu quả nhất để ứng phó với BĐKH. Quá trình này có thể bắt đầu bằng xây dựng diễn đàn để (i) trao đổi thông tin, kinh nghiệm, các mối quan tâm, nhu cầu khả năng; (ii) chia sẻ những mối quan tâm chung; (iii) thảo luận những chương trình hợp tác tiềm năng; (iv) cơ chế hợp tác (v) cùng xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác liên tỉnh.



Hà Huy Ngọc - Ngô Vĩnh Bạch Dương, “Rà soát các hệ thống chia sẻ lợi ích nhằm thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu ở 5 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng” (Nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Biến đổi khí hậu và hệ sinh thái ven biển (CCCEP)” giữa Bộ NN &PTNT-GIZ). Sau khi phân tích tình hình kinh tế-xã hội 5 tỉnh và rà soát hệ thống chia sẻ lợi ích nhằm thích ứng với thiên tai và BĐKH ở 5 tỉnh, nhóm tác giả đã rút ra một số kết luận như sau: (i) UBND và sở, ban, ngành của 5 tỉnh chưa có sáng kiến trong liên kết vùng trong phát triển kinh tế và xúc tiến đầu tư; (ii) Trong khoảng 5 năm gần đây ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH đến đời sống, kinh tế-xã hội của người dân 5 tỉnh là rất lớn; (ii) Các giải pháp ứng phó với thiên tai, BĐKH chỉ được tiến hành đơn lẻ, trong nội bộ của từng tỉnh; (iv) Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đưa ra kiến nghị UBND và sở ban ngành của 5 tỉnh cần đưa ra những sáng kiến về liên kết vùng, hợp tác trong chia sẻ rủi ro và phân bổ lợi tích để ứng phó với thiên tai, BĐKH.

Bên cạnh đó vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH cũng đã được đề cập đến trong các Hội thảo, diễn đàn khoa học, như: Hội thảo “Khí hậu và môi trường sông Mekong” tại TPHCM tháng 4/2011, Hội thảo đã đề cập đến một số vấn đề như: Một trong những giải pháp trước mắt mà Việt Nam cần triển khai nhanh để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu chính là nâng cao khả năng liên kết giữa các vùng thuộc khu vực ĐBSCL. Sự liên kết vùng sẽ làm cho kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu giữa các vùng như tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau hay vựa lúa sông Tiền – sông Hậu… trở nên khả thi hơn. Trên nền tảng liên kết đó, từng vùng sẽ xây dựng phương thức sản xuất, nuôi trồng đặc thù phù hợp với đặc tính khí hậu, nguồn nước theo điều kiện sinh thái riêng.

Những công trình nghiên cứu, những hội thảo và dự án kể trên đã góp phần nhận diện các biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam, chỉ ra những tác động về nhiều mặt (kinh tế-xã hội-môi trường), tác động vùng miền của BĐKH dưới các góc nhìn khác nhau. Và các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH. Tuy nhiên, mới chỉ có một số nghiên cứu bước đầu đề cập vấn đề liên kết vùng (nội vùng và liên vùng) trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Qua tổng hợp khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH, cho thấy:

1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến một số nội dung cơ sở lý luận về vùng, chính sách phát triển vùng, liên kết vùng; Phân tích đánh giá biểu hiện của BĐKH và thiên tai, tác động của BĐKH đến kinh tế-xã hội và môi trường; Các giải pháp ứng phó với BĐKH và thiên tai được đề xuất, như: thể chế, nguồn lực, tài chính, giải pháp ứng phó của ngành, lĩnh vực..

2. Chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính lý luận cơ bản về cơ chế chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Đối với Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về BĐKH, các nghiên cứu đã tập trung làm rõ: các hiện tượng thiên tai, biểu hiện, nguyên nhân và tác động của nó tới cộng đồng, từ đó đề xuất giải pháp tổng thể. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu tổng kết các biểu hiện và tác động của BĐKH đến 6 vùng KTXH ở Việt Nam; Chưa có nghiên cứu sâu về liên kết vùng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH nói riêng; Chưa có nghiên cứu nào về cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này mang nhiều ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng ở Việt Nam; Và thực trạng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Đề xuất những giải pháp cơ chế, chính sách và chiến lược nhằm tăng cường liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Mục tiêu cụ thể:

1) Luận giải cơ sở khoa học về cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu;

2) Phân tích đánh giá biểu hiện của BĐKH ở các vùng của Việt Nam: Vùng trung du miền núi phía Bắc, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ, Vùng đồng bằng sông Cửu Long;

3) Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó với BĐKH mang tính chất vùng ở Việt Nam trong thời gian qua;

4) Đánh giá thực trạng, khả năng, thách thức và triển vọng liên kết vùng; chính sách, chiến lược thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ở nước ta;

5) Đề xuất được các quan điểm, định hướng, giải pháp về cơ chế, chính sách và chiến lược liên kết vùng trong việc ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học của các mối liên kết vùng, thực trạng liên kết và đề xuất các luận cứ nhằm xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và hiệu quả.



4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 6 vùng kinh tế - xã hội theo Nghị định số 92/NĐ-CP.

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cách tiếp cận


Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương