HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dâN ĐỒng dao và ca dao cho trẻ em sưu tầM, nghiên cứU, tuyển chọn nhà xuất bảN …



tải về 2.73 Mb.
trang1/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.73 Mb.
#1499
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18


HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM

NGUYỄN NGHĨA DÂN
ĐỒNG DAO VÀ CA DAO

CHO TRẺ EM

SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN

NHÀ XUẤT BẢN …..

20….
LỜI NÓI ĐẦU
Đồng Dao là một bộ phận quan trọng trong kho tàng thơ ca dân gian gồm những lời hát thường gắn liền với hoạt động vui chơi và trò chơi của trẻ em, giúp cho các em tiếp xúc môi trường thiên nhiên, xã hội, đời sống gần gũi quanh các em, đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những hiểu biết phù hợp với tâm lý trẻ lúc ấu thơ và suốt thời gian dài của tuổi vị thành niên, góp phần giáo dục các em thành những người lao động, người công dân có ích cho đất nước.

Ở nước ta, từ thế kỷ trước, một số nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đã chú ý sưu tầm đồng dao và đã có những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, so với việc sưu tầm nghiên cứu các thể loại khác của văn học dân gian thì những sưu tầm nghiên cứu đồng dao chưa nhiều.

Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền của trẻ em (20-11-1989), của Luật trẻ em (20-11-1989), của Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em (12-8-1991), Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn đến hoạt động vui chơi của trẻ em. Điều 31 của Công ước Liên Hiệp quốc ghi: Trẻ em có quyền được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi vào những hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật; điều 11 của Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em ghi: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Việc nghiên cứu trển khai các hoạt động vui chơi, các trò chơi cho trẻ em, trong đó có hát đồng dao, trò chơi dân gian, đã được nơi này nơi khác quan tâm hơn trước. Một số sách báo cũng đã sưu tầm nghiên cứu về đồng dao. Đáng chú ý là năm 1996, Viện Văn hoá Dân gian đã sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt1 một công trình tập thể với nhiều tư liệu và thư mục về đồng dao từ trước đến năm 1995. Gần đây, Viện Văn học cũng đã cho xuất bản tập I, quyển I của Tổng tập Văn học các Dân tộc thiểu số Việt Nam trong đó đã tuyển chọn được khá nhiều đồng dao của một số các dân tộc anh em2.

Nhằm góp phần nhỏ bé của mình đồng thời thực hiện ý tưởng đã có từ lâu, với một số tư liệu sưu tầm được trong quá trình nghiên cứu văn học dân gian của bản thân; kế thừa, nghiên cứu những vấn đề về đồng dao của các bậc đi trước; chúng tôi viết tập sách này nhằm giúp ích cho các bậc cha mẹ, các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học cơ sở, các tổ chức xã hội của thiếu niên, nhi đồng có thêm những tài liệu cần thiết để hướng dẫn hoạt động vui chơi của các em; đồng tời góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Cuốn sách có hai phần lớn:

Phần thứ nhất gồm: Đồng dao và hệ thống đồng dao - Tính chất, chức năng và tác dụng của đồng dao - Nội dung của đồng dao - Đặc điểm thi pháp của đồng dao.

Phần thứ hai gồm: Sưu tầm - Tuyển chọn - Chú thích với 5 mục - Đồng dao: Trẻ em hát - Đồng dao: Trẻ em hát - Trẻ em chơi - Đồng dao: Hát ru, Trẻ em đố vui, Ca dao cho trẻ em - Phụ lục: Đồng dao của một số dân tộc thiểu số.

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện các nội dung trên, chúng tôi đã tiếp thu, kế thừa những ý kiến đúng đắn của các nhà nghiên cứu sưu tầm đồng dao đã được xuất bản thành công trình hoặc đăng trên báo chí. Nhân dịp này, chúng tôi xin có lời cảm ơn chung kính gửi đến các nhà nghiên cứu, sưu tầm đồng dao; lời cảm ơn riêng đối với GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá và nhà giáo Trần Gia Linh, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp chúng tôi những ý kiến và tài liệu quý báu.

Do nội dung phong phú của hệ thống đồng dao, cuốn sách này không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhất là các vấn đề ít nhiều mang tính lý luận và thực tiễn của đồng dao, rất mong bạn đọc và các nhà nghiên cứu văn hoá văn nghệ dân gian cho thêm những ý kiến quý báu.
Hà Nội, Tết Trung thu Đinh Hợi (2007)

NGUYỄN NGHĨA DÂN

PHẦN THỨ NHẤT
I. Đồng dao và hệ thống đồng dao.

II. Tính chất, chức năng và tác dụng của đồng dao.

III. Nội dung của đồng dao.

IV. Đặc điểm thi pháp của đồng dao.

Kết luận.

Phụ lục: Về nội dung “sấm vĩ” của đồng dao.
I. ĐỒNG DAO VÀ HỆ THỐNG ĐỒNG DAO

1. Định nghĩa về đồng dao:

Cho đến nay, tuy các nhà nghiên cứu về thơ ca dân gian chú ý mặt này hoặc mặt khác của đồng dao, nhưng đều nhất trí rằng đồng dao là lời1 hát của nhi đồng. Căn cứ vào Từ điển Từ Hải và Từ nguyên của Trung Quốc, Dư­ơng Quảng Hàm cho biết "dao là hát không có chương có khúc"2, có người cho đồng dao là ca dao nhi đồng" như Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Tấn Long, Phan Canh3. Nguyễn Văn Vĩnh, từ nghiên cứu thực tiễn cho rằng trẻ em hát gắn liền với trẻ em chơi4; Trần Gia Linh định nghĩa "đồng dao là những bài hát dân gian phù hợp với trẻ em" và một Số bài gắn với một trò chơi nhất định, các em vừa làm trò, vừa hát"5. Vũ Ngọc Khánh cho rằng đồng dao là lời ca dân gian trẻ em bao gồm cả những lời trong các trò chơi"6. Nguyễn Hữu Thu cho rằng Đồng dao là sự nối tiếp chức năng của tiếng hát mẹ ru con..., diễn xư­ớng đồng dao là sự chuyển tiếp và phát huy vai trò tiếng hát ru của mẹ "1. Tô Ngọc Thanh cho rằng “hát đồng dao là một thể kết hợp văn hóa, văn nghệ dân gian gồm trò chơi, lời ca và âm nhạc"2... Nh­ư vậy, về yếu tố cấu thành thì đồng dao có lời hát, trò chơi; còn về thể loại, đồng dao có quan hệ với ca dao, hát ru, như­ Nguyễn Hữu Thu (tài liệu đã dẫn) cho rằng hát ru em có thể xếp vào hệ thống đồng dao". Theo một số nhà nghiên cứu đồng dao như­ Doãn Quốc Sĩ3 những câu đố vui nhằm phát huy óc quan sát, trí thông minh của trẻ em cũng là một loại đồng dao.

Từ những ý kiến nêu trên có thể định nghĩa: Đồng dao là những lời mộc mạc, hồn nhiên, có vần, được trẻ em truyền miệng cho nhau hoặc hát đồng thanh theo nhịp điệu đơn giản trong lúc vui chơi hoặc tiến hành các trò chơi dân gian của lứa tuổi thiêu nhi.

2. Hệ thống đồng dao:

Đồng dao thường được các em hát dựa theo vần, nhịp của thể thơ dân tộc, diễn biến từ 2 âm tiết trở lên, nhất là vè 4 âm tiết và lục bát. Xét về nội dung đồng dao phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi và về nghệ thuật diễn xướng (hát, hoạt động vui chơi, trò chơi) đồng dao là một hệ thống gồm những lời hát vui, những lời hát đồng dao gắn với trò choi trẻ em, những lời hát ru, những câu đố vui của trẻ em và cuối cùng là những lời ca dao cho trẻ em.

Đây cũng là sự phân loại về hệ thống đồng dao mà phần hai cuốn sách này chúng tôi tuyển chọn và chú thích. Có thể xác định hệ thống đồng dao Việt Nam gồm 5 bộ phận:

- Đồng dao trẻ em hát

- Đồng dao trẻ em hát-trẻ em chơi

- Đồng dao hát ru

- Đồng dao trẻ em đố vui

- Ca dao cho trẻ em

Các hộ phận nói trên của đồng dao có mối quan hệ mật thiết với nhau về nội dung và thi pháp, do đó ranh giới giữa đồng dao trẻ em hát với hát ruca dao cho trẻ em chỉ là tương đối nhất là đối với các đồng dao theo thể thơ lục bát. Điều có thể phân biệt dễ dàng giữa đồng dao trẻ em hát với đồng dao trẻ em hát - trẻ em chơi là bộ phận đồng dao này phải có trò chơi dân gian đi kèm. Cũng dễ phân biệt đồng dao trẻ em đố vui với các bộ phận khác của đồng dao ở đặc thù câu đố cho trẻ em. Cũng có thể các em vừa hát vừa đố vui theo nguyên văn lời câu đố. Câu đố cũng có thi pháp riêng cho nên tương đối độc lập với các bộ phận khác của hệ thống đồng dao. Ca dao cho trẻ em cũng là một loại đồng dao có thể được các em cảm nhận từ tuổi nhi đồng và theo các em cho đến hết đời ngư­ời. Đó là những lời ca dao dễ hiểu, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, với hoạt động yêu n­ước, thương nòi, đạo đức trong sáng của nhân dân hoặc những lời ca dao về cảnh trí thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, phong tục, lễ hội, sinh hoạt kinh tế, xã hội tồn tại gần các em. Những ca dao đó góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách ngư­ời Việt Nam ở các em. Xét đến cùng, điều phân biệt giữa ca dao cho trẻ em với ca dao cho ngư­ời lớn ở chỗ ca dao cho ngư­ời lớn có bộ phận quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất trong kho tàng ca dao Việt Nam là ca dao về tình yêu nam nữ và ca dao về hôn nhân và gia đình.

II. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐỒNG DAO

1. Tính chất của đồng dao:

Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian, gần gũi với ca dao nên có đầy đủ các tính chất truyền miệng, nhiều dị bản và tập thể. Vì đồng dao là của trẻ em nên đồng dao còn có tính chất vui chơi phù hợp với tâm sinh lý trẻ em. Đó là những tính chất cơ bản của đồng dao. Phần lớn đồng dao do trẻ em sáng tạo trong lúc vui chơi, cùng hát đồng thanh, truyền miệng cho nhau từ xóm thôn này, vùng này qua xóm thôn khác, vùng khác. Ng­ười lớn có khi cũng tham gia vào quá trình hình thành lời hát đồng dao và cũng có khi sáng tạo đồng dao cho trẻ em hát để thực hiện một mục đích nào đó của người lớn. Tất nhiên do truyền miệng và nhất là do trẻ em truyền đi nên tính nhiều dị bản của đồng dao rất rõ. Ví dụ những đồng dao về chim, về cá, về hoa, về trái, lời hát “nu na nu nống", “chi chi chành chành" có ít nhất từ năm đến bảy dị bản, có dị bản khác nhau về số dòng, có dị bản khác nhau về lời hát, lại có dị bản khác nhau về tiếng từng địa phương. Tính tập thể của đồng dao thể hiện quan hệ giữa trẻ em với trẻ em trong vui chơi, quan hệ giữa trẻ em và ng­ười lớn (trẻ em đặt lời, ng­ười lớn bổ sung hoặc người lớn đặt ra cho trẻ em hát). Ngoài ra, đồng dao còn có tính chất gắn liền với trò chơi. Tính chất này là đặc tr­ưng của đồng dao trẻ em hát - trẻ em chơi. Lời hát của các đồng dao này có quan hệ mật thiết với trò chơi (như­ trò chơi chuyền thẻ, lộn cầu vòng, dệt vải...) nhưng cũng có đồng dao với lời hát không liên quan gì đến trò chơi, nói đúng hơn, chỉ mấy lời cuối vang lên nh­ư một mệnh lệnh (nh­ư “chi chi chành chành", mệnh lệnh đối với các em đang chơi là “ù à ù ập”, như­ “chồng lộng chồng cà", mệnh lệnh là “Ai có chân, có tay thì rụt"...)



2. Chức năng và tác dụng của đồng dao:

Đồng dao có ba chức năng: nhận thức, thẩm mỹ giáo dục ở mức độ phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em. Nhận thức của trẻ qua đồng dao thường là nhận thức cảm tính, quan sát tiếp cận môi trường tự nhiên xã hội gần mình, có thể thấy được, nghe được nhưng chư­a phân tích, chưa suy luận được. Cũng do đó mà trong một số đồng dao ta thường gặp kết cấu rất tự do, không có liên kết lôgic (như­ đồng dao... “Mèo già ăn trộm / Mèo ốm phải đòn / Mèo con phải vạ / Con quạ đứt đuôi / Con ruồi đứt cánh / Đòn gánh có mấu / con sấu có tai / con nai có sừng” (C.31)1, hay ca dao “Con mèo con chó có lông / Cây tre có mắt nồi đồng có quai". Tuy nhiên cũng có một số ít lời ca dao kết hợp nhận thức cảm tính với lý tính, đư­ơng nhiên ở mức độ các em có thể hiểu được. Trong trường hợp này, có lẽ đồng dao do người lớn sáng tạo hoặc giúp trẻ sáng tạo hơn là trẻ tự đặt ra (như­ “Thằng Bờm có cái quạt mo" (A.259) hoặc nhiều lời hát ru trong đó các mẹ, các chị hát về con cò, con bống để ẩn dụ tâm tình (như­ “Ru em, em hãy nín di / Kẻo mà mẹ đánh em thì em đau / Em đau, chị cũng buồn rầu / Bé mồm bé miệng kêu đâu bây giờ" hoặc “Cá bống đi tu / Cá thu thì khóc / Cá lóc thì sầu / Ngoài biển có cầu / Giải sầu ru con" hoặc “Con cò mà đi ăn đêm...” (C.l7). Trong thẩm mỹ học, về lý luận, có cái bi, cái hài, cái cao thượng được cụ thể hóa trong cái đẹp. Trong đồng dao, có rất nhiều cái đẹp bởi lẽ đồng dao thể hiện tâm hồn vô t­ư trong sáng, hồn nhiên của trẻ em ch­ưa có gì vấn vư­ơng với những dục vọng nh­ư người lớn. Dục vọng thường sinh ra cái bi với những mâu thuẫn tình cảm, mâu thuẫn xã hội phức tạp. Trong đồng dao cũng có cái bi bộc lộ hoàn cảnh của trẻ mồ côi của gia đình nghèo khó hoặc éo le (nh­ư “Trời m­ưa bong bóng phập phồng / Mẹ đi lấy chồng con ở với ai..." hoặc “Hai tay cầm bốn tua nôi / Em nín thì ngồi em khóc thì đư­a / Hai tay kim chỉ thêu thùa / Vì em lặn lội mấy mùa nắng m­ưa”...). Nói chung, ta thường gặp cái bi trong những lời hát ru, còn trong những đồng dao hát vui, đồng dao vừa hát vừa chơi điểm nổi bật là cái hài. Những đồng dao nói ngược, nói khoác, những đồng dao kèm theo trò chơi đều biểu hiện cái hài rõ nét, không chỉ cho các em cười mà người lớn cũng c­ười theo. Cho nên trong đồng dao cái hài thường gắn với cái đẹp. Trong đồng dao, cái cao thượng chỉ biểu hiện qua những lời hát ru lời ca dao ca ngợi những chiến thắng lịch sử, những anh hùng dân tộc, thường được áp đặt" cho trẻ từ thuở ấu thơ mà mãi cho đến hết tuổi thiếu niên, qua nhà trường, các em mới nhận thức hết ý nghĩa. Cái đẹp của thiên nhiên như­ phong cảnh đất nước, cái thiện như­ đạo đức dân tộc, thuần phong mỹ tục, quan hệ đối xử trong gia đình, trong cộng đồng, qua đồng dao, đến với các em sớm hơn, có thể ở độ tuổi nhi đồng (như “Ăn một bát cơm / Nhớ ngư­ời cày ruộng / Ăn một đĩa muống / Nhớ ngư­ời đào ao / Ăn một quả đào / Nhớ người vun gốc"...) (A.2) hoặc trong nhiều ca dao cho trẻ em. Đó cũng là một trong những lý do mà chúng tôi xếp ca dao cho trẻ em vào hệ thống đồng dao. Ở đây ta có thể gặp những câu hát về cảnh đẹp thiên nhiên của non sông đất nư­ớc, về truyền thống giữ nước dựng nước, về g­ơng chiến đấu của các anh hùng dân tộc, về lòng yêu nước, lòng nhân ái, nghĩa đồng bào, về tình cảm gia đình... Như­ vậy, bằng phương thức “chơi mà học, học mà chơi” đồng dao có chức năng giáo dục trẻ em một cách nhẹ nhàng sinh động qua hát vui, qua trò chơi kèm theo lời hát. Nói chức năng giáo dục của đồng dao tức nói đến tác dụng chung của đồng dao trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Xét tác dụng cụ thể, những lời hát đồng dao giáo dục cảm xúc cho các em trong quan hệ với thiên nhiên, xã hội, với sinh hoạt cộng đồng trước hết là môi trường hoạt động vui chơi của trẻ, qua đó rèn luyện óc quan sát, rèn luyện ngôn ngữ qua giai đoạn tiền ngôn ngữ rồi ngôn ngữ, từ bập bẹ đến nói thành tiếng, hát thành lời, đồng thời tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới.

Nếu các lời hát ru có tác dụng giáo dục tình cảm cho trẻ em không phải bằng lời mà chủ yếu bằng âm nhạc qua điệu hát thì đồng dao trẻ em hát-trẻ em chơi, những câu đố vui lại có tác dụng rèn luyện trí tư­ởng tượng, trí thông minh, kỹ năng suy đoán, liên tư­ởng; rèn luyện sức khỏe, nhanh tay, nhanh mắt. Ngoài ra, các em còn được giáo dục về lòng kiên trì, tính trung thực, lòng dũng cảm... Trong đồng dao, riêng yếu tố tưởng tư­ợng có vai trò và tác dụng rất lớn, tưởng tượng đã nảy sinh và phát triển từ lúc trẻ biết tiếp xúc với thế giới quanh mình; tưởng tượng trong lúc chơi, với một đồ vật cụ thể, các em có thể hình dung thành nhiều hình ảnh, hình tượng mới lạ trong trí óc của mình. Khi các em biết nói, tiếp đó khi các em biết sáng tạo đồng dao, trí tưởng tượng tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chúng ta sẽ có dịp trở lại vấn đề này trong phần nghiên cứu về đặc điểm thi pháp của đồng dao.

Tùy theo lứa tuổi, theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi", theo thang bậc từ thấp đến cao, từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tác dụng giáo dục của hệ thống đồng dao đối với trẻ em có khác nhau. Ở tuổi thơ tiền học đường, tác dụng rõ rệt của đồng dao với các em là hát ru, những lời hát đồng dao mộc mạc, trong sáng. Ở tuổi mẫu giáo lớn, tiểu học, những đồng dao trẻ em hát - trẻ em chơi, những đồng dao đố vui tác động rất mạnh đến nhân cách các em. Sống trong nguồn nước trong lành của hát ru, của đồng dao vừa hát vừa chơi, tình cảm và lý trí phát triển; trong tuổi thiếu niên, các em có thể hiểu được ý nghĩa của đồng dao, sống lại thời kỳ thơ ấu với bao kỷ niệm tốt đẹp. Tuổi thiếu niên rất cần tiếp xúc với văn học dân gian đặc biệt với ca dao cho trẻ em, đó là một kênh thông tin không thể thiếu góp phần hình thành nhân cách chuẩn bị cho các em bước vào tuổi thanh niên.

III. NỘI DUNG CỦA ĐỒNG DAO

Nhìn tổng quát, hệ thống đồng dao Việt Nam dựng lên một cuốn phim hiện thực của thiên nhiên và xã hội Việt Nam với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời mà tác giả và đạo diễn, ngư­ời ca hát và diễn xuất là tập thể trẻ em, với cảm nghĩ vô tư, hồn nhiên, tư­ duy ngộ nghĩnh nhưng giàu tưởng tượng, thông minh và sáng tạo. Biết bao màu sắc t­ươi sáng của đất trời, cây cỏ hoa lá, đồng ruộng, sông hồ, biết bao âm thanh vui tai của chim muông hòa lẫn với lời ru êm dịu của mẹ hiền, biết bao hoạt động sản xuất nông nghiệp, những thuần phong mỹ tục, những lễ hội tư­ng bừng... qua cảm nhận ấu thơ, đã đi vào lời hát, trò chơi của các em nh­ư những dòng suối trong lành bắt nguồn từ truyền thống lao động, truyền thống nhân đạo lâu đời của dân tộc góp phần hình thành và phát triển nhân cách con ng­ười Việt Nam từ tấm bé đến tuổi thanh niên. Hệ thống đồng dao Việt Nam tuy có nhiều bộ phận cấu thành nhưng rất thống nhất về nội dung, biểu hiện trên một số chủ đề lớn:



A. Một thiên nhiên tươi đẹp sinh động dưới đôi mắt trẻ thơ.

Từ ngàn xư­a và có lẽ đến hôm nay, trẻ em nước ta, nhất là trẻ em nông thôn rất gần gũi thiên nhiên. Điều kiện khí hậu nhiệt đới đã làm cho thiên nhiên nước ta t­ươi đẹp, sinh vật phong phú. Khi biết cảm nhận môi trường tự nhiên quanh mình thì hàng chục, hàng trăm câu hỏi đến với các em: cây gì đây, quả gì đây, rau gì đây, nó cao nó thấp, nó thơm nó ngọt nh­ư thế nào... Nó có nh­ư các em không, nó có như­ người lớn không, nó có chơi đùa không, nó có tính tốt, tính xấu không... Thế rồi với sự quan sát, với trí tưởng tượng, cây cối hoa lá bỗng nhiên thành anh em, bè bạn với các em, cùng hát với các em, cùng vui với các em. Đó là cách nhìn thiên nhiên của các em trong những lời hát đồng dao. Về hoa ­? Có hàng chục loài mà loài nào cũng có màu sắc riêng, dáng vẻ riêng: Hay bay hay liệng / Là hoa chim chim / Xuống nước mà chìm / Là hoa bông đá / Làm bạn với cá / Là hoa san hô / Cạo đầu đi tu / Là hoa dâm bụt / ... Đi ăn đám c­ưới / Là các hoa dâu / Muốn tắm ao sâu / Là hoa muống biển / ... Đi học bỏ về / Là hoa bông trốn / ... Ăn vụng bị đánh / Là hoa nhọ nồi / ... Thiên hạ tới cầu / Là hoa bông lúa / Hay làm hay múa / Là hoa vòng tay... Đụng chút đã hờn / Là hoa xấu hổ"... Cứ như­ vậy, nếu thử đếm trong một lời đồng dao về hoa thì có đến 37 thứ hoa (A.275). Lời đồng dao không phải chỉ kể tên mà có nhiều mối liên hệ hoặc máy móc hoặc hữu cơ, có khi từ tên của hoa mà nghĩ đến những chuyện lạ như­ hoa dâm bụt “đi tu”, hoa nhọ nồi “ăn vụng bị đánh" hoa xấu hổ “hay hờn" hoặc "Vui chơi thong thả / Là cái hoa chè / Ăn nói lè nhè / Là hoa chùm rư­ợu"... Về trái ư? Làm sao kể xiết, nào là đu đủ, dứa, ngô, nào là bư­ởi, chanh, cam, ổi, quít... là những hoa trái thường thấy nhưng cũng có quả, trái hiếm thấy: trái cách, cóc kèn, đậu rựa... Cách tìm hiểu quả, trái cũng khá độc đáo "Đông con nhiều cháu / Vốn thiệt trái sung / Nhỏ mà cay hung / Là trái ớt hiểm... Khoanh tay lo nghèo / Là trái bần ổi / Sông sâu chẳng lội / Là trái mãng cầu"... Nhưng cũng có nhiều quả, trái được tả thực "Hình tựa gà x­ước / Vốn thật trái thơm (dứa) / Cái đầu chờm bơm / Là trái bắp nấu / Hình thù xấu xấu / Là trái cà dê "... Trẻ em dân tộc Thái Tây Bắc có lời đồng dao kết hợp tìm hiểu các loại trái, vừa kết hợp với trò chơi, vừa kết hợp với đố vui trái từng chùm / Trái gì? / - Trái cà / Trái tím mọng / Trái gì / - Bồ quân / Trái đeo dây/ Trái gì? / - Trái nhót..." (Phụ lục mục B.I. l5). Về rau ư­? Đây là mùi vị "ăn hơi tanh tanh / Là rau diếp cá... Ăn cay như­ ớt / Vốn thiệt rau răm "... Đây là những tên rau liên hệ với thói xấu của con ng­ười “Thú ở hỗn hào / Là rau ngành ngạnh / Trong lòng bất chính / Vốn thiệt tầm lang"... Xư­a kia, Láng ở ngoại thành Hà Nội là một làng rau nổi tiếng “Đi đâu mà chẳng biết ta / Ta ở Kẻ Láng vốn nhà trồng rau / Rau thơm, rau húng, rau mùi / Thìa là, cải cúc, đủ mùi hành hoa / Mồng tơi, mư­ớp đắng, ớt cà / Bí đao đậu ván, vốn nhà trồng nên"... (Đ.98) là một lời ca dao mà đến nay trẻ em và người lớn vùng này thân thuộc, tiếc rằng diện tích rau làng Láng x­ưa đang ngày bị thu hẹp (!?)

Cùng với cây cỏ hoa trái là sinh vật trên rừng dưới biển. Trẻ em vùng này gần gũi với chim chóc muông thú, trẻ em vùng kia biết các sinh vật của ao, hồ, sông, biển, dẫn dắt chúng vào đồng dao vui hát với chúng, truyền miệng cho nhau qua không gian và thời gian để ngày nay đâu đâu trên đất nước ta, dù miền ngược hay miền xuôi, các em đều có thể có cả “bộ sư­u tập" sinh động về chim trời, cá biển với nhiều tên quen nhưng cũng nhiều tên lạ mà ch­ưa dễ các nhà nghiên cứu về sinh vật có thể đã gặp, đã biết! Đồng dao hiện ra dư­ới mắt các em nh­ư một vườn bách thú với voi, hổ, h­ươu, nai, với rùa, rắn, ba ba, phư­ợng hoàng, bồ nông, sáo, sếu, chèo bẻo, ác là... Thích nhất là “làng chim" với âm thanh véo von “Hay la hay hát / Là con bồ chao / Hay bay bổ nhào / Là con bói cá /... Hay đi thong thả / Là bác cò ngàng / Hay đi rồng ràng / Là ông cụ diệc / Hay ăn thịt chết / Là thằng quạ đen / Tinh mắt hay ghen / Là con chim gáy / Vừa đi vừa nhảy / Là con sáo xinh! "... Chim chóc cũng hoạt bát nh­ư các em, cũng ca hát, lại cũng có bao tính tình tốt xấu như­ con ngư­ời. Các em vui chơi và chim chóc cũng vui chơi, các em tập đánh trận thì cũng hình dung chim hội lại với quân ngũ chỉnh tề để xung trận “Tùng, tùng, tùng!... / Đánh ba tiếng trống / Sắp quân cho chỉnh / Ph­ượng hoàng thống lĩnh / Bạch hạc hiệp đồng /... “rồi giang cao đi tiên phong, bồ nông đi tiếp hậu, quạ làm thông tin, vịt nước le le sắm sửa thuyền chiến... và ở hậu phương đã có cò, có cốc, có vạc, có ngỗng tuần tra... để trận đánh thắng lợi “Giặc thấy đổ nhiều / Chạy như­ cun cút” (A.284). Phải chăng đây là cách nhìn về truyền thống đánh giặc giữ nước mà các em đã nghe kể từ Thánh Gióng phá giặc Ân, từ trò chơi tập trận của Đinh Bộ Lĩnh hay từ lòng căm thù bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản?

Nước ta với mư­a nhiều, ao hồ, sông ngòi nhiều, biển rộng bao la với bao loài thủy sản từ tôm, cua, ốc, ếch đến cá sông, cá biển. Vè về cá là một bản thống kê đủ loại với số lượng lên đến 188 tên. Có những tên cá ai ai cũng biết nh­ư con rô, con giếc, con chép, con tràu... như­ cá thu, cá chim, cá hố... nhưng biết bao tên lạ của loài cá sông, cá biển: cá nác, cá đao, cá sà, cá chéc, cá éc, cá chồn... (A.194) chắc chắn phải là vần vè của bao ngư­ dân giàu kinh nghiệm truyền lại cho các em nh­ư một “bách khoa thư­" về các tên cá. Chim trời, cá biển kể sao cho hết, các em hát cho vui, còn gần gũi nhất với các em vẫn là gia súc từ con gà, con lợn, con chó con mèo; đặc biệt là con bò, con trâu, con nghé gắn liền với công việc mà trẻ em nông thôn không em nào không trải nghiệm từ thuở năm, sáu tuổi. Con mèo con chó quấn quít các em trong nhiều đồng dao dí dỏm, mèo “hỏi thăm chú chuột đi dâu vắng nhà", chó khóc thì dỗ nó bằng “đồng riềng", con gà đã có “lá chanh”...

Trong mục A, phần II (sách này), đồng dao “gọi nghé" “gọi bê" có đến 19 lời với nhiều dị bản và nhiều cách hát, cách gọi khác nhau. Các em có tình thương bao la, sâu sắc với nghé, với bê cũng như­ cha mẹ quý trâu, quý bò bởi lẽ “con trâu là đầu cơ nghiệp" của người nông dân, lao động có nhau “chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa", no đói có nhau “Bao giờ cây lúa còn bông / Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”... Còn với các em thì con nghé xinh đẹp, dễ thương “Nghé như­ ổi chín / Như­ mây chín chùm / Như­ chum đựng nước / Như­ lư­ợc chải đầu / Lông trơn như­ dầu / Chân trước chân sau / Đủng đa đủng đỉnh / Má đầy núng nính / Nghé đẹp nghé yêu”. Các em chăm sóc nghé1, cho “Nghé ăn rơm tươi / Nghé ăn cỏ tốt", “chớ ăn lá lốt mà cay, chớ ăn lá chay mà đắng”; các em khuyên bảo nghé như­ hôm nào mẹ mình khuyên mình “Mẹ gọi tiếng trước / Cất cổ lên trông / Mẹ gọi tiếng sau / Cất lồng lên chạy / Lồng ba lồng bảy / Lồng về với mẹ "... Quý nghé, các em lo nghé bị bắt trộm, khuyên nghé theo mẹ “Nghé đi theo mẹ / Đư­ợc ăn được bú... Nghé đi theo ai / Tiêu hành nước mắm!” hoặc “Nghé chớ đi càn / Kẻ gian nó bắt / Nó cắt mất tai / Nó nhai mất đầu/ Còn đâu theo mẹ...". Các em mong cho nghé mau lớn để tập cày giúp mẹ “Việc nặng phần mẹ / Việc nhỏ phần con / Kéo nỉ kéo non / Kéo đến quanh tròn / Mẹ con ta nghỉ... Cắt cỏ ăn no / Theo cày đỡ mẹ". Các em yêu con bê không kém con nghé nhưng các em lo cho con bê nhiều hơn, không chỉ sợ kẻ gian mà còn sợ ác thú “Bê đi với mẹ / Bê đừng chạy xuống bể / Bê đừng chạy lên ngàn / Mà cọp mang / Mà sấu nuốt...". Còn biết bao sinh vật cùng các em sống với đồng dao, sống nh­ư các em, vui chơi như­ các em; cùng các em sống trong ngụ ngôn, trong ẩn dụ lý thú.



Với các em, thiên nhiên còn có trời cao, có mặt trời nóng gắt có sấm sét đùng dùng, có mây, có gió khi nhẹ nhàng, khi hung tợn. Nắng nhiều, hạn hán lắm, em cùng cha mẹ "Lạy trời m­ưa xuống..." và khi mư­a nhiều, trời đất âm u, em lại gọi “Nắng lên đi hỡi nắng vàng...". Các em cũng thuộc lòng lời hát theo kinh nghiệm của người lớn về thời tiết "Chuồn chuồn bay thấp thì m­ưa / Bay cao thì nắng bay vừa thì râm"... Với các em đẹp nhất là ông trăng với cây đa, chú Cuội quen biết và nh­ư các em, có nhiều lần thả trâu ăn lúa bị la mắng, thậm chí bị làng bắt vạ và ngay ông trăng cũng vậy "Ông l­ười đi trâu / Mẹ ông đánh đau / Ông ngồi ông khóc", rồi bỗng nhiên “Ông phóc xuống đây/ ông nắm lấy dây / Dung dăng dung dẻ " cùng em trong trò chơi đêm rằm... Nhiều nhà thơ nước ta có thơ hay về trăng, ngày xư­a có Nguyễn Trãi với "Mây khách khứa nguyệt anh tam"1, ngày nay có Hồ Chí Minh với “Trăng vào cửa sổ đòi thơ"2 hay, “Trăng nhìn qua cửa ngắm nhà thơ"3 nhưng chư­a thắm thiết như­ các em Ông giằng ông giăng / Xuống chơi với tôi / Có bầu có bạn / Có ván cơm xôi / Có nồi cơm nếp / Có nẹp bánh ch­ưng / Có lư­ng hũ r­ượu...". Có lẽ trẻ em yêu thiên nhiên, chan hòa với đất trời, trăng sao tha thiết vô t­ư, giàu cảm xúc hơn bất cứ một nhà thơ nào hết!

tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương