HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dâN ĐỒng dao và ca dao cho trẻ em sưu tầM, nghiên cứU, tuyển chọn nhà xuất bảN …



tải về 2.73 Mb.
trang17/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.73 Mb.
#1499
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18
Tập tình tang”. Cách chơi: Trẻ leo lên bức tường thấp quanh đình, chùa, vừa vỗ tay vừa hát đồng dao trên. Sau tiếng “nhảy”, các em nhún mình nhảy xa xuống đất, ai nhảy cách chân tường xa hơn thì thắng.

2 Có nơi hát: Đổ nhiêu cứt gà...

3 Đây là trò chơi “Thả đỉa ba ba”. Cách chơi: 4-5 em đứng túm tụm lại ở giữa sân rộng, em trưởng trò lấy tay vỗ nhẹ trên đầy từng em theo thứ tự vòng tròn, rồi hát một lời đồng dao trên, khi hết bài, tiếng “chịu” (hoặc “cậu”) rơi vào đầu em nào thì em ấy phải làm đỉa, ba ba hoặc nam nam (miền nam gọi là con ma gia). Trong khi một em phải ở lại sân (giả làm ao, hồ) thì các em kia đứng quanh bờ sân, chạy quanh qua quanh lại tránh em làm đỉa, ba ba, nam nam theo bắt. Em nào bị bắt, em đó phải làm đỉa, ba ba hay nam nam. (Theo tín ngưỡng người Việt vùng quê xa xưa, hễ ao, chuôm, sông, hồ có người chết đuối thì hồn người đó biến thành con nam nam (ma gia) luôn luôn rình rủ người khác chết đuối. Có như vậy kẻ chết đuối trước mới được thay thế để tái sinh). Trò chơi này thường của các em trai, chơi trong đêm trăng sáng nhất là Trung Thu.

1 Xem chú thích trò chơi “Thả đỉa ba ba” trang 334.

2 Đây là trò chơi “Thả mồi đớp bóng”. Cách chơi: Các em thả bong bóng lợn có buộc sợi chỉ 50cm, các em bốc thăm hoặc tự nguyện làm trò “Thả mồi đớp bóng”. Em này bơi xuống ao có bong bóng đã thả, cố há miệng đớp sợi dây của bong bóng trong khi đó các em còn lại khuấy động nước nổi sóng. Nếu em kia đớp được sợi dây thì em nào gần nhất ở đó phải thay thế đớp bóng... Sau thời gian quy ước, nếu em được “Thả mồi đớp bóng” không đớp được bóng thì phải “trồng chuối” nghĩa là phải hụp đầu xuống nước, hai chân chổng lên trời. Suốt thời gian đó, các em khác hát đồng thanh bài đồng dao trên.

1 Đây là trò chơi “Thìa la, thìa lấy” của các em gái. Cách chơi: Các em ngồi hoặc đứng thành vòng, thành hàng, vừa vỗ tay làm nhịp vừa hát bài đồng dao trên, mỗi tiếng hát khớp với nhịp vỗ tay.

2 Đây là trò chơi “Trồng đậu trồng cà”. Cách chơi: Như trò chơi “Nu na nu nống”.

1 Đây là trò chơi “Ù à ù ập”. Cách chơi: Chừng 6-8 trẻ tham gia trò chơi. Có một cây cột (nhà, trụ giữa sân...) làm chuẩn gọi là “Cột đùng”. Một em trưởng trò ngửa bàn tay cho các trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào. Trưởng trò hát hết bài đồng dao trên thì nắm tay lại cùng tiếng “ập”. Em nào không rút tay kịp thì bị phạt, bịt mắt lại, còn các em khác thì chạy trốn. Khi các em trốn hô “xong”, trẻ mở mắt ra đi tìm, vừa tìm vừa hát bài đồng dao trên.

Những em trốn tìm cách chạy nhanh về cột chuẩn, không để cho em đi tìm bắt được. Lúc chạy về đến cột thì hô “đùng” và ôm cột. Trẻ đi tìm nếu không bắt được ai cả thì phải tiếp tục nhắm mắt, chơi lại. Trẻ đi trốn nếu bị trẻ đi tìm bắt được thì thay trẻ đi tìm. Trò chơi tiếp tục.



1 Đây là trò chơi “Vuốt hột nổ”. Cách chơi: Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi tham gia chơi. Hai em đứng quay mặt vào nhau. Hai bàn tay chấp lại trước ngực, vừa hát, vừa đập hai bàn tay của mình chéo với hai bàn tay của bạn (như vậy hai bàn tay phải cùng đập với nhau, hai bàn tay trái cùng đập với nhau). Tiến hành và hát như sau:

- Mở đầu: Xướng “Vuốt”: Hai bàn tay tự vỗ vào nhau.

- Xướng tiếp: “Hột nổ”: Giơ bàn tay phải của mình đập vào bàn tay phải của bạn.

- Xướng: “Đổ”: Hai bàn tay lại tự vỗ vào nhau.

Xướng tiếp: “Bánh bèo”: Giơ bàn tay trái của mình đập vào bàn tay trái của bạn...

Cứ như thế, xướng đồng thanh cho hết lời đồng dao trên.

Cách đập tay cứ mỗi lúc một nhanh, ai không theo kịp hoặc đánh nhầm tay là thua.

Chú ý: Đập, vỗ tay phải ăn khớp với lời xướng, đúng vào các tiếng (chữ gạch chân) trong bài đồng dao.


1 Xem chú thích trò chơi “Xỉa cá mè” trang 342.

1 Ống: Một ống tre, có cứa một đường nhỏ cho trẻ “bỏ ống” với tiền đồng xu, có thể tiền giấy, để dành, tiết kiệm. Ngày nay dùng ống bằng lợn đất, lợn nhựa, mổ lợn thay cho chẻ ống.

1 Có nơi hát: “Những con như rối” (con rối) hay “Những con như vẽ”. Đối: đẹp như câu đối viết trên giấy màu có vẽ rồng bay phượng múa hoặc vẽ hoa lá. Cũng có thể khắc câu đối trên gỗ sơn son thiếp vàng.

Đây là trò chơi “Xúc xắc xúc xẻ”. Cách chơi: Vào cuối năm âm lịch, đêm ba mươi Tết, trẻ em nghèo bỏ tiền vào ống, kéo nhau đi trong xóm, đến chúc Tết từng nhà, được cho tiền, bỏ vào ống. Trong ống, các em cũng đã có sẵn những đồng tiền đồng, vừa đi, vừa xốc ống, tiếng kêu “xúc xắc xúc xẻ” hoà nhịp với bài đồng dao trên. Không nhất thiết chỉ trẻ em nghèo mới tham gia trò chơi này. Các em nhỏ tuổi (5-7 tuổi) đều có thể tham gia như một nếp văn hoá chúc mừng ngày Tết.



1 Câu đón bắc cầu sang bàn (câu cuối của bàn tiếp theo) đều như vậy: Đôi lên ba... Ba lên tư... Hai lên năm...

1 Từ bàn ba đến bàn năm tung sỏi cao dần để kịp thời gian bắt sỏi rơi xuống.

1 Từ chặng này đến chặng IX, số bàn và số câu trong mỗi chặng đều giống nhau.

1 Nưng: Nâng lên.

2 Chộp: Chụp lấy.

1 Hai cách chơi A và B của trò chơi “Chuyền thẻ” (“Đánh nẻ”) được biên soạn

Cách chơi A: Theo cuốn Chuyền thẻ của Trần Gia Linh - NXB Kim Đồng 1973.

Cách chơi B: Sưu tầm của Lê Trung Vũ.


1 Đây là lời của trò chơi “Đố không dẫm vào que”. Chọn một cây gỗ tròn bóc vỏ, bôi bùn cho trơn, đặt lên hai hòn đá, làm cái cầu. Trên mặt đất phía dưới và hai bên cầu có rắc nhiều que nứa vụn. Cách chơi: Các em vừa hát vừa đi qua cầu, sao cho khi hát hết bài thì qua được cầu mà không bị trượt chân hoặc ngã, nếu em nào trượt chân là thua, các em khác cùng chơi ai qua được cầu là thắng.

2 Đây là lời của trò chơi “Đơm bống”. Cách chơi: Các em chỉ hát bài này khi đi đặt đó, đặt lờ ngoài suối như một lời phù chú.

1 Cây ngang nối hai dây đu cho người ngồi lên. Cây chó đẻ rất mảnh, ở đây các em nói đùa.

2 Ống tre lồng ngoài thang đi cho quay tròn khi đu. ở đây cũng nói vui, ống nứa vỡ ngay.

3,4 Người Thái làm nhà trên sườn đồi dốc, khi đánh đu, các em nhìn thấy nhà dưới nhà trên.

45 Một chức trong hệ thống hành chính Thái ngày xưa.

56 Xưa người Thái tin rằng bị đinh râu, bôi phân gà sáp sẽ khỏi.

6


1,2 Ý nói gà bố, gà mẹ bị làm thịt để cúng lễ.

3 Đây là lời hát trò chơi “Vỗ gà ngủ mê”.

Cách chơi: Bắt một con gà giò, giấu đầu vào cánh. Ngồi quanh gà, các em hát lời đồng dao trên cho đến khi gà nằm im “ngủ”. Một em lấy nước lạnh đổ vào đầu gà. Gà hốt hoảng vùng chạy trong tiếng reo vui của trẻ

4 Đây là trò chơi “cù kì”, gọi là đùa “tuốt lươn”.

Cách chơi: Từng hai em một tham gia chơi trò chơi này. Một em ngửa bàn tay, em kia vỗ vào bàn tay đó mà hát, gọi là “giã bột”.

5 Thịt lươn thường nấu với trám đen và bột gạo.

6 Tức quả trám đen, không phải con quạ thật.

7 ,8 Khi canh chín, bỏ bột gạo vào, quấy đều.

(Ở trò chơi, thì em hát lời đồng dao lấy ngón tay trỏ ngoáy vào bàn tay ngửa của em kia. Em hát lại lấy ngón tay trỏ miết từ cổ tay lên nách để cù nách, giống động tác mổ thịt con lươn).



1 Chỉ các em nhỏ đi chậm, qua sau.

2 Đây là lời hát trò chơi “Gọi kiến”. Cách chơi: Các em bắt ruồi, côn trùng, bỏ vào miệng tổ kiến, kiến bu vào để ăn.

1 Tê tê thè lưỡi vào tổ kiến, kiến bu vào để ăn.

2 Mổ cá đằng lưng, moi ruột, xát các loại gia vị, rau thơm vào trong, ngoài con cá; ướp một lúc rồi gập ngang con cá, nướng than củi. Đặc sản của đồng bào Thái, thường dùng đãi khách quý.

3 Niềng niễng là loài bọ có cánh màu đen, sống ở ruộng. Có các loại niễng tròn đuôi, niễng trâu, niễng nhỏ. Các tên niễng trong lời đồng dao theo cách gọi của trẻ em người Kinh sống ở Tây Bắc đặt ra. Đây là trò chơi “Đố niềng niễng”.

Cách chơi: Các em bắt niềng niễng ở ruộng lúa, đặt niềng niễng trong lòng bàn tay xoè và hát. Thường thường khi các em hát hết lời thì niềng niễng bay đi. Nó bay về phương nào các em coi phương ấy là nơi mà sau này lớn lên các em sẽ sinh cơ lập nghiệp.

1 Gái chê chồng thường nghĩ đến chuyện ăn lá ngón để tự tử nhưng cũng sợ lá ngón vì vẫn ham sống sợ chết.

Đây là lời của trò chơi “Rủa quạ, chửi diều”. Cách chơi: Các em thường hát vào lúc chăn đàn vịt mới nở. Ngày thường khi không chăn vịt nhưng thấy quạ, thấy diều, các em cũng hát cho “bõ ghét”.



1 Tiếng Thái Tây Bắc (Văn Chấn - Yên Bái): Những củ như củ nâu, củ ấu, khoai và mưa đá được dùng chung một từ “máh”, có nghĩa là quả, trái.

2 Trái của dây mây có lớp vỏ gồm những lượt xếp chồng lên nhau như vảy cá.

3 Đây là lời của trò chơi “Đố trái cây”.

Cách chơi: Các em chia làm hai phe, bên hỏi, bên đáp. Bên hỏi có thể đọc cả câu hỏi hoặc hỏi tắt (Trái từng chùm, trái gì? Hay: Trái từng chùm?) cốt sao cho càng nhanh càng tốt để dồn bên đáp vào chỗ líu lưỡi bị nhầm.

4,5 Hai sự việc này kể lại lao động vất cả của bé gái và người già, phải giã gạo, phải hái rau nuôi lợn.

6,7 Cua bện thừng để đi trói người, ruồi trâu hút máu xong lại ngủ ngày: chỉ sự độc ác của bọn thống trị.

8 Cáo (ngụ ý thầy mo) thổi sáo ăn lễ.

9 Bung: Đồ dùng đan bằng tre có quai để lồng đòn gánh, đựng gạo. Mỗi bung chứa được khoảng một yến gạo.

10 Don: Động vật loài gặm nhấm, học nhím nhưng nhỏ con hơn. Don hay ăn đêm, khi về hang thì trời sắp sáng.

1 Vỏ cây dướng dại, nhiều xơ, xưa dùng làm giấy. Thực ra không thể thay vỏ dướng để ăn trầu được. Ở đây chỉ tình cảnh bi đát của con hoãng tơ (hình anh người dân lành) bị cùng khốn.

2 Đây là lời hát đồng dao “Gọi trăng sao” được các em hát trong những đêm trăng đầu tháng trời tạnh ráo, trăng sáng; vừa nắm tay thành vòng tròn trên sân bãi hoặc sàn nhà, vừa hát vừa đi quanh theo nhịp chân múa xoè.

1 Đây là lời đồng dao trò chơi “Ve chiều kêu”. Cách chơi: Các em hát lúc chiều xẩm tối, khi nghe tiếng ve kêu. Bài hát này kể lại một chuyện cổ đau lòng của dân tộc Thái: Một bà mẹ nghèo đi đào củ mài, củ bớn nuôi con. Bà để lại đứa anh trông đứa em ở nhà. Không may bà lộn đầu sa xuống hố củ mài sâu hoắm, không lên được và chết ở đó. Đứa anh ở nhà chờ mãi không thấy mẹ về, em thì khóc tím cả người. Đứa anh ấy chết đi biến thành con ve, cứ chiều đến thì kêu, gọi mẹ về với em. Giọng hát lời này phải cảm động

2 Ve sầu có cánh sặc sỡ, cánh lốm đốm nhiều màu.

3 Loại côn trùng gần giống con ve nhưng đầu dài, nhọn, cong vênh như sừng tê giác.

4,5 Cánh loại ve thay đổi theo thời tiết. Trời mưa hay râm mát thì nhiều màu, trời nắng thì trong như the.

6,7 Tên hai mỏ nước ở địa phương Nghĩa An, Văn Chấn, Yên Bái.

8 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gõ ve sầu”. Cách chơi: Các em lấy một cành cây tươi buộc vào cọc sào phơi ngoài sân. Sau đó vẩy nước đẫm lá để lá phản chiếu ánh trăng. Các em vừa hát vừa lấy thanh tre gõ vào cọc sào phơi, hát đi hát lại nhiều lần, ve sầu theo tiếng động và hơi ẩm bay vào đậu cành cây cho các em bắt

1 Đây là lời đồng dao trò chơi “Vỗ nhái bén”. Cách chơi: Các em bắt con nhái bén hay ễnh ương ở ngoài ruộng, đặt lên trên bàn tay trái kẹp con vật vào giữa ngón tay trỏ, và ngón tay giữa sao cho chân nó ở phía dưới, cả người nó ở phía trên trong lòng bàn tay. Úp tay phải vỗ nhẹ vào đầu con vật và hát lời đồng dao. Con vật bị vỗ sợ hãi, phình bụng ra

1 Suối Liệt: Chảy từ bản Văn qua phố Vãng ra suối Nùn.

1 Bố Ong: Có thể là danh từ riêng, có thể là thanh âm đệm trong khi hát chơi.

2 Cò cle: Một loại kèn thổi đám ma.

1, 2 Bản Mỏ, bản Chiềng thuộc Chiềng Châu.

3 Mường Hạ: Một trong ba mường lớn của Mường Nùn xưa, ở đây tập trung nhiều thế lực giai cấp quyền quý Thái, nay thuộc Mai Hạ

4 Lời đồng dao kể uy quyền của Phìa Tạo, nhiều người phục dịch, cuối cùng hắn sẽ chết.

1 Giả gỉn: Mụ trâu, mụ rằn, mụ bằm... là tên gọi các con yêu quái.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi kiến”. Cách chơi: Chuồn chuồn có nhiều loại, con to thường bắt con nhỏ ăn thịt, trẻ em gọi đó là Giả Vài (Mụ trâu), yêu tinh hay còn gọi bằng nhiều tên khác. Các em thường bắt loại chuồn chuồn này về làm mồi nhử kiến lên mặt đất chơi và cùng nhau “gọi kiến”. Hai ba em cùng nhử kiến ở hai ba tổ khác nhau. Khi kiến từ dưới tổ lên đã đông, các em nhấc mồi dần dần xích lại một nơi để chúng gặp nhau, rồi cùng xem đàn kiến đánh nhau, cướp mồi về tổ.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Bọ măng chăm hay lười”. Cách chơi: Chăn trâu ven rừng, các em thường bắt được những con bọ măng màu nâu, vòi cứng, chân có gai, cánh cứng, thân bóng nhẵn và đẹp. Bọ măng đục vòi vào măng, đẻ trứng cây măng chỉ có chết. Trẻ em bắt bọ măng rồi buộc chỉ vào vòi hoặc luồn kim qua đít buộc chỉ để chơi. Con bọ măng bay vù vù, tiếng kêu êm ả từ đôi cánh rung. Bay mỏi, bọ măng nghỉ, trẻ em cầm đầu dây giật và đồng thanh hát lời đồng dao trên để nhắc nó đừng lười và hãy chăm bay.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Chữa bụi”. Cách chơi: Với những hiện tượng nhỏ nhặt như bị bụi vào mắt khi đi đường, trẻ em Tày biết “chữa” bằng lời “thần chú” nghe lạ. Mấy bạn nhỏ đứng túm tụm lại quanh bệnh nhân, một người banh mắt bạn bị bụi, miệng hát lời đồng dao “Chữa bụi”, hát xong, nín hơi thổi mạnh vào mắt, vậy là bạn kia khỏi bệnh!

(Thực ra, không đọc “thần chú”, nếu có bụi vào mắt, nín hơi thổi mạnh, bụi sẽ bay ra).



1 Đây là lời hát đồng dao của trò chơi “Chi vi chi vít”. Cách chơi: Một em chìa bàn tay ra các em khác đặt một ngón tay vào. Một em khác đọc hoặc hát lời đồng dao, mỗi tiếng của lời ca chỉ theo vòng tròn trên các ngón tay, tiếng cuối cùng rơi vào ngón tay ai, em đó phải bịt mắt để các em khác đi trốn, nấp chỗ kín đáo khi có tín hiệu, người bịt mắt đi tìm, bắt được ai, người đó phải thay thế làm người tìm cho cuộc vui tiếp theo...

Cuộc vui quy định, lấy một căn cứ làm “Cây mẹ”, người đi tìm phải tinh để phát hiện và nhanh chân chộp cho được một người để thay mình. Nếu chỉ phát hiện người đi trốn mà không tóm được để họ nhanh chân chạy về “Cây mẹ” bằng hết thì người đi tìm phải làm người đi tìm cho vòng chơi mới.



2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Chia ống đũa”. Cách chơi như trò chơi “Chi vi chi vít”.

1 Đây là lời đồng dao trò chơi “Đi đường”. Cách chơi: Đi đường, các em thường tranh nhau đi trước. Các em vừa tranh nhau bước vừa hát lời đồng dao trên cho thêm vui.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Điểm từng đầu”. Cách chơi như trò chơi “Chi vi chi vít”.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Nhắn gà”. Cách chơi: Lời đồng dao đựoc các em hát khi chơi chọi gà (được tổ chức hoặc khi các em thấy gà chọi nhau).

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi gió”. Cách chơi: Các em hát trong điều kiện vui chơi tập thể, ít nhất phải có hai người cùng hò reo. Mỗi khi có gió nổi, các em gọi gió thổi mạnh hơn hoặc muốn gió thổi theo hướng nào. Nếu khi có gió, trẻ muốn hát một mình thì phải hát to để các em gần đó cùng lên tiếng hát. Lời đồng dao vọng khắp xóm, reo hò vọng vang...

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi én”. Cách chơi: Thấy đàn chim én bay cao, trẻ em Tày ngước mắt nhìn theo không chớp, miệng cùng hát, hai tay vỗ theo nhịp hát. Hết bài, sợ én nghe chưa thấu, các em gọi lại...

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Chế khóc nhè”. Cách chơi: Mỗi khi em bé khóc nhè, chị dỗ không nín, chị hát đồng dao này làm cho em thẹn mà nín khóc.

3 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi khói”. Cách chơi: Ngày mùa đông, cùng đốt đống lửa sưởi giữa sân. Khói từ đống lửa có thể bay phía này, phía khác, khiến những người đứng sưởi thấy khó chịu. Họ cùng hát với các em, khuyên khói hãy bay bay...

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Trốn Mụ Rằn”. Cách chơi: Các em cử một người khoẻ hơn cả làm Mụ Rằn. Tất cả giữ áo nối đuôi nhau thành hàng dài như trò chơi “Rồng rắn lên mây” của trẻ em Kinh. Người nhỏ nhất ở cuối hàng (sẽ là đối tượng cho Mụ Rằn bắt). Qua vài câu đối đáp, Mụ Rằn tìm mọi cách xô đến bắt trẻ cuối hàng. Khi đó, người đứng đầu của dòng người dang hai tay cản Mụ Rằn. Mụ chạy qua hướng nào thì cả dòng người chuyển động theo cách theo để bảo vệ người cuối dòng, đồng thời không được để đứt dòng người. Không thể đứt dòng và không để Mụ Rằn bắt người cuối dòng là thắng.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi trời tạnh”. Cách chơi: Liệu chừng cơn mưa ngớt, các em nhỏ vui vẻ chạy từ nhà ra sân, cất tiếng hát đồng thanh cho đến khi trời tạnh hẳn.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Đánh đu”. Cách chơi: Khi ngồi đánh đu đôi, hai bạn nhỏ lên đu chơi, đi cứ bay bổng ngày càng cao, các em cùng đồng thanh hát lời đồng dao trên.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Nói với trăng”. Cách chơi: Trong những đêm sáng trăng trên sân hoặc sân nhà, các em đồng thanh hát gọi trăng.

3 Đây là lời đồng dao cua trò chơi “Gọi chuồn chuồn”. Cách chơi: Trẻ em Tày rất thích các loại chuồn chuồn. Em nào cũng muốn bắt được một con, cho nên khi thấy bạn thò tay định bắt bạn khác lại “đánh động” bằng cách hát lời đồng dao trên.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi ve sầu”. Cách chơi: Vào những tháng hè, khi mặt trời sắp lặn, trẻ chăn trâu rủ nhau hái lá chít. Khi rời khỏi cành, lá chít cuốn dần lại như cuốn chiếu, trong có ống rỗng. Mỗi em tìm một đoạn trúc dài (khoảng 20cm) và hai đoạn cây khác để gõ. Sau đó các em rủ nhau đến nơi có đàn ve sầu bám. Các em cùng hát lời đồng dao trên “Gọi ve sầu” (ói nỉ nắc), cùng lúc tay cầm cây gõ liên hồi lên đoạn trúc. Nghe tiếng hát cùng tiếng gõ, ve sầu dần dần lìa khỏi bụi cây bay đến chui vào ống lá chít cuộn tròn, ống lá chít của ai đầy ve sầu, người ấy thắng, người thua phải chạy khắp đồng lùa đàn trâu về.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Đuổi quạ”. Cách chơi: Khi gặp đàn quạ mổ trộm lạc trẻ cầm đá ném đuổi hoặc khi thấy bầy quạ bay kêu inh ỏi, các em hát để xua đuổi.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Xay thóc”. Cách chơi: Hai chị em ngồi đối diện cầm tay nhau du đi du lại như cầm giàn xay để xay thóc. Vừa du đi du lại vừa hát, chị hát em nghe.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi trăng”. Cách chơi: Thường các em tập hợp lại dưới ánh trăng sáng và hát đồng thanh.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi nắng”. Cách chơi: Vừa tạnh cơn mưa, nắng lên, các em đồng thanh hát đem nắng đến cho muôn vật cho mọi người.

3 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi trời”. Cách chơi: Ban ngày các em tụ tập lại để chơi mong trời đừng mưa để các em được chơi.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Chọi trâu”. Cách chơi: Trẻ em chăn trâu chăm cho trâu khoẻ, thỉnh thoảng cho hai trâu khoẻ chọi nhau. Khi hai con trâu đang chọi nhau, các em cùng hát lời đồng dao trên. Khi có một con thua, chạy thì chủ nhân của con trâu thắng đến kéo chủ nhân của con trâu thua cùng nhau tấn vật, hai cái đầu cùng đẩy nhau như húc. Bạn bè xung quanh xúm lại, cùng hò reo hát lời đồng dao trên để cổ động. Đến khi hai bên mệt nhoài, lời hát mới dứt.

Trò chơi chọi trâu hấp dẫn nên nhiều khi ở sân bản, trẻ em cũng tụ tập chia làm hai phe, mỗi phe cử ra một người cùng “chọi trâu”. Ở ngoài, bạn bè cùng vỗ tay hò reo, hát đồng dao trên như xem và cổ động chọi trâu thật. Cuối cùng phe thua phải cõng phe thắng chạy một đoạn đường.



2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Gọi ve rừng”. Cách chơi: Truyện cổ kể rằng: Con ve rừng (tua ngoảng) có giọng hát rất thanh, rất hay. Xưa nó vốn là đứa bé mồ côi cha mẹ, làm ăn vất vả, ốm biến chết thành thân ve, đến mùa hè lại hát những lời than thở. Trẻ em Tây thương lắm, khi chiều tà, từ rừng xa vọng lại tiếng hát của ve rừng, dịu êm đi đón mẹ ở đầu bản, các em thường cùng hát ru lời đồng dao trên.

1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Nhắn vịt”. Cách chơi: Gặp đàn vịt bơi trên mặt nước, trẻ em nhớ đến con gà không biết bơi, nhớ đến bò không bơi giỏi như trâu nên vui hát “Nhắn vịt”. Lời đồng dao này phổ biến ở nhiều nơi.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Quăng quật”. Cách chơi: Trò chơi rèn luyện sự nhanh nhẹn và lòng dũng cảm. Một em tự nguyện nhắm mắt lại, tay cầm một chiếc gậy vung tứ phía, miệng liên tục hát lời đồng dao trên. Tập thể xung quanh thừa cơ hội xông vào, cốc đầu, vỗ vai. Tưởng mình thắng, thực tế có lúc bị cốc đầu sưng bươu nhưng vẫn mở mắt cười toe toét.

1 Lời đồng dao hát lên để chế người đi câu lâu mà chẳng được con cá nào.

2 Đây là lời đồng dao của trò chơi
tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương