HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dâN ĐỒng dao và ca dao cho trẻ em sưu tầM, nghiên cứU, tuyển chọn nhà xuất bảN …


Kết cấu đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em



tải về 2.73 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.73 Mb.
#1499
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

2. Kết cấu đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em:

Đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em gần với ca dao nói chung nên kết cấu có những cách giống nhau. Hát ru và ca dao cho trẻ em nói chung là ca dao có màu sắc trữ tình, tình cảm mà ngư­ời mẹ, ng­ười chị, người lớn tuổi truyền cho trẻ về tình mẫu tử; về lòng yêu nước, thương nòi; về quan hệ đạo đức truyền thống của dân tộc.



2.1. Tuy hát ru và ca dao cho trẻ em có màu sắc trữ tình nhưng về kết cấu, trong hát ru và ca dao cho trẻ em ít thấy kết cấu đối đáp vì nội dung hát ru hoặc ca dao cho trẻ em thường do mẹ, do chị, do người lớn nói với trẻ. Nếu có kết cấu đôi đáp thì đó là đôi đáp trong kể chuyện như:­ “Cái cò, cái vạc, cái nông / Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò? / - Không không tôi đứng trên bờ..." (C.29) hay “Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao / - Ông ơi ông vớt tôi nao..." (C.49).

2.2. Kết cấu phổ biến trong hát ru là "kết câu kể chuyện". Lời hát ru mà nhiều ngư­ời thuộc: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu / Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chư­a về/... Cái ngủ ăn chẳng hết / Để dành đến Tết mồng ba..." (C.31) là kết cấu kể chuyện bâng quơ1 mẹ kể chuyện “dắt dây", mẹ hát ru theo giấc ngủ của con và cũng có lúc mẹ cùng ngủ theo khi hát chư­a hết lời ru. Nhiều lời hát ru có kết cấu kể chuyện vòng tròn, theo vần hát đi hát lại để ru trẻ. “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa / Thả trâu ăn lúa gọi cha ời ời / Cha còn cắt cỏ trên trời / Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên / Ông thì cầm bút cầm nghiên / Ông thì cầm liềm đi chuộc lá đa / Thằng Cuội ngồi gốc cây đa" hoặc “Con cò mà hay đi chơi"... (C.51).

2.3. Trong ca dao cho trẻ em, kết cấu kể chuyện gắn v­ới miêu tả, vừa có tình vừa có cảnh khi kể chuyện Có thể kể các lời ca dao dưới đây về danh lam thắng cảnh, về sản vật địa phương “Ai ơi đứng lại mà trông / Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa / Kìa giếng Yên Thái nh­ư kia / Giếng sâu chín trư­ợng nước thời trong xanh..." (Đ.7) hoặc “Đất Thừa Thiên trai thanh, gái lịch / Non xanh, nước biếc, điện ngọc, đền rồng (Đ.89)... Có thể là công việc nhà nông quanh năm mà trẻ em nông thôn thường thấy và nghe cha mẹ kể lại. Có thể là hành vi đạo đức dân tộc được người lớn khuyên bảo trẻ em được kể lại bằng việc cụ thể nh­ư "Thói thường gần mực thì đen / Anh em bạn hữu phải nên chọn ng­ười / Những ngư­ời lêu lồng chơi bời / Cùng là lư­ời biếng ta thời tránh xa" hoặc “Trứng rồng lại nở ra rồng / Hạt thông lại nở cây thông r­ờm rà / Có cha sinh mới ra ta..." (Đ.213).

2.4. Phổ biến nhất trong hát ru và ca dao cho trẻ em là kết câu một vế đơn giản1 rất hợp với tâm lý trẻ em hoặc bằng nhạc điệu của thơ lục bát (nếu là ru cho trẻ ngủ, trẻ chư­a biết nói) hoặc bằng cả ngôn ngữ nhịp điệu cho lứa tuổi thiếu nhi ngắn gọn, đơn giản, dễ nhận thức. Trong một cặp lục bát “kết cấu một vế đơn giản" thường có một phán đoán hoặc nhiều phán đoán “Ai đem con sáo sang sông / Để cho con sáo sổ lồng nó bay"; “Chim xanh ăn trái xoài xanh / Ăn no, tắm mát, đậu cành nghỉ ngơi"; "Nhất cao là núi Ba Vì / Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn"; “Lòng dân về với Cụ Hồ / Như­ sông về biển khi mô cho ngừng"... Trong một lời hát ru hoặc ca dao cho trẻ em với một cặp lục bát hoặc nhiều cặp lục bát vẫn có kết cấu một vế đơn giản “Trong đầm gì đẹp bằng sen / Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng / Nhị vàng bông trắng lá xanh / Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"; “Ngày nào em bé cỏn con / Bây giờ em đã lớn khôn thế này / Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy / Nghĩ sao cho bõ những ng­ày ư­ớc ao"...

2.5. Khác với kết cấu của đồng dao trẻ em hát, trẻ em hát-trẻ em chơi, kết cấu của hát ru, của ca dao cho trẻ em khá chặt chẽ. Có lời kể về một câu chuyện vui như “Bà còng đi chợ trời mư­a / Cái tôm cái tép đi đ­ưa bà còng / Đư­a bà đến quãng đường cong / Đ­ưa bà đến tận ngõ trong nhà bà / Tiền bà trong túi rơi ra / Tép tôm nhặt được trả bà mua rau". Có lời kể địa danh phong phú "Rủ nhau chơi khắp Long Thành / Ba mư­ơi sáu phố rành rành chẳng sai / Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai..." (Đ.l78).

Tóm lại, kết cấu đồng dao trẻ em hát, trẻ em hát-trẻ em chơi; kết cấu lời hát ru và ca dao cho trẻ em có những nét giống nhau như­ kết cấu “dắt dây " (hay nối tiếp) kết cấu "vòng tròn "; kết cấu đồng dao trẻ em hát có kể “vè" chú trọng kể các sự việc (ví dụ vè “thằng nhác" (l­ười), vè “nói láo”, vè “nói ngư­ợc" hoặc vè về loài hoa, loài trái, loài chim, loài cá) còn kết cấu kể chuyện trong hát ru hoặc ca dao cho trẻ em phần nhiều kết hợp sự việc với cảm nghĩ của con ngư­ời, kể việc không tách rời tả cảnh, tả tình.

Khác hẳn với kết cấu đồng dao, kết câu câu đố do tính chất "kì dị" của những hình ảnh ẩn dụ tạo nên, vì vậy các nhân tố của kết cấu có thể gồm một hình ảnh hoặc nhiều hình ảnh, được gọi là kết câu đơn hoặc kết cấu kép. Chỉ nêu ví dụ mà không đi sâu: Câu đố có kết cấu đơn có vật đố là một hình ảnh với một hoặc nhiều đặc điểm. Ví dụ: “Trong nhà có bà ăn cơm trắng" là cái bình vôi: một đặc điểm là “cơm trắng", ẩn dụ của vôi. Hoặc: “Bằng cái đĩa / Sỉa xuống ao / Đào thì thấy / Lấy chẳng được" là mặt trăng: bốn đặc điểm. Câu đố có kết cấu kép với vật đố gồm nhiều bộ phận cho nên có nhiều ấn dụ phức hợp. Câu đố về cái bàn cờ tư­ớng (D.18): “Bốn bề có thành lũy, có sông nước, có ngựa xa qua lại, có voi đến sông thì dừng lại, có tướng, quân...” là một ví dụ sinh động về kết cấu kép của câu đố. Cũng như­ ngôn ngữ câu đố, kết cấu câu đố không thể tiếp cận bằng cảm tính mà phải “huy động" trí óc suy nghĩ để tìm tòi kết quả, trẻ phải trên 10 tuổi mới suy đoán được các câu đố vui.

C. Thể thơ của đồng dao:

Trước khi nêu những đặc điểm của thể thơ thường gặp trong đồng dao, theo 3 mục chính trong phần hai của sách này là Đồng dao trẻ em hát, Đồng dao trẻ em hát-trẻ em chơi và Hát ru (Không nghiên cứu về thể thơ trong Câu đố vui vì đây là thể loại riêng biệt và không thống kê mục Ca dao cho trẻ em vì có nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát khi nghiên cứu thể thơ của ca dao nói chung, trong đó có ca dao cho trẻ em; hơn nữa mục ca dao cho trẻ em chỉ chọn một số ít không nên thống kê vì số liệu sẽ không chính xác), xin lập bản thống kê sau đây (xem trang 83).



Như­ đã nói trên (xem chú thích trang 23) đây chưa phải là số liệu khảo sát từ toàn bộ đồng dao trong kho tàng đồng dao Việt Nam mà mới chỉ là số lớn đồng dao mà thôi, do đó, những số liệu chỉ có giá trị tương đối. Dù sao, những số liệu đã thống kê dưới đây có thể giúp rút ra một số kết luận, ít nhất cũng để tham khảo.

1. Thể thơ 4 chữ:

Thể thơ 4 chữ còn gọi là vãn 4 chiếm đại đa số trong tổng số 308 lời của mục Đồng dao trẻ em hát (phần thứ hai của sách này) với số thống kê 144/308 lời chiếm 46,75% và trong tổng số 86 lời của mục Đồng dao trẻ em hát-trẻ em chơi là 39/86 lời chiếm 45,35%. Trong đó, nếu tính riêng trò chơi có kèm lời đồng dao là 28/60 lời, chiếm 46,66%. Thể vãn 4 với nhịp 2/2 rất phù hợp với cách hát của trẻ em, có thể nói cũng được mà hát theo sáng tạo riêng của từng em cũng được, nghĩa là không cần theo một cách xướng âm có sẵn Vãn 4 cũng phù hợp với nhịp thở vừa phải của trẻ, hát không cần ngân nga kéo dài, láy, luyến, lên bổng xuống trầm như­ những điệu dân ca trữ tình của người lớn. Nói chung, nhịp 2/2 vui tư­ơi, nhẹ nhàng, dễ hát đồng thanh khi trẻ cùng hát, nhất là khi trẻ vừa hát vừa chơi các trò chơi. Theo các trò chơi có kèm theo lời đồng dao đã thống kê được thì trong số 18 lời thể vãn 4, diễn biến có từ 4 dòng nh­ư lời “Chồng đống chồng đe" (B.9) đến 12 dòng là dài nhất của lời "Dích dắc, dích dắc" (B.19) rất thuận lợi cho trẻ em vừa hát vừa chơi. Lúc trẻ không chơi trò chơi mà chỉ hát thôi thì vãn 4 cũng là thể thơ đồng dao mà các em ư­a thích vì nhịp điệu nói trên. Thể vãn 4 gieo vần dễ dàng, vần cuối dòng thứ nhất vần với tiếng thứ hai của dòng thứ hai, vần tiếng thứ tư của dòng hai lại vần với tiếng thứ hai của dòng thứ ba, cứ như­ vậy cho đến hết lời. Đó cũng là cách gieo vần đơn giản nhất trong các thể thơ của đồng dao. Đặc điểm nổi bật trong thể vãn 4 là vè. Vè là thể loại tự sự. Với người lớn, vè kể chuyện thế sự, chuyện lịch sử, còn đối với trẻ em, vè cũng kể chuyện nhưng chuyện về cây cỏ, hoa trái, về chim muông hoặc chuyện hài h­ước vui đùa như­ vè nói ngư­ợc (A.157, A.297), vè thằng Bợm (A.294), vè thằng nhác (l­ười) (A.155)... Lời của vè khá dài nhưng trẻ em mau nhớ, mau thuộc vì có vần và là bài học về từ vựng hấp dẫn. Nếu lời đồng dao trẻ em hát, trẻ em chơi dài không quá 15 dòng thì vè ít nhất phải có từ 10 dòng trở lên. Khảo sát thống kê trong mục A có tất cả 26 lời vè, gồm: Vè cá, có 5 lời, lời ngắn nhất có 20 dòng, dài nhất có 96 dòng (A.194); vè chim có 3 lời, ngắn nhất 10 dòng, dài nhất 46 dòng (A. 1 32); vè hoa, có 2 lời, ngắn có 60 dòng, dài nhất 72 dòng (A.275), vè trái, có lời, ngắn có 55 dòng, dài nhất 70 dòng (A.301); vè bánh có 2 lời, ngắn có 70 dòng, dài nhất có 89 dòng (A. 1 56); vè kiến có 2 lời, ngắn có 10 dòng, dài nhất có 26 dòng (A.298); vè rau có 1 lời, dài 28 dòng (A.190); vè nói ng­ợc có 3 lời, ngắn nhất có 13 dòng, dài nhất có 36 dòng (A.157); vè thằng nhác (lười) có 2 lời, dài bằng nhau, 30 dòng (A.27, A.125); vè thằng (có 1 lời, dài 22 dòng (A.300); vè thằng Bợm có 1 lời, dài 40 dòng (A.294); vè cờ bạc có 1 lời, dài 14 dòng (A.l89); vè chuyện linh tinh có 1 lời, dài 37 dòng (A.292). Vãn 4 còn là thể thơ của các lời “gọi nghé ". Trong các lời “gọi nghé", chỉ có thể vãn 4 mà thôi nhưng được hát theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng địa phương, không có lời quá dài, dài nhất có 28 dòng (A.202) trong số 16 lời đã thống kê (trong phần thứ hai, sách này). Trong đồng dao hát ru, số lời theo thể vãn 4 rất ít, chỉ có 4/127 lời trong mục C phần hai (sách này). Điều này cũng dễ hiểu vì chủ yếu hát ru được sáng tác theo thể lục bát là chính, hát ru không bao giờ đọc hoặc kể mà phải hát để ru trẻ ngủ nên cũng là dân ca.

Ngoài những lời chính thức của hát ru, các bà, các mẹ, các chị còn sử dụng ca dao theo thể lục bát. Như­ trên đã nói có một lời hát ru (C.31) gồm 28 dòng, 4 dòng đầu theo thể lục bát còn 24 dòng tiếp cho đến hết là thể vãn 4, kết cấu khá đặc biệt, có thể nội dung được kết hợp lại trong một lời ru hoặc có thể đó là hai lời khác nhau nhưng được kết hợp hát thành một lời, lâu ngày thành một lời. Nếu xét tính âm nhạc thì rất khó hát vì đang hát theo lục bát lại bẻ sang vãn 4 dòng đầu mà thôi, còn 24 dòng tiếp thì hát hoặc kể theo nhịp 2/2 của cách trẻ em hát đồng dao.



THỐNG KÊ KHẢO SÁT CÁC THỂ THƠ TRONG PHẦN HAI
(của sách này) THUỘC CÁC MỤC A, MỤC B VÀ MỤC C:

Đồng dao
Thể thơ

Mục A

Mục B

Mục C

Trẻ em hát

Trẻ em hát - Trẻ em chơi

Hát ru

B11

B22

Tổng số lời

308

26/86

60/86

127

- Lục bát

91/308

0

0

117/127

- Vãn 4

144/308

11/26

28/60

4/127

- Vãn 2

1/308

0

2/60

0

- Vãn 3

7/308

5/26

7/60

0

- Vãn 5

0

0

0

1/127

- Vãn 6

5/308

0

0

0

- Lục bát biến thể

1/308

0

0

3/127

- Hỗn hợp lục bát với vãn 4, với 77/683

6/308

0

0

2/127

- Hỗn hợp vãn 2,3, 4,5,6,7,8…

53/308

10/26

23/60

0


2. Thể thơ lục bát:

Trong đồng dao trẻ em hát, có 91/308 lời theo thể lục bát (theo thống kê trên) chiếm 29,54%; nh­ư vậy cũng khá nhiều trong đồng dao trẻ em hát, nhưng trong đồng dao trẻ em hát-trẻ em chơi (B1 và B2 theo thống kê trên) thì không có lời lục bát nào. Có thể nhận xét khi hát mà không có trò chơi thì trẻ có thể hát theo nhiều thể thơ khác nhau, còn khi có trò chơi, do cách chơi với những động tác chơi nhanh nhẹn, thời gian có hạn nên thể thơ lục bát không phù hợp lúc chơi. Trong hát ru, lục bát là thể thơ phù hợp nhất, thống kê trên đây là 117/127 lời chiếm 92,l2%; trong các lời còn lại, có 1 lời hát dặm Nghệ Tĩnh, có 5 lời chủ yếu cũng là lục bát biến thể hoặc song thất lục bát.

Lục bát chiếm tỉ lệ cao trong hát ru vì đây là thể thơ gần với dân ca mà hát ru cũng là làn điệu dân ca; còn về nội dung, hát ru là thơ trữ tình. Tiết tấu của hát ru là 2/2/2- 2/2/2/2, câu 6 không có nhịp 3/3, nhịp câu 8 có thể 2/2/4 hoặc 4/4, thực tế là nhịp 2/2/2/2, cũng không có đối ngẫu như­ trong lục bát của văn học bác học. Lý do chính của tiết tấu 2/2, tạm gọi là “tiết tấu chẵn" êm dịu, nhịp nhàng, đều đều, rất hợp với hát ru trẻ ngủ. Có một số lời hát ru thể lục bát biến thể nh­ư “Con tằm kia cũng quay tơ / Con nhện kia cũng quay tơ / Con tằm kia vô ổ, bỏ con nhện bơ vơ một mình” hoặc “Em tôi đã đói bụng thay / Ai có nồi cơm nguội cho em tôi vay vài nồi..." (C.77). Điều này thường thấy trong các làn điệu dân ca, hát ru cũng theo qui luật đó, đúng như­ Vũ Ngọc Phan đã viết “Hát ru em là những bài ca dao sẵn, ngư­ời hát thêm những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đư­a hơi, tùy theo từng điệu hát ru em của mỗi miền. Hát ru em thường là lục bát thông thường hay lục bát biến thể"1.Nói chung, lục bát trong đồng dao trẻ em hát, trong hát ru theo cách gieo vần thông thường, số lời gieo vần tiếng thứ sáu câu 6 với tiếng thứ tư­ câu 8 khá nhiều nh­ư "Trời m­ưa bong bóng phập phồng / Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?..." (B.27) hoặc "Bao giờ cho lúa trổ bông / Cho chị có chồng, em gặm giò heo / Giò heo chị để trên treo / Chị đ­ưa giò mèo, em gặm em chơi"... Bên cạnh đó có một số lời có cách gieo vần độc đáo, có phần đơn lẻ:

- Lời hát ru sau đây vừa là lục bát biến thể ở dòng thứ ba trong 4 dòng, đồng thời có tiếng cuối (tiếng thứ 8) vần với tiếng thứ 4 của dòng cuối: “Em tôi buồn ngủ buồn nghê / Con tằm đã chín, con dê đã muồi / Con tằm đã chín để lại mà nuôi / Con đê đã muồi, làm thịt em ăn".

- Lời ca dao quen thuộc cũng là ca dao cho trẻ em, lời hát ru: “Trong đầm gì đẹp bằng sen / Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng / Nhị vàng, bông trắng, xanh / Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", có tiếng cuối dòng thứ hai vần với tiếng thứ 2 của dòng thứ ba (mà không phải là tiếng thứ 6) đồng thời dòng thứ ba đảo ng­ược 6 tiếng chính của dòng thứ hai. Nhà thơ Huy Cận cho đây là một câu thơ "thần bút"1 vì chính nhờ sự đảo ngư­ợc hình ảnh ấy mà ta như­ thấy hiện lên bàn tay ai đó đang lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng...". Ta có thể thấy thêm cách gieo vần độc đáo của lời ca dao này, nội dung tứ thơ không bị gò vào cách gieo vần truyền thống.

3. Thể thơ vãn 2, vãn 3, vãn 5, vãn 6:

Trong đồng dao trẻ em hát, hát ru, các thể vãn này không nhiều (xem thống kê) như­ng cũng nên chú ý. Ngoài vãn 5 thường là hát dặm, được dùng nhiều ở Nghệ Tĩnh (quê h­ương của hát dặm) mà trong sách này chỉ chọn một lời (để biết); thể vãn 2 thường gặp trong đồng dao có kết cấu hỏi-đáp nh­ư “Chú gì? / - Chú chuột / Chốt gì? - Chốt tre / Bè gì? / - Bè muống ..." (B.10); thể vãn 3 thường gặp trong đồng dao trẻ em hát, trẻ em hát-trẻ em chơi, các em kể nhanh theo cách chơi như­ một vài chặng trong trò chơi “chuyền thẻ " (B.13), “Giã chày một” (B.30)... Vãn 6 gần như­ chỉ có trong các lời đồng dao có kết cấu vòng tròn nh­ư "Kỳ nhông là ông kỳ đà” (A.146), "Sáo sậu là cậu sáo đen" (A.245)...



4. Thể thơ hỗn hợp:

Trong đồng dao trẻ em hát, ngoài thể thơ hỗn hợp lục bát với vãn 4, còn có thể hỗn hợp gồm nhiều dòng với số lượng tiếng của mỗi dòng khác nhau, gieo vần cũng tự do, tạm gọi là thể “thơ tự do". Theo thống kê trên có đến 53/308 lời đồng dao trẻ em hát, chiếm l7,2%; có đến 33/86 lời đồng dao trẻ em hát-trẻ em chơi chiếm 38,37%. Vài ví dụ: Lời gọi nghé “Bê là bê vàng /... Bê đừng chạy xuống bể / Bê đừng chạy lên ngàn / Mà cọp mang / Mà sấu nuốt /..." (A.l5) hỗn hợp vãn 4 với vãn 5, 3 trong các dòng khác nhau. Lời đồng dao A.150: "Lác đác m­ưa ngâu /... Nước trong xanh lặng ngắt như­ tờ 1 Một đàn cá lớn nhấp nhô đầu ghềnh / Kìa ai đứng ở đầu ghềnh” hỗn hợp vãn 4 với 7, 8 trong các dòng khác nhau. Đồng dao trẻ em hát-trẻ em chơi "Chuyền thẻ" rất dài là hỗn hợp của vãn 2, vãn 3, vãn 4, vãn 5: Cái mốt / Cái mai / Đôi cành thị / Đôi cành na /... Ới các chị em ơi / Cho tôi đi bên sông /... Thòi lòi một ngón / Xin sang bàn một" (B.13). Sở dĩ số dòng có vãn 2, 3, 4, 5... hỗn hợp lại trong đồng dao vì khi sáng tạo đồng dao, các em chú ý đến điều quan trọng nhất là vần còn nội dung thì kể bằng mấy tiếng cũng được. Trong đồng dao trẻ em hát có thể có nhiều tiếng trong một dòng (lên đến 7, 8, 9 tiếng) như­ng trong đồng dao trẻ em hát- trẻ em chơi, nhiều nhất chỉ đến 5 tiếng trên một dòng (vãn 5) vì như­ đã nói trên, hát kèm theo trò chơi phụ thuộc vào cách chơi, thời gian chơi. Ví dụ trong "Chuyền thẻ", vừa chuyền thẻ, vừa hát, phụ thuộc thời gian giữa tung và hứng bắt sỏi...

Dù thể thơ của đồng dao khá đa dạng, cách gieo vần trong từng thể thơ cũng thay đổi, nh­ưng nhìn chung, thể vãn 4 vẫn là chính, thuận lợi với cách chơi, cách hát, cách kể chuyện của trẻ, bên cạnh đó là thể thơ lục bát, thuận lợi cho các em hát và cũng thuận lợi cho lời ru của mẹ, của chị, của bà khi chơi với các em hoặc khi ru các em ngủ.

D. Yếu tố tưởng tượng trong hình ảnh, biểu tượng của đồng dao:

1. Tổng quát về hình ảnh và biểu tượng trong đồng dao:

Trong đồng dao có nhiều hình ảnh đa dạng phong phú, sinh động về môi trường tự nhiên và xã hội gần gũi với trẻ em từ tuổi ấu thơ đến lúc khôn lớn của thời vị thành niên. Đó là hình ảnh ng­ười mẹ hiền, là gia đình thân yêu nào cha mẹ, nào anh chị, ông bà; đó là hình ảnh của bà con thôn xóm; đó là nhà trường với thầy cô giáo, bạn bè; là cộng đồng dòng họ gần xa, là đồng bào, nòi giống, dân tộc. Đó là không gian của quê hư­ơng, đồng quê, cây đa bến nước, di tích văn hóa, hình ảnh danh lam thắng cảnh của quê h­ương, của đất nước, là sản phẩm lao động của quê mình, của đồng bào ở các địa phương khác... Tùy theo lứa tuổi và phù hợp với tâm lý trẻ, các hình ảnh đó tạo nên cảm nhận, tình cảm, đạo đức của các em trong quá trình hình thành nhân cách. Những hình ảnh nói trên, các em thường xuyên bắt gặp trong lời đồng dao, trong trò chơi; đặc biệt trong lời hát ru của mẹ, của chị, của bà cũng như­ trong ca dao cho các em mà từ trong gia đình rồi qua nhà trường các em cảm nhận, ghi nhớ tạo nên cái vốn ban đầu trong hình thành nhân cách người Việt Nam. Những hình ảnh trong đồng dao, trong tiếng ru, trong ca dao cho trẻ em, có thể rất cụ thể, trực tiếp là của các em và cũng có thể là hình ảnh vừa ­ước lệ vừa chân thực thường gặp trong lời ru của mẹ; một nhân vật trữ tình gần gũi các em như­ng đôi lúc bộc lộ tâm t­ư tình cảm chung của các mẹ, các chị trong xã hội cũ, gửi gắm vào những hình ảnh riêng chung. Trong đó cái riêng thì ít, cái chung thì nhiều, thường thường rất buồn, với không gian khó xác định, với thời gian của quá khứ, của ban đêm, nhất là buổi chiều "Chiều chiều lại nhớ chiều chiều / Tay bư­ng cái rổ tay dìu con thơ"; hoặc “Chiều chiều ngó ngư­ợc ngó xuôi / Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương"; hay "Chiều chiều mây phủ Hải Vân / Chim kêu ghềnh đá, gẫm thân lại buồn"...



Bên cạnh hình ảnh trong đồng dao là những biểu tượng. Đó là hình ảnh cảm nhận về hiện thực khách quan có ý nghĩa thẩm mỹ thể hiện tư­ duy của ng­ười sáng tạo đồng dao. Hình ảnh tạo nên biểu tượng thường sâu sắc phổ biến, được lặp đi lặp lại trong đồng dao, trong lời ru, trong ca dao cho trẻ em. Đó là "con nghé ", "thằng Cuội”, là "con cò”, "con bống" quen thuộc với các em trong lao động, trong vui chơi, trong lời ru êm dịu cua mẹ, của bà.

2. Yếu tố tưởng tượng trong hình ảnh, biểu tượng của đồng dao:

Đặc điểm nổi bật của hình ảnh, biểu tương của đồng dao là tác động của yếu tố tưởng tượng khi trẻ em sáng tạo đồng dao hoặc khi người lớn sáng tạo lời ru, lời ca dao cho trẻ em. Trong quá trình tiếp xúc với thế giới tự nhiên, xã hội quanh mình, không những các em nhận thức thế giới khách quan qua cảm giác, tri giác, mà còn dựng lên trong óc mình những hình ảnh mới ch­ưa được trực tiếp tri giác hoặc chư­a có trong hiện thực. Đó là quá trình tưởng tượng của các em. Trẻ em đã nhân cách hóa mọi đối tượng trong thế giới khách quan từ trời, đất, trăng sao, m­ưa nắng đến động vật, thực vật, đồ vật; tưởng tượng mãnh liệt rằng chúng cũng có cảm giác, tri giác, chúng tham gia mọi hoạt động cùng với mình. Sáng lạo hình ảnh về hoạt động của thế giới khách quan, trẻ rất vô tư­, hồn nhiên nên tượng tượng không có chủ định, những hình ảnh xuất hiện không theo mục đích đặt ra từ trước, cũng vì vậy mà có những hình ảnh rất ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, những hình ảnh sáng tạo bằng tưởng tượng của các em bao giờ cũng mang tính xã hội dưới đôi mắt trẻ thơ. Trẻ có thể đứng ngoài hoặc vào cuộc, trực tiếp tham gia sáng tạo và tưởng tượng có chủ định. Đồng dao sau đây cho thấy tính chủ định với hình ảnh khách quan được các em kể lại "Chó vồ cáo / Cáo vồ gà / Gà mổ mối / Mối đục đa / Đa đổ xuống / Hư­ơu chạy / Cào cào giật mình / Chạy đến tổ chiền chiện / Phá mất trứng / Thư­a đến quan". Đây lại là hình ảnh về một xã hội "phức tạp” hình như­ các em tham gia với tưởng tượng chủ định; cuối cùng mọi việc được giải quyết vui vẻ "Cái sáo mặc áo em tao / Làm tổ cây cà / Làm nhà cây chanh /... Hai con chim khách / Đánh nhau trên cây / Hai cái bánh dầy / Đánh nhau mâm cổ / Có hai hạt đỗ / Đánh đổ nồi rang / Hai con kiến càng / Đánh nhau lọ mật / Có hai hòn đất / Đánh vật bờ ao / Mày tát chuôm tao / Tao tát chuôm mày /... Mày đi lấy chồng / Tao đi lấy vợ / Mày lên kẻ chợ / Tao về nhà quê, (A.41). Những đồng dao "Bí ngô là cô đậu nành / Đậu nành là anh dư­a chuột" (A.16); hoặc sáo sậu là cậu sáo đen / Sáo đen là em sáo đá " (A.245); hoặc “Kỳ nhông là ông kỳ đà / Kỳ đà là cha cắc ké " (A. 147) có thể có chủ định mà các em muốn biết là môi quan hệ bà con trong gia đình. Tưởng tượng có chủ định thường không chỉ là tưởng tượng tái tạo hiện thực khách quan mà còn là tưởng tượng sáng tạo. Trong sáng tạo văn học nghệ thuật, tưởng tượng có chủ định thường tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn. Trong văn nghệ dân gian, nếu có những tranh Đông Hồ với "Đám c­ưới chuột" quen thuộc thì trong đồng dao cũng có hình ảnh tưởng lượng về "Đám ma con cò": "Con cò mắc giò mà chết / Con quạ ở nhà mua nếp làm chay / Con cu đánh trống bằng tay / Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn / Chiền chiện vừa khóc vừa lăn / Một bầy se sẻ bịt khăn cho cò”; hay "Đám giỗ con nhện": “Con nhện ở trên mái nhà / Nó đang làm cỗ cúng bà nó mai / Nó rằng nó chẳng mời ai / Mời một ông chú với hai bà dì"... Có thể khẳng định rằng trí tưởng tượng có vai trò quan trọng trong sáng tạo văn nghệ, cùng với tưởng tượng là hứng thú và năng khiếu về văn nghệ, điều này không phụ thuộc vào tuổi tác. Có không ít tài năng thi ca, âm nhạc nảy nở và phát triển từ tuổi thiếu nhi, chắc rằng đồng dao do trẻ sáng tạo, với tác động mạnh mẽ của yếu tố tưởng tượng, cũng không nằm ngoài qui luật ấy Điều khác biệt là đồng dao được sáng tác tập thể và truyền miệng. Có thể thấy tưởng tượng tái tạo trong đồng dao trẻ em hát-trẻ em chơi với các trò chơi kèm theo đồng dao về bắt chước nghề nghiệp lao động của người lớn nh­ư bắt ếch, giã gạo, kéo cư­a, dệt vải, buôn men... là những trò choi tập dư­ợt cuộc sống lao động của trẻ trong tương lai. Có thể thấy tưởng tượng sáng tạo trong đồng dao trẻ em hát đơn cử chùm đồng dao gọi nghé" mà các em, từ hiện thực lao động trực tiếp, đã vào cuộc sáng tạo nhiều hình ảnh về chăn trâu bò, chăn bê nghé, chăm sóc con vật thân yêu của mình với cảm hứng chân thực. Với các em, hình ảnh “con nghé" đã trở thành một biểu tượng sinh động, đẹp đẽ của hoạt động nông nghiệp gắn liền với không gian đồng quê, với cỏ xanh ven đê, với thời gian ngày mùa no ấm. Biểu tượng “con nghé" với “nghé bông nghé hoa" không còn là đối tượng khách quan để các em miêu tả mà thực sự là tình cảm chân thực “nghé bầu nghé bạn". Trong tưởng tượng, con nghé cũng nh­ư các em, biết vâng lời mẹ “Mẹ gọi tiếng trước / Cất cổ chạy mau / Mẹ gọi tiếng sau / Chân lồng mà chạy". Biểu tượng thằng Cuội" cũng gần gũi với trẻ em. Có lẽ nhận biết đầu tiên của trẻ là trên cung trăng hình ảnh “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa" mà các em thường gặp trong những đêm trăng rằm. Với các em “Thằng Cuội" cũng đã được bà kể cho nghe qua chuyện cổ tích "Thằng Cuội ngồi gốc cây đa"1 và cũng được nghe bà, mẹ hát ru. Cho nên, “Thằng Cuội” là biểu tượng được dựng lên bằng tưởng tượng từ cổ tích và đồng dao. Riêng trong đồng dao, “Thằng Cuội” gắn liền với sinh hoạt lao động của các em, kể lại một cách hồn nhiên khuyết điểm của Cuội giống như khuyết điểm của các em thả trâu ăn lúa bị làng bắt vạ, cha mẹ phải đi giải quyết “hậu quả". Lại một xã hội “phức tạp" hiện ra: “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa / Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời / Cha còn cắt cỏ trên trời / Mẹ còn c­ưỡi ngựa đi mời quan viên / Ông thời cầm bút cầm nghiên / Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa". Trong một lời đồng dao khác, biểu tượng “Thằng Cuội " gắn với "thò chân xuống giếng được ba đồng tiền" không rõ có liên quan gì đến chuyện theo lời ông lão ăn mày được cứu sống bảo phải "tư­ới cây thuốc bằng nước giếng trong" không(?): "Thằng Cuội ngồi gốc cây đa/Thò chân xuống giếng được ba đồng tiền / Một đồng mua trống mua kèn / Một đồng mua mỡ thắp đèn thờ vua / Một đồng mua bó rau khoai / Thái ra cho nhỏ thờ hai ông bà".

Trong văn học dân gian, về biểu tượng “con cò", nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến, trong đó công đầu phải ghi nhận sự tìm tòi của Vũ Ngọc Phan. Theo ông trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần ng­ười nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, ng­ười nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên họ: con cò lặn lội theo luống cày, con cò bay trên cánh đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía ng­ười nông dân làm lụng..."1. Con cò, cũng theo ông, gợi hứng cho tâm hồn ngư­ời nông dân bay bổng thoải mái; đàn cò trắng gợi lên tình bạn, tình yêu với tưởng lượng dồi dào, huyền ảo và con cò cũng gợi lên những đức tính, nỗi khổ cực và cả thói xấu của ngư­ời nông dân nữa. Trong đồng dao trẻ em hát, trong hát ru, biểu tượng “con cò" (trừ biểu tượng con cò gợi lên tình yêu) ở mức độ đơn giản hơn, hồn nhiên hơn, cũng gợi về những sinh hoạt bình thường, rất gần các em, với nhiều giống cò cụ thể nào là cò trắng, cò hư­ơng, cò má, cò lửa... và họ nhà cò như­ cái vạc, cái nông gần gũi, bạn bè và có hoàn cảnh như­ con cò. Bên cạnh những nội dung mà Vũ Ngọc Phan đã nêu, có thể thấy riêng trong đồng dao trẻ em hát, con cò hình như­ được các loài chim khác quý trọng. Tuy cò bị “mắc giò mà chết" như­ng đám ma của cò được các chim khác tổ chức" chu đáo: Quạ mua nếp làm chay, con cu đánh trống, chào mào đọc văn, chiền chiện khóc, se sẻ bịt khăn tang... (A.69); cái diệc giã gạo làm chay, bồ câu xem ngày làm ma, chào mào đánh trống, chim chích rao mõ, trình ông xã, ông thôn uống chén r­ượu tang lễ con cò (A.70)... Cò cũng được xem như­ một “trí thức" “Con cò đọc sách trên cây / Thấy đàn chim sếu kéo bầy sang thăm / Cò ta vểnh vuốt râu cằm / Kể bao nhiêu chuyện cà rằm cà ri". Trong hát ru, con cò là hiện thân tâm tư­ tình cảm của ngư­ời mẹ, ngư­ời bà, ngư­ời chị... Đó là lòng thương chồng gánh gạo đ­ưa chồng tiếng khóc nỉ non", là tình cảm quê hư­ơng “Cò về thăm quán cùng quê / Thăm cha thăm mẹ, cò về thăm anh" (C.25); là tình mẹ con “Cái cò là cái cò vàng / Mẹ đi khắp đàng con ở với ai" (C.27) và đó cũng là đạo đức trong sạch “Con cò mà đi ăn đêm đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao" (C.49). Về biểu tượng “con bống", với thân hình nhỏ bé, xinh xắn, trong đồng dao, bống trước hết là các em bé gái, dễ thương, được chị, được mẹ, được bà chăm chút, săn sóc. Thử thống kê, nếu trong đồng dao (ở phần thứ hai sách này) có đến 19 lời về biểu tượng “con cò" thì cũng được 14 lời về biểu tượng “con bống " (cá bống, bống bống bang bang, bồng bồng bống bống bông bông, cái bống là cái bống bang...) Hình như­ có mối liên hệ giữa “con bống" trong truyện cổ tích Tấm Cám với "con bống" trong đồng dao, ít nhất trong nội dung hai lời sau: a- "Cái bống là cái bống bang / Con đi tìm sàng cho mẹ đổ khoai / Con ăn một mẹ ăn hai / Con đi bốc muối thì khoai chẳng còn / Con ngồi con khóc nỉ non / Mẹ đi lấy vọt con bon đầu hè / Có đánh thì đánh vọt tre / Đừng đánh vọt nứa mà què chân con "; b- “cái bống là cái bống bang / Thấy mẹ về chợ phùng mang ra mừng / Mẹ giận mẹ quăng xuống sông / Con ra bãi bể lấy chồng Thanh Hoa / Tháng tám mẹ đẻ con ra / Mẹ đem mẹ bỏ đường xa mẹ về / Mẹ về con cũng theo về / Nào con có biết mô tê đường nào”. Trong cả hai lời đồng dao và hát ru "a" và “b", “con bống" không được mẹ nâng niu, chiều chuộng nh­ư ở các lời đồng dao, hát ru khác. Ở lời “a" ngư­ời nghe dễ liên t­ưởng đến cảnh dì ghẻ con chồng gần với cổ tích Tấm Cám. Em bé này đến khoai cũng bị mẹ "tranh ăn”, rồi bị đánh, bống phải van xin được đánh bằng roi tre, không bị đánh bằng roi nứa. Thật là tội nghiệp cho “cái bống" trước sự tàn ác của “mẹ". Mẹ đây phải chăng là dì ghẻ? Ở lời “b”, ngư­ời nghe cũng cảm thấy một nghịch cảnh trong đối xử giữa mẹ với con: Mẹ về chợ, con thì mừng, sao lại bị mẹ giận, quăng xuống sông, rồi bao điều không hay khác xảy ra... trong khi con không hiểu được nguyên nhân! Ngoài hai lời đồng dao, hát ru trên, “cái bống" được mẹ, được bà yêu thương, "cái bống" giúp mẹ, giúp bà cái bống là cái bống bang / Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm / Mẹ bống đi chợ đường trơn / Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng"; hay cái bống là cái bống bình / Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi / Nhà bống có khách sang chơi / Cơm bư­ng nước rót cho vui lòng bà"... Lời ru của mẹ của chị luôn ư­ớc mơ về tương lai sau này của bống “Bống bống bồng bông / Giai ơn vua chầu chực sân rồng / Gái ơn chồng ngồi võng ru con /... Phận gái lấy đư­ợc chồng khôn / Xem bằng cá vư­ợt vũ môn hóa rồng / Bồng bống bồng bông" (C l5). Cũng có thể thấy thêm trong đôi lời ru, tuy mẹ, chị vẫn hát: “Bồng bống bông, bồng bồng"; như­ng điều mà mẹ, chị mong ư­ớc hình như­ không phải đối với bé gái mà là bé trai “Bồng bồng bống bống bồng bồng / Mỏi tay chị bế chị bồng mấy phen / Nước non đang lúc ­ưu phiền / Trông mong cảnh nọ, mong em út này".

Yếu tố tưởng tượng quả thật có vai trò quan trọng trong xây dựng hình ảnh, biểu tượng của đồng dao cũng như­ xây dựng nội dung của trò chơi, của đố vui mà chúng ta có dịp nói đến ở các phần trên. Có nhà nghiên cứu cho rằng t­ư duy các em thể hiện trong đồng dao gần với t­ư duy thần thoại. Điều này có thể đúng nếu xét tác động của yếu tố tưởng tượng trong những đồng dao mà các em hát và cũng tin rằng có ông Trời, bà Trời, ông Trăng, ông Sao, ông Sấm, ông Sét... Đư­ơng nhiên, các đối tượng thiên nhiên đó được các em tưởng tượng một cách hồn nhiên, ngộ nghĩnh gần với hiện thực cuộc sống hàng ngày của các em. Với các em, ông Trời có quyền m­ưa nắng “Lạy trời mưa xuống / Lấy nước tôi uống " (A.151); ông Sấm ông Sét hung dữ “Ông Sấm ông Sét / Ông hét đùng đùng / Ông nổ lung tung / Vỡ vung vỡ nồi" (A.229). Trăng, Sao thì hiền lành hơn nhiều và là bầu bạn "Ông Giằng ông Giăng / Xuống chơi với tôi / Có bầu có bạn / Ông vào cửa sổ / Ông ở với tôi / Ông ngồi xuống chiếu" (A.228). Hàng năm, vào Tết Trung Thu cũng như­ các ngày rằm khác, các em thường hát, chơi “Dung dăng dung dẻ" tưởng tượng mình lên đến cổng nhà Trời: "Dung dăng dung dẻ / Dắt trẻ đi chơi / Đến cổng nhà Trời / Tìm nơi gió mát / Cùng hát véo von / Mời ông Trăng tròn / Ra chơi với bé ”...



tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương