HỘi văn nghệ DÂn gian việt nam nguyễn nghĩa dâN ĐỒng dao và ca dao cho trẻ em sưu tầM, nghiên cứU, tuyển chọn nhà xuất bảN …



tải về 2.73 Mb.
trang16/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.73 Mb.
#1499
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18
“Đọc câu”. Cách thức chơi: Các em đố nhau đọc cho nhanh không được nhầm, cứ nhầm là thua cuộc. Bài trên dễ đọc nhanh. Bài:

“Mượn cái xanh

Nấu bát canh

Cho hành cho hẹ” cũng dễ đọc.

Có câu đọc nhanh dễ nhầm như: “Tháng năm nắng lắm”, dễ nhầm phụ âm l và n đọc nhanh dễ vấp thành: “Tháng năm nắng nắm”, hay “Tháng năm lắng lắm”.

Lại có những vần dễ nhầm khi đọc nhanh như: “Búa bổ đầu búa”, đọc nhanh thành “Búa bổ đầu bố”.

Hoặc “Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch” đọc nhanh thành “Nồi đồng nấu ốc, nồi đốc nấu đếch”.

Hay “Nồi đồng nấu đốc, nồi đếch nấu ếch”.

Trò chơi này luyện phát âm cho đúng, có ích cho những nơi phát âm lẫn lộn phụ âm l, n như đã nói trên.


1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Cắp cua”, trò chơi của trẻ 4-5 tuổi.

Cách chơi: 3 đến 4 trẻ thành một nhóm chơi. Chơi “Oẳn, tù, tì” (xem trang 336 sách này) để chọn được em nào đi trước. Mỗi trẻ có 10 viên sỏi nhỏ. Trẻ cùng bỏ sỏi chung trên sàn rải đều. Em nào được chơi thì đan úp hai bàn tay lại với nhau để làm giỏ đựng cua, vừa đọc lời đồng dao vừa đưa hai ngón tay trỏ xuống sàn để gắp từng viên sỏi, hất vào trong giỏ. Mỗi lần chỉ gắp từng viên sỏi (tức một con cua). Khi nào giỏ đầy thì đổ sang bênh cạnh. Khi gắp cua, phải cẩn thận, không được động vào hòn sỏi bên cạnh, ai động thì mất lượt, em khác chơi tiếp.

Chơi cho đến khi hết sỏi trên sàn. Cuối cùng đếm số sỏi “cua” của mình, ai bắt được nhiều hơn thì người ấy thắng cuộc.

Trò chơi “Cắp cua” lại tiếp tục. (Khi chơi thì tất cả các em cùng hát đồng thanh lời đồng dao hoặc chỉ riêng em nào đang chơi thì hát mà thôi cũng được. Các em khác theo dõi bạn đang “cắp cua” có phạm lỗi không).


1 Đây là lời đồng dao của trò chơi “Chặt cây dừa” hay “Đúc cây dừa”.

Cách chơi: Xem mục B, lời 26. Lời đồng dao này còn có dị bản:

Đúc cây dừa

Chừa cây mận

Cây tầm phổng

Cây mía lau

Cây nào cao

Cây nào thấp

Cây nào giập

Cây nào rời

Chùm tơi chín đỏ

Quan văn quan võ

Ăn trộm trứng gà

Bù xà, bù xịt

Thì ra tay này.



1 Có nhiều nơi hát khác nhau (xem các lời tiếp dưới đây) từ dòng thứ ba đến hết lời đồng dao. Nội dung lời hát có nhiều cách giải thích (xem trang 107). Về trò chơi, đây là trò chơi “Trốn tìm”. Nhiều em cùng chơi.

Cách chơi: Một em trưởng trò, giơ bàn tay phải để ngửa cho những em khác đứng thành vòng tròn quanh trưởng trò, đặt ngón tay trỏ của mình vào bàn tay của trưởng trò. Trưởng trò hát bài hát trên. Cuối lời hát trưởng trò nắm bàn tay mình lại (khi nói tiếng “ập”). Em nào bị trưởng trò nắm ngón tay trỏ lại thì phải tự bịt mắt, trong khi đó các em khác đi trốn. Em nhắm mắt (hoặc tự lấy tay bịt mắt lại) quay mặt vào tường (hay vào cây cột, cây to...). Các em khác sau khi đã tìm được chỗ ẩn nấp, chạy đến chỗ em bị bịt mắt, hô “Xong!” rồi trở về chỗ ẩn nấp của mình. Khi tất cả các em đã trốn và hô “Xong!”, em bịt mắt đi tìm. Chỉ tìm và chạm vào một trong những em đã trốn, coi như đã “thắng”, hô to “Thôi!”, coi như xong một ván chơi. Em “bị bắt” phải tự bịt mắt. Ván chơi thứ hai tiếp tục... Các em khác lại đi trốn. Càng về sau, những nơi kín đáo nhất đều được phát hiện, những người trốn phải khôn khéo, mưu mẹo để khó bị phát hiện, cho nên cuộc chơi càng khó khăn.

Cũng có nơi cách chơi hơi khác: Hết một ván, trưởng trò lại hát lại, các em đặt ngón tay trỏ vào bàn tay của trưởng trò, hát xong em nào bị bắt ngón tay thì phải bịt mắt lại để chơi ván thứ hai như ván thứ nhất. (Chú ý: Chỉ bịt mắt lúc các em khác đi trốn, khi tất cả các em chạy lại báo “xong” thì mở mắt rồi đi tìm).



1 Cách chơi: Theo một số nhà nghiên cứu giống như cách chơi “Nu na nu nống” (xem B.58).

1 Cách chơi: 6 đến 8 trẻ tham gia trò chơi, đứng thành vòng tròn. Từng trẻ nắm bàn tay lại chồng lên nhau. Tập thể hát đồng thanh bài này. Trưởng trò chỉ “cột bàn tay” từ trên xuống, mỗi tiếng hát chỉ vào một nắm tay và ngược lại. Khi tiếng “này” cuối bài hát rơi vào nắm tay em nào thì em đó chạy đuổi bắt các bạn. Các bạn chạy tản mạn trong phạm vi nhóm đã qui ước trước khi chơi. Em nào bị bắt phải chạy một vòng. Trò chơi lại tiếp tục...

2 Đường cống: Đường để đem đi tiến cống.

3 Tán: Lọng che.

4 Dân gian gọi là trò chơi “Vấn đáp”. Cách chơi: như “Chi chi chành chành”. Trưởng trò đọc câu hỏi, lần lượt các em xung quanh theo thứ tự từ phải sang trái của trưởng trò trả lời câu hỏi. Khi đọc câu cuối, em nào đọc phải kéo dài “chầu...” và đọc bụt thì trưởng trò nắm bàn tay lại, em nào “bị bắt” tự bịt mắt, quay lưng, trong khi các em khác đi trốn...

1, 2 Đây là những lời đông dao trẻ em hát - trẻ em chơi của trò chơi “Chuyền thẻ”. Miền Trung và Nam gọi là “Đánh nẻ”, là trò chơi phổ biến trong các em gái. Xem đầy đủ cách tổ chức chơi ở phần chú thích riêng cuối mục “Đồng dao Trẻ em hát - trẻ em chơi” (trang 347 sách này).

2


3 Lời 13 và 14 được xem là những lời đầy đủ nhất của trò chơi “Chuyền thẻ

1 Có nơi hát: “Ba lá đa

Ba lá đề


Ba lá tre

Ba lên tư...”



1 Có nơi hát: “Bảy quả na...”

2 Có nơi hát: “Mười tay chấm

Chấm tay trỏ

Vỏ tay chuyền...”


1 Có nơi hát: “Bèo chìm

Lim nổi...”



1 Có nơi hát: “Mười ngón chân...”

2 Có nơi hát: “Rồi một ván

Sang bàn một...”



1 Đây là trò chơi “Văng cun cút”. Cách chơi: Các em từ 6 đến 10 tuổi tham gia trò chơi. Mỗi em có một con roi tre khoảng ba, bốn gang tay; đầu to đầu nhỏ, dẻo, đàn hồi.

Mỗi em tìm một nắm đất sét dẻo vê thành viên to bằng quả ổi, cắm vào đầu roi tre, đứng thẳng giơ roi ra phía sau lưng, hát câu đồng dao trên.

Hết câu, ra sức vút mạnh roi về phía trước cho viên đất văng đi. Em nào có viên đất văng đi xa là hơn. Nơi chơi cần sân rộng, bãi cỏ gần sông, gần ao. Có thể vút cho viên đất bay xuống nước ao, sông.


1 Đây là trò chơi “Dệt vải”. Cách chơi: Trẻ đứng, từng đôi một, quay mặt vào nhau, bàn tay phải của em này úp vào bàn tay trái của em kia. Khi chơi các em đẩy tay phía này ra thì co tay phía kia lại theo nhịp với từng tiếng của lời bài hát trên, mỗi tiếng là một nhịp đẩy.

Nếu có sân gạch hoặc bãi cỏ bằng phẳng có thể chơi đẩy hai bàn chân.



1 Đây là trò chơi “Dung dăng dung dẻ”. Cách chơi: Các em nắm tay nhau thành từng đôi một hoặc thành hàng ngang 4 hoặc 5 trẻ, vừa đi vừa hát lời đồng dao trên. Khi hát tiếng “dung” thì vung tay ra phía trước, tiếng “dăng” thì vung tay về phía sau, tiếp tục như vậy cho đến hết lời thì ngồi thụp xuống. Sau đó tất cả đứng dậy, hát lại từ đầu, chơi tiếp...

1 Cách chơi: Như trò chơi “Rồng rắn” (Xem B.66).

1 Đây là trò chơi “Đúc cây dừa” của trẻ em miền Trung. Cách chơi: Trò chơi diễn ra trên bãi cỏ sạch hoặc sân gạch. Tất cả các em úp hai tay của mình xuống đất ngồi theo vòng tròn. Trưởng trò hát lời đồng dao trên, vừa hát vừa lần lượt đếm tay từng người theo vòng tròn. Cứ như vậy, mỗi tiếng hát đập vào tay một người, hết vòng lại tiếp tục vòng khác cho đến lời cuối cùng rơi vào tay em nào thì em đó bị thua. Xong lại chơi ván khác.

1 Đây là trò chơi có tên “Đúc nậm đúc nị”. Cách chơi: Khoảng 6, 7 em ngồi xung quanh, tay nắm tay từng em và hát bài hát đồng dao trên. Câu “thì ra tay này” trúng vào tay em nào thì em đó có thụt tay lại và chạy ra ngoài.

Các em còn lại nói với trưởng trò tên một con vật, một đồ dùng... Trưởng trò đọc lên tất cả các tên con vật hoặc tên đồ dùng mà mình vừa nghe cho em đã rụt tay chạy ra ngoài tự chọn.

Chọn đúng em nào thì em đó phải đi cõng em kia về.

Trò chơi lại tiếp tục.



2 Bồ Đề là bến Bồ Đề ở Gia Lâm (Hà Nội) đối diện với thành Đông Quan, nơi đây Lê Lợi và Nguyễn Trãi đóng quân trong thời gian gần thắng lợi cuộc kháng chiến chống Minh (thế kỷ thứ XV).

Đây là trò chơi “Cưỡi ngựa nhong nhong” của các em 6-8 tuổi. Cách chơi: Mỗi em có một cây gậy hoặc tàu chuối đã tước lá, buộc sợi dây ở đầu làm cương ngựa. Đứng xếp hàng ngang, một tay giữ ngựa của mình luồn dưới háng, một tay giữ dây cương. Trưởng trò hô lệnh: “Hai... ba!” thì cùng chạy lên phía trước, vừa cưỡi ngựa vừa hát lời đồng dao trên. Thỉnh thoảng hô “ếp, ếp!” giục ngựa. Có thể chạy theo vòng tròn.



1 Đây là trò chơi “Câu ếch”. Cách chơi: Vẽ một vòng tròn lớn giữa sân làm ao, tất cả các em đứng trong vòng tròn làm “ếch”, đứng cách vòng tròn từ 1 đến 2m, tay cầm cần câu có dây (nhưng không có lưỡi).

Ếch ở trong ao hát đồng thanh bài đồng dao trên, vừa hát vừa nhảy ra ngoài. “Bác câu ếch” đuổi theo, dây chạm vào ai, người ấy được làm thay người “câu ếch”. “Con ếch” nào đã nhảy vào ao thì không bị câu nữa.



2 Đây là trò chơi “Giã chày một”. Cách chơi: Chia hai nhóm trẻ, mỗi nhóm 6-8 trẻ, các nhóm bằng nhau. Một nhóm ngồi vòng tròn, tay nắm tay đung đưa. Nhóm kia đứng ngoài, lần lượt từng trẻ nhảy vào vòng tròn. Mỗi lần nhảy vào được thì hát một câu của bài đồng dao trên. Cứ một trẻ đứng ở ngoài nhảy vào được vòng tròn thì một trẻ ngồi ở vòng tròn đứng dậy hát câu tiếp theo. Rồi lại đến một trẻ ở ngoài vòng nhảy vào, một trẻ đang ngồi đứng dậy đọc tiếp câu sau, cứ thế cho đến hết. Không còn ai ngồi nữa, tất cả hát câu cuối cùng “Đi ra mà giã” vỗ tay và giậm chân thình thịch. Trò chơi tiếp tục, hai nhóm đổi cho nhau: trẻ ngồi lại đứng ngoài vòng để nhảy.

1 Có lẽ đây là trò chơi “Cờ lau tập trận”.

1 Đây là trò chơi “Hú dê dê về nhà mẹ” hoặc “Dê mẹ tìm con”. Cách chơi: Từ 7 đến 9 em tham gia trò chơi, chơi trong nhà hoặc ngoài sân. Em trưởng trò đóng vai trò dê mẹ, một em đóng vai sói, số còn lại đóng vai dê con. Dê con tìm nơi kín đáo trong nhà để trốn, sao cho sói không tìm thấy. Dê mẹ ngồi một nơi (hoặc chạy đi chạy lại) hát bài đồng dao nói trên. Câu cuối cùng được dê mẹ hát kéo dài. (Có nơi hát: Đừng có đi đâu mà lạc đường lạc sá...). Dê con nghe tiếng mẹ gọi thì nhanh chân rời khỏi chỗ nấp, chạy ra chạm vào tay mẹ, nhưng phải tránh không cho sói bắt. Nếu bị bắt, dê con bị loại khỏi cuộc chơi.

Cũng có nơi chơi đơn giản hơn: Mẹ, bà, chị cùng chơi với các em và đóng vai dê mẹ. Dê con đặt ngón tay của mình vào lòng bàn tay dê mẹ. Bài hát chấm dứt, ai không rút tay ra kịp, bị dê mẹ nắm lấy ngón tay là thua.



2 Ở các bãi tha ma, ban đêm, lửa âm tinh bốc lên, khi chưa hiểu, người ta cho là ma hiẹn lên. Hú lên thì ma mau hiện. Trẻ con chơi để rèn luyện can đảm. Đây là trò chơi “Hú ma trơi”. Cách chơi: Vào lúc chập tối, một em bạo dạn có thể làm trưởng trò dẫn một vài em ra bãi tha ma và hát bài đồng dao trên. Nếu bất chợt có lân tinh bay kên thì các em chạy cho nhanh về ngõ, xóm...

1 Lời này và lời tiếp theo có cùng một cách chơi.

2 Đây là trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Cách chơi: Các em ngồi theo từng đôi một đối diện nhau, nắm tay nhau, vừa hát bài đồng dao trên (trong hai lời trên, lời nào cũng được) vừa kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao, hát tiếng “kéo” thì em A đẩy em B (người hơi chúi về phía trước như thợ cưa), em B kéo tay em A (người hơi ngã về phía sau cũng giống như thợ cưa). Cứ mỗi tiếng hát thì nhịp với kéo và đẩy. Cứ như vậy các em hát cho đến hết lời đồng dao.

1 Đây là trò chơi “Lặc lò cò”. Cách chơi: Mỗi nhóm chơi gồm 5-6 em, cân sức từng đôi một. Hai nhóm sắp hàng ngang đứng đối diện trước một vạch mốc, cách nhau khoảng 3cm. Mỗi nhóm cử một người “lặc lò cò” thì tất cả đồng thanh hát, hát hết bài mà hai em “lặc lò cò” không về kịp hàng của nhóm mình là thua phải đứng ngoài hàng nhưng vẫn tham gia hát. Trò chơi tiếp tục. Nhóm nào nhiều người thua phải bị phạt chạy quanh nhóm kia một vòng.

2,3 Có nơi hát: Luồn cầu vồng... Đây là trò chơi “Lộn cầu vồng”. Cách chơi: Từng đôi một cầm tay nhau, đứng quay mặt vào nhau, vừa vung tay hai bên theo nhịp bài hát, mỗi tiếng là một lần vung tay sang ngang một bên. Hát đến tiếng cuối cùng (hai tay vẫn nắm tay bạn) thì cả hai cùng giơ hai tay lên đầu cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau.

1 Đây là trò chơi “Trốn tìm” (ú tim). Cách chơi: Một em tự bịt mắt, các em khác chạy trốn. Khi nghe các em hô: “ú” một tiếng (có nghĩa là đã trốn xong) thì em đi tìm. Em nào bị tìm thấy đầu tiên thì vào thay, tự bịt mắt...

1 Đây là trò chơi “Đếm sao”. Cách chơi: Vào đêm tối trời, nhiều sao, các em tập trung ngồi thành vòng giữa sân, đua nhau cùng đếm sao.

Cứ hát một câu đếm xuôi: “Một ông sao sáng”, lại tiếp một câu đếm ngược: “Hai ông sáng sao”, lại tiếp tục trở lại đến câu xuôi: “Ba ông sao sáng”, cứ như vậy cho đến “Mười ông sáng sao”. Khi đếm sao, các em ngẩng mặt lên trời. Em nào đếm nhanh, đếm được nhiều là giỏi và thắng.



1 Đây là trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Cách chơi: Trẻ em chia thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 7-10 em, đứng thành vòng tròn, cầm tay giơ cao lên đầu, hát đồng thanh lời đồng dao trên. Chọn hai em: một em làm mèo, một em làm chuột, đứng ở giữa vòng tròn, tựa lưng vào nhau. Khi nào các bạn hát đến câu cuối cùng của lời đồng dao thì “chuột” chạy, “mèo” đuổi theo. “Chuột” chui vào khe nào (giữa hai em đứng giơ tay) thì “mèo” phải chui đúng “khe” ấy, nếu “mèo” bắt được “chuột” thì “mèo” thắng cuộc và hai em đổi vai cho nhau. Nếu “mèo” chui nhầm, phải ra ngoài một lần chơi. Nếu mèo không bắt được chuột, sau một thời gian quy định (khoảng 3-5 phút/lần chơi) thì hai em lại đổi vai cho nhau (chuột làm mèo, mèo làm chuột), trò chơi lại tiếp tục.

2 Đây là trò chơi “Này cò này cấu” tương truyền trẻ em chơi để nhớ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ở Thanh Hoá (thế kỷ thứ III). Cách chơi: Trưởng trò ngồi chìa ngửa bàn tay ra để những em khác đặt một ngón tay vào đó. Trưởng trò hát lời đồng dao trên, đến tiếng “chạy” thì nắm tay lại thật nhanh, em nào rút ngón tay ra không kịp sẽ bị phạt bằng cách tự bịt mắt lại, các em khác trốn và em bị phạt đi tìm.

1 Đây là trò chơi “Nhắc cò cò”, có nơi còn gọi “Đánh nhựt” (miền Nam), các em gái 9-10 tuổi rất thích.

ChuồngCách chơi: Tập thể hát lời đồng dao trên. Sân chơi bằng gạch hoặc bằng đất phẳng, vẽ hình gồm 7 tầng, tầng 7 làm chuồng, tầng đầu, tầng cách chia đôi. Trước khi chơi các em chuẩn bị hòn cái (gọi là “mảng”, làm bằng đá mài nhẵn hoặc bằng mảnh ngói nung mài tròn, kính độ 5cm). Độ 2, 3 em có thể tổ chức chơi được.



Nhảy vòng 1: Ném “mảng” () vào tầng 1. Cò (Co một chân lên tới khoeo chân kia, tư thế thẳng góc) một chân, bỏ tầng 1, lên tầng 2, nhảy hết tầng 3, vào hai chân tầng cách, cò cò tầng cổ, vào hai chân tầng đầu, xong quay lại nhảy trở về như cũ xuống TầngđầuTầng cổTầngcáchTầng 3Tầng 2Tầng 1• mảng(Xuất phát)đến tầng 2, cò lấy “mảng” ở tầng 1, nhảy vượt qua tầng 1 về nơi xuất phát. Tiếp đó, ném “mảng” lên tầng 2. Cò tầng 1, nhảy bỏ tầng 2, tới tầng 3 và tiếp tục lên các tầng trên như trước.

Chú ý: Khi cò không được giẫm chân vào vạch chỉ. Ném “mảng” đến chuồng, muốn nhặt “mảng”, người chơi phải quay lại phía xuất phát (không được nhìn, tay mò lượm được “mảng” thì mới quay người lại để chơi tiếp vòng 2.

Nhảy vòng 2: Sau khi nhặt được “mảng” ở chuồng thì đứng ở chuồng, ném hòn “mảng” về tầng 1, cò quay lại theo từng tầng rồi nhặt hòn “mảng” ở tầng 1, sau đó cò trở về chuồng. Từ chuồng lại ném “mảng” về tầng 2... cứ thế cò tiếp tục. Hòn “mảng” khi đã được ném lên đến tầng đầu thì vào vòng 3 (ăn nhà).

Nhảy vòng 3: (ăn nhà). Từ điểm xuất phát, ném “mảng” lên chuồng, cò lên để lấy “mảng”. Đến đây, kết thúc vòng nhảy cò cò của một người chơi.

1 Đây là trò chơi “Bắt nông nống”, có nơi gọi là “Bắt cồng cộng”. Cách chơi: Thường vào sớm, trên đất còn mát bóng cây, các em đi lấy những nõn lá tre còn cuốn tròn như cái tăm, phía chân còn mềm và trắng, cắm từng nõn xuống các lỗ “nông nống” (một loại sâu đất nhỏ) trên mặt sân. “Nông nống” cắn vào chân nõn lá tre làm cho nõn tre động đậy. Cắm nõn tre xong, các em ngồi rình, nếu thấy cái nõn nào động đậy, em có nõn đó rút nhanh nõn lên. Thường con “nông nống” không kịp nhả ra và bị câu lên khỏi mặt đất. Loại sâu này mình trắng, đầu đo đỏ, nhỏ như cái tăm dài độ 1cm. Lời đồng dao được các em khác hát trong khi rình “nông nống”. Em nào câu được nhiều nông nống thì thắng cuộc.

1 Đây là trò chơi “Nu na nu nống” cho các em gái. Cách chơi: Các em ngồi quay mặt về một phía, sát cạnh nhau theo một hàng ngang, chân duỗi thẳng ra phía trước. Trưởng trò ngồi ở đầu phía phải dùng bàn tay phải sờ lần lượt từng cẳng chân của các em tham gia chơi kể từ đầu phía trái. Mỗi lần sờ vào cẳng chân lại hát một tiếng của bài đồng dao (lời nào cũng được vì bài đồng dao này có nhiều lời hát). Lời hát như đếm. Khi tiếng cuối cùng rơi vào chân em nào thì em đó phải rút nhanh chân của mình lại. Tuy nhiên, khi tiếng hát cuối của trưởng trò phát ra thường kéo dài và đưa bàn tay của mình sờ chậm lại để bất chợt rơi vào một chân nào đấy (không phải là chân kề gần tiếng cuối “rụt” ở lời B.51, B.52, B.53 hoặc “trống” ở lời B.54, “thụi” ở lời B.55...) gây nên sự hồi hộp của tất cả các em chờ đợi nếu rơi đúng chân mình thì rút cho nhanh. Việc hát tiếng bắt đầu có thể linh hoạt hoạt từ đầu, giữa hoặc trái của trưởng trò đều được.

1 Đây là trò chơi “Oẳn tù tì” (phiên âm tiếng Anh One, Two, three có nghĩa là 1,2,3) thường được các em chơi để chọn một người thắng (từ đó được ưu tiên trong đứng đầu để chơi một trò chơi khác, thay cách rút thăm may rủi).

Cách chơi: Chia nhiều nhóm trẻ 5-7 tuổi. Các em đứng thành vòng tròn theo từng nhóm. Hát đồng thanh bài đồng dao trên. Các em vừa hát vừa vung tay lên. Khi hát tiếng cuối cùng thì đưa ra một vật theo quy ước (chọn một trong 3 quy ước, các em thường chơi theo quy ước 1):

  • Quy ước 1: - Tờ giấy: Bàn tay xoè ra.

- Hòn đá: Bàn tay nắm lại.

- Cái kéo: Giơ ngón tay trỏ và ngón tay giữa thành hình cái kéo.

Thắng, thua: - Kéo và giấy: Kéo cắt được tờ giấy, cái kéo thắng.

- Giấy và đá: Tờ giấy bọc được hòn đá, tờ giấy thắng.

- Đá và kéo: Hòn đá đập được cái kéo, hòn đá thắng.

Nếu tất cả cùng đưa ra một vật giống nhau thì hoà, chơi lại.



  • Quy ước 2: - Cây: Giơ thẳng tay giống như cái cây.

- Hoa: Xoè 5 ngón tay.

- Quả: Khum 2 bàn tay úp lại.

Thắng thua: - Cây và hoa: Cây nở hoa, cây thắng.

- Hoa và quả: Hoa tạo thành quả, hoa thắng.

- Quả và cây: Quả có hạt mọc thành cây, quả thắng.


  • Quy ước 3: - Lửa: Từ từ giơ tay lên như ngọn lửa.

- Trăng: Lấy ngón tay trỏ, vẽ vòng tròn trong không khí, làm hình cái trăng.

- Gió: Phồng mồm thổi thành gió.

Thắng, thua: Lửa thắng trăng, trăng thắng gió, gió thắng lửa.


1 Đây là trò chơi: “Ô nô, ô nốc”. Cách chơi: Trẻ em khoảng 5-7 tuổi tham gia trò chơi. Bốn, năm em ngồi sát nhau chân duỗi thẳng. Em ngồi giữa vỗ nhẹ chân của từng em (từ trái sang phải hoặc ngược lại) hát lời đồng dao trên. Chân em nào rơi vào tiếng “rụt” thì rụt chân lên. Hết lượt các chân bị “rụt”, trò chơi kết thúc. Em nào “rụt” chân không kịp thì bị gõ, em nào còn lại chân cuối là thua.

1 Đây là trò chơi “Rải gianh”. Cách chơi: Chọn thứ tự chơi trước sau (khảo cái): Lần lượt mỗi người cầm trong lòng bàn tay số sỏi của mình (mỗi em tìm cho mình 5 hoặc 10 hòn sỏi) tung lên cao, lật úp lòng bàn tay xuống, và vồ lấy. Ai được nhiều sỏi chơi trước, ít sỏi chơi sau.

Người chơi cầm hết số sỏi của các bạn trong lòng bàn tay, tung tất cả sỏi lên cao và hát bài đồng dao trên. Khi tung lên thì hát “Rải” đồng thời lật úp lòng bàn tay xuống, lấy mu bàn tay đỡ những hòn sỏi đang rơi xuống, sau đó lắc hết số sỏi trên đó xuống, chỉ giữ một viên làm hòn cái. Lại tung viên sỏi ấy lên ngửa lòng bàn tay đỡ lấy và đọc “gianh”. Mỗi lần đọc “bẻ cành”, “hái ngọn”... là một lần tung hòn cái lên cao và nhanh tay chộp lấy một hòn sỏi đang nằm trên đất, rồi đỡ lấy hòn cái. Khi đọc đến “chọn đôi”, “chọn ba”... thì xem những hòn sỏi nào trên đất đang nằm gần nhau nhất là theo cặp đôi, ba, tư... mà chộp lấy. Cứ như vậy cho đến hết.

Trong khi “bẻ cành”, hay “chọn ba”, “chọn tư”... mà chạm vào những quân sỏi khác cạnh đó hoặc nhặt lên không đúng số quân như lời bài hát, hoặc đã trượt hòn cái thì coi như mất lượt. Nhìn chung tùy thuộc vào số hòn sỏi trên mặt đất mà liệu tính trong lúc nhặt. Cái khéo ở đây là lúc rải phải sao cho những hòn sỏi rơi ra đều theo ý định bài hát.

Ai thua phải chạy đi tìm những viên sỏi khác.



1 Đây là hai câu đầu của lời đồng dao kèm theo trò chơi “Rán mỡ” (toàn bài đồng dao: xem trong trò chơi “Rán mỡ” dưới đây).

Cách chơi: Không hạn chế số trẻ tham gia chơi (trai gái đều cùng chơi). Một em tự nguyện làm viên mỡ (hoặc “oẳn tù tì”, ai thua phải làm viên mỡ). Các em còn lại đứng thành vòng tròn làm chảo.

Viên mỡ đứng giữa vòng tròn, tức trong lòng chảo. Bắt đầu chơi, toàn vòng tròn chuyển động các em vừa bước theo vòng tròn, hát đồng thanh:

Rán mỡ xèo xèo

Mỡ chín chưa?

Viên mỡ: Mỡ mới rán!

Chảo: Rán mỡ xèo xèo

Mỡ chín chưa?

Viên mỡ: Mỡ chưa chín!

Chảo: Mỡ rán xèo xèo

Mỡ chín chưa?

Viên mỡ: Lửa đun to lên

Để mỡ mau chín.

Các em ở vòng tròn rời tay làm lửa cháy (ngã nghiêng hai bên)

Viên mỡ: Xèo!... Xèo! Xèo!



Bục!

Mỡ bắn ra thành chảo (vào trẻ ở vòng tròn). Nổ “bục!” vào em nào thì em ấy phải làm viên mỡ. Em viên mỡ đập trúng tay ai thì người ấy phải vào giữa làm viên mỡ. Cuộc chơi sang ván khác.



1 Xem chú thích trò chơi “Rồng rắn lên mây” trang 328.

2 Các em thường hát trước khi chơi trò chơi “Kéo co”.

1 Ăn bèn: Ăn vặt.

2 Bống: Vụng về.

1 Đây là trò chơi “Tập tầm vông” của hai trẻ cùng chơi. Cách chơi: Em A cầm một vật (hòn bi, hòn sỏi) giấu hai tay ra sau lưng để cho em B không biết là cầm vật đó trong bàn tay nào. Sau đó, em A đưa hai tay ra phía trước, hai bàn tay đều nắm lại, úp xuống và hát lời đồng dao trên (lời 68, 69 hoặc 70). Khi hết bài, em B đoán và chỉ vào bàn tay có vật đuợc giấu. Nếu đoán đúng thì đổi vai (em B giấu rồi hát). Nếu đoán sai em A tiếp tục được giấu và đố. Em nào đoán sai nhiều ván thì nhảy lò cò một vòng quanh sân.

1 Đây là trò chơi “
tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương