Hài Nhi Tóc Bạc tt. Thích Tâm Thiện o0o Nguồn


PHẦN VI: CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC



tải về 247.04 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích247.04 Kb.
#1395
1   2   3   4   5

PHẦN VI: CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC


Gandhi - con người của những vĩ đại

VÀO ÐỀ


Một trong những "linh hổn" vĩ đại nhất của nhân dân Ấn Ðộ được mọi người tôn vinh là Thánh Gandhi. Chính ông là người khởi xướng phong trào đấu tranh "bất bạo động" chống lại đế quốc Anh, giành lại độc lập cho Ấn Ðộ vào những thập niên 20 - 50 của thế kỷ này. Bên cạnh các hoạt động chính trị, ông còn là một con người theo đuỗi một đời sống cao thượng phi tôn giáo. Và ông đã thành công. Có thể nói, Thánh Gandhi là một tấm gương trong sáng cho những ai mong muốn vươn đến một đời sống thánh thiện giữa lòng cuộc đời.

1- Thế thân và sự nghiệp

Thánh Gandhi có tên là Mahandar Karramchand Gandhi, cũng gọi là Mahatma Gandhi. Ông ra đời ngày 2 tháng 10 năm 1869 tại Porhandar, một tỉnh nhỏ ở vùng bờ biển phía Tây Ấn Ðộ, thuộc Bombay. Ông sinh trưởng trong một gia đình thuộc đẳng cấp thứ ba trong bốn đẳng cấp của Ấn Ðộ thời đó (1). Cha ông là một người có địa vị xã hội, và nhân từ, độ lượng. Gia đình ông theo truyền thống Ấn Ðộ giáo (Hinduism), nên ngay từ thuở nhỏ, ông đã không được phép ăn thịt và hút thuốc ; và được đính hôn rất sớm, năm ông vừa 13 tuỗi (2). Ðến năm 19 tuỗi, ông sang Anh học luật. Vào năm 1891, sau khi vượt qua các cuộc thi, ông trở lại Ấn Ðộ để thực tập nghề luật sư. Ðến năm 1892, Hội Luật sư Ấn gửi ông sang Nam Phi để công tác, và ở đó, ông phải đối đầu với nạn kỳ thị chủng tộc. Và ông đã quyết chí ở lại Nam Phi để đấu tranh chống kỳ thị. Năm 1894, ông vận động tỗ chức Hội nghị Dân tộc Ấn tại Natal, và ở đó, tiếng nói của ông bắt đầu được mọi người quan tâm, nhất là chính quyền thực dân Anh. Kể từ đó, ông thường xuyên bị chính quyền thực dân Anh áp bức, tù đày. Tuy nhiên, dân chúng vẫn theo ông và ủng hộ ông.

Ðể tỗ chức các cuộc cách tân xứ sở và dân tộc, Gandhi đã khởi xướng một phong trào đấu tranh bất bạo động (satyagraha) (3). Có thể nói, niềm tin của Gandhi một phần dựa vào yếu tố lịch sử mà trước đó hàng trăm năm, khi Edmund Burke giành quyền tự do cho nước Mỹ, đã tuyên bố : "Chính quyền thực dân có thể cầm tù một người, một số người, chứ không thể cầm tù cả một dân tộc". Và chính những tác phẩm của Thoreau, Tolstoi đã góp phần xây dựng niềm tin và sức mạnh cho phong trào đấu tranh bất bạo động của Gandhi. Tất nhiên, ông đã rất vất vả trong việc can thiệp vào sự nỗi loạn, chống lại chính quyền thực dân của những người theo ông.

Ðến năm 1907, một đạo luật về kỳ thị chủng tộc được ban hành tại Nam Phi, buộc người Ấn ở Nam Phi phải đăng ký và lăn dấu tay trong thế cách của sự kỳ thị. Gandhi đã khuyên bảo nhóm người theo ông chống đối, và ông đã bị bắt vào tù. Mặc dầu vậy, ông không hề chán nản, vẫn tiếp tục đấu tranh. Gandhi nói : "Nhà tù là nhà tù của kẻ trộm và kẻ cướp. Ðối với tôi, nó là cung điện" (Jail is jail for thieves and bandits. For me, it was a palace) (4). Và sau đó, ông được phóng thích bởi sự đấu tranh của những người ủng hộ ông. Cũng trong thời gian này, thông qua nghề làm báo và luật, ông có được một gia tài khiêm tốn. Và ông sử dụng nó để ủng hộ cho những người Nam Phi nghèo khỗ. Và cũng từ thời điểm này, ông quyết định ăn chay trường cho đến suốt đời.

Ðến năm 1914, Gandhi được mời gọi trở về Ấn Ðộ để giúp đấu tranh giành quyền tự trị cho quê hương, xứ sở của mình đang bị cầm nắm bởi thực dân Anh. Tại đây, ông phải đối đầu với muôn ngàn khó khăn, phức tạp. Ðó là sự đấu tranh nội bộ giữa các tôn giáo như : đạo Hổi, đạo Bà La Môn, đạo Sikhs... và giữa các giai cấp bất bình trong xã hội, giữa những lớp người giàu và nghèo, quý tộc và cùng đinh, trí thức và mù chữ v.v..., và cả đến những phức tạp về đời sống như ăn ở, vệ sinh... của những người nghèo khỗ, bất hạnh tại Ấn. Gandhi phải đi hết nơi này đến nơi khác để vận động đoàn kết dân tộc. Có lúc ông đóng vai của những kẻ cùng đinh quét dọn đường phố, làng mạc để làm sạch cho môi trường. Ông nôỵ lực ứng dụng tất cả những điều gì có thể mà ông đã học được từ những nước văn minh vào quê hương và xứ sở của ông.

Ðến năm 1925, khi đế quốc Anh mở rộng quyền tự trị cho Ấn Ðộ, Quốc hội Ấn tham dự vào một đạo luật chống lại khuynh hướng bất bạo động của Gandhi, nên ông đã từ giã con đường chính trị của mình. Nhưng đến năm 1926, ông đã quay trở lại chính trường theo tiếng gọi của dân tộc và những người tiến bộ. Ðến năm 1930, Gandhi được tiếp kiến Vua và Nữ hoàng Anh để đòi hỏi tự do và tự trị cho Ấn Ðộ. Tuy nhiên, mãi đến ngày 15 tháng 8 năm 1947, Ấn Ðộ mới thực sự giành lại quyền độc lập, tự do khỏi đế quốc Anh. Sau khi Ấn Ðộ giành được độc lập, vào ngày 30 tháng 1 năm 1948, Gandhi đã bị ám sát tại New Delhi bởi viên đạn của một tên Hổi giáo cuổng tín trẻ tuỗi, trong khi ông đang nôỵ lực hòa giải những bất đổng trong quan hệ giữa Ấn Ðộ và Pakistan.

2- Con người của Gandhi

Từ vài nét khái quát về thân thế và sự nghiệp của Gandhi, quả thực ông là một con người sống theo lý tưởng phụng vụ. Cuộc đời ông, từ khi lập gia đình cho đến khi nằm xuống, ông luôn tự đấu tranh cho chính mình và cho dân tộc của ông, cũng như cho con người nói chung. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả là công cuộc chiến đấu với tự thân của chính mình, mà về sau, ông đã viết lại thành tự truyện. Một trong những đặc trưng về cá tính của con người Gandhi là ông tự tuyên thệ với đời mình rằng, ông không bao giờ nói dối, cho dù là đối với những kẻ đang truy hại ông. Trong tự truyện, Gandhi đã kể về một ung nhọt dối trá khi ông đến Ventnor ở Anh quốc vào năm đầu tiên. Lúc đầu, ông che giấu sự tảo hôn của mình, nhưng về sau, chính ông đã viết lá thư tường trình về sự thật đó và gởi cho bà chủ quán trọ, người đã hiểu lầm là Gandhi còn độc thân và cố đặt tình cảm với Gandhi.

Cũng trong tự truyện, Gandhi đã đề cập đến tình yêu và dục vọng của ông. Một trong những đau đớn nhất của đời ông là bị quyến rũ bởi dục vọng trong một tình huống thiêng liêng nhất - đó là ngay trong đêm, lúc cha ông trút hơi thở cuối cùng, thì ông đang nằm với vợ, sau khi trở về từ phòng bệnh của cha ông. Có lẽ, đây là lý do mà ông đã suy tư sâu sắc về bản chất của dục vọng. Ông viết : "Vậy thì, tôi tự hỏi, tôi phải liên hệ như thế nào với vợ tôi ? Có phải bấy lâu nay, sự trung thành của tôi đối với vợ chỉ với mục đích biến vợ tôi thành công cụ của dục vọng cho tôi ? Và, bao lâu tôi còn làm nô lệ cho dục vọng, thì sự trung thành của tôi không có giá trị gì cả". Từ đó, ông đặt ra vấn đề tịnh hạnh cho đời mình ngay khi còn làm việc ở Nam Phi. Với ý chí sắt đá, để giữ tịnh hạnh, ông thậm chí quyết tâm không dùng cả các chất bơ sữa. Với kinh nghiệm đó, Gandhi nói : "Từ khi phát nguyện, tôi ngày càng biết rõ thêm rằng, trong tịnh hạnh hàm chứa sự giữ gìn cả thể chất, trí não và tâm hổn. Vì tịnh hạnh không còn là sự chịu đựng hình phạt khỗ sở, mà là một nguổn an ủi và hân hoan. Cứ môỵi ngày trôi qua hiển lộ một vẻ đẹp mới trong tâm hổn của người sống tịnh hạnh". Và ông nói thêm : "Tâm là cội nguổn của mọi dục vọng. Vì thế, nhịn đói chỉ có một ích lợi hữu hạn, vì người tuyệt thực vẫn có thể tiếp tục bị dục vọng lay chuyển". Chính vì đời sống kỷ cương và tịnh hạnh của tự thân, đã giúp ông tư duy sâu sắc hơn và mạnh mẽ hơn về các vấn đề của con người, và để lao mình vào các hoạt động phụng sự con người và xã hội.

Như thế, quả thực cá tính đặc thù của Gandhi là sống giản đơn, không nói dối, sống kỷ cương, sống tịnh hạnh, và sống để phụng sự con người và xã hội.

3- Quan niệm về tôn giáo của Gandhi

Mặc dầu Gandhi sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống theo Ấn Ðộ giáo, song ông đã say mê nghiên cứu các tôn giáo khác. Có thể nói, những tác phẩm như Chí tôn ca (Bhagavad gita), Ánh sáng Á châu (The Light of Asia) (5), Chìa khóa vào Thông Thiên học và Thánh kinh là những tác phẩm mà Gandhi đặc biệt quan tâm, và nó đã cho ông nguổn cảm hứng sâu xa về tôn giáo. Tuy nhiên, Gandhi không tôn thờ tôn giáo của mình theo một thể cách cuổng tín, mặc dầu môỵi ngày ông đều bỏ ra hai giờ để đọc kinh cầu nguyện (6).

Mở đầu về cái nhìn tôn giáo, Gandhi nói : "Nếu tôi hoàn toàn chú tâm vào việc phụng sự đoàn thể, thì lý do đằng sau đó là lòng ao ước thành tựu bản thân tôi". Từ đó, Gandhi quan niệm và đặt ra một tôn giáo cho chính ông - đó là tôn giáo phụng sự. Vì lẽ, ông cho rằng, chỉ có thông qua con đường phụng sự mới có thể chứng nghiệm được chân lý hay tiếp xúc với Thượng đế. Nhưng Thượng đế của Gandhi, cũng như Kant, hay Nietzsche, hay Schopenhauer, hay Sartre... không phải là một Thượng đế đầy quyền năng, có thể thưởng phạt hay chi phối đời sống của con người ở trần gian. Mà trái lại, đó là một loại Thượng đế mới - Thượng đế của chân lý, của sự thật. Từ đó, thay vì buộc chặt con người của Gandhi như cái Àtman phải chịu sự chi phối và quyết định của Brahman, Gandhi đã mở toang cõi lòng để tiếp xúc với mọi tôn giáo, từ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hổi giáo... Và cứ ở môỵi tôn giáo, Gandhi nhận lấy vài điều nếu có thể hữu ích cho đời sống phụng sự của chính ông. Tuy nhiên, Gandhi cũng không ngần ngại bác bỏ những quan niệm mà ông cho là sai lầm tổn tại ở những tôn giáo và ngay cả tôn giáo truyền thống của chính gia đình ông. Có thể nói rằng, tôn giáo của Gandhi trên con đường phụng sự luôn luôn lộ rõ những tính chất cơ bản, đó là tình yêu, một tình yêu với khả thể của nó là vô tận và phỗ quát ; là bất hại, một đạo lý khế ước không xâm phạm và làm tỗn hại đến tự thân và tha nhân ; là phạm hạnh và kỷ cương... Như thế, tôn giáo phụng sự của Gandhi cũng chính là tôn giáo tuân thủ một sự đào luyện về tâm linh. Ông viết : "Phát triển tâm linh chính là đào luyện nhân cách và làm cho con người tiến đến một tri thức về chân lý và về sự thành tựu bản thân. Và theo tôi, đấy là một điều cốt yếu trong việc dạy trẻ ; mọi sự huấn luyện mà thiếu việc đào luyện tâm linh thì đều vô hiệu, và còn có thể nguy hại là đằng khác" (7).

Một tôn giáo được quan niệm như thế quả tình là một tôn giáo rất nhân bản, rất người và thực tiễn. Một tôn giáo không hề có bóng dáng của thần linh hay quyền năng.

4- Thượng đế trong con mắt của Gandhi

Trong tác phẩm Contemporary Indian philosophy, Gandhi viết : "Thay vì nói Thượng đế là Chân lý, thì tôi nói Chân lý là Thượng đế" (Instead of saying God is Truth, I have been saying Truth is God) (8). Với Gandhi, như đã đề cập, mặc dầu ông đọc rất kỹ Thánh kinh, và nó cũng đã cung cấp cho ông nguổn cảm hứng vô tận ; song, bảo rằng có Thượng đế quyền năng thì ông không hề chấp nhận, và không thể chấp nhận. Trong tự truyện, phần "Chất men tôn giáo", Gandhi khẳng định sự phủ định của ông về vai trò của Thượng đế. Ông viết : "Tôi không thể nào tin được rằng Giê-su là người con nhập thế của Thượng đế, và chỉ có người nào tin tưởng ở Giê-su mới có thể sống đời vĩnh cửu. Nếu Thượng đế mà có con được, thì tất cả chúng ta đều là con của Ngài. Nếu Giê-su là "như" Thượng đế, hay chính là Thượng đế, thì tất cả mọi người cũng phải "như" Thượng đế, và đều có thể là Thượng đế. Lý trí tôi không sẵn sàng tin theo trực nghĩa, rằng Giê-su, với cái chết của Ngài và máu của Ngài, đã cứu chuộc tội lôỵi của nhân thế". Nói về cái chết của Giê-su, ông viết tiếp : "Tôi có thể nhận rằng Giê-su là một bậc tử đạo, một hiện thân của hy sinh xả kỷ, một bậc thầy thánh thiện, nhưng không phải là con người toàn thiện nhất từ cỗ chí kim chưa ai sánh bằng" (9).

Và thay vì đề cao vai trò của Thượng đế, Gandhi đề cao vai trò của sự thật về đạo lý nhân quả - nghiệp báo. Một đạo lý rất cơ bản trong Phật giáo mà Ðức Phật bảo rằng : "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp ; nghiệp là quyến thuộc, là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra". Ở đây, không ai có thể ban ơn, giáng họa cho ai được hết, mà môỵi người phải chịu trách nhiệm về mọi tư duy và hành động của chính mình. Hạnh phúc hay khỗ đau là do ở chính môỵi con người. Ngoài con người, không còn một cái nghiệp nào tổn tại theo kiểu "tai bay vạ gió". Vì lẽ, tất cả thiện nghiệp hay ác nghiệp mà con người tạo ra ở những kiếp sống quá khứ đều tập trung vào thân này rổi. Do đó, Gandhi đề cao giá trị của nhân quả và nghiệp báo. Ông viết tiếp : "Thượng đế, Ngài đã phán từ lâu rằng "người gieo nhân gì sẽ gặt quả đó". Ðịnh luật nhân quả - nghiệp báo thật vững chắc, không lối thoát ra. Thế nên, Thượng đế không cần gì can thiệp nữa. Ngài đã đặt ra định luật ấy rổi lui về an nghỉ" (10).

Và cũng từ những quan niệm như trên, Gandhi khởi sự đi vào một cuộc tỉ giảo tôn giáo, sau khi ông xem kỹ tác phẩm The Light of Asia của Edwin Arnold (11). Ông viết : "Có lần tôi bắt đầu so sánh đời sống Giê-su với đời sống của Phật". Tôi nói : "Hãy xem lòng từ bi của Ðức Phật ! Nó không giới hạn vào nhân loại mà thôi, nó trải ra khắp tất cả mọi loài. Có phải là lòng ta tràn ngập tình yêu khi nghĩ đến chú cừu non mừng rỡ bám lấy vai Ngài hay không ? Ta không thấy được một tình yêu đối với mọi loài như thế trong đời sống của Giê-su" (12).

Từ một vài trưng dẫn trên, cho thấy Gandhi là một con người luôn luôn tôn vinh những giá trị chân thật. Và đối với ông, những giá trị chân thật đó chính là Thượng đế.

5- Quan niệm về bình đẳng của Gandhi

Như đã đề cập, Gandhi là một con người đã thể nhập khả tính vô biên của tình yêu. Ông yêu thương đổng loại, yêu thương súc vật, và yêu thương, thậm chí cả cỏ cây. Sở dĩ ông lập nên một tôn giáo phụng sự, vì lẽ tôn giáo đó chính là hiện thân, là tiếng gọi từ khả tính vô biên của tình yêu. Một tình yêu không vị kỷ và không bản ngã. Và ông đã cống hiến trọn đời cho tình yêu đó.

Cũng vậy, bình đẳng trong cái nhìn của Gandhi chính là tình yêu. Tình yêu là bình đẳng và bình đẳng là tình yêu. Ở đây không hề có bất kỳ một sự khác biệt nào giữa bình đẳng và tình yêu. Phần lớn cuộc đời của Gandhi là hiến dâng cho công việc phụng sự và phục vụ, tất cả cũng chỉ vì tình yêu. Có lần, Gandhi phạm một lôỵi lầm nào đó, ông đã hối hận vô cùng và lương tâm ông thúc giục ông viết lên một tờ thú tội để đưa lên cha của ông. Khi đọc tờ thú tội đó, cha ông đã cảm động đến chảy nước mắt. Từng giọt nước mắt yêu thương long lanh trôi lăn trên gò má gầy guộc làm ướt đẫm lá thư đã chấn động cả con người Gandhi. Và ngay tại đó, ông đã thức tỉnh một tình yêu và mãi mãi sống với tình yêu đó. Ông viết : "Những hạt ngọc của tình yêu ấy đã rửa sạch lòng tôi, rửa sạch tội lôỵi của tôi. Ai đã từng cảm nhận một tình yêu như thế mới biết được mãnh lực của nó như thế nào". Như một khúc thánh ca :"Chỉ có kẻ nào từng nếm trải mũi tên thần diệu của tình yêu mới biết được sức mạnh của tình yêu"

Từ đó, ông ngộ rằng tình yêu cũng có nghĩa là bất hại (ahimsa) - một đạo lý không xâm phạm và tỗn hại đến tự thân, tha nhân và muôn loài. Và do đó, bất hại cũng là đạo lý của bình đẳng, một sự bình đẳng không giới tuyến, một sự bình đẳng không thể thiếu trong việc đào luyện cuộc sống nội tâm. Ông viết tiếp : "Ngày nay, tôi vẫn còn quan niệm như ngày ấy. Tôi nghĩ, mạng sống của một con cừu cũng quý như mạng sống của một con người. Tôi sẽ rất ngần ngại nếu phải giết một con cừu để nuôi sống một con người. Tôi nghĩ rằng một sinh vật càng yếu đuối bao nhiêu lại càng đáng được người che chở, bảo vệ bấy nhiêu. Kẻ nào chưa đủ tư cách làm việc ấy thì không thể nào cứu được súc vật. Tôi còn cần phải trải qua nhiều cuộc thanh luyện bản thân và hy sinh hơn nữa mới có thể hy vọng cứu những con cừu kia khỏi bị hy sinh man rợ như thế. Ngày nay, tôi tưởng chừng phải chết cho niềm khát vọng thanh lọc bản thân ấy. Tôi luôn luôn cầu nguyện sao cho một tâm hổn vĩ đại sẽ xuất hiện trên trái đất này, một người đàn ông hay đàn bà với ngọn lửa từ bi thần diệu trong tâm, sẽ giải thoát chúng ta ra khỏi tội lôỵi khả ố này, và cứu mạng sống của những sinh vật vô tội...".

Ðó chính là tất cả những gì mà Gandhi quan niệm về bình đẳng.

---o0o---

BẠT

Thánh Gandhi là một con người quả thật là vĩ đại. Một con người vĩ đại qua những việc làm bình dị và rất thông thường trong cuộc sống. Quét dọn nhà vệ sinh công cộng, chăm sóc cho các lao công khế ước, tự tay mình tắm giặt cho con cái v.v..., đó là những công việc phụng sự vĩ đại bên cạnh những cái vĩ đại trong con người của Gandhi.?



-------------------

(1) Ấn Ðộ có 4 giai cấp theo truyền thống, đó là : 1. Giai cấp Tăng sĩ Bà La Môn ; 2. Giai cấp vua chúa, quý tộc ; 3. Giai cấp thương gia, buôn bán ; 4. Giai cấp công nhân, thợ thuyền, nô lệ

(2) Xem The Story of My Experiments with Truth, bản Việt dịch "Tự truyện Gandhi" của Trí Hải, Võ Tánh ấn hành, Sài Gòn, 1971

(3) Satyagraha : có nghĩa là đeo đuỗi, bám lấy sức mạnh của chân lý. Anh ngữ dịch là : phản kháng thụ động (passive resistance). Saty là chân lý, Agraha là sự kiên trì

(4) 100 Great Thinkers , Dr. Jay E.Green, Editor, Washington Square Press, Inc., New York, 1967, tr.324

(5) Của Sir Edwin Arnold viết về cuộc đời của Ðức Phật. Ðây là một tác phẩm nỗi tiếng và góp phần truyền bá Phật giáo sang Âu-Mỹ. Phần lớn các nhà nghiên cứu Tây phương đến với Phật giáo đều khởi sự từ tác phẩm này

(6) 100 Great thinkers, tr.527

(7) The Story of My Experiments with Truth, xem thêm bản dịch của Trí Hải

(8) Contemporary Indian Philosophy, edited by Radhakrishnan and I.H.Muirhead, London : George Allen & Unwin LTD, New York : Humanities, Press, Inc., Fourth Impression, 1966, tr.21

(9) Xem bản dịch "Tự truyện Gandhi" của Trí Hải, tr. 186-187

(10) Ibid, tr.321

(11) Ibid, tr.218

(12) Ibid, tr.218
 
 ---o0o---

Phật giáo và dòng triết học Nietzsche



1- Vào đề

Một trong những đại triết gia Ðức ảnh hưởng sâu đậm tinh thần Phật giáo, đó là Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900). Ông cũng là người bạn thân của nhạc sĩ Ðức R.Wagner, và rất tôn sùng triết học của Schopenhauer - một hệ thống triết học vốn mang đậm màu sắc, tư tưởng Phật giáo. Tuy nhiên, với phong cách sống rất người và cực lực phê phán các tôn giáo thần quyền, nên ông thường được xem như là nhà triết học vô thần.

Nietzsche sinh năm 1844 trong một gia đình "thần học" lâu đời tại Rocken, Ðức. Lên năm tuỗi thì cha ông qua đời bởi một cái chết bi thảm, và ông đã di chuyển đến Naumburg và trưởng thành tại đây. Nhận được học bỗng, ông vào học tại một trường nội trú nỗi tiếng ở Pforta, đến năm 20 tuỗi, ông vào học tại Ðại học Bonn, và sau đó lại chuyển đến Leipzig. Tại đây, Nietzsche đã bắt gặp hai sự kiện quan yếu đối với thời trai trẻ của mình, đó là : Nietzsche tình cờ gặp được quyển "Thế giới là ý chí và biểu tượng" (The World as will and idea) của Schopenhauer trong một hiệu sách cũ ; và sau đó, Nietzsche kết bạn với nhạc sĩ Richard Wagner. Ðây là hai động cơ then chốt đã mở ra cho Nietzsche một con đường mới, và đã làm cho Nietzsche trở thành một đại triết gia của Ðức vào thế kỷ thứ XIX.

Nietzsche là một sinh viên rất thông minh và nhạy bén về các vấn đề triết học cũng như văn học. Vào năm 1868, ở tuỗi 24, ông đã được mời dạy về văn học cỗ điển tại Ðại học Basel, và thậm chí trước đó, Nietzsche đã được cấp bằng tiến sĩ. Ðến năm 1879, Nietzsche và Wagner đã cắt đứt quan hệ vì một lý do (tế nhị) nào đó ; và năm sau, ông xin thôi dạy học vì lý do sức khỏe. Từ những năm 1880 đến 1889 là thời điểm chín muổi tư tưởng của Nietzsche. Cũng trong thập kỷ này, tác phẩm "Zarathustra đã nói như thế" (Thus spoke Zarathustra) của ông đã ra đời. Ðây là một tác phẩm triết học nỗi tiếng nhất và thành công nhất của Nietzsche. Tác phẩm này gổm bốn phần ; hai phần đầu ông viết trong mười ngày vào năm 1883, phần thứ ba cũng được viết trong mười ngàyvào năm 1884, và phần cuối được thêm vào, vào cuối năm 1884. Trong tác phẩm, Nietzsche đã chọn Zarathustra, tên gọi biến thể của một triết gia người Ba Tư - Zoroaster, như là người phát ngôn của Nietzsche. Sở dĩ chọn như thế vì Nietzsche cho rằng Zarathustra là một nhà tiên tri và đạo học đầu tiên, là hiện thân của triết lý siêu nhân, biểu dương cho điều thiện và chân lý (1)... Và đến năm 1900, người ta nói rằng Nietzsche đã chết trong điên loạn !



2- Con đường Nietzsche đi vào Phật giáo

Theo Andler, Nietzsche đã quan tâm đến Phật giáo từ những năm khi ông học đại học. Ông biết, tuy không nhiều lắm về chữ Phạn (Sanskrit), nhưng đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu triết lý Védanta qua những tác phẩm của bạn ông là Paul Deussen. Và một trong những tài liệu quan yếu để chuẩn bị cho tác phẩm "Ý chí hùng dũng" (La Volonté de Puissance) của Nietzsche là bộ luật Manou của Ấn Ðộ giáo. Ở đây, lý thuyết về Àtman đã cuốn hút ông thật sự, và đây cũng là nấc thang đưa ông bước xa hơn vào Phật giáo, một hệ thống phủ định và phủ định hoàn toàn về Àtman, và thậm chí cả Brahman. Andler viết : "Không một tín ngưỡng hay tôn giáo nào đã được Nietzsche say sưa nghiên cứu hơn Phật giáo. Dĩ nhiên, lúc đầu ông chỉ muốn thấm nhuần dòng sông triết học của Schopenhauer mà thôi ; nhưng về sau, khi tiếp xúc và thấu hiểu về những nền văn minh lớn, thì đối với ông, Phật giáo trở thành khuôn vàng thước ngọc cho một cuộc đảo ngược các giá trị hoàn hảo nhất - (Le Bouddhisme fut pour lui l'exemplaire d'une parfaite transvaluation) (2).

Và trên chiều hướng đó, Nietzsche được ảnh hưởng sâu đậm bởi hai tác giả thời danh thông qua hai tác phẩm : a) "Tôn giáo của Ðức Phật" (Die Religion des Buddha - 1857) của Friedrich Koeppen, và : b) "Ðức Phật" (Buddha - 1881) của Oldenberg. Nietzsche, thông qua tác phẩm thứ nhất, đã học hỏi nhiều về triết lý của Phật ; và thông qua tác phẩm thứ hai, ông đã học hỏi nhiều về thân thể của Phật.

Giáo lý quyến rũ Nietzsche thực thụ chính là giáo lý Vô thường (Impermanent). Dưới lăng kính vô thường, mọi sinh linh cho đến thế giới sự vật, hiện tượng luôn luôn không ngừng trôi chảy như sự luân lưu bất tuyệt của một dòng sông. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn không phải là thông qua dòng chảy của các hiện tượng vô thường để xác định một cái gì đó thường hằng bất biến như một tuyệt đối thể : Thượng đế hay Brahman v.v..., mà trái lại, nếu Thượng đế hay Brahman thực sự muốn hiện hữu và có thể hiện hữu, thì Thượng đế và Brahman nhất thiết phải chịu sự chi phối bình đẳng của định luật vô thường. Ðức Phật dạy : "Tất cả pháp là vô thường". Nhưng cần lưu ý rằng, vô thường không có nghĩa là không hiện hữu, mà đó là không có một thực thể đơn nhất, vĩnh hằng.

Với Nietzsche, quan điểm vô thường của Phật giáo quả tình là một cái nhìn rất cách mạng, tân kỳ, sắc bén và độc đáo. Nhất là khi quan điểm đó được soi sáng trong tương quan giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo. Một bên thì xác nhận bản thể tuyệt đối ngự trị dòng sống của vũ trụ nhân sinh (Bà La Môn giáo), trong khi một bên khác (Phật giáo) thì phủ nhận và phủ nhận hoàn toàn vai trò của bất kỳ một tuyệt đối thể nào, dù là Thượng đế, Thiên Chúa hay thần linh v.v... Một nhận định sắc bén của Oldenberg trong quyển "Buddha", đã cuốn hút Nietzsche một cách vô cùng tận, đó là : "Bà La Môn nhìn thấy hữu thể trong mọi sự biến dịch, còn Phật giáo lại nhìn thấy sự biến dịch trong mọi hiện hữu ảo ảnh" (Le Brahmanisme dans tout devenir saisit l'être, et Le Bouddhisme en tout être apparent saisit le devenir - tr.257). Và đây cũng là hạt nhân gây nên nội lực của trí tuệ, làm cho lời tuyên bố của Nietzsche càng mãnh liệt và hùng hổn hơn về cái chết của Thượng đế (The death of God) hay "Thượng đế đã chết" (3).

Riêng đối với vấn đề nôỵ lực tự thân của Phật, Koeppen - qua nhận xét của mình trong "Die Religion des Buddha" - đã cung cấp cho Nietzsche một sự hưng phấn vĩ đại để tiến về phía trước viễn cảnh của ý chí hùng lực (La Volonté de Puissance), khi ông cho rằng : "Ngoài Phật giáo ra, không có tôn giáo nào khác đã đề cao sự cao cả của con người trên thần minh thành một nguyên tắc và một tín điều rõ rệt hơn. Vì chính Ðức Phật Thích Ca là một con người và chỉ là một con người... Ngài đã không thừa hưởng từ một mật khải thần thánh nào cả. Tinh thần minh triết có được là do những nôỵ lực tự thân của Ngài, những sự tinh cần khó nhọc của Ngài, và ở những công đức của chính Ngài. Nhưng như thế, Ngài lại là kết tinh của mọi sự hoàn hảo" (tr.123-124). Ðây là những nhận thức cơ bản của Nietzsche trong ý hướng phê phán và khai trừ tận gốc những thái độ linh thánh, thần bí trong biện chứng triết học Duy niệm của phương Tây ; đổng thời, cũng là nền tảng cho những chủ đề triết luận của Nietzsche.



3- Triết học Nietzsche

Các chủ đề triết học của Nietzsche có thể được tóm tắt qua nội dung của tác phẩm "Zarathustra đã nói như thế", bao gổm các vấn đề : Thượng đế đã chết, ý chí hùng lực, và con người siêu nhân. Bên cạnh đó, Nietzsche dùng ảnh tượng biến thể của con lạc đà, con sư tử và trẻ con để nói lên quá trình vận hành của triết lý hướng thượng.

Khởi đầu, Nietzsche hoàn toàn phủ nhận vai trò của Thượng đế. Ông cho rằng, những ai còn tin vào Thượng đế đều tự biến mình thành kẻ nô lệ, và đó là lối sống tầm thường của đa số nhân loại. Ở đây, ông dùng ảnh tượng con lạc đà để biểu thị cho sự nô lệ của những đức tin mù quáng, thần quyền, cũng như sự tôn thờ các tín điều và các đối tượng thánh linh. Kế đó, nhà tiên tri Zarathustra muốn dạy cho nhân loại cái "ý chí hùng lực" để giải thoát mọi nô lệ mang tính thần bí và quyền năng của những tư tưởng cuổng si và mông muội củaloài người. Ðể vượt qua khỏi lối sống tầm thường, thấp hèn đó, con người cần phải tôi luyện ý chí hùng lực để một lần vượt đại dương mênh mông, nghĩa là vượt lên khỏi những thần linh của sóng gió biển khơi, và lúc bấy giờ, những ảnh tượng phù phiếm của thánh linh đối với con người sẽ trở nên vô nghĩa. Nietzsche viết rằng : "Than ôi ! Ðến một giây phút nào đó, con người không còn can đảm phóng xa khỏi những kỳ vọng của mìnhnhư là phóng những mũi tên, và con tim của họ không còn biết rung động như là sợi dây cung đã được căng thẳng" (Zarathustra, tr.34-35). Tại đây, chỉ có ý chí hùng lực mới có thể giúp đỡ con người thức tỉnh trước mọi ảnh tượng mờ ám của thần tượng. Sự thức tỉnh này, Nietzsche gọi là con sư tử, và con sư tử thức tỉnh này sẽ siêu việt mọi trói buộc vô hình của lịch sử triết học duy tâm thần bí - tôn giáo. Và Nietzsche cho rằng cái ngộ nhận vĩ đại nhất và trầm trọng nhất của lịch sử nhân loại chính là "niềm tin ở Thượng đế".

Cho đến khi nào Thượng đế "nằm xuống vĩnh viễn", nghĩa là con người đã tự giải thoát mình ra khỏi những đức tin mù quáng của chính mình ; và cho đến khi nào các quyền năng bên ngoài không còn hiện hữu nữa, thì lúc đó, sư tử sẽ thênh thang trong rừng xanh mênh mông bao la. Như thế, con sư tử của Nietzsche chính là sự tuyên dương cho một nền đạo đức được y cứ trên cơ sở của ý thức tự do của môỵi con người và vận hành trên nguyên tắc nhân bản. Nietzsche gọi nền đạo đức này là nền đạo đức "Tôi muốn" (La morale du [Je veux]), mà không phải là nền đạo đức của "Anh phải" (La morale du [Tu dois]).

Sau khi sư tử thức tỉnh (như một sự giác ngộ), từ đó mở ra trước mắt nó một thế giới quan hoàn toàn mới lạ mà chưa bao giờ nó (nhân loại) đặt chân đến. Ở giai đoạn này, con người (sư tử) hóa thành siêu nhân, vì lần đầu tiên, y chính là Thượng đế của chính mình ; và môỵi người đều là và đều có một Thượng đế trong/bởi chính mình.

E.Fink, trong tác phẩm "Triết học của Nietzsche" (La Philosophie de Nietzsche), ghi nhận rằng : "Nhưng, đối với Nietzsche, Thượng đế có nghĩa là tất cả những gì được gọi là lý tưởng siêu việt" (Mais Dieu signifie pour Nietzsche la totalité de toute ideálité transcendante - tr.85).

Tuy nhiên, tự do sống theo ý thức và ý muốn của mình, với Nietzsche, đó chỉ là một sự tự do tiêu cực, một sự tự do gắn liền với dục vọng cá thể ; và do đó, chưa thể gọi nó là tự do tích cực hay tuyệt đối. Vì thế, Nietzsche đưa ra một biến hình thứ ba là trẻ con (hài nhi) để biểu thị cho sự thanh bình, trong sáng và hổn nhiên. Và theo ông, đây mới chính là sự tự do cao thượ�ng mà con người cần kiếm tìm. Ðổng thời, có lẽ đây cũng là một điều khó hiểu nhất được giảng giải bởi tiên tri Zarathustra khi siêu nhân hóa thành hài đổng.

4- Âm hưởng Phật giáo trong triết luận của Nietzsche

Trong luận án của Guy Richard Welbon, dưới nhan đề "Niết bàn Phật giáo dưới mắt các nhà luận giải phương Tây" (4), ông đã nêu lên ba quan điểm của Nietzsche tương tự hay trùng hợp với quan điểm của Phật giáo như sau :

a) Lý thuyết về sự trở lại vĩnh cửu (Ewigen wieder kunft) của Nietzsche tương tự với sự luân hổi (Samsàra) trong vòng sinh tử vô tận (vô số kiếp).

b) Tiên tri Zarathustra trong tác phẩm "Zarathustra đã nói như thế" là hiện thân của một vị Bổ Tát, kẻ đánh thức nhân loại bước lên trên những đối ngẫu thiện-ác, có-không (jenseits von Gut und Bose) - tức siêu việt nhị nguyên để thực hiện Ba la mật (Paramita) - sự thanh bình, xả ly và vô niệm - hổn nhiên như tiếng hát của hài đổng.

c) Quan niệm đảo ngược các giá trị của nhân loại và mọi khả tính do sự đảo ngược ấy đem lại. Ðiều này tương tự như sự chuyển y (asrayaparàvritti) của tâm thức giác ngộ trong sự vận hành tương tục của 12 nhân duyên, một sự cắt đứt và đảo lộn hoàn toàn cái cơ cấu bẩm sinh truyền kiếp của con người.

Và sau cùng, Welbon cho rằng tác phẩm của Nietzsche đã nhiều phen nhắc đến những lời minh thị táo bạo và uy hùng của kinh Bát Nhã (Prajnàparamita Sutra). Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ bàn đến một số trùng hợp hấp dẫn giữa Nietzsche và Phật giáo.



tải về 247.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương