HỘI ĐỒng nhân dân huyện thống nhấT



tải về 121.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích121.31 Kb.
#27253
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN THỐNG NHẤT



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

HUYỆN THỐNG NHẤT


Số: 66/2007/NQ-HĐND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Thống Nhất, ngày 20 tháng 12 năm 2007


NGHỊ QUYẾT

Phân loại đô thị Dầu Giây là đô thị loại V




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN THỐNG NHẤT

KHÓA IX- KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HÐND, UBND được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại và cấp quản lý đô thị;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;

Theo đề nghị của UBND huyện Thống Nhất tại Tờ trình số 248/TTr-UBND ngày 11/12/2007; sau khi xem xét báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND huyện; tổng hợp ý kiến của Đại biểu HĐND huyện tại tổ và tại kỳ họp,



QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án phân loại đô thị Dầu Giây là đô thị loại V thuộc huyện Thống Nhất (kèm theo Tờ trình và Đề án phân loại đô thị) với những tiêu chuẩn sau:

- Đô thị Dầu Giây là trung tâm tổng hợp chính trị - xã hội và kinh tế - kỹ thuật; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của huyện;

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 65% trong tổng số lao động;

- Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư xây dựng;

- Quy mô dân số 18.730 người;

- Mật độ dân số 2.597 người/km2.


Điều 2. Giao UBND huyện hoàn thành hồ sơ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị Dầu Giây theo quy định trình tự thành lập đô thị mới trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 3. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Đại biểu HĐND huyện thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thi hành Nghị quyết theo luật định.

Nghị quyết đã được HĐND huyện khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 20 tháng 12 năm 2007 và có hiệu lực sau 07 ngày kể từ ngày HĐND huyện thông qua./.







CHỦ TỊCH

Ngô Ngọc Thanh



ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN THỐNG NHẤT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 05/ĐA-UBND Thống Nhất, ngày 11 tháng 12 năm 2007

ĐỀ ÁN

Phân loại đô thị Dầu Giây huyện Thống Nhất là đô thị loại V

I. Đặt vấn đề:

1. Khái quát lịch sử hình thành:

Huyện Thống Nhất (mới) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ. Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã (trên cơ sở sát nhập 08 xã huyện Thống Nhất (cũ) và 02 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Long Khánh), phía Đông giáp huyện Long Khánh, phía Tây giáp huyện Trảng Bom, phía Nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ, phía Bắc giáp huyện Định Quán.

Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất đề nghị thành lập và công nhận đô thị loại V tại Trung tâm huyện lỵ huyện Thống Nhất thuộc các xã Xuân Thạnh và Bàu Hàm 2 đã được phê duyệt quy hoạch chung, gồm:

- Quy mô về diện tích tự nhiên: 1.413,54 ha.

- Quy mô về dân số: 18.730 người.

2. Vị trí, điều kiện tự nhiên:

Trung tâm huyện Thống Nhất thuộc các xã Bàu Hàm 2, Xuân Thạnh nằm ở ngã tư đường Quốc lộ 1A, đường Quốc lộ 20 (ĐT 769) cách thị trấn Trảng Bom khoảng 15 km, cách thị xã Long Khánh khoảng 12 km cách thành phố Biên Hòa 30 km theo QL.1, cách thị trấn Định Quán khoảng 45 km theo QL.20 và cách thị trấn Long Thành khoảng 25 km theo đường ĐT 769.

Theo quy hoạch hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn vùng tỉnh Đồng Nai, xã Xuân Thạnh và Bàu Hàm 2 nằm ngay giao điểm của các tuyến giao thông Quốc gia rất quan trọng, đó là:

Đường Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam.

Đường Quốc lộ 20 từ Dầu Giây đi Đà Lạt, tương lai sẽ nối tiếp Dầu Giây theo đường ĐT 769 đi TT. Long Thành, thành phố mới Nhơn Trạch và cảng Thị Vải.

Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt và Dầu Giây - Phan Thiết (dự kiến).

Đường sắt Bắc Nam.

Vì vậy khu vực Dầu Giây có nhiều thuận lợi để phát triển, xây dựng đô thị.


3. Khái quát về công tác quản lý Nhà nước:

Trong quá trình hình thành và phát triển đến nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai xã đã đoàn kết thống nhất, phấn đấu khắc phục khó khăn, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đặt ra từng thời kỳ, phát huy những lợi thế về vị trí, tiềm năng kinh tế của mình, đồng thời gắn kết quả kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng với phát huy ngày càng hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền.

Đặc biệt những năm gần đây, quán triệt và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, tình hình KTXH, ANQP của hai xã có những bước tiến bộ đáng kể, cụ thể là: Tình hình chính trị, an ninh quốc phòng ngày càng được giữ vững, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi nhanh chóng. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được chú trọng, cơ sở hạ tầng được đầu tư khá, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội có chuyển biến khá tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

4. Sự cần thiết phân loại trung tâm huyện Thống Nhất là đô thị loại V:

Trung tâm huyện lỵ huyện Thống Nhất nằm trên địa bàn hai xã Bàu Hàm 2 và xã Xuân Thạnh, là hai xã có vị trí tương đối thuận lợi, có đường sắt xuyên Việt và đường Quốc lộ 1A, đường Quốc lộ 20, đường ĐT 769, đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây là điểm nút giao thông quan trọng trong vùng kinh tế phía Nam.

Bên cạnh đó xã Bàu Hàm 2 và xã Xuân Thạnh là các xã có tốc độ phát triển cao trong huyện, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,5%, thu nhập bình quân đầu người của hai xã cao hơn số thu nhập bình quân của toàn huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng mở rộng dịch vụ, thương mại, các ngành nghề CN-TCN, giảm dần ngành nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng được chú trọng bằng nhiều nguồn vốn.

Từ những vấn đề nêu trên, đồng thời để bảo đảm cho sự phát triển cân đối toàn diện và bền vững giữa các xã trong vùng, phù hợp với xu thế phát triển, nhằm đáp ứng với yêu cầu đô thị hóa theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Thống Nhất thì việc phân loại trung tâm huyện là đô thị loại V là nhu cầu đòi hỏi hết sức cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

II. Những căn cứ pháp lý để phân loại trung tâm huyện Thống Nhất là đô thị loại V:

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về phân loại và phân cấp quản lý đô thị quy định trình tự thành lập đô thị mới, công nhận phân loại đô thị;

Căn cứ Quyết định số 3786/2005/QĐ-UBND ngày 01/11/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc hồ sơ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ vào Quyết định số 1612/QĐ.CT.UBT ngày 10/5/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Dầu Giây;

Căn cứ Quyết định số 3700/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất.

III. Thực trạng tình hình xây dựng và phát triển của hai xã Xuân Thạnh và Bàu Hàm 2:

1. Diện tích trên địa bàn hai xã:

Tổng diện tích: 5.140,4885 ha.

+ Đất nông nghiệp: 4.608 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 507 ha.

+ Đất chưa sử dụng: 25,4885 ha.

2. Liên hệ kinh tế vùng:

Hai xã Bàu Hàm 2 và xã Xuân Thạnh có vị trí địa lý rất thuận lợi, có đường sắt xuyên Việt và trục giao thông QL1A, QL20, đường ĐT 769, nằm ngay điểm nút đầu mối giao thông quan trọng đi xuống các vùng kinh tế của huyện và của tỉnh là nơi trao đổi thông tin, giao lưu kinh tế, văn hóa, đã thúc đẩy Bàu Hàm 2 và xã Xuân Thạnh phát huy tiềm năng kinh tế địa phương, tạo điều kiện cho công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa.

3. Thực trạng tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương hai xã:

a) Về kinh tế:

Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã Bàu Hàm 2 và xã Xuân Thạnh có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, từ cơ cấu “Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp” chuyển sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Nông lâm ngư nghiệp” cụ thể như sau:


STT

Cơ cấu

Năm 2000

Năm 2006

1

2

3



- Thương mại dịch vụ

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Nông lâm nghiệp


37,5

7,2


55,3

40,6

28,5


30,9

- Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2006:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 3,628 tỷ đồng;

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 9,5%;

Nhìn chung nền kinh tế xã Bàu Hàm 2 và xã Xuân Thạnh hiện nay chủ yếu là phát triển về thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến; hiện trạng hoạt động như sau:

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

- Có 18 cơ sở xay sát, tổng công suất 63 tấn/ngày, có sức thu hút khách hàng ở các địa phương lân cận, có 05 cơ sở chế biến nông sản khác, có 06 cơ sở xăng dầu, có 02 nhà máy nước đá;

- Có 01 cơ sở lắp ráp động cơ có khả năng lắp ráp máy móc phục vụ trên địa bàn xã và huyện;

- Lực lượng thợ thủ công ngành nghề như: Mộc, nề, cơ khí… trên 300 người chia thành các tổ thợ dân lập đảm nhận thi công nhiều công trình trong và ngoài huyện;

- Tổng sản phẩm công nghiệp thủ công nghiệp: 1.034 tỷ đồng.

Thương mại - Dịch vụ:

Thương mại dịch vụ của hai xã ngày càng phát triển, có 02 chợ nằm trung tâm 02 xã với diện tích 1,2323 ha có 300 hộ kinh doanh tại chợ và 648 hộ kinh doanh ngoài chợ nằm trên địa bàn 02 xã, có 23 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, lưu trú, trao đổi hàng hóa trong nhân dân địa phương và khu vực;

Tổng sản phẩm thương mại dịch vụ: 1.473 tỷ đồng.

Nông lâm nghiệp:

+ Về sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn chiếm tỷ trọng khá lớn diện tích đất trồng trọt: 4.608 ha sản xuất nông nghiệp chú trọng thâm canh, tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm, cơ cấu giống, mùa vụ, phương thức, kỹ thuật canh tác đã có bước chuyển mạnh. Phần lớn cây trồng đã thay bằng giống mới như cây mì, bắp lai, lúa cao sản, cây ăn quả xoài, điều…, cơ cấu mùa vụ được điều chỉnh phù hợp thời tiết đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo diện tích canh tác đạt 100% kế hoạch, bình quân lương thực đầu người 250/250 kg, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt 17.000.000 đồng/ha canh tác. Ngày càng có nhiều hộ nông dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đa dạng cây trồng, thông qua phát triển nhân rộng mô hình kinh tế phù hợp như V-A-C, mô hình R-V-C và thí điểm tìm tòi nhiều giống cây trồng mới, mô hình kinh tế mới;

+ Trên lĩnh vực lâm nghiệp đã trồng mới rừng phân tán 21 ha, công tác bảo vệ rừng được chú trọng;


+ Chăn nuôi: Trồng trọt phát triển thuận lợi, nhân dân địa phương hết sức quan tâm đến việc đầu tư con giống có giá trị cao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Tổng đàn gia súc hiện có: Bò 959 con, dê có 400 con, heo có 9.685 con, gia cầm có 61.000 con;

Tổng sản phẩm nông nghiệp: 1.121 tỷ đồng.

b) Các nguồn lực xã hội:

Dân số lao động việc làm:

Theo số liệu điều tra về dân số và nhà ở dân số xã Bàu Hàm 2 có 3.561 hộ, 19.065 nhân khẩu với 7.122 lao động bình quân mỗi hộ có 05 khẩu, 02 lao động. Xã Xuân Thạnh có 1.964 hộ, 10.635 nhân khẩu với 5.892 lao động bình quân mỗi hộ có 05 khẩu, 03 lao động.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2% năm.

Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số tính theo diện tích tự nhiên: 577 người/km2.

+ Mật độ dân số tính theo đất thổ cư và đất chuyên dùng: 1.980 người/km2.

Lao động: 13.014 người, trong đó:

+ Lao động nông nghiệp: 4.035 người.

+ Lao động phi nông nghiệp: 8.979 người.

Lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 6.783 người.

Lao động thương mại - dịch vụ: 1.896 người.

Lao động khác: 300 người.

Đời sống dân cư:

+ Về nhà ở:

Trên địa bàn hai xã có 5.525 hộ có nhà ở, trong đó tổng diện tích đất ở: 161 ha, bình quân mỗi hộ có 300m2/hộ và bình quân nhân khẩu: 55m2/người.

Nhà ở kiên cố: 1.658 cái.

Nhà bán kiên cố: 3.867 cái.

+ Về dụng cụ sinh hoạt:

Theo số liệu điều tra trên địa bàn hai xã có: 5.030 máy thu hình, 3.542 đầu video, 7.683 xe máy, bình quân 0,91 máy thu hình/hộ, 0,64 đầu video/hộ, 1,39 xe máy/hộ;

Về thu nhập mức sống gia đình:

Thu nhập bình quân từ 17-20 triệu đồng/hộ/năm và khoảng từ 500.000 -700.000 đồng/người/tháng. Được phân tích đánh giá cụ thể như sau:

+ Số hộ giàu: 481 hộ;
+ Số hộ khá: 1.277 hộ;

+ Số hộ trung bình: 3.187 hộ;

+ Số hộ nghèo: 580 hộ.

Về giáo dục:

Tổng diện tích xây dựng trên địa bàn hai xã: 7,74 ha.

Trường mẫu giáo: 3 trường, có 29 phòng học và 597 cháu.

Trường tiểu học: 04 trường, có 66 phòng học và 2.387 em.

Trường THCS có: 02 trường, có 35 phòng học và 2.305 em.

Trường THPT có: 01 trường, có 14 phòng học và có 1.454 em.

Tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 là 100%, là hai địa phương được công nhận chuẩn phổ cập GDTH, xóa mù chữ năm 2003, đến nay vẫn duy trì chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Về y tế:

Trên địa bàn hai xã hiện có 02 trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, có 12 giường bệnh, có 01 bác sỹ, có 8 y sĩ, 05 điều dưỡng, 02 y tá làm nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu và hộ sinh cho nhân dân. Đặc biệt tiêm chủng mở rộng được chú ý quan tâm, tỷ lệ tiêm chủng hàng năm đạt cao, thực hiện tốt biện pháp sinh đẻ có kế hoạch đạt kết quả tốt… chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được chú trọng.

c) Cơ sở hạ tầng:

Hiện trạng khu dân cư:

Dân cư hai xã sống tập trung tại 08 ấp: Trần Cao Vân, ấp Ngô Quyền, ấp Phan Bội Châu, ấp Nguyễn Thái Học, ấp Lộ 25, ấp Lập Thành, ấp 9/4, ấp Trần Hưng Đạo.

Giao thông:

Trên địa bàn hai xã có tổng 85,720 km đường các loại. Trong đó: 43,390 km đường nhựa, 7,570 km đường sỏi, 34,760 km đường đất cụ thể như sau:

Đường QL1A: 2300m x 15m + 2000m x 20m = 64.500m2.

Đường tỉnh lộ: 8.300m x 12m + 2.000m x 12m = 123.600m2.

Đường liên thôn: 2.800m x 12 + 6.039m x 9m = 87.951m2.

Đường hương thôn: 40.900m x 5m = 204.500m2.

Đường khu hành chính huyện: 18.696,7m2. Tổng cộng: 499.547,7m2.


Bình quân mỗi người được hưởng: 16,8m2 mạng lưới giao thông.

Nước sinh hoạt:


Nhìn chung nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân được lấy từ nguồn giếng khoan gia đình ngoài ra xã Bàu Hàm 2 còn có một nhà máy cấp nước với công suất 40m3/ngày/đêm.

Vệ sinh môi trường:

Về thu gom và vận chuyển rác do Ban Quản lý công trình công cộng của huyện đảm nhận, có bãi rác có diện tích 1.500m2, có 5.327 hộ có nhà vệ sinh, tổng chiều dài rãnh, cống thoát nước là 3.254m.

Điện sinh hoạt:

Trên địa bàn hai xã hiện có 5.345/5.525 hộ sử dụng điện, chiếm 96,7%, tổng chiều dài đường dây 77,2 km, số trạm biến áp 43, theo số liệu điều tra trên địa bàn bình quân điện năng sử dụng: 192 KW/người/năm.

Thông tin liên lạc:

Hiện nay trên địa bàn hai xã có 03 bưu điện, tổng diện tích 474m2, hai xã có tổng số máy điện thoại là 2.870 máy điện thoại cố định và khoảng 3.250 máy điện thoại di động, hệ thống thông tin liên lạc thông suốt thuận tiện cho việc phát triển kinh tế cũng như trao đổi thông tin giữa các vùng miền.

5. Tổ chức hành chính:

Khu trung tâm:

Khu trung tâm hành chính của huyện đặt tại ấp Lập Thành thuộc xã Xuân Thạnh, có diện tích đất: 55,2 ha diện tích xây dựng trụ sở huyện: 15.525m2.

Trụ sở làm việc của UBND xã Bàu Hàm 2 có diện tích 3.214m2 diện tích xây dựng trụ sở: 738m2.

Trụ sở làm việc của UBND xã Xuân Thạnh có diện tích 2.385m2 diện tích xây dựng trụ sở: 504m2 trong đó tầng lầu 252m2, trệt 252m2.

Tổ chức địa bàn dân cư:

Gồm 8 ấp: Trần Cao Vân, ấp Ngô Quyền, ấp Phan Bội Châu, ấp Nguyễn Thái Học, ấp Lộ 25, ấp Lập Thành, ấp 9/4, ấp Trần Hưng Đạo cụ thể:

Ấp Trần Cao Vân: 1.702 hộ, 8.944 khẩu.

Ấp Ngô Quyền: 714 hộ, 3743 khẩu.

Ấp Phan Bội Châu: 580 hộ, 3.080 khẩu.

Ấp Nguyễn Thái Học: 251 hộ, 1.567 khẩu.

Ấp Lộ 25, khu Bàu Ao: 314 hộ, 1.731 khẩu.

Ấp Lập Thành: 433 hộ, 2.484 khẩu.

Ấp 9/4: 597 hộ, 3.016 khẩu.

Ấp Trần Hưng Đạo: 1.025 hộ, 5.135 khẩu.


Về tổ chức:

- Trên địa bàn hai xã gồm cơ quan hành chính của huyện với 13 phòng ban gồm 149 cán bộ công viên chức, tổng số Đảng viên thuộc 13 phòng ban: 116 người.

- Xã Bàu Hàm 2 có 1 Đảng bộ cơ sở trực thuộc Huyện ủy Thống Nhất được chia thành 7 Chi bộ. Xã Bàu Hàm 2 là Đảng bộ được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền.

Tổng số Đảng viên: 112 người.

Đại biểu HĐND xã: 31 người.

Chủ tịch HĐND xã: 1, Phó Chủ tịch HĐND xã: 2.

Thành viên UBND xã: 5 người.

Cán bộ chuyên trách, không chuyên trách, công chức theo NĐ 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ có: 45 người, trong đó:

Cán bộ chuyên trách: 10 người.

Cán bộ công chức: 10 người.

Không chuyên trách: 25 người.

Đoàn thể có 6 tổ chức, với 4.999 đoàn viên, hội viên.

- Xã Xuân Thạnh có 1 Đảng bộ cơ sở trực thuộc Huyện ủy Thống Nhất được chia thành 7 Chi bộ. Xã Xuân Thạnh là Đảng bộ được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền.

Tổng số Đảng viên: 87 người.

Đại biểu HĐND xã: 30 người.

Chủ tịch HĐND xã: 1, Phó Chủ tịch HĐND xã: 2.

Thành viên UBND xã: 5 người.

Cán bộ chuyên trách, không chuyên trách, công chức theo NĐ 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ có: 58 người, trong đó:

Cán bộ chuyên trách: 11 người.

Cán bộ công chức: 9 người.

Không chuyên trách: 38 người.

Đoàn thể có 6 tổ chức, với: 4.636 đoàn viên, hội viên.

Đánh giá chung:

Hai xã Bàu Hàm 2 và xã Xuân Thạnh là địa bàn trọng điểm của huyện, có tiềm năng phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Những năm qua, cùng với cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và chính quyền và nhân dân địa phương đã ra sức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm

vụ và mục tiêu kế hoạch đã đề ra, tạo được sự chuyển biến trên một số lĩnh vực. Tình hình kinh tế xã hội nông thôn từng bước khởi sắc, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, nguồn năng lực còn khả năng dồi dào chưa được khai thác, vấn đề xã hội được cải thiện rõ rệt. Xuất phát từ điều kiện thực trạng kinh tế, xã hội của địa phương, với sự tác động ảnh hưởng chung của huyện, tỉnh và khả năng hiện có của địa phương sẽ có điều kiện thuận lợi và phát triển tốt hơn từ đây đến năm 2010.

IV. Điều chỉnh địa giới hành chính hai xã Bàu Hàm 2 và Xuân Thạnh để thành lập thị trấn Dầu Giây:

1. Hiện trạng xã Bàu Hàm 2:

Vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp: Xã Xuân Thạnh;

+ Phía Tây giáp: Xã Hưng Lộc;

+ Phía Nam giáp: Xã Lộ 25;

+ Phía Bắc giáp: Xã Quang Trung.

Diện tích: 2.018 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 1.828 ha;

+ Đất phi nông nghiệp: 186 ha;

+ Đất chưa sử dụng: 4 ha.

Dân số: 19.065 người.

Lao động: 7.122 người.

Điều chỉnh 462,0365 ha diện tích đất tự nhiên và 11.641 nhân khẩu của xã Bàu Hàm 2 về thị trấn Dầu Giây cụ thể:

Điều chỉnh về thị trấn: Diện tích đất tự nhiên 462,0365 ha trong đó đất nông nghiệp: 361,1972 ha, đất phi nông nghiệp: 99,9144 ha, đất chưa sử dụng: 0,9249 ha. Các ấp và nhân khẩu điều chỉnh về thị trấn như sau:

+ Ấp Trần Cao Vân: 1.624 hộ, 8.561 khẩu.

+ Ấp Phan Bội Châu: 580 hộ, 3.080 khẩu.

- Điều chỉnh sang xã Hưng Lộc với diện tích đất tự nhiên: 37,60 ha.

- Điều chỉnh về xã Xuân Thạnh: Diện tích đất tự nhiên: 598,98 ha trong đó đất nông nghiệp: 590,5940 ha, đất phi nông nghiệp: 8,4871 ha, đất chưa sử dụng: 0,076 ha, ấp và nhân hộ khẩu chuyển sang xã Xuân Thạnh cụ thể:

+ Ấp Lộ 25 và khu Bàu Ao: 314 hộ, 1.731 khẩu.

Xã Bàu Hàm 2 còn lại cụ thể như sau:

+ Vị trí địa lý:


Phía Đông giáp: Thị trấn Dầu Giây và xã Xuân Thạnh;

Phía Tây giáp: Xã Hưng Lộc;

Phía Nam giáp: Thị trấn Dầu Giây;

Phía Bắc giáp: Xã Quang Trung.

+ Diện tích đất tự nhiên: 2.225,65 ha trong đó (điều chỉnh từ xã Xuân Thạnh sang 1.135,07 ha).

Đất nông nghiệp: 2.103,31 ha;

Đất phi nông nghiệp: 116,56 ha;

Đất chưa sử dụng: 5,48 ha.

+ Các ấp và dân số xã Bàu Hàm 2 còn lại:

Ấp Ngô Quyền: 714 hộ, 3.743 khẩu;

Ấp Nguyễn Thái Học: 251 hộ, 1.567 khẩu, 02 tổ dân cư ấp Trần Cao Vân: 78 hộ, 383 khẩu.

Tổng số: 1.043 hộ, 5.693 khẩu.

2. Hiện trạng xã Xuân Thạnh:

Vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp: Thị xã Long Khánh;

+ Phía Tây giáp: Xã Bàu Hàm 2;

+ Phía Nam giáp: Huyện Cẩm Mỹ;

+ Phía Bắc giáp: Xã Bàu Hàm 2 và xã Quang Trung.

Diện tích đất: 3.122,4885 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 2780 ha;

+ Đất phi nông nghiệp: 321 ha;

+ Đất chưa sử dụng: 21,4885 ha.

Dân số: 10.635 người;

Lao động: 6.165 người.

Điều chỉnh 951,50 ha diện tích đất tự nhiên, 1.352 hộ, 7.089 khẩu của xã Xuân Thạnh về thị trấn Dầu Giây cụ thể:

Điều chỉnh về thị trấn:

+ Ấp Trần Hưng Đạo: 919 hộ, 4.605 khẩu;

+ Ấp Lập Thành: 433 hộ, 2.484 khẩu.

Điều chỉnh sang xã Bàu Hàm 2 diện tích: 1.135,07 ha trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 1.109,25 ha;


+ Đất phi nông nghiệp: 20,64 ha;

+ Đất chưa sử dụng: 5,18 ha.

Xã Xuân Thạnh còn lại:

- Vị trí địa lý:

Phía Đông giáp: Thị xã Long Khánh;

Phía Tây giáp: TT Dầu Giây, xã Hưng Lộc;

Phía Nam giáp: Huyện Cẩm Mỹ;

Phía Bắc giáp: Thị trấn Dầu Giây.

+ Diện tích đất tự nhiên: 1.465,22 ha trong đó (nhận từ xã Bàu Hàm 2 diện tích 598,98 ha);

+ Đất nông nghiệp: 1.255,93 ha;

+ Đất phi nông nghiệp: 193,42 ha;

+ Đất chưa sử dụng: 15,87 ha;

+ Các ấp và dân số xã Xuân Thạnh còn lại:

- Ấp 9/4: 597 hộ, 3.016 khẩu.

- Lô 100, khu vực đồi tây ấp Trần Hưng Đạo: 106 hộ, 530 khẩu, xã Xuân Thạnh nhận từ xã Bàu Hàm 2 diện tích: 598,98 ha, dân số ấp Lộ 25 và khu Bàu Ao: 314 hộ, 1.731 khẩu.

Tổng số: 1.017 hộ, 5.277 khẩu.

3. Thị trấn Dầu Giây sau khi được điều chỉnh từ hai xã như sau:

Vị trí địa lý:

+ Phía Đông: Xã Xuân Thạnh;

+ Phía Tây giáp: Xã Hưng Lộc và xã Bàu Hàm 2;

+ Phía Nam giáp: Xã Xuân Thạnh;

+ Phía Bắc giáp: Xã Bàu Hàm 2.

Diện tích: 1.413,54 ha, trong đó:

Dân số: 3.556 hộ với 18.730 người;

Lao động: 10.851 người.

Mật độ dân số:

+ Tính trên diện tích đất tự nhiên: 1.300 người/km2;

+ Tính trên diện tích đất xây dựng: 2.597 người/ km2.

- Lao động: 10.851 người trong đó:

Lao động nông nghiệp: 3.255 người chiếm tỷ lệ: 30,9%;


Lao động phi nông nghiệp: 7.596 người chiếm tỷ lệ : 69,1%.

Tổ chức hành chính:

+ Tên đơn vị hành chính: Thị trấn Dầu Giây.

+ Khu trung tâm hành chính đặt tại ấp Lập Thành thuộc xã Xuân Thạnh cũ.

+ Về tổ chức bộ máy: Đảm bảo đúng quy định luật pháp.

V. Định hướng phát triển thị trấn Dầu Giây đến năm 2010:

- Qua phân tích đánh giá thực trạng tình hình kinh tế, xã hội địa phương với điều kiện lợi thế tiềm năng và nhu cầu dự báo xu thế phát triển ở địa phương và xu thế phát triển chung của huyện và các xã vùng lân cận thuộc huyện Thống Nhất đã tạo cho thị trấn cơ hội tăng trưởng và phát triển với mục tiêu phấn đấu.

- Trên cơ sở ban hành Đề án quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính cấp huyện, xã đến năm 2020 của UBND tỉnh Đồng Nai, UBND huyện đã tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng đô thị và đã được phê duyệt năm 2004, quy hoạch chi tiết khu dân cư mới và chỉnh trang lại các khu dân cư cũ theo định hướng phát triển toàn diện và bền vững.

- Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi, công cộng phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Với mục tiêu phấn đấu như trên sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của thị trấn Dầu Giây tương lai với những định hướng sau:

1. Dự báo về quy mô dân số:

Tích cực thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình phấn đấu giữ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và dự báo tăng cơ học do quá trình công nghiệp hóa hàng năm từ nay đến 2010 đạt mức 2%. Như vậy dân số thị trấn đến năm 2010 dự kiến là 30.000 người, tăng 10.448 người chủ yếu là thu hút lao động công nghiệp, TTCN và các hộ kinh doanh từ các địa phương khác đến.

2. Dự báo về mật độ dân cư:

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung và dự báo phát triển dân số trong thời gian tới, yêu cầu đòi hỏi phải sắp xếp quy hoạch hợp lý các khu dân cư, đặc biệt chú trọng quy hoạch khu trung tâm, đảm bảo tính năng động trong cả tiến trình đô thị hóa. Dự báo mật độ dân cư đến 2020 như sau:



Năm

Dân số

(người)


DT Đất tự nhiên (km2)

DT đất XD


(km2)

Mật độ dân cư (người/km2)

2007


2010

2020


18.730


30.000

50.000


14,1354


14,1354

14,1354


7,21


10,9

14,1354


So với DT đất tự nhiên

1.325


1.537

1.537


So với DT đất XD

2.597


2.752

3.537

3. Dự báo về lao động và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 cơ cấu kinh tế thị trấn Dầu Giây sẽ chuyển dịch theo đúng hướng: Phát triển tăng dần lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, do đó cơ cấu lao động cũng chuyển đổi phù hợp theo đúng hướng phát triển.

Dự báo lao động tham gia vào các ngành kinh tế từ đây đến năm 2020 như sau:


STT

Phát triển

Hiện trạng

Dự báo 2010

Dự báo 2020

I

1



2

3

II


Tổng lao động

LĐ phi nông nghiệp


Công nghiệp-TCN

Thương mại, dịch vụ

Lao động khác

LĐ nông nghiệp


10.851

7.596


5.400

1.896


202

3.255


12.669

9.502


7.020

2.063


419

3.167


15.203

12.923


8.937

3.254


732

2.280


Từ cơ sở phân tích trên dự báo tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đến năm 2010 đạt: 75%, vào năm 2020 đạt 85%.

4. Định hướng cải tạo và phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị đến năm 2010:

a) Giao thông:

Quy hoạch các tuyến đường:

Giai đoạn 1:

Đường QL1A, QL20, ĐT 769 đảm nhận 2 chức năng vừa là đường quốc lộ vừa là đường trục chính của đô thị. Để hạn chế tai nạn giao thông và bảo đảm tốc độ chạy xe trên các quốc lộ cần xây dựng các đường nội bộ chạy dọc theo quốc lộ nhằm giảm áp lực lưu thông trên các tuyến đối ngoại.

Giai đoạn 2:

Xây dựng hệ thống đường chính và đường khu vực nhằm hình thành dần các khu ở và khu công cộng đô thị, sắp xếp chỗ ở cho cán bộ và nhân dân trong đô thị.

Công trình phục vụ giao thông:

- Bến xe phục vụ nội tỉnh: Nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A diện tích 1 ha.

b) Nhu cầu dùng nước ngắn hạn:

Nhu cầu dùng nước của đô thị Dầu Giây trong giai đoạn ngắn hạn được tính căn cứ vào số dân và diện tích công nghiệp dự kiến cho giai đoạn này là Q  10.000m3/ngày.


c) Quy hoạch cấp điện ngắn hạn:

Nguồn điện:

Nguồn cấp điện là nguồn điện lưới Quốc gia, qua các tuyến cao thế 110 KV. Trạm biến thế trung gian 110/22 KV Dầu Giây có dung lượng đợt đầu là 1x40 MVA.

d) Bố trí đất công trình công cộng:

Đất trung tâm quản lý hành chính cấp huyện:

Được bố trí tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết. Hệ thống công trình gồm: Khối Lãnh đạo, điều hành, khối Nội chính, khối Kinh tế, khối Vũ trang và khối Mặt trận đoàn thể.

Đất cơ quan quản lý đô thị:

Sử dụng khu đất hiện hữu của UBND xã Xuân Thạnh và xã Bàu Hàm 2.

Đất công trình giáo dục:

Được phân bố theo địa bàn dân cư, ngoài các trường hiện có được giữ lại cần bố trí một số trường theo quy mô dài hạn, cụ thể như sau:

Mẫu giáo - nhà trẻ: Có 4 cơ sở.

Trường tiểu học: Bố trí thành 3 cơ sở.

Trường trung học cơ sở: 2 trường.

Trường phổ thông trung học: 1 cơ sở.

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên: 1 cơ sở.

Đất y tế: Gồm 2 loại:

- Đất y tế phục vụ đô thị như trạm y tế, phòng hộ sinh. Trong giai đoạn đầu sử dụng trạm y tế của Nông trường Cao su Dầu Giây, tương lai xây dựng mở rộng.

- Bệnh viện Đa khoa 120 - 150 giường: Bố trí trên lô đất đã được quy hoạch phía Tây Bắc gần khu trung tâm hành chính và QL20 là khu vực yên tĩnh, cuối cùng hướng thoát nước chính, bảo vệ an toàn môi trường đô thị.

Đất văn hóa và TDTT:

+ Đất công trình văn hóa bố trí trên 3 khu vực:

- Khu phía Bắc QL.1A bố trí nhà văn hóa kết hợp trong khu TDTT gần trung tâm hành chính huyện.

- Khu phía Đông gồm các công trình thư viện, bảo tàng, triển lãm, rạp xiếc, nhà hát v.v... bố trí trên lô đất gần khu trung tâm hành chính thị trấn.

+ Khu TDTT:

- Bố trí trên lô đất phía Nam khu hành chính huyện, phía Bắc QL1A.


- Sân vận động quy mô khoảng 10.000 chỗ ngồi, diện tích chiếm đất khoảng 4,00 ha.

- Khu thể thao đa năng gồm hồ bơi lội, nhà thi đấu, sân bóng rổ, quần vợt v.v... bố trí ở phía Tây sân vận động.

- Ngoài ra khu vực phía Đông và phía Tây còn dành 2 khu vực để làm sân luyện tập kết hợp trong công viên cây xanh khu ở.

+ Khu phía Đông: Bố trí gần khu cây xanh

+ Khu phía Tây dùng sân bóng đá hiện trạng tại trung tâm Nông trường Cao su Dầu Giây.

5. Định hướng phát triển kinh tế:

a) Trung tâm thương nghiệp: Nằm trên khu đất 2 bên QL20.

- Các trung tâm phục vụ khu ở gồm:

+ Khu phía Bắc: Trước mắt sử dụng chợ hiện trạng, lâu dài sẽ chuyển lên khu vực dự kiến dài hạn.

+ Khu phía Đông ĐT 769 bố trí kết hợp trong khu dịch vụ phía Đông.

+ Khu phía Tây ĐT 769 bố trí kết hợp trong khu dịch vụ phía Tây.

- Các trung tâm dịch vụ: Xây dựng các văn phòng công ty, siêu thị, khách sạn, nhà hàng v.v...

b) Đất công nghiệp kho bãi:

Đất công nghiệp: Bố trí trên các lô đất phía Đông ĐT 769 phía Nam đường sắt. Các công trình công nghiệp hiện trạng như Xí nghiệp Chế biến mủ Cao su, Xí nghiệp ô tô vận tải thuộc Nông trường Cao su, cần phải chuyển vào khu công nghiệp, để tránh ô nhiễm môi trường và an toàn giao thông đô thị.

Đất kho tàng: Bố trí trên các lô đất phía Đông ĐT 769 và dọc theo đường sắt.

c) Đất cây xanh: Công viên cây xanh đô thị bố trí trên 3 khu vực:

- Khu công viên cây xanh Hồ Suối Mủ: Là công viên chính có điều kiện tạo cảnh quan đẹp, có thể bố trí thành công viên văn hóa, và kết hợp xây dựng cung văn hóa thiếu nhi.

- Khu cây xanh bảo tồn cây cao su kết hợp với công viên Hồ Suối Mủ thành 1 quần thể cây xanh thoáng rộng.

- Công viên cây xanh gần khu ga đường sắt dự kiến.

Hệ thống cây xanh khu ở: Bố trí trong các lô đất xây dựng chung cư.

d) Đất ở: Đối với đất ở hiện trạng: Xác định lộ giới và xây dựng các tuyến đường khu ở có lộ giới vừa đủ để đi lại thuận tiện, phòng cháy chữa cháy và tăng mật độ xây dựng.
Đất nhà ở chia lô: Xây dựng các lô đất dọc theo QL1A, hình thức đầu tư là Nhà nước hoặc các chủ đầu tư khác sẽ xây dựng hạ tầng và nhà theo các mẫu thiết kế theo các quy định của điều lệ quản lý.

Đất nhà ở biệt lập: Bố trí các lô đất giáp phía sau các dãy nhà phố chia lô. Giai đoạn đầu chủ yếu sẽ được xây dựng vào các khu đất cao su hiện hữu.

e) Ngành nông nghiệp: Chú trọng đầu tư nhân giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, thực hiện mô hình kinh tế vườn ao chuồng, tăng diện tích cây lâu năm, cây ăn quả.

Tập trung quản lý, chăm sóc trồng mới rừng, nâng diện tích độ che phủ và cải tạo môi trường sinh thái vùng.

VI. Kết luận và kiến nghị:

1. Kết luận:

Qua nghiên cứu nội dung tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị; đối chiếu số liệu thực trạng hiện nay và triển vọng phát triển trong tương lai của đô thị thể hiện qua Đề án quy hoạch huyện Thống Nhất được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 1612/QĐ.CT.UBT ngày 10/5/2004.

Căn cứ các tiêu chí theo Đề án:

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt: 69,1% (quy định từ 65% trở lên).

Quy mô về dân số: 18.730 người (quy định từ 4.000 người trở lên).

Mật độ dân số: 2.597 người/km2 (quy định từ 2.000 người/ km2).

Do đó quy hoạch trung tâm huyện Thống Nhất là đô thị loại V là có cơ sở.

2. Đề nghị công nhận khu quy hoạch trung tâm huyện Thống Nhất là đô thị loại V:

Trong quá trình hình thành và phát triển của huyện Thống Nhất, đặc biệt là từ khi UBND tỉnh phê duyệt khu quy hoạch trung tâm huyện, một số hạng mục công trình đã được triển khai xây dựng thì tốc độ phát triển kinh tế về thương mại, dịch vụ, xây dựng… trở thành một trong những yếu tố tác động mạnh vào các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.

Hiện nay yêu cầu đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới công trình công cộng và các công trình trụ sở làm việc đã trở thành cấp bách.

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đã được duyệt, nhằm xây dựng khu trung tâm huyện Thống Nhất trở thành một thị trấn với đủ chức năng, tính chất của trung tâm hành chính kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng an ninh huyện Thống Nhất.


UBND huyện Thống Nhất kính trình kỳ họp thứ 11-HĐND huyện xem xét, thông qua; trên cơ sở đó UBND huyện hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Nội vụ xem xét, quyết định./.






TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Phạm Văn Dung

Каталог: Lists -> Vn%20bn -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ubnd tỉnh yên báI
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng nai độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Phụ lục 1: quyếT ĐỊnh thành lập tổ CÔng tác cai nghiện ma túY
Attachments -> TỈnh đỒng nai số: 2037/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỈnh yên bái số: 115/kh-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> TỈnh yên bái số: 1193/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 121.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương