HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 38.73 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích38.73 Kb.
#13171

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẮC KAN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 20 /KH-HĐND

Bắc Kan, ngày 30 tháng 10 năm 2012


KẾ HOẠCH GIÁM SÁT

Việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”


Căn cứ Nghị quyết số 30/2011/NQ-HĐND ngày 15/12/2011 của HĐND tỉnh về chương trình hoạt động giám sát của HĐND tỉnh năm 2012,

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1956).

 I. Mục đích yêu cầu:

Qua giám sát đánh giá thực tế kết quả triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định số 1956 trên địa bàn tỉnh;

Nắm cụ thể tình hình tổ chức, triển khai thực hiện ở cơ sở; kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và những kiến nghị, đề xuất nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1956 trong thời gian tiếp theo.



Báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa VIII.

II. Phạm vi, đối tương giám sát:

1. Phạm vi giám sát:

Giám sát việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 1956 từ năm 2010 đến nay.



2. Đối tượng giám sát:

- Giám sát trực tiếp:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ UBND các huyện Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân Sơn;

+ Trung tâm dạy nghề các huyện Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân Sơn.

- Giám sát gián tiếp thông qua việc xem báo cáo bằng văn bản:

+ UBND các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rỳ, Pác Nặm, Thị xã Bắc Kan.

+ Trường Trung cấp nghề Bắc Kạn, Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội nông dân tỉnh), Trung tâm dạy nghề Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trung tâm dạy nghề các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rỳ, Pác Nặm.

III. Nội dung giám sát (theo Đề cương gửi kèm).

IV. Thời gian và địa điểm giám sát:

1. Ngày 7/11/2012:

+ Buổi sáng: 8 giờ, làm việc với UBND huyện Ngân Sơn, mời Trung tâm dạy nghề huyện cùng dự và làm việc tại đây.

+ Buổi chiều: 14 giờ, làm việc với UBND huyện Bạch Thông, mời Trung tâm dạy nghề huyện cùng dự và làm việc tại đây.

2. Ngày 8/11/2012:

+ Buổi sáng: 8 giờ, làm việc với UBND huyện Chợ Mới, mời Trung tâm dạy nghề huyện cùng dự và làm việc tại đây.

+ Buổi chiều: 14 giờ, làm việc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội



IV. Thành phần:

1. Đoàn giám sát:

- Các đồng chí thành viên Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh.

- Thành phần mời:

+ Đại diện Thường trực HĐND tỉnh.

+ Phó ban chuyên trách Ban Dân tộc HĐND tỉnh.

+ Đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

+ Thường trực HĐND các huyện Chợ Mới, Ngân Sơn, Bạch Thông (khi đoàn giám sát làm việc tại địa bàn huyện).

2. Thành phần làm việc:

- Lãnh đạo và các thành phần liên quan khác do lãnh đạo đơn vị, địa phương bố trí.



V. Tổ chức thực hiện:

1. Đề nghị thành viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh bố trí thời gian tham gia Đoàn giám sát.

2. Thời gian gửi báo cáo:

- Đối với các đối tượng giám sát trực tiếp: Chuẩn bị báo cáo bằng văn bản, bố trí lãnh đạo và các thành phần liên quan làm việc với Đoàn giám sát (Báo cáo phô tô thành 10 bản gửi các thành viên Đoàn giám sát tại buổi làm việc).

- Đối với các đối tượng giám sát gián tiếp gửi báo cáo đến Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh qua Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trước ngày 8/11/2012.

- Văn phòng Đoàn ĐBQ và HĐND tỉnh bố trí xe chung phục vụ đoàn giám sát (chi tiết liên hệ bà Nông Thị Thu Trang, điện thoại 0915.005.225)

Với những nội dung trên đề nghị các đơn vị chuẩn bị báo cáo bằng văn bản và các tài liệu liên quan (theo nội dung yêu cầu), bố trí thành phần dự họp, tạo điều kiện để Ban Văn hoá – xã hội HĐND tỉnh hoàn thành nhiệm vụ

Trên đây là kế hoạch giám sát của Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kan theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”




Nơi nhận:

- TT HĐND tỉnh;

- Các Ban chuyên trách HĐND tỉnh;

- Thành viên Ban VH-XH HĐND tỉnh;

- Sở LĐTB-XH;

- Trường trung cấp nghề Bắc Kan;

- Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh);

- Trung tâm dạy nghề Hội Phụ nữ tỉnh

- TT HĐND, UBND các huyện: Ngân Sơn,

Pác Nặm, Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn,

Chợ Mới, Na Rì, Thị xã Bắc Kạn;

- Trung tâm dạy nghề các huyện: Ngân Sơn,

Pác Nặm, Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn,

Chợ Mới, Na Rì;

- Báo Bắc Kạn, Đài PTTH tỉnh;

- LĐVP;


- Phòng Công tác HĐND, TT-DN;

- Phòng TC-HC-QT;

- Lưu VT, hs.



TM. BAN VĂN HÓA-XÃ HỘI

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN


Đồng Quang Huân

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO GIÁM SÁT



việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 1956 từ năm 2010 đến nay.

(Kèm theo Kế hoạch số /KH-HĐND ngày /10/2012 của

Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh)

1. Đối với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

a) Công tác chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện Đề án; sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện Quyết định số 1956 trên địa bàn tỉnh.

- Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn.

b) Việc thưc hiện các chính sách của Đề án:

- Chính sách đối với người học.

- Chính sách đối với giáo viên, giảng viên.

- Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

c) Việc thực hiện các hoạt động của Đề án

- Dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

d) Một số nội dung cụ thể khác:

- Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý dạy nghề;

- Công tác xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và thực hiện các mô hình thí điểm về dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Việc huy động các cơ sở đào tạo (Trường trung cấp nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp…) có đủ điều kiện và tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Việc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề ở ngành Lao động Thương binh và xã hội

- Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án.

- Kết quả, hiệu quả các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội của địa phương (tạo việc làm, nâng cao thu nhập).

- Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Những kiến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong thời gian tới.



2. Đối với UBND các huyện, thị xã:

- Công tác phổ biến, quán triệt và ban hành các văn bản chỉ đạo, các văn bản tổ chức thực hiện đề án theo Quyết định số 1956 trên địa bàn huyện, thị xã;

- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề (Hình thức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền; Tư vấn học nghề, việc làm, lồng ghép giữa dạy nghề với thông tin tuyên truyền tư vấn việc làm).

- Kết quả điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.

- Việc xây dựng và phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, kế hoạch thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2010, 2011, 2012;

- Công tác phối hợp tổ chức thực hiện đề án theo Quyết định 1956.



- Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã.

+ Số lớp dạy nghề, số lao động được học nghề,

+ Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề,

+ Số cán bộ công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng,

- Tình hình cho vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất của lao động sau khi học nghề (tiếp cận vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội).

- Việc bố trí cán bộ chuyên trách dạy nghề:

+ Bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

+ Bổ sung giáo viên cho trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc huyện.

- Tình hình quản lý sử dụng kinh phí, việc thực hiện các quy định của nhà nước về tài chính trong lĩnh vực đào tạo nghề theo Quyết định số 1956.

- Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện



3. Đối với các cơ sở dạy nghề:

- Công tác phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề (số lượng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, dự án được phê duyệt và thực hiện.)

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại cở sở dạy nghề.

- Đối tượng đào tạo, công tác tuyển sinh, ngành nghề đào tạo tại địa phương theo Quyết định số 1956.

- Kết quả đào tạo nghề (số lớp, số học viên được đào tạo: ngắn hạn, dài hạn; giải quyết việc làm sau đào tạo; số học viên có việc làm).

- Định hướng phát triển công tác dạy nghề trong những năm tới.

- Những kiến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong thời gian tới.








Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 38.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương