HỘI ĐỒng giám mục việt nam giáo lý giáo hội công giáo biên soạN CHO giáo dân việt nam



tải về 1.61 Mb.
trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích1.61 Mb.
#33085
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

ĐỨC GIÊSU SẼ ĐẾN PHÁN XÉT

KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT
(x. SGLC từ 0668 đến 0670)
"Hỡi những người Galilê sao còn đứng nhìn lên trời ? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời".

(Cv 1,11)


"Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các Thiên Thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm".
(Mt 16,27)
I. ĐỨC GIÊSU SẼ TRỞ LẠI TRONG VINH QUANG
Đức Giêsu đã xuống thế làm người để cứu độ bằng cách loan báo và thiết lập Nước Thiên Chúa, nghĩa là loan báo và thiết lập sự hiệp thông giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với nhau và với vũ trụ vạn vật. Khi sống lại và về trời là Người đã thiết lập sự hiệp thông ấy cách toàn hảo mà nơi bản thân Phục Sinh của Người (Redempt Missio 16). Người đã được Chúa Cha tôn người "lên trên mọi quyền lực thần thiêng... và đặt Người làm Đầu toàn thể Hội Thánh" (Ep 1,21-22). Như thế "Nước của Chúa Kitô đã hiện diện cách mầu nhiệm trong Hội Thánh" (GH 3) và Hội Thánh là "mầm mống và khởi đầu cho Nước ấy ở trần gian" (GH 5). Chúa Kitô đã thực hiện quyền tối thượng trên vũ trụ nhờ Hội Thánh, chỉ còn chờ đến ngày hoàn tất, là ngày Người trở lại (x.Ep 1,10).
Tuy nhiên Nước Thiên Chúa còn phải được loan báo và thiết lập nơi tất cả mọi người, nên còn phải đương đầu với những quyền lực gian ác (x.2 Tx 2,7). Đây là công trình của tình yêu Thiên Chúa do Chúa Thánh Thần tác động nơi Hội Thánh để mời gọi mọi người đón nhận Nước Thiên Chúa. Vì thế, thời gian giữa hai lần Chúa đến là thời gian để Hội Thánh dấn thân làm chứng cho Nước Chúa, Hội Thánh sẽ phải trải qua những ngày gian nan và đen tối (x.Ep 5,16). Đây là Mùa Vọng của Hội Thánh, mùa chờ đợi và canh thức (x.Mc 13,33).
Nhưng theo kế hoạch của Thiên Chúa, cuộc chiến đấu với quyền lực gian ác sẽ phải kết thúc, và Chúa Kitô sẽ kết thúc cuộc chiến thắng quyền lực gian ác bằng việc phán xét kẻ sống và kẻ chết (x. Kh 20,12). Đó là ngày Người biểu hiện vinh quang cho toàn thể tạo thành, Ngày Quang Lâm, ngày mà Hội Thánh đang lữ hành luôn tỉnh thức đợi chờ và sốt sắng, cầu nguyện :
"Lạy Đức Giêsu, xin ngự đến" (Kh 22,20).
II. ĐỨC GIÊSU PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT
Đức Giêsu đã phụng mệnh Chúa Cha để xuống thế làm người, thực hiện kế hoạch cứu độ. Vì thế Chúa Cha đã trao "toàn quyền xét xử cho Chúa Con" (Ga 5,22) và đến ngày phải kết thúc công trình cứu độ. Người sẽ đến trong vinh quang để xét xử mọi người. Người sẽ phân biệt dứt khoát Thiện với Ác, như chiên với dê (x.Mt 25,32-33) và Người phơi bày ra ánh sáng mọi điều bí ẩn trong lòng con người (x.Lc 12,2). Người phán xét về việc mỗi người đã tiếp nhận hay chối từ ơn thánh (x.Mt 11,23-24), qua việc họ có sống hiệp thông với Người, với mọi người khác và với vũ trụ vạn vật hay không (x.Mt 25,31-46).
Thực ra "Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án ; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi" (Ga 3,17-18) vì tự ý khước từ Thánh Thần tình yêu (x.Mt 12,32).
III. BAO GIỜ ĐỨC GIÊSU TRỞ LẠI TRONG VINH QUANG
Đức Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang là điều chắc chắn vì Tân Ước cho biết : "Đức Giêsu Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời" (Cv 1,11).
Nhưng bao giờ Người trở lại ? Sách khải huyền cho biết "Chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến" (Kh 22,20). Và Đức Giêsu đã dạy : "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn. Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt" (Cv 1,7), vì "không ai có thể biết được, ngay cả các thiên thần trên trời hay Người Con cũng không" (Mc 13,32). Nhưng "chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến" (Mt 24,44). Người cũng căn dặn : "anh em hãy coi chừng đừng để ai lừa gạt anh em" (Mt 24,4) vì trước đó Hội Thánh sẽ phải trải qua cuộc chiến đấu và thử thách cuối cùng, nó có thể lung lạc đức tin của nhiều tín hữu (x.Mt 24,6-12). Tuy nhiên đó chỉ là dấu hiệu "quyền lực gian ác đang giãy chết thôi, nó dẫn đưa tới việc Chúa quang lâm, cùng một nghĩa như cuộc Thương Khó kéo theo sự Phục Sinh của Người vậy."
Như thế, điểm chính yếu và bức thiết đối với số phận mỗi người không phải là biết ngày giờ Người trở lại, nhưng là thái độ canh thức và kiên trì vượt qua thử thách (x.Lc 21,19). Bởi vì "khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất chăng ?" (Lc 18,8).
IV. VIỆC ĐỨC GIÊSU TRỞ LẠI VÀ CON NGƯỜI HÔM NAY
Người Việt Nam thường tin rằng : làm điều thiện hay ác, cuối cùng thế nào cũng có báo ứng tương xứng.
(Thiện ác đáo đầu chung hữu báo). Niềm tin này thúc đẩy mọi người lấy đó để răn mình và răn người, biết lo làm lành lánh dữ.
Nhưng niềm tin Kitô giáo còn cho biết đầy đủ và rõ ràng hơn rằng : Đức Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét cả mọi người, kẻ sống và kẻ chết, rồi thưởng phạt mỗi người một cách tuyệt đối công minh. Niềm tin nầy càng củng cố thêm niềm tin tưởng của chúng ta, đặc biệt ở hai điểm cụ thể sau đây :
1. Thiện ác sẽ được phân biệt rõ ràng và dứt khoát khi Đức Giêsu trở lại. Tình trạng thiện ác trà trộn lẫn lộn như hiện nay ở trần gian sẽ không còn nữa, và chuyện báo ứng cũng chắc chắn và dứt khoát : "Ai làm thiện sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa và các người lành, ai làm ác sẽ bị kết án để chung sống với kẻ dữ muôn đời" (Mt 25,46).
2. Mỗi người phải biết tận dụng thời gian quí giá hiện tại. Mỗi người đang sống hôm nay phải suy nghĩ và chọn lựa ngay từ bây giờ một lối sống "biết tận dụng thời buổi hiện tại" (Ep 5,16), vì chọn lựa nầy sẽ quyết định số phận vĩnh cửu của chính mình. Chúng ta "không biết ngày và giờ, nên phải theo lời Chúa dạy, luôn tỉnh thức để khi cuộc đời độc nhất của chúng ta ở trần gian chấm dứt, chúng ta được liệt vào số những người được chúc phúc... chứ không như những tôi tớ khốn nạn và lười biếng sẽ bị đẩy vào lửa đời đời.” (Giáo hội 48).

Bài 17
CHÚA THÁNH THẦN
(x. SGLC từ 0683 đến 0741)
"Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em" (Ga 14:16-17).
"Khi công trình Chúa Cha trao phó cho Chúa Con thực hiện trên trần gian đã hoàn tất (x.Ga 17:4) Chúa Thánh Thần được sai đến trong ngày lễ Ngũ Tuần để thánh hóa Giáo Hội mãi mãi, và như thế những ai tin sẽ được tới cùng Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Thánh Thần duy nhất (x.Ep 2:18). Chính Ngài là Thánh Thần ban sự sống, là mạch nước vọt lên sự sống vĩnh cửu (x.Ga 4:14; 7:38-39), nhờ Ngài, Chúa Cha hồi sinh những kẻ đã chết vì tội lỗi, đợi đến khi phục sinh thân xác hay chết của họ trong Chúa Kitô (x.ra 8:10-11). Chúa Thánh Thần ngự trong Giáo Hội và trong tâm hồn các tín hữu như ngự giữa đền thờ (x.1 Cr 3:16; 6:19). Trong họ Ngài cầu nguyện và chứng nhận họ là dưỡng tử (x.Gl 4:6; Rm 8:15-16:26). Ngài thông đạt cho Giáo Hội toàn thể chân lý (x.Ga 16:13). (GH 4).
I. NHẬN BIẾT CHÚA THÁNH THẦN
"Không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa nếu không phải là Thần Khí của Thiên Chúa" (1Cr 2,11). Nhưng Thần Khí chân lý, Đấng tỏ lộ cho chúng ta Chúa Kitô lại không nói điều gì về mình. Chúng ta không nghe Người nói, nhưng ta nhận ra hành động của Người. Trong Hội Thánh ta nhận ra Chúa Thánh Thần qua:
* Kinh Thánh mà Ngài linh hứng.
* Thánh truyền mà các giáo phụ là các chứng nhân cụ thể.
* Huấn quyền của Hội Thánh có Ngài tham dự.
* Phụng vụ bí tích: bằng lời nói và biểu tượng; Thánh Thần làm cho chúng ta thông hiệp với Chúa Kitô.
* Lời cầu nguyện, nhờ đó Ngài bầu cử cho chúng ta.
* Ơn đoàn sủng và thừa tác vụ mà Hội Thánh được xây dựng nhờ đó.
* Những dấu chỉ của đời tông đồ và thừa sai.
* Chứng tá của các thánh, qua đó Ngài tỏ lộ sự thánh thiện của Ngài và tiếp tục công trình cứu độ.
II. DANH XƯNG VÀ BIỂU TƯỢNG
1. Danh xưng
Chúa Thánh Thần là tên riêng của Đấng chúng ta thờ lạy và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con.
Hội Thánh nhận tên ấy từ Chúa Kitô và tuyên xưng Danh ấy trong bí tích thánh tẩy.
Từ "Khí" dịch từ tiếng Do Thái Ruah với những nghĩa ban đầu là: hơi thở, khí, gió. Thánh Thần là hơi thở của Thiên Chúa, hơi thở Thần linh.
Đức Giêsu khi hứa sai Thánh Thần đến đã gọi Chúa Thánh Thần là "Đấng Bảo Trợ" (Ga 14,16), thường được dIch là Đấng An Ủi. Chính Đức Giêsu cũng gọi Chúa Thánh Thần là "Thần Chân Lý" (Ga 16,13). Thánh Phaolô gọi Ngài là Thần Khí của lời hứa (x.Gl 3,14), Thần Khí làm cho ta nên nghĩa tử (Rm 8,15) Thần Khí của Chúa Kitô (Rm 8,11) Thần Khí của Đức Chúa (2Cr 3,17) Thần Khí của Thiên Chúa (Rm 8,9). Còn thánh Phêrô thì gọi là "Thần Khí Vinh Hiển" (1Pr 4,14).
2. Biểu tượng
a) Nước: Nước có ý nghĩa về hành động của Chúa Thánh Thần trong Bí tích Thánh Tẩy. Vì sau lời cầu Chúa Thánh Thần, nước trở nên dấu chỉ hữu hiệu mang lại ơn tái sinh.
b) Dầu: dầu là Thánh Thần có liên hệ mật thiết đến nỗi trở thành đồng nghĩa. Trong nghi thức khai tâm Kitô giáo, dầu là dấu chỉ của Bí tích Thêm Sức. Bí tích trao ban Chúa Thánh Thần cách đặc biệt. Nhưng để có một ý nghĩa xác đáng, cần phải trở lại việc xức dầu, đầu tiên Thánh Thần thực hiện: xức dầu cho Đức Giêsu. Trong Cựu Ước có nhiều người được xức dầu của Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu là Đấng được xức dầu đặc biệt: nhân tính mà Ngôi Con nhận lấy được xức dầu trọn vẹn bởi Thánh Thần.
c) Lửa: tượng trưng sức mạnh biến đổi của tác động Thánh Thần. Lửa từ trời đến biến đổi của lễ của Elia và Đức Giêsu nói: "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất" (Lc 12,49). Một trong những kiểu nói diễn tả hành động của Thánh Thần gợi cảm nhất là: "Đừng dập tắt Thần Khí". (1Tx 5,19).
d) Mây: tỏ lộ Thiên Chúa hằng sống và cứu độ. Với Môsê trên núi Xinai, ở lều hội họp và đang khi đi trong sa mạc; với Salômôn khi cung hiến đền thờ; khi Chúa biến mình cũng như khi che khuất mắt các tông đồ ngày Chúa về trời, đám mây đều mang một ý nghĩa: Sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhưng khi Sứ thần nói: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà" (Lc 1,35) thì đám mây nầy chỉ rõ về Chúa Thánh Thần hơn cả.
e) Chim bồ câu: Khi Đức Giêsu lên khỏi nước trong dIp chIu phép rửa, dưới hình chim bồ câu. Thánh Thần xuống trên Người. Thánh Thần cũng xuống và ở lại trong tâm hồn đã được thanh luyện của người chIu Thánh Tẩy.
III. CHÚA THÁNH THẦN TRONG LỊCH SỬ CỰU ƯỚC
1. Trong việc tạo dựng: Lời Thiên Chúa và Thần Khí của Ngài là khởi đầu cho sự hiện hữu và sống động của mọi tạo vật (TV 33,6). Về phần con người, thì Thiên Chúa đã tác tạo nên bằng chính bàn tay Người, là Chúa Con và Chúa Thánh Thần (thánh Irênê).
2. Thần Khí lời hứa: Bởi tội và sự chết, con người "bị tước mất vinh quang Thiên Chúa" (Rm 3,23), nhưng do lời hứa, khi đến hạn kỳ. Con Thiên Chúa sẽ phục hồi con người cho đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa, bằng cách ban lại cho con người vinh quang của Thiên Chúa là Thần Khí "Đấng ban sự sống".
3. Trong các cuộc thần hiện: Truyền thống Kitô giáo luôn nhận rằng trong các cuộc thần hiện. Ngôi Lời Thiên Chúa vừa tỏ lộ vừa che dấu thần tính, qua đám mây Thần Khí.
4. Trong niềm mong đợi Đấng Cứu Thế: Khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời, Chúa Kitô đã dùng sách Isaia để nói về chính mình.
"Thần Khí Chúa ngự trên tôi" (Is 61,1; Lc 4,18). Trong những thời sau cùng Thần Khí Chúa sẽ đổi mới tâm hồn con người, khắc sâu trong họ lề luật mới; Người sẽ thâu họp và hòa giải những dân tộc tản mác và chia rẽ; Người sẽ biến đổi công cuộc tạo dựng đầu tiên: Thần Khí sẽ sửa soạn cho Chúa "một dân được chuẩn bI sẵn sàng" (Lc 1,17).
IV. CHÚA THÁNH THẦN VÀ ĐỜI SỐNG CHÚA KITÔ
1. Nơi vị Tiền Hô:
Gioan vị tiền hô của Đấng Cứu Thế "ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần" (Lc 1,15). Nơi Gioan, Thánh Thần hoàn tất việc "chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa" (Lc 1,17). Nơi Gioan, Thánh Thần hoàn tất "việc nói qua các ngôn sứ". Chính Gioan là người làm chứng: "tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người... Người thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần" (Ga 1,32-33).
2. Nơi Đức Maria:
Thánh Thần đã chuẩn bị Đức Maria bằng thánh ân của Người.
- Nơi Đức Maria Thánh Thần đã thực hiện chương trình nhân hậu của Chúa Cha. Nhờ và bởi Thánh Thần. Đức Maria đã thụ thai và sinh hạ người Con Thiên Chúa.
- Nơi Đức Maria. Thánh Thần chứng thực Con của trinh nữ là Con của Thiên Chúa hằng hữu.
- Nơi Đức Maria. Thánh Thần bắt đầu đưa con người vốn được Thiên Chúa thương vào trong mối hiệp thông với Chúa Kitô, đặc biệt là những người bé mọn.
3. Nơi Chúa Kitô:
Tất cả sứ mạng của Chúa Con và Thánh Thần trong thời viên mãn đều gồm tóm trong điều nầy: Chúa Con là Đấng được Thần Khí Chúa Cha xức dầu tấn phong làm Đức Kitô.
Tất cả công trình của Đức Kitô là sứ mạng chung của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Đức Giêsu chưa tỏ lộ rõ ràng Chúa Thánh Thần bao lâu Ngài chưa được tôn vinh bằng cuộc Tử Nạn và Phục Sinh. Tuy vậy Ngài gợi ý dần dần ngay từ lúc Ngài dạy dỗ đám đông khi nói thân xác Ngài sẽ là lương thực cho cuộc sống con người. Ngài cũng gợi ý cho Nicôđêmô, cho người thiếu phụ Samaria và cho những người tham dự lễ Nhà tạm. Với các môn đệ, Ngài nói rõ hơn khi đề cập đến cầu nguyện và vai trò chứng nhân của họ. Chỉ khi giờ đã đến, lúc Ngài sắp được tôn vinh, Đức Giêsu mới hứa gửi Thánh Thần đến vì sự chết và sống lại của Ngài sẽ hoàn thành lời hứa với các tổ phụ. Thần Khí sự thật, Đấng bầu cử khác, sẽ được Chúa Cha ban theo lời cầu xin của Đức Giêsu. Khi giờ đến, Ngài trao phó Thần Khí Ngài trong tay Chúa Cha. Và Đấng chiến thắng khi sống lại từ trong kẻ chết đã ban ngay Thần Khí bằng cách thổi hơi trên các môn đồ.
V. CHÚA THÁNH THẦN TRONG HỘI THÁNH
1. Lễ Ngũ tuần:
Việc đổ tràn Thần Khí ngày lễ Ngũ Tuần hoàn tất công cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô. Việc Ngài đến, đã đem thế giới vào thời buổi sau cùng, thời của Hội Thánh, thời mà Nước Trời đã được lãnh nhận, nhưng chưa hoàn thành.
2. Chúa Thánh Thần, ơn huệ Thiên Chúa:
Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu là ơn huệ đầu tiên, chứa đựng mọi ơn huệ khác. "Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta" (Rm 5,5). Chúa Thánh Thần ban lại cho những người được rửa tội được giống Thiên Chúa điều họ đã mất vì tội. Nhờ quyền năng của Thánh Thần con cái Thiên Chúa có thể mang lại hoa trái thần linh (x.Gl 5,22-23). Vì "chúng ta sống nhờ Thánh Thần, nên càng từ bỏ chính mình, chúng ta càng nhờ Thánh Thần mà tiến bước" (Gl 5,25).
3. Chúa Thánh Thần và Hội Thánh:
Sứ mạng của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần được hoàn thành trong Hội Thánh, thân thể Chúa Kitô và là đền thờ Chúa Thánh Thần. Sứ mạng chung nầy từ nay nối kết các tín hữu của Chúa Kitô thông hiệp với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Thánh Thần chuẩn bị con người bằng ân thánh, và lôi kéo họ về với Chúa Kitô. Ngài bày tỏ cho họ Chúa Phục Sinh, nhắc nhở họ lời của Ngài, mở tâm trí họ hiểu sự chết và sự sống lại của Ngài, hiện tại hóa mầu nhiệm Chúa Kitô, nổi bật trong Bí Tích Thánh Thể, để giao hòa họ và đưa họ vào hiệp thông với Thiên Chúa và làm cho họ "sinh nhiều hoa trái" (Ga 15,5,8.16).
Như vậy sứ mạng của Hội Thánh không thêm gì vào sứ mệnh Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần nhưng Hội Thánh nhưng Hội Thánh là bí tích cho sứ mệnh ấy: bằng sự hiện diện của mình và bằng mọi phần tử. Hội Thánh được sai đi để rao giảng, làm chứng, hiện tại hóa và lan tỏa mầu nhiệm hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa.
VI. TRONG TÁC ĐỘNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
1. Có nhiều điều Chúa Kitô dạy mà các môn đồ quên, hoặc chưa hiểu, khi nào có Thần Khí đến, Ngài sẽ làm sáng tỏ (x.Ga 16,13). Hãy cầu xin Ngài để ta hiểu rõ lời Chúa dạy, hầu đi trong ánh sáng.
2. Trong đời sống cầu nguyện nhiều khi ta không biết phải làm sao cho thích hợp. Hãy chạy đến với Thánh Thần để Ngài trợ giúp, dạy dỗ (x.ra 8,26).
3. Có những điều ta thấy là phải làm nhưng ta lại không làm, ta không đủ can đảm và ơn thánh. Hãy bắt chước Hội Thánh: Khởi đầu một công việc bao giờ cũng thành tâm xin Chúa Thánh Thần trợ giúp.


Bài 18
HỘI THÁNH

TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ

CỦA THIÊN CHÚA
(x. SGLC từ 0748 đến 0801)
"Với ân huệ của Đấng sáng lập, và trong khi trung thành tuân giữ các giới răn bác ái, khiêm nhường và từ bỏ. Hội Thánh đã lãnh nhận sứ mệnh rao truyền và thiết lập Nước Chúa Kitô và Nước Thiên Chúa trong mọi dân tộc; Hội thánh là mầm mống và khai nguyên Nước ấy ở trên trần gian". (GH 5).

I. DANH XƯNG
1. Danh xưng:
Từ Hội Thánh (do động từ Hy Lạp ekkalein) nghĩa là một cuộc hội họp. Nó chỉ những cuộc tập họp dân chúng, thường có tính cách tôn giáo. Đây là từ ngữ thường được dùng trong bản Kinh Thánh Cựu Ước Hy Lạp, chỉ cuộc tập họp dân tuyển chọn trước Thiên Chúa, cách riêng cuộc tập họp ở Xinai của dân Israel để nhận lề luật và được Thiên Chúa thiết lập như dân thánh của Người (x.Xh 19).
Tự gọi mình là Hội Thánh, cộng đoàn tiên khởi những người tin Chúa Kitô nhận biết mình thừa kế cuộc tập hợp đó. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa tập hợp Dân Người từ khắp cùng bờ cõi trái đất.
Trong ngôn ngữ Kitô giáo, từ Hội Thánh chỉ:
*Cuộc tập họp Phụng vụ (x.1 Cr 11,18)
*Nhưng cũng là một cộng đồng địa phương.
*Hay cũng là một cộng đồng các tín hữu toàn cầu.
Ba nghĩa nầy thực tế khó tách rời. Hội Thánh chính là Dân Thiên Chúa được tập hợp trong toàn thế giới. Hội Thánh có mặt tại những cộng đồng địa phương, và thể hiện như một tập hợp Phụng Vụ, đặc biệt khi cử hành Thánh Thể.
2. Biểu tượng:
Mầu nhiệm Hội Thánh quá phong phú không thể diễn tả vắn gọn. Vì thế Kinh Thánh đã dùng nhiều hình ảnh như biểu tượng để diễn tả một thực tại phong phú lạ lùng:
*Hội Thánh là chuồng chiên với cửa vào duy nhất là Chúa Kitô.
*Hội Thánh cũng là đoàn chiên mà chủ chăn là Thiên Chúa.
*Hội Thánh là đất trồng, là cánh đồng của Thiên Chúa (x. 1 Cr 3,9)
*Hội Thánh là công trình xây dựng của Thiên Chúa (x.1Cr 3,9).
*Hội Thánh là nhà Thiên Chúa (x.1Tm 3,15).
*Hội Thánh là Giêrusalem mới.
*Hội Thánh là Giêrusalem trên trời (xGl 4,26).
*Hội Thánh là Hiền Thê không tì vết của Con Chiên (x.Kh 19,7).

II. NUỒN GỐC, NỀN TẢNG VÀ SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH
1. Nguồn gốc:
Để đào sâu mầu nhiệm Hội Thánh, ta suy niệm trước hết nguồn gốc Hội Thánh trong chương trình của Ba Ngôi cực thánh và việc thể hiện chính mình từ từ trong lịch sử. Bằng sự sắp đặt hoàn toàn tự do và nhiệm mầu của thượng trí và tình thương. Thiên Chúa hằng hữu đã tạo dựng vũ trụ, nâng loài người lên tham dự đời sống thần linh. Gia đình của Thiên Chúa được cấu tạo và thể hiện dần dần theo dòng lịch sử. Thực tế từ khởi thủy, Hội Thánh đã được tiên báo bằng hình bóng, chuẩn bị kÿ diệu trong lịch sử dân Israel và trong giao ước cũ, được thành lập trong thời cuối cùng, được biểu hiện lúc Chúa Thánh Thần ngự xuống và vào ngày tận cùng, sẽ được kết thúc trong vinh quang.
a) Hội Thánh được biểu thị trước từ khởi thủy.
Thiên Chúa đã dựng nên thế giới để thông hiệp vào sự sống thần linh, sự hiệp thông được thực hiện bởi việc tập họp mọi người trong Chúa Kitô. Sự tập hợp nầy chính là Hội Thánh.

b) Hội Thánh được chuẩn bị trong Cựu Ước.


Cuộc triệu tập dân Chúa khởi đầu lúc tội lỗi tiêu diệt sự hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa và con người với nhau. Sự triệu tập Hội Thánh có thể nói là phản ứng của Thiên Chúa đối lại sự hỗn loạn gây nên bởi tội. Cuộc chuẩn bị xa cho việc triệu tập dân Thiên Chúa nầy khởi đầu bằng việc tuyển chọn Ít-ra-en như dân của Thiên Chúa (x.St 12,2). Các ngôn sứ loan báo một giao ước mới, vĩnh cửu. Chúa Kitô đã thiết lập giao ước đó.
c) Hội Thánh được Chúa Kitô thiết lập:
Đến giờ viên mãn Chúa Con thực hiện chương trình cứu độ của Chúa Cha. Đức Giêsu khởi đầu Hội Thánh khi rao giảng Tin Mừng. Tiếp nhận lời Đức Giêsu là tiếp nhận Nước Trời, và Hội Thánh là Nước Chúa Kitô đã hiện diện cách mầu nhiệm.
Đức Giêsu đã cho cộng đoàn của Người một cấu trúc sẽ còn tồn tại mãi cho đến ngày hoàn tất Nước Chúa. Trước hết là tuyển chọn 12 môn đồ mà Phêrô là thủ lãnh. Thay mặt 12 chi tộc Ít-ra-en, họ là những tảng đá của Giêrusalem mới. Nhưng Hội Thánh chủ yếu được phát sinh từ sự tận hiến của Chúa Kitô cho phần rỗi chúng ta, được thực hiện trước trong việc thiết lập Bí Tích Thánh Tẩy và thể hiện trên thập giá. Sự khai nguyên và phát triển Hội Thánh được biểu thị bằng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Đức Giêsu chịu đóng đinh (x.GH 3).
d) Hội Thánh được Chúa Thánh Thần giới thiệu:
Khi công trình Chúa Cha trao cho Chúa Con đã hoàn thành trên trần thế, ngày lễ Ngũ Tuần. Chúa Thánh Thần lại được gởi đến để thánh hóa Hội Thánh luôn mãi. Khi đó Hội Thánh công khai xuất hiện trước công chúng. Để thực hiện sứ mạng. Chúa Thánh Thần trang bị và hướng dẫn Hội Thánh nhờ ơn phẩm trật và đoàn sủng (x.GH 4).
e) Hội Thánh hoàn tất trong vinh quang.
Hội Thánh chỉ được hoàn tất trong vinh quang trên trời (x. GH 48). Hội Thánh sẽ được hoàn thành trong vinh quang nhưng đầy cam go. Khi đó mọi người công chính từ Ađam, Abel đến người cuối cùng được tuyển chọn, sẽ qui tụ trong Hội Thánh toàn thể bên cạnh Đức Giêsu (x. GH 2).
2. Nền tảng: Mầu nhiệm Hội Thánh
Hội Thánh ở trong lịch sử nhưng đồng thời lại vượt trên lịch sử. Chỉ với con mắt đức tin chúng ta mới có thể nhìn ra nơi những thực tại hữu hình của Hội Thánh, một thực tại thiêng liêng đầy sức sống thần linh. Hội Thánh vừa hữu hình vừa thiêng liêng. Hội Thánh đồng thời là:
*Xã hội có phẩm trật và nhiệm thể Chúa Kitô.
*Tập họp hữu hình và cộng đoàn thiêng liêng.
*Hội Thánh trần thế và Hội Thánh được trang điểm bằng những ân điển trời cao.
*Những chiều kích nầy cùng làm nên "một thực tại phức tạp bao gồm hai yếu tố nhân loại và thần linh" (GH 8).
3. Sứ Mạng:
- Hội Thánh: mầu nhiệm hiệp thông con người và Thiên Chúa.
Kế hoạch của Thiên Chúa: "thâu gồm tất cả nơi Chúa Kitô" (Ep 4,10). Thánh Phaolô gọi cuộc hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Hội Thánh là "mầu nhiệm lớn lao" (Ep 5,32). Hội Thánh hiệp nhất với Chúa Kitô như chàng rể.
- Hội Thánh: Bí tích phổ quát về ơn cứu độ.
- Hội Thánh là Bí tích, nghĩa là dấu hiệu, dụng cụ của Chúa Kitô, nhằm cứu độ mọi người (x. GH 48).
III. HỘI THÁNH DÂN THIÊN CHÚA
"Chắc chắn trong mọi thời đại và mọi dân tộc, bất cứ người nào kính sợ Thiên Chúa và thực hành đức công chính đều được Ngài đoái thương (x.Cv 10,35). Tuy nhiên Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu rỗi loài người riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn qui tụ họ thành một dân tộc để họ nhận biết Ngài trong chân lý và phụng sự Ngài trong thánh thiện. Vì thế Ngài đã chọn dân Ít-ra-en làm dân của Ngài, đã thiết lập với họ một giao ước, giáo huấn họ dần dần. Tuy nhiên những điều ấy chỉ là hình bóng của giao ước mới là hoàn hảo hơn sẽ được ký kết trong Chúa Kitô. Chính giao ước mới trong máu Ngài. Ngài kêu gọi một dân gồm những người Do Thái và lương dân (GH 9).
Toàn thể dân Thiên Chúa tham dự vào ba chức năng: tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô, mang trách nhiệm thừa sai và phục vụ, khơi nguồn từ ba chức năng đó.
*Tư tế: khi gia nhập dân Thiên Chúa nhờ đức tin và Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta dự vào ơn gọi tư tế.
Chúa Kitô đã tạo nên những tư tế cho Chúa Cha từ dân tộc mới... những người được thánh tẩy, được Thánh Thần xức dầu, để trở thành tư tế thánh thiện (x. GH 10).
*Ngôn sứ: khi dân thánh vĩnh viễn gắn bó với đức tin đã được truyền lại cho các thánh và đào sâu hiểu biết về đức tin họ trở thành chứng tá cho Chúa Kitô giữa thế giới nầy.

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương