HỘi liên hiệp phụ NỮ việt nam và những ngưỜi bạN ĐỨc khái quát quan hệ Việt Nam – Đức



tải về 39.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích39.27 Kb.
#37892
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐỨC

Khái quát quan hệ Việt Nam – Đức

Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Năm 2011, quan hệ giữa hai nước được nâng lên tầm đối tác chiến lược và hiện nay quan hệ Việt – Đức đang trên đà phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, cụ thể:

Về chính trị, từ nhiều năm nay, Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam ở châu Âu. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được tăng cường thông qua việc duy trì trao đổi các đoàn cấp cao và cơ chế tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, nhất là sau khi hai bên ký thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

Quan hệ kinh tế giữa hai nước có sự phát triển nhanh chóng và ổn định. Cho tới nay, hai nước đã ký một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định hàng hải, hàng không. Đức ủng hộ EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, thúc đẩy đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU nhằm tăng cường mạnh mẽ hợp tác về kinh tế và thương mại giữa hai nước. Trong nhiều năm, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt 7,7 tỷ USD tăng 18% so với năm 2012. Việt Nam được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hóa vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức. Tính đến tháng 4/2015, Đức có 253 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí là 1,37 tỷ USD, đứng thứ 22/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án của Đức chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp, chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khí nước, bán buôn, bán lẻ. Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 17 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Đức với tổng vốn đầu tư đạt trên 92 triệu USD trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, dịch vụ ăn uống và lưu trú, kinh doanh bất động sản, tin học, kinh doanh thương mại... Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Đức là điện thoại và linh kiện máy tính, hàng dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản…và nhập từ Đức chủ yếu là máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải, ô tô, hóa chất, dược phẩm.

Về hợp tác phát triển, Đức hiện là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp gần 2 tỷ USD cho các dự án ODA tại Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật (dưới hình thức cung cấp viện trợ không hoàn lại cho các dự án) và hợp tác tài chính (gồm cả hai hình thức: viện trợ không hoàn lại khoảng 40% và tín dụng ưu đãi khoảng 60%).

Về văn hóa – giáo dục, năm 1990 hai nước ký Hiệp định hợp tác văn hóa, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác và trao đổi văn hóa giữa hai nước. Hàng năm Đức cung cấp nhiều học bổng thạc sỹ, tiến sĩ cho Việt Nam. Hiện có khoảng 300 nghiên cứu sinh Việt Nam và 400 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học của Đức. Bạn cũng ủng hộ việc xây dựng và phát triển Trường Đại học Việt – Đức thành một trường đại học tiêu biểu, xuất sắc, có đẳng cấp trong khu vực. Hiện tại, Việt Nam đang thí điểm đưa điều dưỡng viên sang làm việc dài hạn tại Đức, đây là cơ sở mở rộng hợp tác nguồn nhân lực giữa hai nước trong thời gian tới.

Về khoa học – kỹ thuật, trước đây Việt Nam chủ yếu được hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu với sự tài trợ của Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), Quỹ khoa học trẻ Alexander & Humboldt, Quỹ đào tạo chuyên gia trong ngành công nghiệp (CDG), Quỹ phát triển (DSE)... Hiện nay, hoạt động hợp tác đã được mở rộng như thường xuyên trao đổi các đoàn nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành và triển khai các dự án nghiên cứu chung… Hiện nay, hai bên đang chuẩn bị ký Hiệp định mới về hợp tác khoa học công nghệ.

Quan hệ hợp tác của Hội LHPN Việt Nam với các đối tác Đức

Trên nền tảng quan hệ ngoại giao giữa hai nước, quan hệ giữa Hội với các đối tác của Đức được duy trì và phát triển ngày càng bền vững, kể cả trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế thế giới gần đây. Năm nay, nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức, chúng ta cùng nhìn lại quan hệ của Hội với các đối tác của Đức thời gian qua.

* Tập đoàn Tài chính các ngân hàng tiết kiệm Đức

Tập đoàn Tài chính các ngân hàng tiết kiệm Đức được thành lập cách đây hơn 200 năm với mục đích cung cấp dịch vụ tài chính cho các tầng lớp nhân dân, xóa đói nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đây là tập đoàn của các ngân hàng hiện đại với mọi loại hình dịch vụ tài chính, hiện chiếm gần 51% thị phần cả nước. Với khẩu hiệu “Ngân hàng tiết kiệm tốt cho nước Đức”, các ngân hàng tiết kiệm xác định trách nhiệm của mình là phải phục vụ tốt nhất cho người dân. Ngân hàng còn tích cực tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân kể cả thiếu niên về tầm quan trọng của tiết kiệm, giúp họ có kiến thức cơ bản để quản lý tài chính của cá nhân và gia đình. Các hoạt động giáo dục tài chính hướng tới ba đối tượng là trường học, khách hàng và các nước đang phát triển. Việc kết hợp chuyên môn ngân hàng với sứ mệnh xã hội là chìa khóa để các ngân hàng tiết kiệm có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Đức. Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang hỗ trợ nhiều tổ chức tương tự trên khắp thế giới để cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo và các nhóm thiệt thòi khác trong xã hội.

Năm 1992, Tập đoàn thành lập Quỹ các ngân hàng tiết kiệm vì hợp tác quốc tế Đức (SBFIC) để thực hiện hợp tác quốc tế. Với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận, SBFIC có dự án hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với nhiều nước đang phát triển và đang trong thời kỳ chuyển đổi, hỗ trợ xây dựng các ngân hàng và tổ chức tài chính tự vững về tài chính và có trách nhiệm xã hội. Các dự án của SBFIC được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức, Liên minh châu Âu, Ngân hàng tái thiết Đức… Từ khi thành lập đến nay, SBFIC đã hỗ trợ triển khai hơn 100 dự án ở trên 60 quốc gia.

Hợp tác giữa Hội LHPNVN và SBFIC bắt đầu năm 2004 thông qua sự giới thiệu của Trung tâm nông nghiệp và phát triển nông thôn Phi-líp-pin (CARD). Với sự hỗ trợ kinh phí của Chính phủ Đức, dự án 3 bên gồm SBFIC, CARD và Hội đã được thực hiện từ năm 2005 đến nay nhằm giúp Quỹ tình thương thuộc Hội (nay là Tổ chức Tài chính vi mô TNHH một thành viên Tình thương - TYM) cung cấp dịch vụ tài chính với mức phí phù hợp cho ngày càng nhiều phụ nữ thu nhập thấp. Qua 10 năm hợp tác, SBFIC đã hỗ trợ trực tiếp cho Hội trên gần 1 triệu Euro để hình thành Quỹ tín dụng quay vòng, đào tạo cho cán bộ TYM, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị... Ngoài ra, SBFIC còn hỗ trợ cho Hội số tiền hơn 1 triệu Euro dưới các hình thức cử chuyên gia dài hạn sang hỗ trợ kỹ thuật cho TYM, tổ chức các đoàn cán bộ Hội đi tham quan học tập kinh nghiệm về tài chính vi mô tại Đức và Phi-líp-pin…

Từ năm 2009, dự án TYM trở thành một phần trong dự án vùng của SBFIC và CARD với sự tham gia của Lào, Cam-pu-chia và Mi-an-ma. Với kinh nghiệm và năng lực đã được nâng cao, Hội đã đóng vai trò tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào trong dự án vùng này, cụ thể hỗ trợ bạn thành lập Quỹ phát triển phụ nữ và gia đình theo mô hình của TYM.

Dự án với SBFIC có một đóng góp quan trọng vào sự lớn mạnh và trưởng thành của TYM. Năm 2010, TYM trở thành tổ chức tài chính vi mô đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam, lấy tên chính thức là Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương.

Tiếp theo những thành công trong suốt một thập kỷ qua, gần đây, Hội, SBFIC và CARD đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2015 – 2016. Theo đó, SBFIC sẽ hỗ trợ về mặt kinh phí và kỹ thuật để Hội nâng cao năng lực trong lĩnh vực tài chính vi mô, nâng cấp dần các Quỹ xã hội và chương trình tín dụng tiết kiệm theo hướng chuyên nghiệp hóa và tự vững nhằm hướng tới thành lập Ngân hàng tiết kiệm của phụ nữ theo định hướng chiến lược tài chính vi mô của Hội đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

* Hiệp hội Marie Schlei (MSA)

MSA là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ được thành lập năm 1984 để tưởng nhớ bà Marie Schlei, cố Bộ trưởng Chính sách Phát triển, người đầu tiên đưa nhu cầu của phụ nữ vào các chính sách phát triển của Đức. MSA hoạt động với mục đích thúc đẩy giáo dục và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho phụ nữ ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh, góp phần xây dựng một thế giới bình đẳng hơn thông qua việc nâng cao quyền năng cho phụ nữ. MSA tích cực gây quỹ từ chính phủ và cộng đồng cho các dự án phát triển, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về vai trò của phụ nữ ở các nước đang phát triển.

MSA tập trung vào việc đào tạo nghề cho phụ nữ, bao gồm cả kỹ thuật sản xuất mới, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Qua nhiều dự án, phụ nữ nông thôn được hỗ trợ các kỹ năng sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp cũng như cách ghi chép sổ sách, giới thiệu và tiếp thị sản phẩm… Chị em cũng được tiếp cận với nguồn vốn của dự án để khởi sự hoạt động sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ. MSA thể hiện tình đoàn kết với phụ nữ các nước đang phát triển bằng cách hỗ trợ tài chính để họ chủ động tự vươn lên, qua đó nâng cao quyền năng và cải thiện cuộc sống cho phụ nữ.

MSA tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về phụ nữ châu Phi, Á, Mỹ La-tinh; tạo điều kiện để các đối tác và phụ nữ các nước được gặp gỡ, trao đổi với người dân Đức, giới thiệu về tổ chức, đất nước mình và nhu cầu của phụ nữ, chia sẻ quan điểm về các chính sách liên quan đến bình đẳng giới và gây quỹ...

Hợp tác giữa Hội LHPNVN và MSA bắt đầu từ năm 1999 và cho tới nay, mối quan hệ giữa hai tổ chức ngày càng được củng cố không chỉ thông qua việc phối hợp thực hiện các dự án mà còn qua việc mời đại diện của Hội tham dự các sự kiện do MSA tổ chức.

MSA đã tài trợ cho Hội 08 dự án dạy nghề cho phụ nữ nghèo nông thôn (trồng nấm, dong riềng, hoa, rau sạch, làm miến dong, đậu phụ, phát triển mô hình VACR, làm nón lá) kết hợp với tín dụng vi mô tại 07 tỉnh (Lai Châu, Sơn La, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Quảng Bình) với tổng kinh phí gần 300.000 đô la. Ngoài cấp vốn vay sản xuất kinh doanh, các dự án cũng chú trọng tập huấn kiến thức kỹ thuật và kỹ năng quản lý, lập kế hoạch kinh doanh, hạch toán lỗ lãi, tiếp thị sản phẩm… giúp chị em phát triển kinh tế gia đình. Tham gia dự án, phụ nữ nông thôn còn được tiếp cận các thông tin, kiến thức xã hội liên quan đến bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc...

Các dự án do MSA tài trợ tuy mức kinh phí không lớn nhưng đã mang lại lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân và phụ nữ nghèo tại các địa phương thực hiện dự án, nâng cao năng lực cho cán bộ Hội và phụ nữ tham gia dự án, thu hút sự tham gia ngày càng tích cực của chị em vào các hoạt động của Hội.

* Viện Friedrich Ebert (FES) của Đảng Dân chủ Xã hội Đức

FES được thành lập năm 1925 và là một tổ chức chính trị, phi chính phủ, phi lợi nhuận của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1990. FES hoạt động dựa trên nguyên tắc thúc đẩy công bằng xã hội và tham gia chính trị. Các hoạt động của Viện được xây dựng và thực hiện trên cơ sở nhu cầu và nguyện vọng của đối tác, chủ yếu là về đối thoại chính sách.

FES và Hội LHPNVN có nhiều năm hợp tác thông qua trao đổi ấn phẩm, thông tin, mời đại diện tham dự sự kiện của nhau. Từ năm 2011, FES bắt đầu hỗ trợ Hội kinh phí và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng văn bản pháp luật và lồng ghép giới để đóng góp ý kiến về nhiều văn bản luật như Hiến pháp, Bộ Luật Lao động , Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi... Các hoạt động trên đã góp phần giúp Hội thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng và phản biện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

Ngoài ra, còn có một số tổ chức khác của Đức đã quan tâm hỗ trợ phụ nữ yếu thế (gồm nạn nhân bị buôn bán và bạo lực, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo) như GIZ, Bánh mỳ cho Thế giới …

Có thể nói với Hội LHPN Việt Nam, các tổ chức của Đức đều là những đối tác thủy chung, gắn bó, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác trong suốt nhiều năm. Với quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và CHLB Đức cũng như sự quan tâm, đầu tư của Đức cho vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới, chắc chắn quan hệ giữa Hội với các đối tác của Đức sẽ tiếp tục phát triển và gặt hái nhiều thành công mới.

Ban Quốc tế, TW Hội LHPN Việt Nam – Tháng 9/2015



Tài liệu tham khảo: Tài liệu lưu trữ của TW Hội LHPN Việt Nam


Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> HLHPN -> 1055
ImageUploads -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ImageUploads -> Mẫu số 10 Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/tt-blđtbxh ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội CƠ quan có thẩm quyền công ty
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-cp ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
ImageUploads -> BỘ XÂy dựng
ImageUploads -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 75/2006/NĐ-cp ngàY 02 tháng 8 NĂM 2006 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật giáo dụC
ImageUploads -> HỘI ĐỒng nhân dân quận kiến an số: 25 /2006/nq – HĐND­3
1055 -> 20 NĂm quan hệ việt nam – MỸ VÀ HỢp tác trong vấN ĐỀ phụ NỮ

tải về 39.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương