HỘi hưỚng đẠo việt nam 1969


THIÊN NHIÊN a)Biết phân biệt và biết tên ít nhất 6 cây do chính H.Đ.S sưu tầm và đệ nạp



tải về 2.84 Mb.
trang9/22
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích2.84 Mb.
#36423
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22

THIÊN NHIÊN
a)Biết phân biệt và biết tên ít nhất 6 cây do chính H.Đ.S sưu tầm và đệ nạp.
Biết công dụng của các thứ cây đó:

1/Về phương diện y dược

2/Về phương diện kỹ nghệ.

3/Về phương diện củi đun.


b)Bảo vệ thiên nhiên.

Chú thích : các loại cây đề nghị cho H.Đ.S sưu tầm tùy thuộc vùng sinh sống và sẽ do Đạo Trưởng quyết định.
KHẢO SÁT THIÊN NHIÊN
Trong các buổi thám du hay cắm trại em sẽ có dịp tìm gặp tất cả những gì cần thiết để kháo sát thiên nhiên.

Mục này được soạn ra nhằm cung cấp cho em vài yếu tố hướng dẫn em trong công cuộc khảo sát, chứ không phải để cống hiến tất cả mọi giải đáp cho những vấn đề mà em có thể gặp thấy.


Tóm lại, khi bước chân lên đường thám du ,em mang trong mình sự vui vẻ, tính lạc quan và tinh thần cầu tiến. Em sẽ có thể quan sát được nhiều việc quanh mình, sẽ nhận thấy cảnh vật tươi đẹp gồm cỏ cây, hoa lá, chim muông, cầm thú, khoáng vật kì lạ dãi bầy trước mắt như đón mừng, để tiết lộ những bí mật cho em.
Khảo sát thiên nhiên là công việc quan trọng nhưng lý thú, H.Đ.S phải biết nhận xét và phân biệt các loại thảo mộc.
A /Thảo mộc
Trước hết , em sẽ học cách xếp loại thảo mộc. Đại loại có thể tóm tắt như sau:

1/Loại cây không hoa, không nhựa lưu thông trong thân như : nấm.

2/Loại cây không hoa, có nhựa lưu thông trong thân như : rêu, dương sỉ.

3/Loại cây có hoa, có cành nhưng lúc mới nở chỉ có một lá như : tre, dừa..

4/Loại cây có hoa, có cành nhưng lúc mới nở có hai lá như: cây đậu, cam, thầu dầu (thù đủ tía)…

Muốn xếp loại để cuộc khảo sát của em sau này có thể đem ra so sánh , em nên có một cuốn sổ sưu tầm, nói nôm na là một cuốn vở đặc biệt để ép và lưu giữ những lá khô, những mảnh vỏ và thân cây lạng mỏng.


Cuốn sổ sưu tầm này làm bằng giấy hút nước ( giấy chậm) và giấy bóng kính, tờ trước giữ cho lá luôn khô, tờ sau để tránh không va chạm hay sờ mó thẳng vào mặt lá khiến cho lá có thể bị rách, nát hay gỡ đi mất khiến cho cuộc sưu tầm công phu của em mất giá trị.

Khi ép lá cây để lưu vào sổ sưu tập, hãy dùng vật nặng và nén cho lá khô và thẳng ( nhưng nhớ đừng có dùng từ điển hay pho sách quý của gia đình kẻo có “ chầu” lủng đầu nhé!)


Các cây rất thông thường và dễ sưu tầm được giới thiệu với các em là:

1/Cây hữu ích: lúa, ngô, nứa, thù đủ, bông gai, ky náp, mít , hột tiêu, quế, cà phê, trà , cao su

2/Cây linh tinh : rong bể, nấm, rêu, dương xỉ, xương rồng

3/Cây đặc biệt ở nước ta như : dừa, cau , chuối,muỗm, soái, bằng lăng, sao, dầu, đước, thông…
Bảo vệ thiên nhiên
Chắc em đã từng nghe hay hát bài “Việt Nam Minh Châu trời Đông” của nhạc sĩ Hùng Lân rồi nhỉ? Nước Việt yêu dấu của chúng ta thật là một dãi “ Gấm Hoa” do các bậc tiền nhân lập quốc để lại.

Tôi cũng tin nhưng vẫn còn ngờ ngợ cho tới ngày nay, nhưng được chứng kiến tận mắt cảnh hùng vĩ của non sông qua những chuyến bay ngược xuôi từ Bắc chí Nam.

Cảnh vật thiên nhiên đầy hấp dẫn ấy chỉ có thể tồn tại nếu chúng ta, mỗi công dân đều ý thức đầy đủ bổn phận bảo vệ thiên nhiên.

Tuy vấn đề bảo vệ thiên nhiên còn mới mẻ, ít được nói tới trong chương trình giáo dục công dân, song lẽ đây là một vấn đề hết sức cấp bách, nếu chúng ta thật sự không muốn cho giang sơn này bị tiêu hủy một cách vô ý thức và do sự bất cẩn nhỏ mọn của mọi người.

Là H.Đ.S em sẽ hoạt động một phần lớn ngoài thiên nhiên. Em sẽ có nhiều dịp sống trong rừng, trên núi, ngoài sông, bè, ven hồ. Nguồn lợi thiên nhiên đóng góp một phần không nhỏ khiến cho cuộc sống ngoài trời thêm hứng thú.

Sau đây là quy lệ sống ngoài thiên nhiên mà các H.Đ.S trên thế giới tự nguyện tuân theo. Chúng ta cũng nên ý thức rõ rệt và cố gắng thi hành.


Luôn luôn giữ gìn thiên nhiên cho sạch sẽ .
Tôi sẽ sử dụng thiên nhiên như một kho tàng quý báu, của tiền nhân để lại, để làm cho hoạt động H.Đ. thêm hấp dẫn, vui tươi hơn. Tôi sẽ không xã rác bừa bãi xuống sông hồ, trong công viên…
Thận trọng với lửa : tôi sẽ tích cực chống và quyết không gây ra tai nạn cháy rừng, khi đốt lửa, tôi sẽ nhóm ở một nơi an toàn và dập tắt hẳn trước khi rời bỏ nơi vừa nhóm lửa.

_Quí trọng của người : Tôi sẽ triệt để áp dụng luật thứ 9 : Tôn trọng và sử dụng của công cũng như tư một cách thận trọng, đúng mức. Tôi luôn luôn hiểu rằng sử dụng thiên nhiên là một đặc ân có thể mất đi nếu tôi lạm dụng.

_Ý thức bảo vệ thiên nhiên : Tôi sẽ học và thực hành luật bảo vệ đất đai, rừng rú, sông ngòi, cây cỏ và thú vật.
Để thực hiện Quy luật trên, khi đi trại em sẽ:

- Đào hố và chôn những rác rưới.

- Khi nhóm lửa ngoài trời, nhất là ở ven rừng, em phải chọn một chỗ rộng rãi, cách xa lùm cây, bụi rậm chừng 4 thước. Lấy cuốc dọn sạch sẽ cỏ, lá cây cành khô trên mặt đất và nhóm lửa trong một đường kính hai thước mà thôi. Luôn luôn có một thùng nước bên mình để sử dụng lúc cấp bách, không bỏ mặt đóng lửa cháy mà không có người coi.

- Không chặt cây bừa bãi khi không cần đến mặc dầu là cây rừng, không phá tổ chim, giết bừa bãi vật vì sở thích.

_Không quẳng đồ dơ xuống nước vì có thể gây bệnh tật cho người dùng nước sau em, hay giết hại các con cá nhỏ đang sinh sống trong đó .

BP đã nói : “H.Đ là một cộng đồng huynh đệ và sống ngoài trời”


Sống ngoài trời tức là sống với thiên nhiên , sống với tạo vật.
Để tận hưởng cảnh vật thiên nhiên các H.Đ.S sẽ tích cực bảo vệ cái kho tàng vô tận của giang sơn và triệt để chống mọi lãng phí.

ĐỌC BẢN ĐỒ
Ở trại, định hướng bản đồ và đi theo một con đường khá xa để chứng tỏ với Đoàn Trưởng rằng mình đã biết cách sử dụng bản đồ, kể cả vòng cao độ.

Bản đồ là một bức hình giản lược, một khu vực nhìn từ trên cao xuống. Nhưng thay vì các đám rừng , con lộ, đồng ruộng , sông ngòi, cầu cống , nhà cửa…. trên bản đồ người ta dùng ước hiệu được tiêu chuẩn hóa để mô tả.



a/Hướng bản đồ:
Cũng như các bức hình , bản đồ cũng có trên dưới. Thông thường phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam. Hơn nữa trên bất cứ một bản đồ hoàn hảo nào cũng đều có vẽ một mũi tên chỉ hướng Bắc “từ”
b/Tỉ lệ xích:
Một đặc điểm khác nữa của bản đồ là Tỷ lệ Xích ( TLXS, tượng trưng cho chiều dài thực sự trên mặt đất và được viết ra bằng nhiều cách, bằng những phân số như:

1 phân = ½ km có nghĩa là một phân đo trên bản đồ bằng 0km500 trên mặt đất, hay 1km000. 1/100 có nghĩa là một phân đo trên bản đồ bằng một cây số trên mặt đất.



Như vậy chúng ta nói bản đồ 1/500 hay 1/100
c/Vòng cao độ
Trên những bản đồ miền Trung châu hay Cao Nguyên em còn trông thấy chi chít những vòng vẽ ngoằn ngoèo, thoạt đầu có vẻ khiến em bối rối nhưng thực ra hết sức quan trọng và bao hàm nhiều ý nghĩa, đó là những vòng cao độ.


Vòng cao độ là một vòng ước hiệu chỉ rõ chiều cao của khu vực so với mặt biển. Tất cả các điểm ở trên cùng 1 vòng cao độ đều cao bằng nhau. Nếu để ý quan sát em sẽ gặp 1 con số. ví dụ con số 25 chẳng hạn. Thế có nghĩa là điểm này cao hơn mặt biển 25 thước.
Như vậy vòng cao độ giúp em hiểu rõ địa hình của khu vực.
Khi các vòng cao độ xa nhau, thế có nghĩa ở nơi đó đất thoai thoải, chúng ta có thể cắm trại ở nơi đó. Ngược lại, khi các vòng cao độ ở sát với nhau, em hiểu ngay rằng nơi đó dốc lắm. Đỉnh đồi được đánh dấu bằng một cái chấm và đôi khi bằng một con số nữa. Con số đó chỉ điểm cao nhất của ngọn núi hay đồi. Nếu em đã từng theo dõi tin tức chiến sự, em hẳn có dịp bắt gặp câu “ Đồi 21 đã cầm cự anh dũng và đẩy lui được địch quân…” Do đó để cò thể xác định nhanh chóng , người ta đã dùng con số chỉ định chiều cao ngọn đồi thay vì gọi chính tên của nó, đôi khi vừa dài, vừa khó hiểu.
d) Tung, hoành độ.
Chưa hết đâu nhé ! Em có thể hỏi : “ Thế còn các dòng kẻ ngang dọc đều đặn này nữa? Những dòng này dùng để làm gì?”

Đó là những dòng để phân toạ độ đấy! Đô tung hoành. Chữ nôm, Tung có nghĩa là dọc, Hoành có nghĩa là ngang. Khi đi thám du, em đang ở đâu và muốn cho các bạn đến ngay chỗ của mình, em có thể sử dụng các con số ghi ở cả hai đầu mỗi dòng mà xác định vị trí của mình.




  1. Gióng hướng bản đồ

Có nghĩa đơn giản là đặt phía Bắc của bản đồ về phía Bắc thật(tức là Bắc địa dư). Muốn vậy, em hãy mở bản đồ ra, lấy la bàn đặt lên trên, một tay giữ la bàn, tay kia từ từ xoay bản đồ cho đến khi mũi tên chỉ hướng Bắc “từ” của bản đồ chạy song song với mũi tên của la bàn.

Trường hợp trên bản đồ không có vẽ mũi tên, cứ coi phía trên của bản đồ là hướng Bắc địa dư.

Em còn có thể gióng hướng bản đồ bằng cách dùng con đường em đang đi, hoặc con đường lớn nào ở gần đó làm tiêu chuẩn để gióng hướng. Khi con đường này được đặt nằm song song với con đường trên bản đồ, tức là em đã gióng được hướng bản đồ rồi đó.








Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương