HỘi hưỚng đẠo việt nam 1969


Bổn phận đối với Đội và Đoàn



tải về 2.84 Mb.
trang6/22
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích2.84 Mb.
#36423
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Bổn phận đối với Đội và Đoàn
Trong thời gian 1 tháng khi còn là HĐ Tân Sinh , em chứng tỏ với các Trưởng trong đoàn biết rằng:

Em đã tích cực tham gia các hoạt động của đội và đoàn.



ĐỘI VÀ ĐOÀN
Em là đội sinh trong đội và đội cũng tuỳ thuộc về em nữa, do đó tinh thần của đội cao hay thấp là tuỳ ở đội sinh , kể cả em.
Đó là một sự thật mà các HĐS nên ghi nhớ luôn luôn. Công việc của đội là công việc của chung chứ không phải của riêng ai. Mỗi người trong đội điều có phần vụ của mình trong đội. cách thức các đội sinh làm tròn phần vụ của mình sẽ phản ánh được tinh thần của toàn đội.
Đội của em có những buổi họp, những sinh hoạt và công cuộc riêng không dính dáng gì tới công việc của đoàn. Vậy em có phần đóng góp trong việc sắp đặt kế hoạch cũng như tham gia tích cực để cho mỗi công việc của đội đều thành công. Em có thể là người duy nhất có thực tài làm tròn nhiệm vụ đã giao phó, vậy đừng để cho thất vọng vì sự hờ hững của mình. Chắc chắn rằng chính em , em cũng không thích người khác hờ hững với nhiệm vụ mà em giao phó, khi người ấy không có lí do chính đáng.
Đối với em, đội có thể là tất cả đấy, nhưng đừng quên rằng đội chỉ là một thành phần của đoàn mà thôi. Em và các đội sinh trong đội cũng như các HĐS khác có bổn phận trung hậu và thực hiện một số bổn phận đối với Đoàn nữa.
Sự thành công của Đoàn tuỳ thuộc vào sự thành công của đội và ngược lại đội mà thất bại thì đoàn cũng thất bại luôn.
Em nên hoà mình một cách đều đặn trong đời sống rộng lớn hơn của đoàn. Trong các buổi họp đoàn, các sinh hoạt ngoài trời cũng như công cuộc của đoàn, em hãy cống hiến thời gian và đóng góp nổ lực càng nhiều càng tốt. làm như thế không có nghĩa là em đã ăn ở kém trung hậu với đội đâu. Nói cho đúng, khi đã có sự chuẩn bị rõ ràng, sẽ không bao giờ có sự xung đột trong các hoạt động của đội và đoàn.
Trung hậu với lý tưởng, với truyền thống với các Trưởng trong đoàn , hãnh diện với các thành tích và nhiệt thành với bất cứ công việc nào của đoàn là những bằng chứng hiển nhiên của tinh thần HĐ.
Vậy em hãy làm cho đoàn tất cả những gì em thường làm cho đội.


CHƯƠNG III : HƯỚNG ĐẠO VỚI CA HÁT

HĐS vui tươi khi gặp khó khăn”. Muốn vui tươi không gì bằng huýt sáo hay ca một bài hát vui.


Ca hát là bộc lộ tâm tình bằng ngôn ngữ theo Âm và nhịp điệu.
Ca hát là hình thức rõ rệt nhất, truyền cảm nhất và linh động nhất để giải bày ý tưởng và tâm trạng của cá nhân hay tập thể.
HĐ là một đoàn thể trẻ trung và vui mạnh. Để thể hiện sự vui vẻ trẻ trung ấy. HĐS nơi nơi đều ca hát.

Chúng ta ca hát để biểu dương ý chí, tình đồng đội và nói lên đường hướng tình cảm của ta, của đoàn .

Muốn vậy chúng ta phải ghi nhớ vài nguyên tắc sau đây :

_Hát không có nghĩa là la hét om sòm.

_Hát phải giữ đúng nhịp và cung

_Không nên hát những bài hát thô tục làm hạ phẩm giá của chính mình, gây ảnh hưởng xấu cho người xung quanh và có thể vô tình gây ra sự hiểu lầm về giá trị giáo dục của phong trào.


1/ Ngoài việc biết hát thuộc lòng hai bài hát chính thức như :
_Quốc ca

_Hội ca
HĐS còn hát đúng cách một số bài hát thông thường của HĐ như :

_Ca đoàn (hay ca đạo)

_Ca nhẩy lửa

_Ca tạm biệt

_Ca tuyên hứa


2/ Trong đời HĐ của em, sẽ thấy chúng ta có rất nhiều dịp để ca hát :
Các đoàn trưởng có kinh nghiệm thường nói : Một đoàn luôn luôn ca hát là một đoàn có dấu hiệu tiến bộ.

Tuy nhiên chúng ta không thể nào nhớ và thuộc hết tất cả những bài hát HĐ, do đó cần phải có một cuốn sổ hát để ghi những bài hát đã học để khi cần tới có thể dem ra sử dụng theo hoàn cảnh.


Thường thường những cuốn sổ hát mà HĐS lựa chọn và ưa thích là cuốn sổ mà khuôn khổ vừa đủ, đủ để có thể bỏ túi mang đi trại, đi họp đoàn…..
Sổ này dầy (trên 100 trang giấy kẻ ô vuông) để tránh có nhiều sổ hát khác nhau, dễ bị thất lạc. Cuốn sổ này nên có mục, chia ra từng loại bài hát và có đánh số trang để dễ bề tìm kiếm trong lúc cần đến .
Các HĐS thường tô điểm cuốn sổ hát của mình vì theo thời gian, nó có thể trở nên những báu vật giúp ta hồi tưởng lại những trường hợp và hoàn cảnh vui vẽ của dĩ vãng.

CHƯƠNG IV : ĐỜI SỐNG TRẠI VÀ THÁO VÁT


  • Chuẩn bị thám du

  • Quan sát (trò chơi kim = Dấu vết và hiệu lệnh – Thiên nhiên – Đọc bản đồ - Tìm phương hướng

  • Bếp lửa

  • Dao và rìu

Đời sống HĐ thực sự bắt đầu ở trại , tất cả các hoạt động khác ở đoàn quán chỉ là sửa soạn mà thôi.

Trong chương này em sẽ được dịp học và thực tập một số chuẩn bị cần thiết cho đời sống trại.
Chuẩn bị thám du
Chuẩn bị quần áo và dụng cụ. Trình diện đoàn trưởng để kiểm soát có mặc đầy đủ áo quần theo thời tiết và mang dụng cụ cần thiết để thực hiện 1 cuộc thám du (đi bộ) trên một quãng đường dài 8Km.
Như đã nói ở mục “lời nói đầu “ sau khi chính thức là 1 HĐS em bắt đầu trực tiếp tham gia tích cực các hoạt động ngoài trời của đoàn.
Để có thể tận hưởng thú vui trong cuộc thám du và cắm trại, em phải học và thực hành cách thức và chuẩn bị các hoạt động ấy.
1/ Áo quần
Áo quần là một hoạt động ngoài trời. Em không thể nào vui hưởng thám du khi trong mình cảm thấy lạnh hay nóng quá, cũng như đôi giày hơi chật đang làm phỏng chân khiến em phải khi khập khiển. Quần áo của em phải đủ rộng rãi mới cử động được thoải mái. Hãy mặc áo dầy mùa lạnh và áo mỏng mùa nóng.

Giầy phải đủ rộng rãi, da mềm, đế dầy và nhẹ. Một số HĐS ưa đi 2 đôi tất (vớ) khi đi bộ thám du.

Áo sơ mi cụt tay có thể mặc được tứ thời. em nên mang theo áo lót (may-ô và si líp) để thay đổi khi đi thám du về.
Vào những ngày mưa nên đem theo một cái áo choàng (puncho), áo mưa. Mũ rộng vành rất hợp cho mọi thời tiết.
Sau khi đi thám du về, những quần áo, giầy, tất bị ướt đều phải được phơi khô.
2/ Dụng cụ
Luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng những vật dụng cá nhân khi đi thám du. Nên ghi vào 2 cột những vật dụng phảicó thể cần tới.
* Vật dụng phải cần tới

_Ba lô (bị)

_Dụng cụ nấu bếp

_Đồ dùng để ăn, uống

_Thực phẩm

_Một đôi tất nhẹ

_Dao bỏ túi
* Vật dụng có thể cần tới

_Cuộn dây thừng 5 thước

_Rùi hay rựa

_Sổ tay, bút viết

_Áo đi mưa

_Đèn bấm


_La bàn

_Vài que diêm (quẹt)

_Một cây nến (đèn cầy)

_Vài viên thuốc khử trùng

_Gói cứu thương cá nhân

_Giấy đi cầu


Những vật dụng trên đây được kể ra với tính cách gợi ý mà thôi, chính em là người sẽ tuỳ theo từng trường hợp mà quyết định giữa cái cần và có thể cần tới ví dụ như trong cuộc thám du ấy em có phải thổi nấu không, có phải ngủ đêm ở đâu không ?
Xin nhắc em một số kinh nghiệm sau đây của các HĐS đã từng trải nhiều về thám du, đó là : “Một kí lô vật dụng ở nhà nặng bằng 5 kg mang trên vai, đi trên đường trường!”
3/ Ba lô (hay bị đeo vai)
Mặc dù trọng lượng ba lô của em nặng hay nhẹ em sẽ thấy dễ chịu hơn nếu những thứ mà em mang theo được sếp gọn gàng và có thứ tự.
Sau đây là hình ảnh một số ba lô thông dụng và các sắp sếp vật dụng cho thứ tự .
Ghìm ba lô
Khi tham dự một cuộc thám du dài hoặc đi thám du miền đồi núi, em có thể dùng thêm một cái ghim, nhờ vậy mà vai đở đau và em có thể quăng ngay ba lô đi chẳng may bị trượt chân. Khi bước lên đá hay leo sườn núi giốc thẳng.


Hình ảnh dưới đây cho em vài gợi ý về cách sử dụng ghìm ba lô.


Luật lệ an toàn trong khi đi thám du
Khi đi thám du, HĐS thường đi băng đồng vì dọc quốc lộ không có gì hứng thú, cuộc hành trình sẽ tẻ nhạt và lúc nào cũng phải phơi mình dưới ánh nắng.


Nếu vì hoàn cảnh ngoài ý muốn, em phải đi dọc quốc lộ hãy hết sức cẩn thận. Hãy đi hàng 1 phía bên trái, ngược chiều phía xe cộ, như vậy có thể trông thấy mà tránh.
Ban đêm , khi đi theo đoàn hay đội thám du em và các bạn phải lấy vải trắng (hay khăn tay trắng) buộc ở cánh tay phải để cho các xe qua lại trông thấy dễ dàng hơn trong đêm tối.
Bất cứ lúc nào, em cũng nên luôn luôn thận trọng khi đến gần ngã đường hay chổ ngoẹo hay bất cứ một nơi nào em trông không được đủ xe. Hãy đi thật sát lề đường để tránh các xe cộ bất chợt tới có thể đâm vào mình, trước khi em trông thấy xe.
Tránh không nên quá giang xe. Nếu em có ý định đi bộ thám du, hãy bắt đầu và chấm dứt bằng cách đi bộ, trừ khi gặp trường hợp khẩn cấp.
Khi đi băng đồng phải đặt biệt chú ý đến các đặc điểm địa dư , đi từ điểm này đến điểm kia. Tránh không được nhẩy truyền từ mô đá này qua mô đá khác hay nhẩy qua một chướng ngại vật mà chưa biết phía bên kia có gì nguy hiểm không.
Hãy hết sức thân trọng khi dùng dây thừng để kéo mình lên dốc hoặc neo khi xuống dốc . Vì sức nặng của em có thể làm gãy cành cây , bị bật rễ , tung mõm đá, hoặc đứt thừng nữa.
Nên nhớ : “đừng để tính phiêu lưu lấn át lương tri” có như vậy em mới tránh được tai nạn.
Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương