Hcm cityweb



tải về 383.66 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích383.66 Kb.
#27387
  1   2   3   4
HCM Cityweb) – Sáng nay 27 – 8, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM, phối hợp cùng Hội Hữu nghị Việt Nam-Malaysia tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 52 năm Quốc khánh Malaysia (31/8/1957 – 31/8/2009). Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Lê Hưng Quốc, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Malaysia TP Lê Thành Tâm, Tổng lãnh sự Malaysia tại TP Khairi Bin Omar cùng phu nhân đã đến dự.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Malaysia Lê Thành Tâm đã gửi đến những người bạn Malaysia lời chúc mừng nồng nhiệt nhân kỷ niệm 52 năm Quốc khánh. Ông khằng định quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đã không ngừng củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hợp tác thương mại hai nước tăng nhanh trong 5 năm gần đây. Hiện Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong khối ASEAN; kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2008 đạt 4,551 tỷ USD. Đầu tư của Malaysia tại Việt Nam giữ vị trí thứ nhất trong khu vực Đông Nam Á với 322 dự án có tổng giá trị khoảng 19,7 tỷ USD. Trong những năm gần đây quan hệ hợp tác giữa hai nước không chỉ tăng cường trên lĩnh vực thương mại đầu tư mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như hợp tác lao động, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, khoa học… Qua các chuyến viếng thăm gần đây của lãnh đạo hai nước đã khẳng định mong muốn hợp tác mạnh mẽ, phát triển quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Malaysia-Việt Nam, góp phần xây dựng Đông Nam Á hòa bình và phồn vinh.

Tổng lãnh sự Malaysia tại TP Khairi Bin Omar đã gửi lời cám ơn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam-Malaysia đã tổ chức buổi lễ này. Ông nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia ngày càng được thắt chặt và khẳng định Malaysia luôn xem Việt Nam là đối tác quan trọng trên các lĩnh vực hợp tác. Mong rằng với quyết tâm và nỗ lực xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á lớn mạnh, Việt Nam và Malaysia sẽ cùng nhau hợp tác mạnh mẽ hơn nữa để đưa mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Văn hóa Đạo Hồi

van-hoa-dao-hoi-180x180 văn hóa malaysiaĐa dân tộc và văn hóa đồng nghĩa với việc có nhiều những tín ngưỡng về tôn giáo khác nhau và Malaysia cũng không nằm ngoài quy luật đó. Phương Tây mang đến cho 9,2% dân số Malaysia Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo đến từ phương Đông và cũng có đến 19,2% Phật tử trên toàn lãnh thổ Malaysia. Nhưng trên hết Đạo hồi đến từ đất nước láng giềng Ấn Độ đã chiếm được tình yêu và sự tín ngưỡng hơn cả với trên 60% dân số và là quốc giáo của Malaysia hiện nay. Ở Malaysia, Đạo hồi chiếm một vị trí rất quan trọng và có thể chi phối cũng như tham gia vào mọi mặt của đời sống từ kinh tế, chính trị, giáo dục và có riêng Bộ luật Hồi giáo, Tòa án Hồi giáo và một số cơ quan quan trọng khác.

Lễ hội ở Malaysia

le-hoi-180x180 văn hóa malaysiaNhững ngày lễ, ngày hội ở Malaysia nhiều không kể hết, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo, mỗi khu vực ngoài những ngày lễ chung toàn liên bang như: Hari Merdeka (Ngày độc lập) diễn ra vào ngày 31 tháng 8 hàng năm kỷ niệm nền độc lập Liên bang Malaysia, ngày “Sinh nhật Nhà Vua” diễn ra vào thứ 7 đầu tiên của tháng 6, lễ hội này kéo dài mấy ngày liền với những bữa tiệc ẩm thực, văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Bên cạnh đó những ngày lễ Hồi giáo cũng được tổ chức rất long trọng và hoành tráng như: Hari Raya Puasa (Lễ hội của tất cả người Hồi giáo trên thế giới đánh dấu sụ kết thúc của “tháng chay Ramadan”), lễ hội Awal Muharram (Năm mới Hồi giáo); bên đạo Phật của đa số người Trung Quốc cũng có ngày Lễ Phật Đản, Tết Cổ Truyền, Tết Thanh Minh, Rằm Trung Thu; Thiên Chúa Giáo có lễ Noel… Nói chung lễ hội ở Malaysia diễn ra thường xuyên, tháng nào trong năm cũng có những ngày lễ hội khác nhau

PHAP

 

1. Bối cảnh lịch sử: Chính sách và các thiết chế văn hoá



2. Thẩm quyền, ban hành quyết định và cơ quan quản lí

3. Các mục tiêu và nguyên tắc của chính sách văn hoá quốc gia

4. Những vấn đề chính sách văn hoá hiện nay và các tranh luận

5. Quy định của pháp luật trong lĩnh vực văn hoá

6. Hỗ trợ tài chính cho văn hoá

7. Các tổ chức văn hoá và những quan hệ đối tác

8. Hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo và sự tham gia vào đời sống văn hoá

 

 



1. Bối cảnh lịch sử: Chính sách và các thiết chế văn hoá

    Lịch sử của các chính sách văn hoá ở Pháp, từ thế kỉ 16 cho đến nay, được đánh dấu bởi vai trò trung tâm của nhà nước trong việc quảng bá các lĩnh vực tri thức (College de France, Thư viện Quốc gia), nghệ thuật (Comédie- Francaise, Bảo tàng Louvre) và văn hoá, và việc triển khai dần dần các cơ quan hành chính và ngân sách nhà nước (việc thành lập Ban Thư kí Mĩ thuật từ thế kỉ 19, và việc tách riêng Bộ Văn hoá từ năm 1959). Là Bộ trưởng Văn hoá đầu tiên, Andre Malraux đã mở ra con đường mà những người kế nhiệm ông sau này đã đi theo, ngoại trừ có một vài thời điểm gián đoạn: bảo vệ di sản, sáng tạo nghệ thuật đương đại, tuyên truyền và đào tạo, điều tiết thị trường các ngành kinh doanh văn hoá, và phi tập trung (déconcentration) về mặt hành chính (chuyển giao quyền lực và các nguồn lực từ cấp Trung ương xuống cấp địa phương trong khi vẫn duy trì sự quản lí của Chính phủ). http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image002.jpg



Năm 1959 Bộ Văn hoá tách riêng

    Năm 1959, André Malraux đã thành lập Bộ Văn hoá từ Vụ Văn hoá thuộc Bộ Giáo dục và Trung tâm Phim Quốc gia (Bộ Công nghiệp). Các mục tiêu chủ yếu của Bộ Văn hoá là thúc đẩy sáng tạo trong mọi lĩnh vực nghệ thuật và tham gia rộng rãi hơn vào các hoạt động văn hoá, đặc biệt trong các lĩnh vực kịch, âm nhạc và di sản. André Malraux muốn thành lập các Trung tâm Nghệ thuật (Maisons da la Culture) tại mỗi Tỉnh của nước Pháp để khuyến khích sáng tạo nghệ thuật đương đại và để truyền bá văn  hoá ở quy mô lớn (nước Pháp về mặt hành chính được chia ra làm 96 đơn vị lãnh thổ, gọi là dépertement (tỉnh)). Tuy nhiên chỉ có 9 thành phố thành lập được loại trung tâm này. Trong quá trình phi tập trung hoá, có 3 ban văn hoá vùng được thành lập vào năm 1969. Jacques Duhamel thực hiện đồng thời chính sách liên quan đến nhiều bộ và nhiều lĩnh vực nhằm đưa vấn đề văn hoá gắn liền với xã hội. Ông đã ban thành các thủ tục để thành lập quan hệ đối tác giữa Chính phủ và các tổ chức văn hoá (truyền hình, điện ảnh, các công ty kịch). Quỹ Dự án Văn hoá (Fond d’intervention Culture-FIC) được thành lập để thực hiện hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác với các Bộ khác. Trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác, quy định 1% (theo đó 1% chi phí xây dựng các công trình công phải được trích ra để mua tác phẩm nghệ thuật cho công trình đó) được áp dụng cho tất cả các công trình công. Bộ Văn hoá dưới thời André Malraux (1959 - 1969) và dưới thời Jacques Duhamel (1971 -1973).

Mặc dù vẫn theo đuổi chính sách văn hoá đã được André Malraux và Jacques Duhamel khởi xướng, sáu bộ trưởng văn hoá sau này đã đưa ra những thay đổi nhất định. Năm 1974, Michel Guy tạo ra một bước đột phá cho các nghệ sĩ trẻ và lĩnh vực nghệ thuật đương đại bằng cách kí một loạt các thoả thuận phát triển văn hoá với các thành phố và vùng (chartes culturelles). Sáu Bộ trưởng văn hoá sau này: Maurice Druon, Alain Peyrefitte, Michel Guy, Francoise Giroud, Michel d’Ornano, Jean-Philippe Lecat (1973-1981).

    Năm 1977, Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Georges Pompidou được thành lập, Luật Hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực Bảo tàng được ban hành năm 1978, và năm 1980 được chọn là “Năm Di sản Quốc gia”. Trong giai đoạn này, Bộ Văn hoá đã tiến thêm một bước trong quá trình hiện đại hoá và trong việc tham gia vào xã hội đương đại. Các biện pháp bao gồm tăng hỗ trợ tài chính cho văn hoá; mở rộng phạm vi hoạt động của bộ bằng cách đưa vào các hình thức nghệ thuật mới; việc hội nhập văn hoá vào lĩnh vực kinh tế; phát triển truyền thông nghe nhìn. Bộ Văn hoá nhận được sự ủng hộ của Tổng thống, đã phê chuẩn một loạt các dự án xây dựng như “Grands Travaux’ (Arche de la Dèfense, Nhà hát Opera Bastile, the Grand Louvre, Thư viện Quốc gia, v.v..). Ngân sách của Bộ đã tăng lên gấp hai lần vào năm 1982, sau đó dần đạt đến mức 1% ngân sách nhà nước, tăng từ 2.6 tỉ franc năm 1981 đến 13.8 tỉ franc năm 1993. Quá trình phi tập trung cũng có bước tiến với việc hoàn thành mạng lưới các ban quản lí văn hoá vùng. Chính sách liên quan đến hợp tác với chính quyền địa phương cũng được thực hiện. Một số tổ chức đào tạo được khôi phục lại hoặc thành lập mới:  Ecole nationale du patrimoine (trường Di sản Quốc gia), hiện nay là Institut national du patrimoine (Viện Di sản Quốc gia), hai Cơ quan Bảo tồn Quốc gia về âm nhạc (ở Paris và Lyon) và trường Louvre. Trong khoảng thời gian 12 năm, lĩnh vực văn hoá đã tạo ra hơn 8000 việc làm. Giáo dục nghệ thuật trong các trường học cũng được hiện đại hoá, những môn học mới được đưa vào giảng dạy (kịch, điện ảnh, lịch sử nghệ thuật v.v..), và hàng loạt chương trình đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ em, ví dụ như các dự án nghệ thuật, cho học sinh tìm hiểu điện ảnh, dự án di sản, v.v.. Do những thay đổi kinh tế và sự phát triển của các hoạt động văn hoá tại gia đình, Bộ Văn hoá bắt đầu nhấn mạnh đến các ngành kinh doanh văn hoá (sách, ghi âm, điện ảnh, nghe nhìn) nhằm điều tiết (quản lí) thị trường (cơ chế hỗ trợ cho ngành điện ảnh, quy định giá đối với các loại sách, hạn mức phát sóng về chương trình âm nhạc bằng tiếng Pháp, v.v..). Sự kết hợp giữa văn hoá và kinh tế này cũng được phản ánh trong các biện pháp đã ban hành nhằm khuyến khích bảo trợ đối với nghệ thuật (giảm thuế, tài trợ cho nghệ thuật). Ba Bộ trưởng có thay đổi về phạm vi hoạt động: Francois Leotard, Jacques Toubon, Philippe Douste-Blazy (1986-1988 và 1993-1996).



http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image004.jpg


    Trong các giai đoạn này, trách nhiệm về Truyền thông và Cộng đồng nói tiếng Pháp vừa thuộc lại vừa không thuộc phạm vi hoạt động của Bộ Văn hoá. Luật Ngôn ngữ được ban hành năm 1994. Một loại các sáng kiến nhằm khắc phục ‘các khó khăn’ tại một số vùng đã được ban hành. Vấn đề văn hoá cũng được đưa vào trong các sáng kiến phát triển vùng. Trong khoảng thời gian ba năm, Bộ trưởng Văn hoá thực hiện chính sách nhằm mở rộng sự tham gia vào đời sống văn hoá với việc nhấn mạnh về phát triển di sản, nghệ thuật biểu diễn, những công nghệ mới và sự phi tập trung – ví dụ như, chuyển giao trách nhiệm và các nguồn lực tài chính cho các cơ quan nhà nước ở vùng và địa phương, như Ban chỉ đạo văn hoá vùng (DRAC). Bộ Văn hoá dưới thời Catherine Trautmann (1997- tháng Ba 2000).

    Các sáng kiến của Catherine Tasca chủ yếu hướng vào phát triển đa dạng văn hoá, tiếp cận toàn diện với giáo dục nghệ thuật, và cải cách nhà nước thông qua sự phi tập trung. Trong nhiệm kì của mình bà đặt ra các mục tiêu: thành lập quan hệ đối tác với các chính quyền địa phương và vùng nhằm thúc đẩy và bảo đảm các động lực sáng tạo trên toàn nước Pháp; làm giàu đời sống của mọi người bằng cách làm cho di sản trở nên dễ dàng tiếp cận hơn thông qua giáo dục; hỗ trợ các tổ chức quan trọng ở Paris và các vùng trong lĩnh vực thiết yếu. Đối với lĩnh vực nghe nhìn và truyền thông, bà muốn đẩy mạnh vai trò quản lí của Chính phủ và nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm văn hoá trên toàn nước Pháp mà không làm cản trở động lực của khối tư nhân. Bà cũng muốn phát triển một thị trường nghe nhìn châu Âu, làm cho nó linh hoạt hơn và có tính tương tác hơn để từ đó phát triển Catherine Tasca (tháng Ba 2000- tháng Năm 2000). Ngân sách phân bổ cho Bộ văn hoá năm 2002 vượt quá mức 1% tổng chi tiêu của nhà nước. Tháng Năm 2002, trong thành phần Chính phủ được thành lập khi ông Jacque Chirac tái đắc cử Tổng thống, Jean-Jacques Aillagon, cựu giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Pompidou Georges, đã được chỉ định làm Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông. Trong một cuộc phỏng vấn ông nói “Phe cánh hữu, lưu tâm đến tính hiện đại, và có khả năng thực hiện một chính sách văn hoá sâu rộng.’ Jean-Jacques Aillagon (tháng Năm 2002-…)

 

    Trong suốt 40 năm qua, các chính quyền địa phương và vùng cũng đã tăng chi tiêu cho văn hoá. Trong nhiều năm các thành phố là chủ sở hữu của một số cơ sở văn hoá như bảo tàng, nhà hát thành phố, thư viện và trường nhạc. Hiện nay các chính quyền địa phương là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho lĩnh vực văn hoá. Được Bộ Văn hoá khuyến khích, và trong việc tăng cường tính độc lập về xây dựng chính sách văn hoá của riêng mình, các thành phố, sau đó là các tỉnh và vùng, đã tham gia vào các hoạt động văn hoá ở mức độ vượt quá các nghĩa vụ đã được đề ra trong luật chuyển giao quyền lực năm 1982 và 1983. Sự phát triển của chuyển giao quyền lực trong lĩnh vực văn hoá.



 

Trở về

2. Thẩm quyền, ban hành quyết định và cơ quan quản lí

2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức

 2.2 Mô tả chung hệ thống



     Pháp là nhà nước dân chủ đại nghị (Tổng thống) mà các cơ quan đại diện chính (Cơ quan dân biểu) là Hạ viện và Thượng viện. Tổng thống chỉ định thủ tướng. Thủ

http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image006.jpg

tướng có trách nhiệm thành lập Chính phủ, và Chính phủ là cơ quan đề ra và thực hiện các chính sách quốc gia. Chính phủ bao gồm các bộ trưởng, mỗi bộ trưởng có chức năng cụ thể, các chức năng đó được thực hiện thông qua các phòng ban liên quan thuộc bộ. Trong chính phủ, Bộ trưởng Văn hoá tham gia vào việc xác định và thực hiện các chính sách quốc gia và chịu trách nhiệm cụ thể về các vấn đề văn hoá. Bộ Văn hoá lại thực thi quyền lực đối với các vụ và cơ quan khác của bộ. Nhiệm vụ của Bộ trưởng là xác định các ưu tiên và định hướng chung cho những sáng kiến của bộ. Theo đó, Bộ trưởng quyết định phân bổ tài chính như thế nào giữa các vụ và giám sát việc phân bổ đó. Việc phân bổ tài chính được xác định trong giai đoạn dự thảo ngân sách và phải tuân theo những định hướng chung do Chính phủ đề ra, và được quốc hội phê chuẩn. Bộ Văn hoá không phải là cơ quan Chính phủ duy nhất thực hiện công việc hỗ trợ tài chính cho văn hoá. Một số bộ khác cũng phân bổ nguồn tài chính đáng kể cho các hoạt động văn hoá. Nguồn tài chính này có thể phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp. Đáng kể đến nhất là Bộ Thanh niên, Giáo dục và Nghiên cứu, Bộ Ngoại giao. Hàng loạt các dự án văn hoá do các bộ khác đề xuất: đào tạo nghệ thuật; bảo tồn các bảo tàng quốc gia, thư viện quốc gia, di sản, các cơ quan lưu trữ; các sáng kiến văn hoá bên ngoài nước Pháp; truyền thông. Bộ Thanh niên, Giáo dục và Nghiên cứu thực hiện giám sát, ví dụ như, đối với các bảo tàng lịch sử tự nhiên, Institut de France (Viện Pháp) và Viện Hàn lâm Nước Pháp. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm về các vấn đề trao đổi văn hoá và ngôn ngữ, dạy tiếng Pháp ở ngoài phạm vi lãnh thổ Pháp thông qua một mạng lưới các tổ chức văn hoá Pháp, các trường học của Pháp, Alliance Francaise (các trung tâm Alliance) và Cơ quan đào tạo tiếng Pháp. Các chính quyền địa phương do bầu cử trực tiếp (hội đồng vùng, hội đồng tỉnh và hội đồng thị trấn) chịu trách nhiệm về quản lí hành chính địa phương. Các cơ quan này không chịu trách nhiệm trước nhà nước trung ương, họ hoàn toàn độc lập trong việc quản lí các vấn đề của mình, độc lập với nhau và phải phù hợp với các luật do nền cộng hoà ban hành. Luật chuyển giao quyền lực ở pháp quy định phạm vi hoạt động của mỗi hội đồng. Chính quyền địa phương – hội đồng thị trấn (và / hoặc thành phố) – có vai trò tích cực trong lĩnh vực văn hoá. Hội đồng thị trấn quản lí hầu hết các cơ sở văn hoá ở địa phương và tổ chức một số lượng lớn các sự kiện văn hoá trong địa phương mình, một phần hợp tác với Bộ Văn hoá.

2.3 Hợp tác giữa các bộ và các cấp chính quyền

Hợp tác giữa Bộ Văn hoá với các chính quyền địa phương và vùng

    Chính phủ, thông qua Bộ Văn hoá, kiểm soát một số hoạt động văn hoá do các chính quyền vùng và địa phương thực hiện. Hoạt động kiểm soát này bao gồm duy trì các tài liệu lưu trữ, thực hiện thanh tra về khoa học và kĩ thuật đối với các bảo tàng và thư viện,  thanh tra về khoa học, kĩ thuật và giáo dục đối với các cơ sở đạo tạo về văn hoá và nghệ thuật (trường nhạc, trường nghệ thuật, v.v..). Một trong những đặc điểm chính của hoạt động văn hoá của khối công quyền ở Pháp là sự phối hợp hành động giữa các cơ quan tổ chức ở cấp trung ương, vùng và địa phương. Trong những hoạt động chung này các cơ quan tham gia đều có đóng góp tài chính,



http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image008.jpg

giữa họ hình thành nên những quan hệ đối tác lâu dài. Có thể kể ra như: hiệp hội vùng về phát triển âm nhạc, và biên đạo múa (đôi khi là kịch); viện âm nhạc và múa, các trung tâm đào tạo giáo viên; trung tâm nghệ thuật đương đại; các cơ quan hợp tác vùng trong lĩnh vực sách; trung tâm trùng tu di sản, v.v… Tiềm năng tài chính của các cơ quan hoạt động văn hoá công thay đổi tuỳ theo bản chất của mỗi cơ quan, và đôi khi giữa các tổ chức cùng loại với nhau. Một số biện pháp cụ thể đã được ban hành: Fonds régionaux d’acquisition des musées (FRAM: Quỹ vùng về hỗ trợ cho việc mua sắm tại các Bảo tàng) và Fonds régionaux d’acquisition des bibliothèques (FRAB: Quỹ vùng về hỗ trợ mua sắm tại các thư viện). Các quỹ này thực hiện trợ giúp việc mua sắm các tác phẩm nghệ thuật và mở rộng các bộ sưu tập của các bảo tàng và thư viện thuộc quản lí của các chính quyền vùng và địa phương. Quỹ FRAC (Fonds régionaux d’art contemporain: Quỹ vùng về nghệ thuật đương đại) đã được thành lập để xây dựng các bộ sưu tập nghệ thuật đương đại tại mỗi vùng và tiến hành các hoạt động nhằm truyền bá nâng cao nhận thực trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại. Ngoài ra, những thoả thuận hợp tác cụ thể giữa Bộ Văn hoá với các chính quyền vùng và địa phương cũng được kí kết nhằm thực hiện hoạt động phát triển văn hoá ở cấp vùng: ‘thoả thuận phát triển văn hoá’- có phạm vi rộng nhất - hỗ trợ đối với việc xác định và thực hiện các dự án văn hoá vùng; các thoả thuận ‘villes d’art’ (thành phố nghệ thuật) và ‘villes et pays d’art et d’histoire” (thành phố và vùng văn hoá lịch sử); các thoả thuận liên quan đến di sản và dân tộc nhằm phát triển di sản; các thoả thuận ‘ville-architecture’ (thành phố kiến trúc), ‘ville-lecture (sách), và ‘ville-cinéma’ (điện ảnh). Ngoài ra cũng có các quan hệ đối tác ở cấp độ rộng hơn gồm sự tham gia của chính quyền trung ương và địa phương, ví dụ như thoả thuận hợp tác nhà nước/ vùng và thoả thuận hợp tác thành phố. Các thoả thuận hợp tác này xác định những ưu tiên về những hoạt động đầu tư chung trong khoảng thời gian 7 năm, và hướng vào việc phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của các vùng. Thoả thuận thành phố bao gồm những sáng kiến chung giữa các bộ và các hội đồng thành phố nhằm khắc phục những vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội và đô thị. Dự án nhà nước/ vùng và các thoả thuận thành phố thường bao gồm những nội dung lớn về văn hoá, ví dụ như, giáo dục nghệ thuật, đào tạo nghề, phát triển văn hoá vùng. Luật về hợp tác giữa các thành phố (ngày 25 tháng Sáu 1999) và phát triển vùng (ngày 12 tháng Bảy 1999) quy định thành lập các cơ quan mới về hợp tác giữa các thành phố và những cơ chế để Bộ Văn hoá khuyến khích đưa khía cạnh văn hoá vào trong các chương trình hoạt động.

Hợp tác giữa Bộ Văn hoá và các bộ khác

    Các bộ khác (ngoài Bộ văn hoá) cũng tham gia trực tiếp vào việc phát triển văn hoá. Các bộ này thường tham gia vào những sáng kiến chung thực hiện cùng bộ văn hoá, và thường là thực hiện theo những thoả thuận hợp tác giữa các bộ. Bộ Giáo dục và Bộ văn hoá đang xây dựng một kế hoạch chung về vấn đề nghệ thuật và văn hoá trong các trường học (xem thêm phần 4.2.8). Kế hoạch này được thực hiện bằng một thoả thuận được kí ngày 31 tháng 10 năm 2001, giữa Bộ Văn hoá và Bộ Thanh niên và Thể thao, theo đó xác nhận một nỗ lực chung của hai bộ nhằm thực hiện hỗ trợ cho các hoạt động nghệ thuật, và (cam kết) phát triển hài hoà các dự án giáo dục nhằm đưa văn hoá nghệ thuật đến với các đối tượng trẻ em và thanh niên. Về hợp tác văn hoá quốc tế, Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm thúc đẩy các hoạt động trao đổi văn hoá và nghệ thuật, và việc sử dụng tiếng Pháp trên toàn thế giới. Association francaise d’action artistique (AFAA: Hiệp hội Hoạt động nghệ thuật Nước Pháp) là cơ quan được Bộ ngoại giao và Bộ Văn hoá giao cho trách nhiệm giám sát hoạt động trao đổi văn hoá quốc tế và hỗ trợ phát triển (xem thêm phần 2.4). Các thoả thuận được kí giữa Bộ Văn hoá và các bộ khác: Bộ Nông nghiệp (về phát triển giáo dục văn hoá - xã hội tại các cơ sở giáo dục về nông nghiệp); Bộ Du lịch, Y tế (ví dụ như văn hoá tại các bệnh viện); Bộ Tư pháp (về phát triển các hoạt động văn hoá tại các trại giam).



2.4 Hợp tác văn hoá quốc tế

    Bên cạnh biện pháp dài hạn nhằm phát triển văn hoá Pháp ở nước ngoài, nước Pháp cũng đang xây dựng một chính sách hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy sự đa nguyên và đa dạng về văn hoá. Một số cơ quan của Chính phủ và các chính quyền địa phương chia sẻ trách nhiệm trong việc thực hiện các chính sách này.



Phát triển văn hoá Pháp bên ngoài nước Pháp.

     Phát triển văn hoá Pháp ở nước ngoài là một trong các yếu tố lâu đời nhất của chính sách ngoại giao Pháp. Yếu tố này bao gồm hàng loạt các hoạt động phát triển



http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image010.jpg

sử dụng tiếng Pháp, trao đổi giáo dục và học thuật, hợp tác khoa học kĩ thuật, trao đổi trong các lĩnh vực nghệ thuật, sách, và quảng bá phim ảnh, phát thanh và truyền

hình Pháp. Các chính sách do Bộ Ngoại giao đề ra sẽ được thực hiện bởi một mạng lưới hoạt động hợp tác văn hoá ở nước ngoài bao gồm các cơ quan tại đại sứ quán và lãnh sự quán, các trung tâm và tổ chức văn hoá Pháp (khoảng 150 trung tâm), 25 trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, và các Trung tâm Alliance (khoảng 1000 trung tâm với quy mô khác nhau). Bộ Văn hoá đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực xuất khẩu văn hoá thông qua các tổ chức được tại trợ một phần bởi Bộ Ngoại giao và các ngành kinh doanh văn hoá (Tổ chức Unifrance về điện ảnh, tổ chức France Edition về sách, Trung tâm xuất khẩu âm nhạc Pháp, và Hiệp hội Hoạt động nghệ thuật nước Pháp – AFAA). Được thành lập năm 1922, AFAA thúc đẩy việc thực hiện các chính sách trao đổi văn hoá do Bộ ngoại giao đề ra, với sự phối hợp của Bộ văn hoá. AFAA cũng có quan hệ đối tác với các chính quyền cấp vùng và địa phương (thành phố, tỉnh và vùng). Nó cũng thực hiện hoạt động hợp tác, điều phối, thực hiện các dự án đào tạo trên toàn thế giới.

 

Quảng bá văn hoá ngoại quốc ở nước Pháp.

    Để thúc đẩy sự hiện diện của các nền văn hoá khác, Bộ Văn hoá khuyến khích các cơ quan hoạt động văn hoá thực hiện các biện pháp nhằm làm cho người dân Pháp có cơ hội tiếp cận các sản phẩm văn hoá nước ngoài. Với sự phối hợp của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá tham gia tích cực vào việc tổ chức các ‘mùa’ văn hoá nước ngoài và ủng hộ cho rất nhiều tổ chức mà trong chương trình hoạt động của họ có nhấn mạnh đến yếu tố văn hoá nước ngoài (Maison des cultures du monde: Nhà văn hoá thế giới) trên toàn nước Pháp.



Hợp tác văn hoá.

    Sự sống còn của văn hoá Pháp và kinh nghiệm của quốc gia này trong quản lý văn hoá đã làm nảy sinh nhu cầu thiết yếu về sự hợp tác với các chính phủ nước ngoài và các cơ quan hoạt động văn hoá của nước ngoài. Bên cạnh các chương trình ‘Courants’ và ‘Đào tạo Văn hoá Quốc tế’, thì các vụ và cơ quan khác của Bộ Văn hoá cũng thực hiện đào tạo đối với các chuyên gia nước ngoài, và rất nhiều các hoạt động văn hoá (có sự tham gia của các chuyên gia) cũng được tổ chức hàng năm.



Hợp tác đa phương.

    Bộ Văn hoá tham gia vào các hoạt động thương thảo (đàm phán) của Cộng đồng châu Âu về các vấn đề liên quan đến văn hoá. Thông qua đó nó sẽ cung cấp cho các tổ chức hoạt động văn hoá của Pháp các thông tin về việc cung cấp tài chính của EU, việc hỗ trợ đối với một số mạng lưới ở châu Âu, và sự tham gia vào các hoạt động của Hội đồng châu Âu và của UNESCO. Bộ Văn hoá cũng dành quan tâm đặc biệt đối với các vấn đề đa dạng văn hoá được đề xướng bởi các định chế đa phương (đặc biệt là của WTO và OECD).



 

Trở về

3. Các mục tiêu và nguyên tắc của chính sách văn hoá quốc gia

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 383.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương