Hcm cityweb


Đa nguyên truyền thông và đa dạng nội dung



tải về 383.66 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích383.66 Kb.
#27387
1   2   3   4

4.2.4 Đa nguyên truyền thông và đa dạng nội dung

     Việc cung cấp và tiêu dùng các chương trình nghe nhìn đã gia tăng nhanh chóng trong vòng 20 năm qua. Ví dụ, năm 1980, Pháp có 3 mạng lưới truyền hình nhà nước; ngày nay con số đó đã lên trên 100. Luật ngày 30 /9/1986 đã quy định chấm dứt sự độc quyền của nhà nước đối với ngành phát thanh truyền hình. Luật còn cho phép tư nhân hoá hãng truyền hình Télévision Francaise 1. Dịch vụ phát thanh truyền hình của khối công bao gồm các công ty như, Radio-France, Réseau France-Outremer và Radio Frace International, các công ty truyền hình như France Television  và Arte France. Institut national de l’audiovisuel (Viện Quốc gia về Nghe nhìn) là cơ quan chịu trách nhiệm bảo tồn và phát triển các di sản nghe nhìn của quốc gia.

Có 4 hệ thống truyền hình nhà nước, và 3 trong số đó đã được hợp nhất thành công ty France Television. Hệ thống thứ 4 là Arte France.  Theo quy định của luật, các công ty quốc gia phải tuân thủ thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích chung: thúc đẩy tranh luận dân chủ, sự hoà nhập xã hội, và quyền công dân; quảng bá tiếng Pháp và phát triển các di sản văn hoá và ngôn ngữ theo sự tính đa dạng của các vùng và địa phương; hoạt động theo hướng phát triển và truyền bá các sáng tạo nghệ thuật và tri thức, các hiểu biết về kinh tế, xã hội, khoa học và kĩ thuật, và giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông nghe nhìn. Phí cấp phép phát thanh truyền hình là nguồn tài chính chủ yếu của các công ty phát thanh truyền hình. Truyền hình có thu phí bao gồm ba hệ thống truyền hình trên mặt đất và nhiều mạng lưới các kênh truyền hình theo chuyên đề được phát qua cable và vệ tinh. Hội đồng sát lĩnh vực nghe nhìn (Conseil supérieur de l'audiovisuel) là cơ quan có trách nhiệm bảo đảm chất lượng và sự đa dạng của các chương trình, phát triển việc sản xuất các chương trình truyền hình, bảo vệ và truyền bá ngôn ngữ và văn hoá Pháp. Cơ quan này có thể đưa ra các đề nghị cho việc nâng cấp các chương trình và nâng cao chất lượng nội dung. Về nghĩa vụ của các đài phát thanh truyền hình (đầu tư vào các sản phẩm nghe nhìn, phân phối các sản phẩm nghe nhìn của Pháp và châu Âu, và phát sóng các bài hát tiếng Pháp) xem thêm phần 5.3.1 và 5.3.3. Việc đóng góp cho các sáng kiến văn hoá, có tính giáo dục và bảo vệ người tiêu dùng được quy định rõ đối với các công ty phát thanh truyền hình.

4.2.5 Các ngành kinh doanh văn hoá: sự phát triển, các chương trình và những quan hệ đối tác

    Ở Pháp, các ngành kinh doanh văn hoá được định nghĩa rất rộng, trong đó bao gồm cả các hàng hoá văn hoá có thể tái tạo được và việc mở rộng các đối tượng thưởng thức văn hoá. Nó bao gồm một chuỗi sáng tạo - sản xuất – và tiêu thụ với các sản phẩm sau: sách, báo, máy nghe nhạc, VCRs, điện ảnh, sản phẩm đa phương tiện, trò chơi và các sản phẩm phụ. Phạm vi ngành kinh doanh văn hoá hạn chế hơn so với ngành kinh doanh ‘nội dung’ và không bao gồm cơ sở dữ liệu, thiết kế, thời trang và quảng cáo hoặc sản xuất các sản phẩm tư liệu và nội dung cho các tác phẩm nghệ thuật. Các ngành kinh doanh văn hoá đã có những thay đổi lớn trong trong 25 năm qua. Phạm vi các sản phẩm liên lục mở rộng (sách, bản ghi, phim, video, đĩa CD, CD-ROM, v.v..). Việc sản xuất và phân phối đã tập trung hơn và mang tính quốc tế, các chính sách thương mại ngày càng phức tạp hơn. Trước sự cạnh tranh ngày càng tăng, các sáng kiến của Chính phủ nhằm bảo đảm phạm vi rộng của các việc sản xuất các sản phẩm văn hoá và phân phối chúng rộng nhất trong phạm vi có thể, thông qua các biện pháp sau: http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image026.jpg

    Ưu đãi thuế (giảm thuế VAT đối với sách, báo, phim và các sản phẩm nghe nhìn);

    Quy định giá sách cố định;

    Các biện pháp mang tính quản lí như hạn mức phát sóng đối với các kênh tiếng Pháp. (xem thêm phần 5.3.1).

    Trong hơn 15 năm qua, ngành kinh doanh nghe nhìn (phát thanh và truyền hình) đã tăng trưởng nhanh chóng về số lượng các đài truyền hình (các kênh truyền hình tổng hợp, theo chủ đề, truyền hình qua vệ tinh, truyền hình trên mặt đất và truyền hình cáp). Chính phủ hiện đang tham gia ở ba mức độ: điều tiết ngành này thông qua cơ quan quản lí (thông qua Hội đồng giám sát về nghe nhìn –CSA); hỗ trợ cho các công ty truyền hình nhà nước (thông qua phí cấp phép) và định hướng việc cấp phép; các biện pháp quản lí: hạn mức nội dung phát thanh và chương trình chiếu phim trên truyền hình.

 

4.2.6 Chính sách lao động đối với lĩnh vực văn hoá

    Năm 2001, có 464 000 người làm việc trong lĩnh vực văn hoá (ví dụ như, hoạt động sáng tạo, công việc hành chính hoặc kĩ thuật trong các tổ chức mà các hoạt động chủ yếu có liên quan trực tiếp đến văn hoá). Ngành kinh doanh văn hoá (sách, báo, nghe nhìn) sử dụng đến 246 000 người trong số 464000 nói trên. Hoạt động giải trí (biểu diễn, quản lí các tụ điểm giải trí, các dịch vụ có liên quan, v.v..) sử dụng đến khoảng 25% tổng lực lượng lao động của lĩnh vực văn hoá (123 000). Đặc điểm nổi bật của việc làm trong lĩnh vực văn hoá là tỉ lệ phần trăm của những người không hưởng thu nhập theo lương (101 000 người, chiếm 22%), gấp 2 lần tỉ lệ phần trăm những người lao động không hưởng thụ nhập theo lương của toàn bộ dân số (11%, tính theo bình quân của toàn bộ lực lượng lao động). Giải trí, kiến trúc, xuất bản và bán sách là các lĩnh vực sử dụng nhiều người lao động theo hình thức cộng tác viên. Trong vài năm qua, có sự gia tăng đáng kể loại hình việc làm không thường xuyên – một kiểu công việc đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá và áp dụng đối với các nghệ sĩ, kĩ thuật viên tại các nhà hát, rạp chiếu bóng, truyền hình và hãng giải trí. Theo điều kiện hợp đồng, quy chế làm việc này cho phép các nghệ sĩ và kĩ thuật viên làm việc với nhiều người chủ (bên thuê lao động) khác nhau và, khi họ đã hoàn thành số giờ làm việc trong một năm (507 giờ), thì họ được hưởng phúc lợi thất nghiệp. Việc nhân rộng cơ chế làm việc này đã làm tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực giải trí, nhưng kèm theo đó là việc gia tăng sự bấp bênh trong công ăn việc làm (có sự giảm sút về giờ lao động bình quân hàng năm của mỗi cá nhân và kèm theo đó là giảm thu nhập). Một loạt chính sách chung của Chính phủ đã có ảnh hưởng đến việc làm trong lĩnh vực văn hoá. Ví dụ như Chương trình việc làm cho thanh niên (Nouveaux services-emplois jeunes), đã thực hiện từ năm 1997 để hỗ trợ cho những hoạt động của thanh niên bằng cách hỗ trợ từ nguồn tài chính của Chính phủ trong thời gian 5 năm. Chương trình này đã tạo việc làm cho hơn 20 000 thanh niên trong các tổ chức thuộc lĩnh vực văn hoá.



4.2.7 Công nghệ mới và chính sách văn hoá

    Việc số hoá các bộ sưu tập thuộc sở hữu của nhà nước: các bản thảo cổ, bản đồ cổ, các sơ đồ, bức tranh, bộ phim, các câu truyện và bài hát,v.v.. Có gần 2 triệu tư liệu và những tư liệu ghi âm dài hơn 1300 tiếng đồng hồ đã được số hoá trong giai đoạn từ 1998-2000. Từ năm 2000, Bộ Văn hoá cũng thực hiện hỗ trợ cho các dự án số hoá của các chính quyền vùng và địa phương, và các tổ chức văn hoá. Pháp đóng một vai trò tích cực trong hợp tác của châu Âu trong lĩnh vực truyền bá các sản phẩm văn hoá đã được số hoá. Pháp đã tham gia vào một số chương trình của châu Âu nhằm hài hoà và truyền bá các sản phẩm văn hoá dưới dạng kĩ thuật số (các chương trình như Minerva, EMII-DCF, và dự án Strabon). Việc truyền bá các sản phẩm văn hoá đã được số hoá phải tính đến sự đa dạng của những người tiếp nhận (các chuyên gia, công chúng, giáo viên, sinh viên) và phương thức truyền bá: CD-Rom, cơ sở dữ liệu, các sản phẩm có tính tương tác và có thể tiếp cận được thông qua internet. Nhiều hoạt động nghiên cứu đã được thực hiện nhằm nâng cấp quá trình số hoá, danh mục tư liệu và các nội dung đã số hoá. Việc ban hành các quy tắc điều chính việc mô tả các tư liệu bằng cách sử dụng tiêu chuẩn XML là nhằm đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống thông tin khác nhau. Vì internet là một mạng lưới toàn cầu (50% các kết nối đến cơ sở dữ liệu Joconde là từ bên ngoài nước Pháp), nên cần phải có một chính sách lâu dài về vấn đề đa ngôn ngữ của các trang web phổ biến các di sản văn hoá. (xem thêm phần 9.2). Bộ Văn hoá và các cơ quan hữu trách – đặc biệt là Thư viện Quốc gia Pháp và Viện Nghe-nhìn - đang phối hợp để đưa ra các mục tiêu và quy trình cho việc đưa lên mạng các tư liệu nhằm thiết lập một cơ quan lưu trữ trên mạng, mà các nội dung được giữ theo định dạng (format) sao cho có thể khôi phục được bằng nhiều cách khác nhau. ECM (Chương trình không gian văn hoá đa phương tiện) được thành lập trong phạm vi các tổ chức văn hoá - xã hội nhằm cải thiện việc tiếp cận với các nội dung văn hoá thông qua đa phương tiện (multimedia) và giới thiệu những sáng tạo mới nhất trong lĩnh vực văn hoá. Chúng thúc đẩy việc thử nghiệm các công nghệ đa phương tiện. Hiện tại trên toàn nước Pháp có đến 150 ECM đang hoạt động. Các biện pháp này nằm trong một chính sách rộng lớn hơn nhằm tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận dễ dàng hơn với đa phương tiện. Việc ban hành các quy định pháp luật về phát triển các nội dung kĩ thuật số được đề cập tại phần 5.4.1. Trợ cấp đối với lĩnh vực sản xuất các sản phẩm đa phương tiện được đề cập tại phần 5.3.3



4.2.8 Giáo dục nghệ thuật: các chương trình và mô hình

    Luật số 88-20, ngày 6 tháng 1 năm 1988 quy định về giáo dục nghệ thuật: các quy định về giáo dục nghệ thuật tại các trường trung học cơ sở và phổ thông; phương thức cấp chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục nghệ thuật và chứng chỉ tú tài. (giáo dục nghệ thuật ở bậc đại học và đào tạo nghề cho



các nghệ sĩ không đề cập trong phần này.) Giáo dục nghệ thuật là lĩnh vực mà mọi cơ quan thực hiện chính sách văn hoá đều tham gia. Lĩnh vực này bao gồm giáo dục nghệ thuật trong các trường học, trong đó nhà nước (chính quyền trung ương) chịu trách nhiệm chính, và giáo dục nghệ thuật trong thời gian nhàn rỗi, mà trách nhiệm một phần hoặc hoàn toàn thuộc về chính quyền địa phương và vùng, trong đó trách nhiệm chủ yếu thuộc về các thành phố. Mối quan hệ giữa các bộ với nhau, và giữa các bộ với các chính quyền địa phương được đặc biệt chú trọng. Mọi trẻ em Pháp đều được hưởng giáo dục cơ bản về nghệ thuật trong chương trình giáo dục phổ cập do Bộ Giáo dục quy định. Bộ Giáo dục quyết định chương trình giảng dạy cho mọi cơ sở giáo dục công và tư. Giáo dục nghệ thuật là môn học bắt buộc tại các trường tiểu học (6 đến 11tuổi) và trung học cơ sở (11 đến 15 tuổi). ở trường trung học phổ thông (15 đến 18 tuổi) thì giáo dục nghệ thuật là tuỳ chọn. Tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật trong giáo dục phổ cập đã được ghi nhận trong Luật ngày 6 tháng 1 năm 1988. Năm 2000, kế hoạch 5 năm cho nghệ thuật và văn hoá trong trường học, do Bộ Văn hoá và Bộ giáo dục phối hợp ban hành, trong đó đã đưa ra các ưu tiên đối với giáo dục nghệ thuật và văn hoá trong chính sách giáo dục. Trong nhiều năm ưu tiên cho việc phát triển cái được coi là giáo dục ‘cơ bản hơn’, hiện nay nghệ thuật và văn  hoá có vai trò trung tâm trong hệ thống giáo dục, các trường học đã được công nhận là nơi lí tưởng để mang nghệ thuật đến cho mọi người và nâng cao tính dễ tiếp cận của nghệ thuật. Từ năm 1983, Bộ Văn hoá đã phối hợp với Bộ Giáo dục để mở rộng phạm vi giáo dục nghệ thuật theo đó sẽ đưa vào tất cả các môn học nghệ thuật, để tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức giáo dục và các tổ chức nghệ thuật, và để thu hút hơn nữa những người làm trong lĩnh vực văn hoá tham gia vào các dự án khác nhau. Kế hoạch 5 năm cho văn hoá và nghệ thuật trong trường học, do Bộ giáo dục và Bộ văn hoá cùng ban hành tháng 12 năm 2000, đã hỗ trợ cho các tổ chức văn hoá và giáo dục (hơn 6 000 tổ chức văn hoá: bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, v.v..) những phương tiện cần thiết để thực hiện các sáng kiến cùng với những đối tác trong lĩnh vực giáo dục. Nội dung chính của kế hoạch này là nhằm hỗ trợ cho các sáng kiến về giáo dục, đào tạo cho các giáo viên, những người cộng tác trong lĩnh vực văn hoá và nghệ thuật. Hơn nữa, các vụ thuộc Bộ văn hoá quản lí các chương trình phù hợp với lĩnh vực của mình (ví dụ như tổ chức các khoá học tìm hiểu về di sản, tổ chức cho học sinh đi xem phim). Cơ quan Phát triển Pháp (Délégation au développement et à l’action territoriale) có chức năng điều phối thực hiện các sáng kiến khác nhau của các vụ trong lĩnh vực giáo dục, quản lí các biện pháp toàn diện (hội thảo nghệ thuật, các lớp học văn hoá), và duy trì đối thoại thường xuyên với Bộ giáo dục. Các chương trình về giáo dục nghệ thuật và văn hoá ở cấp vùng và tỉnh, đã đề ra các mục tiêu, thống kê các cơ chế và nguồn lực hiện có, và tổ chức hợp tác giữa các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, Văn phòng quản lí văn hoá vùng (Thuộc Bộ Văn hoá) và các chính quyền địa phương, vùng. Bộ Văn hoá và Giáo dục ngày càng hợp tác nhiều hơn với chính quyền địa phương và vùng để từ đó hình thành các thoả thuận về giáo dục nghệ thuật. Các chính quyền vùng và địa phương cũng tham gia vào những hoạt động văn hoá ở trường học theo nhiều cách thức khác nhau, ví dụ như lập kế hoạch và trang bị cho các trường học thuộc quản lí của mình và hỗ trợ cho những sáng kiến văn hoá (ví dụ như các chương trình âm nhạc tại trường học). Giáo dục nghệ thuật là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất có tầm ảnh hưởng trong phạm vi thành phố. Năm 1996, nó chiếm đến 17% ngân sách cho văn hoá của các thành phố có trên 10 000 dân, và đứng thứ hai trong các khoản chi cho văn hoá. Cũng trong năm 1996, các thành phố chi bình quân 23 euro/ mỗi người dân cho giáo dục nghệ thuật. Phần lớn khoản chi nói trên dành cho giáo dục nghệ thuật, lĩnh vực này đã liên tục tăng chi phí trong vài thập niên vừa qua. Các lĩnh vực khác thuộc giáo dục nghệ thuật (ví dụ như nghệ thuật thị giác, media nghe- nhìn, v.v..) không tăng trưởng với mức độ như đối với giáo dục nghệ thuật. Ước tính, có khoảng 3000 trường công về âm nhạc đã nhận được trợ cấp của chính quyền địa phương và vùng cho hoạt động giáo dục âm nhạc, và số tiền hỗ trợ cho giáo dục kịch và múa ngày càng tăng. Những trường này chủ yếu do các thành phố cung cấp tài chính – 144 trường (gồm các nhạc viện quốc gia tại các vùng và các trường dạy nhạc quốc gia) nhận được nguồn ngân sách bổ sung từ nhà nước trung ương (khoản tiền này chiếm 10% ngân sách của các trường)http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image023.jpg

4.2.9 Vấn đề di sản và chính sách

    Ở Pháp, việc tham quan các di sản quốc gia là hoạt động văn hoá được ưu chuộng thứ hai, sau hoạt động xem/ nghe truyền hình/ video / radio. Người ta nói rằng người Pháp có ‘niềm đam mê đặc biệt’ đối với các di sản quốc gia. Hàng ngàn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực di sản đã được thành lập kể từ những năm 1980 nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát triển các di sản văn hoá ở cáp địa phương, và cho thấy chúng là những đối tác tích cực của các hội đồng thành phố.

Bộ Văn hoá không mơ hồ đến mức coi tất cả mọi thứ đều là ‘di sản’ để làm cho chúng không bị tác động bởi thời gian: thay vào đó Bộ mong muốn tìm các biện pháp để cho các thông tin và dữ liệu (về di sản) có thể dễ dàng tiếp cận hơn với tất cả mọi người – đặc biệt là sử dụng các công nghệ thông tin. Bộ mong muốn làm cho công chúng và các thế hệ trong tương lai có thể tiếp cận được với tất cả các loại sách, tư liệu lưu trữ, tác phẩm nghệ thuật, phim và các di tích, trong đó chứa đựng các tri thức, những cái được cho là bằng chứng thực sự về sự đa dạng văn hoá của một quốc gia. Theo hướng này, Bộ văn hoá đã có những nỗ lực thực hiện, trước hết đối với các di sản thuộc thế kỉ 20. Các chính sách đang được củng cố nhằm điều tra và bảo vệ các di sản có ý nghĩa vượt ra ngoài phạm vi của một địa phương. Chính sách của Chính phủ cũng được định theo hướng phát triển các di sản thành văn (được thể hiện dưới dạng văn bản) và làm cho chúng trở nên dễ tiếp cận đối với công chúng; ví dụ, Thư viện Quốc gia đang thành lập một mạng lưới với các thư viện vùng và thành phố nhằm phục vụ mục đích này. Cơ quan lưu trữ quốc gia cũng đang được cơ cấu lại nhằm xác định các nhiệm vụ của cơ quan này và hỗ trợ tốt hơn cho các nhà nghiên cứu và cả công chúng. Dự luật về xã hội thông tin quy định rằng các thông tin lưu trữ công phải để cho mọi người có thể tiếp cận được đầy đủ khi họ có yêu cầu, và do đó, các cơ quan lưu trữ quốc gia đóng vai trò là người truyền bá các giá trị trong quá khứ của một quốc gia. Uỷ ban Bảo vệ di sản nghe nhìn thuộc Viện Quốc gia về nghe nhìn (Institut National de l’audiovisuel – INA) sẽ có vai trò chính trong việc xác định lại kế hoạch chiến lược để thực hiện các sáng kiến này. Những dự án khác nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, ví dụ như dự án của Viện Lịch sử nghệ thuật Quốc gia (Institut national d’histoire de l’art), đang được thực hiện, với sự phối hợp của Bộ Giáo dục, và dự án của Trung tâm di sản và kiến trúc Quốc gia (Cité de l’architecture et du patrimoine) và Bảo tàng nghệ thuật và văn minh.http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image024.jpg

 

Trở về

5. Quy định của pháp luật trong lĩnh vực văn hoá

5.1 Quy định chung

5.1.1 Phân chia thẩm quyền

    Bộ luật chung về chính quyền địa phương và vùng: cụ thể hơn: Phần I, cuốn IV, các mục II, các điều I, II, III (dịch vụ công của địa phương), và cuốn VI, điều IV (liên quan đến chuyển giao thẩm quyền) và VI (các chính sách cụ thể đối với các tác phẩm nghệ thuật): xác định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hoá của các vùng, các tỉnh và thành phố. Luật số 84-53 ngày 26 tháng 1 năm 1984: thành lập cơ quan quản lí văn hoá ở vùng và địa phương, bao gồm cả quản lí nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hoá. Luật số 2002-06 ngày 4 tháng 1 năm  2002 về việc thành lập Cơ quan hợp tác văn hoá (EPCC): Thành lập cơ quan thực hiện hợp tác giữa chính quyền Trung ương, vùng và địa phương để quản lí các hoạt động văn hoá công. Sắc lệnh số 82-394 ngày 10 tháng 5 năm 1982 (sửa đổi) về cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá. Sắc lệnh số 2002-898 ngày 15 tháng 5 năm 2002 về thẩm quyền của Bộ Văn hoá.



5.1.2 An sinh xã hội

    Từ ngày 1 tháng năm  1977, các nghệ sĩ được hưởng chương trình phúc lợi xã hội đặc biệt, theo đó: mặc dù các nghệ sĩ- nhà văn là những người tự doanh, sau hai năm hành nghề họ sẽ được hưởng phúc lợi xã hội với các điều kiện giống như người làm thuê theo hợp đồng



5.1.3 Luật thuế

    Mặc dù không có các ưu đãi thuế áp dụng chung trong lĩnh vực văn hoá, có một số các biện pháp cụ thể được áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau của văn hoá. Tài liệu này chỉ nêu vắn tắt một số các biện pháp đó, và trình bày thêm các ví dụ. Để biết thông tin đầy đủ, có thể xem tại: http://www.culture.gouv.fr/culture/infos-pratiques/fiscal/index.htm. Năm lĩnh vực lớn có liên quan đến văn hoá được xem xét ưu đãi thuế gồm: sáng tạo văn học và nghệ thuật; bảo vệ các di sản văn hoá; phát triển và truyền bá văn hoá, điện ảnh, nghe nhìn và các bản ghi nhạc; báo chí và xuất bản. Những ưu đãi này chủ yếu là: giảm thuế thu nhập; giảm thuế VAT (5.5%, 2.1% hoặc miễn hoàn toàn); miễn các khoản thuế nghề nghiệp; miễn thuế tài sản và lệ phí đăng kí. Ví dụ, sách được miễn thuế VAT (5.5% áp dụng tại chính quốc Pháp). Giảm giá còn áp dụng cho giá vé xem kịch, xem phim (ngoại trừ vé xem phim khiêu dâm hoặc phim kích động bạo lực), xem xiếc, hoà nhạc, các chương trình giải trí tạp kĩ, v.v…



    Các biện pháp khuyến khích đối với các chương trình hợp tác giữa nhà nước- tư nhân được quy định trong Luật số 87-571 ngày 23 tháng 7 năm 1987 về việc phát triển tài trợ. Luật này đưa ra các quy định theo đó các công ty tài trợ được phép hưởng các ưu đãi thuế, v.v.. Các công ty có thể được khấu trừ thuế thu nhập đối với các khoản quà có giá trị văn hoá cho các quỹ phúc thiện hoặc tổ chức vì lợi ích chung, khoản khấu trừ có thể lên đến 0.225% hoặc (với các điều kiện nhất định có thể lên đến 0.325%) tổng thu nhập của công ty. Các công ty mua các tác phẩm gốc của những nghệ sĩ còn sống, trong vòng 20 năm, được khấu trừ thuế thu nhập (khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế) với số tiền bằng với giá mua các tác phẩm. Để được hưởng ưu đãi này, các công ty phải trưng bày tại nơi công cộng tác phẩm (hoặc các tác phẩm) đã mua. Jean-Jacques Aillagon, Bộ trưởng Văn hoá từ tháng Năm  năm 2002, đã đề ra một loạt các dự án mới liên quan đến việc tài trợ, nhằm: thúc đẩy các công ty tài trợ thông qua các biện pháp khuyến khích; và phát triển việc tài trợ của các cá nhân, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình hoặc dưới mức trung bình; Luật số 90-559 ngày 4 tháng 7 năm 1990 về việc thành lập quỹ hội của các doanh nghiệp: luật cho phép các công ty thành lập các quỹ hội văn hoá, xác định phạm vi nhiệm vụ của các quỹ này.http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image026.jpg

5.1.4 Luật bản quyền

    Luật số 92-597 ngày 1 tháng 7 năm 1992 (sửa đổi) và Sắc lệnh số 95-385 ngày 10 tháng Tư năm 1995 (sửa đổi): quy định quyền sở hữu đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Nguyên tắc bảo vệ quyền tác giả được quy định trong Bộ luật Sở hữu trí tuệ. Người sáng tạo là trung tâm của các quy định trong bộ luật này: ‘Tác giả của một tác phẩm sáng tạo, được hưởng quyền độc quyền sở hữu đối với tác phẩm đó. Các quyền này bao gồm các quyền có thuộc tính đạo đức (tinh thần), trí tuệ và di sản.’ Quyền sở hữu được ngầm hiểu là việc sáng tạo thực tế ra tác phẩm đó và không phải là tư liệu vật chất chứa đựng sự sáng tạo đó: quyền tác giả độc lập với quyền chiếm hữu thực tế đối với các tư liệu vật chất. Hệ thống quyền tác giả của pháp khác với hệ thống bản quyền đang thực thi tại các nước nói tiếng Anh. Tác giả hưởng vĩnh viễn đối với các quyền thuộc đạo đức (tinh thần), trong khi quyền khai thác được trao cho tác giả chỉ trong một thời hạn nhất định. Sau thời hạn tối đa là 70 năm sau khi tác giả chết, tác phẩm sẽ thuộc sở hữu chung (thuộc sở hữu công cộng), nghĩa là có thể khai thác tác phẩm mà không phải trả bất kì khoản phí nào, tuy nhiên vẫn phải tôn trọng các quyền tinh thần của tác giả. Bộ luật Sở hữu Trí tuệ cũng thực hiện sự bảo vệ về mặt pháp lí đối với các quyền liên quan cho một số người cộng tác nhất định trong quá trình khai thác tác phẩm. Những người này bao gồm nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm và hình ảnh, các công ty truyền hình. Quyền tác giả và các quyền liên quan được quản lí bởi 30 công ty quản lí thu phí, các công ty này thực hiện thu phí và phân phối lại các khoản phí đó. Sau một loạt những than phiền (khiếu nại) của các thành viên của những tổ chức này, một Uỷ ban Kiểm soát được thành lập năm 2001 để kiểm toán các tài khoản của những tổ chức thu phí này. Trong nhiều năm qua, quyền tảc giả là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi: Các cuộc tranh luận pháp lí và thương mại về quyền tác giả chống lại các quy định về bản quyền trong các cuộc đàm phán của GATT và WTO; tranh cãi về bản quyền cho thuê sách tại các thư viện công; các vụ việc liên quan đến MP3 và Napster. Chính sách của Bộ Văn hoá đối với quyền tác giả và các quyền liên quan được ban hành ra nhằm phù hợp với, ở cả trong nước cũng như trên quốc tế, hai vấn đề cơ bản sau: toàn cầu hoá thương mại và sự phát triển của các công nghệ mới. Các chính sách của các bộ trưởng văn hoá từ năm 1997 đều dựa trên những nguyên tắc giống nhau: tác phẩm sáng tạo không phải là thứ hàng hoá có thể mua bán được và hoạt động sáng tạo không đơn thuần là hành vi kinh tế nhằm tạo ra các sản phẩm có thể mua bán trên thị trường. Trong qúa trình ban hành luật cho phù hợp với quá trình số hoá, Hội đồng Giám sát Quyền tác giả đối với Tác phẩm Văn học Nghệ thuật (Conseil supérieur de la propriété littéraire et artistique) đã được thành lập vào tháng Năm 2001. Cơ quan này có chức năng tư vấn và đánh giá các vấn đề về quyền đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật có liên quan đến xã hội thông tin, internet và đặc biệt là đa phương tiện. Chương trình làm việc của hội đồng gồm: chuyển đổi (hướng dẫn thực hiện) chỉ thị của EU ngày 22 tháng 5 năm 2001 về một số khía cạnh của quyền tác giả và các quyền liên quan trong xã hội thông tin. Chỉ thị này nhằm hài hoà hệ thống quyền tác giả trong các nước thuộc Liên minh châu Âu, từ đó thúc đẩy việc phát triển một mạng lưới hoạt động về quyền tác giả, trong qúa trình cố gắng ngăn chặn nạn mua bán trái phép các tác phẩm trên thị trường châu Âu; và thành lập các uỷ ban chuyên trách (4 uỷ ban) để thực hiện các chương trình sau: thành lập một cơ chế quyền bình đẳng giữa người lao động làm thuê và người chủ lao động (trong lĩnh vực sáng tạo); thành lập một cơ quan thống nhất để thúc đẩy quản lí quyền tác giả và các quyền có liên quan trong lĩnh vực kĩ thuật số; mở rộng phạm vi và các cách thức thanh toán cho tác giả và người biên tập các tác phẩm hình ảnh và chữ viết để bù đắp cho việc tác phẩm của họ bị sao chép lậu (sau khi ban hành luật ngày 17 tháng 7 năm  2001 – xem phần 5.4.2). Có thể tham khảo một số chương trình trên tại trang web http://www.droitsdauteur.culture.gov.fr Hội đồng Giám sát Quyền tác giả đối với Tác phẩm Văn học Nghệ thuật còn có các hoạt động khác như: quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật và tự do cá nhân. Việc sao chép lại các tác vì mục đích sử dụng cá nhân được pháp luật cho phép, với ngoại lệ là các điều khoản về quyền tác giả. Khoản tiền bù đắp cho việc sao chép cá nhân được quy định trong luật ngày 3 tháng Bảy 1985, sửa đổi bổ sung ngày 17 tháng 7 năm  2001. Luật ngày 3 tháng 7 năm 1985 quy định về các tác phẩm nghe nhìn, theo đó sẽ áp dụng lệ phí băng trắng đối với hoạt động sao chép lại các bản ghi âm, hình ảnh. Sự phát triển của việc sao chép trái phép dưới hình thức kĩ thuật số đối với các tác phẩm nghệ thuật đã một lần nữa làm gia tăng khoảng cách trong luật về thù lao cho tác giả. Luật ngày 17 tháng 7 năm 2001 quy định về trả thù lao cho tác giả, nhà xuất bản vì tác phẩm của họ bị sao chép lại dưới dạng kĩ thuật số bất kể tác phẩm gốc của họ được thể hiện dưới dạng nào (hình ảnh, văn bản, âm thanh). Một uỷ ban độc lập đã được thành lập để tính toán khoản bù đắp này, và sẽ đánh vào (áp dụng đối với) các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu các phương tiện ghi kĩ thuật số. Quyết định ban đầu của Uỷ ban Brun-Buisson – nhằm quy định về việc đánh lệ phí đối với việc sao chép trái phép bằng phương tiện kĩ thuật số (ngày 4 tháng 1 năm 2001) - đã quy định số tiền phải đóng đối với tất cả các phương tiện ghi kĩ thuật số. Một quyết định gần đây (ngày 4 tháng 7 năm 2002) về khoản phí đối với phương tiện ghi được tích hợp trong các máy giải mã (đầu thu tín hiệu truyền hình kĩ thuật số), máy thu hình (ti vi), giàn máy âm thanh. Hiện nay người ta đang xem xét áp dụng loại phí này đối với ổ cứng máy tính.

Đối với sách, khi xem xét đến vấn đề bản quyền cho thuê sách, người ta chú ý đến hai vấn đề: các tác giả muốn có thù lao hợp lí để theo đuổi hoạt động sáng tạo của mình; và những người làm việc trong nghề thư viện quan tâm đến tính cưỡng bách của quy định mọi công dân đều có quyền tiếp cận bình đẳng đối với các loại sách. Sau khi có một báo cáo của Jean-Maria Borzeix, một dự luật về bản quyền cho thuê sách và an sinh xã hội cho các nhà văn đã được đưa ra. Dự luật này quy định về giấy phép, theo đó sẽ cho các thư viện ‘có quyền cho thuê’ sách phù hợp với các quy định trong luật liên quan đến quyền tác giả. Các tác giả sẽ nhận được tiền bản quyền thông qua cơ chế ‘bản quyền cho thuê’ (khác với ‘phí đi thuê’ mà người sử dụng sách phải trả mỗi lần họ mượn sách), được đảm bảo bởi chính quyền trung ương và vùng. Bản quyền cho thuê được phân phối lại bởi các tổ chức quản lí về quyền tác giả. Khoản thanh toán được chia ra thành tiền bản quyền thanh toán trực tiếp cho các tác giả, nhà xuất bản, và tiền hỗ trợ cho tác giả thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các chính sách hưu trí.



5.1.5 Luật ngôn ngữ

    Luật số 94-665 ngày 4 tháng 8 năm 1994: quy định về việc sử dụng tiếng Pháp tại nơi công cộng, trong các hội thảo quốc tế và tổ chức quốc tế, phương tiện truyền thông, các ấn phẩm quảng cáo và ấn phẩm khoa học. Các kênh truyền hình có nghĩa vụ phải đầu tư sản xuất các tác phẩm điện ảnh, truyền hình. Truyền hình kĩ thuật số, truyền hình cáp và truyền hình qua vệ tinh có các nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ, truyền hình kĩ thuật số trên mặt đất phải dành 3.2% doanh thu của mình cho việc sản xuất các tác phẩm bằng tiếng Pháp. Đối với kênh truyền hình Canal Plus, tỉ lệ này cao hơn bởi vì Canal Plus được độc quyền phát sóng các bộ phim trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành tại các rạp, do đó kênh này phải hỗ trợ đặc biệt cho việc sản xuất. ít nhất 60% phim được phát trên các kênh truyền hình - đặc biệt trong các giờ cao điểm – phải là phim và sản phẩm truyền hình của châu Âu, trong đó ít nhất là 40% phim và các chương trình gốc bằng tiếng Pháp. Số lần tối đa phát và phát lại các bộ phim truyện mỗi năm cũng được quy định cụ thể. Canal Plus phải dành ít nhất 20% nguồn tài chính của mình để mua bản quyền phát sóng các tác phẩm phim, truyền hình của châu Âu và Pháp, theo tỉ lệ 12% là tác phẩm của châu Âu, 9% là tác phẩm của Pháp. Các chương trình của đài phát thanh tư nhân phải có tối thiểu 40% nội dung là các bài hát tiếng Pháp (hoặc các bài hát được thể hiện theo ngôn ngữ vùng của Pháp). Đài phát thanh nhà nước, Radio France, không bị ràng buộc bởi quy định hạn mức này, tuy nhiên Điều 30 trong điều lệ của Đài quy định phải dành ưu tiên cho các bài hát tiếng Pháp trong các chương trình tạp kĩ, và phải có hướng thúc đẩy các tài năng mới.http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image028.jpg



5.2 Quy định pháp luật về văn hoá

    Không có một đạo luật chung điều chỉnh cho toàn bộ các lĩnh vực thuộc văn hoá. Mỗi lĩnh vực của văn hoá lại có quy định, luật điều chỉnh riêng. trang web sau đây có thể cung cấp các văn bản pháp luật của Pháp – http://www.legifrance.gouv.fr. Các quy định chủ yếu của về từng lĩnh vực văn hoá cụ thể được trình bày tại các phần từ 5.3.1 đến 5.3.10



5.3 Các quy định cụ thể

5.3.1 Nghệ thuật thị giác và nghệ thuật ứng dụng

    Điều lệ thành lập Viện Nghệ thuật đương đại (ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2000) quy định: trách nhiệm của các chính quyền trung ương, vùng và địa phương, các viện nghệ thuật đương đại phải thúc đẩy chuyển giao quyền lực trong lĩnh vực hoạt động sáng tạo, hoạt động văn hoá.



5.3.2 Nghệ thuật biểu diễn và âm nhạc

    Pháp lệnh số 45-2339 ngày 13 tháng 10 năm 1945, và luật sửa đổi số 99-198 ngày 18 tháng 3 năm 1999: quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, xác định các điều kiện để cấp phép hoạt động. Điều lệ thành lập Cơ quan quản lí nghệ thuật biểu diễn (ban hành kèm theo thông tư 22 tháng 10 năm 1998): mặc dù giá trị pháp lí của thông tư này thấp hơn luật, thì nó vẫn là một văn bản quan trọng xác định các hoạt động dịch vụ công do các pháp nhân tư nhân thực hiện, nhiệm vụ của các chính quyền địa phương và vùng hợp tác với các pháp nhân tư nhân để thực hiện các dịch vụ đó. Luật số 89-468 ngày 10 tháng 7 năm 1989 về hoạt động dạy múa: giáo viên phải có chứng nhận cấp quốc gia; các quy định về an toàn và vệ sinh tại cơ sở giảng dạy.



5.3.3 Di sản văn hoá

    Sắc lệnh số 45-1546 ngày 13 tháng 7 năm 1945 (sửa đổi) về tổ chức tạm thời của các bảo tàng mĩ thuật: định nghĩa bảo tàng; phân loại các bảo tàng và hoạt động của chúng. Luật số 80-532 ngày 15 tháng 7 năm 1980 về việc bảo vệ các bộ sưu tập nghệ thuật thuộc sở hữu công: quy định hình phạt đối với các hành vi phá hoại đối với các tác phẩm nghệ thuật. Luật số 93-20 ngày 7 tháng 1 năm 1993 quy định về các biện pháp bảo đảm của nhà nước đối với các triển lãm nghệ thuật đương đại: theo đó cho phép nhà nước thay thế các công ty bảo hiểm tư nhân thực hiện các công việc này. Luật số 2002-5 ngày 4 tháng 1 năm 2002 quy định về các bảo tàng: định nghĩa bảo tàng (thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc sở hữu của các tổ chức phi lợi nhuận của nhà nước hoặc tư nhân), chức năng nhiệm vụ của các bảo tàng, sự giám sát và định hướng hoạt động của nhà nước đối với các bảo tàng. Một dự án về việc pháp điển hoá đối với các văn bản pháp luật hiện có về vấn đề di sản thành Bộ luật Di sản cho thấy ý định của Chính phủ muốn làm cho các văn bản pháp lí trở nên dễ tiếp cận hơn và có tính thống nhất hơn. Vì lí do lịch sử, đặc biệt là các lí do liên quan đến  việc tổ chức quản lí theo từng lĩnh vực văn hoá, các quy định pháp luật về di sản hiện nay rất tản mạn. Bộ luật Di sản sẽ đề cập với mức độ rộng nhất của vấn đề này, bao gồm các toà nhà thuộc sở hữu của nhà nước và tư nhân, các bất động sản có giá trị về lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ, mĩ học, khoa học và kĩ thuật. Bộ luật này sẽ thống nhất các đạo luật quan trọng trong lĩnh vực văn hoá như luật ngày 31 tháng 12 năm 1913 về di tích lịch sử, luật ngày 27 tháng 9 năm 1941 quy định về việc khai quật khảo cổ học, và luật ngày 3 tháng 1 năm 1979 về vấn đề lưu trữ. Bộ luật còn bao gồm cả các quy định mới ban hành gần đây như luật ngày 17 tháng 1 năm  2001 về khảo cổ học và luật ngày 5 tháng 1 năm 2002 về bảo tàng. Luật số 41-401 ngày 27 tháng 9 năm 1941 (sử đổi) về khai quật khảo cổ học: trước khi thực hiện một vụ khai quật khảo cổ phải có sự cho phép của chính quyền; xác định các điều kiện theo đó người phát hiện được quyền sở hữu đối với cái thu được trong vụ khai quật. Luật số 89-784 ngày 1 tháng 12 năm 1989 quy định về các tài sản dưới biển có giá trị văn hoá: mở rộng phạm vi áp dụng đối với các tài sản tìm thấy dưới biển và dưới lòng đất. Luật số 2001-44 ngày 7 tháng 1 năm 2001 về khảo cổ: định nghĩa về khảo cổ; thành lập cơ quan quản lí nhà nước; quy định mức phí mà những nhà quy hoạch thành phố phải trả, và tiền đó được dành để chẩn đoán và thực hiện khai quật. Luật ngày 31 tháng 12 năm 1913 (sửa đổi) về các di tích lịch sử: quy định mức độ bảo vệ, điều kiện và quy trình thực hiện bảo vệ đối với các toà nhà, các mẫu vật, nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích đã được công nhận. Luật ngày 2 tháng 5 năm 1930, quy định về bảo vệ các di sản tự nhiên có giá trị nghệ thuật, lịch sử, khoa học, thần thoại hoặc mĩ học: các biện pháp để bảo vệ các di sản tự nhiên đó. Luật số 96-590 ngày 2 tháng 7 năm 1996 quy định về các ‘Quỹ Di sản’ (Foundation du Patrimoine): thành lập quan hệ đối tác giữa chính quyền trung ương, địa phương và các tổ chức tư nhân trong việc hỗ trợ tài chính cho các di sản chưa được phân loại và công nhận.http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image030.jpg

5.3.4 Văn học và thư viện

    Luật số 79-18 ngày 3 tháng 1 năm 1979: xác định các cơ quan lưu trữ thuộc sở hữu công và quy định khoảng thời gian để công bố tư liệu cho công chúng. Luật số 92-546 ngày 20 tháng 6 năm 1992 bắt buộc đăng kí tất cả các tư liệu đã công bố; Sắc lệnh số 93-1429 ngày 31 tháng 12 năm 1993 quy định cơ quan nào nhận đăng kí loại tư liệu nào.



5.3.5 Kiến trúc và môi trường

    Luật số 77-2 ngày 3 tháng 1 năm 1977 về kiến trúc: phạm vi hoạt động của các kiến trúc sư các chứng nhận cấp quốc gia.



5.3.6 Phim, video và nhiếp ảnh

    Luật ngày 25 tháng 10 năm 1946 về Trung tâm phim quốc gia: thành lập cơ quan phát triển ngành điện ảnh Pháp. Sắc lệnh số 91-1131 ngày 25 tháng 10 năm 1991 về xác định và phân loại phim. Luật số 92-651 ngày 13 tháng 7 năm 1992 về hỗ trợ của nhà nước đối với điện ảnh: cho phép chính quyền vùng và địa phương thực hiện hỗ trợ đối với điện ảnh.

    Tài sản văn hoá. Luật số 92-1477 ngày 31 tháng 12 năm 1992, được sửa đổi theo Luật số 2000-643 ngày 10 tháng 7 năm  2000 quy định về các hàng hoá chịu hạn chế lưu thông: xác định các hàng hoá văn hoá và tài sản quốc gia, các điều kiện đối với việc lưu thông các tác phẩm nghệ thuật; cấp giấy chứng nhận xuất khẩu; quyền (khả năng) của nhà nước trong việc lựa chọn và mua các ‘tài sản quốc gia’.

    Luật 95-877 ngày 3 tháng 8 năm 1995 quy định về việc thu hồi/ mua lại các hàng hoá văn hoá đã bị mang trái phép ra khỏi lãnh thổ Pháp: nhằm ngăn ngừa việc mua bán trái phép các tác phẩm nghệ thuật; thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.



Luật số 2000-642 ngày 10 tháng 7 năm 2000 quy định về việc tự nguyện bán các tài sản tại nhà đấu giá; bãi bỏ sự độc quyền của các cơ quan/ tổ chức đấu giá; thông qua thủ tục tổ chức bán đấu giá. Xem thêm phần 5.3.7 và 5.3.8.

5.3.7 Các ngành kinh doanh văn hoá

     Không có một khung pháp lí chung áp dụng cho các ngành kinh doanh văn hoá. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực cụ thể lại có các quy định riêng, ví dụ như đối với ngành kinh doanh sách. Luật số 81-766 ngày 10 tháng 8 năm 1981 (sửa đổi) quy định về giá sách: giá sách cố định (giá sách chung) áp dụng bắt buộc đối với tất cả các nhà kinh doanh sách, giá bán do các nhà xuất bản quy định; cho phép chiết khấu tối đa đến 5%. Luật này phù hợp với những thoả thuận đã có với một số quốc gia thuộc EU, nhằm điều tiết một số hình thức cạnh tranh khác nhau trong lĩnh vực sách. Luật này khuyến khích xem xét nhiều hơn đến chất lượng sách, thay vì chú tâm quá nhiều đến các nghiên cứu mang tính hệ thống để giảm giá sách. Ngoài việc đảm bảo sự đa dạng và sáng tạo của hoạt động biên tập, các quy định còn nhằm thúc đẩy một hệ thống các nhà sách, từ đó đảm bảo tất cả mọi công dân trên toàn nước đều được mua sách với mức giá bằng nhau. Pháp luật đối với lĩnh vực điện ảnh và truyền hình nhằm thúc đẩy các sản phẩm điện ảnh và truyền hình. Trung tâm Điện ảnh Quốc gia (Centre national de la cinematographie – CNC) được thành lập năm 1946. Trách nhiệm của trung tâm này bao gồm hỗ trợ về mặt quản lí và kinh tế đối với điện ảnh, truyền hình và đa phương tiện, thúc đẩy việc truyền bá các tác phẩm đó ra công chúng, và lưu giữ (bảo tồn) di sản về điện ảnh, truyền hình. Từ năm 1992, trung tâm này có được giao thêm trách nhiệm nhận đăng kí các tác phẩm điện ảnh. Hệ thống trợ cấp cho ngành điện ảnh và truyền hình có nguồn thu từ các loại thuế (chủ yếu là thuế đối với vé xem phim và thuế đối với các hãng truyền hình). Hỗ trợ từ trung ương được dành cho các nhà sản xuất, nhà phân phối và chủ sở hữu các tác phẩm điện ảnh, và được chia thành hai loại. Hỗ trợ tự động được trao một cách có hệ thống, theo các điều kiện khách quan, đối với tất cả các tác phẩm đáp ứng được các điều kiện đã được quy định: năm 2001, có 204 bộ phim (bao gồm 78 tác phẩm hợp tác sản xuất quốc tế) nhận được từ hỗ trợ tự động; cũng trong năm 2001, 4215 giờ phát sóng của các kênh truyền hình cũng nhận được hỗ trợ (trợ cấp) này. Hỗ trợ có lựa chọn sau khi có ý kiến của uỷ ban cố vấn đánh giá về chất lượng của một dự án hoặc một tác phẩm (tiền tạm ứng cho các bộ phim trước khi được công chiếu, hỗ trợ cho triển lãm ‘phim nghệ thuật’, hỗ trợ cho việc bán các bộ phim ra nước ngoài, v.v..). Các hình thức hỗ trợ khác bao gồm hỗ trợ cho xuất bản (trong phạm vi của Quỹ hỗ trợ xuất bản) và hỗ trợ cho sáng tạo trong lĩnh vực đa phương tiện (DICREAM). Trong những năm 1980, có sự gia tăng cạnh tranh giữa điện ảnh và truyền hình đối với việc quảng bá phim và một số các tập đoàn công nghiệp lớn bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực truyền thông. Chỉ thị của châu Âu về Truyền hình không biên giới (1997) đã ngăn cấm các quy định hiện nay nhằm vào hạn chế cạnh tranh giữa các lĩnh vực truyền thông, bằng cách quy định khoảng thời gian tối thiểu giữa thời điểm công chiếu một bộ phim trên rạp và thời điểm phát hành qua các hình thức khác như băng video, truyền hình. Luật về tự do truyền thông (luật số 2000-719 ngày 1 tháng 8 năm 2000) quy định rằng khoảng thời gian này phải được thoả thuận giữa hiệp hội điện ảnh và các nhà phân phối. Khoảng thời gian giữa ngày phát hành phim trên rạp và ngày phát hành trên truyền hình là từ 24 đến 36 tháng, và một bộ phim có để được phân phối trên băng video cassette hoặc DVD là sáu tháng sau khi công chiếu trên rạp. Năm 2001 có 1492 buổi phát sóng các bộ phim truyện trên hệ thống truyền hình mặt đất. Về nghĩa vụ của các kênh truyền hình này trong việc phát sóng và đầu tư vào điện ảnh và sản xuất tác phẩm truyền hình, xem phần 5.3.1. Các tập đoàn lớn có nhiều lợi thế do việc tập trung phân phối và khai thác các bộ phim, nên đã làm suy yếu hiệu quả của các rạp chiếu bóng nhỏ. Điều này khiến nhà nước phải có một số biện pháp bảo vệ nhằm cân bằng thế lực. Năm 1996, việc khánh thành các rạp chiếu phim ‘với trên 1500 chỗ ngồi’ phải được sự cho phép của Trung tâm điện ảnh quốc gia. Sau đó mức này được giảm xuống 1 000, rồi 800 chỗ ngồi. Với việc bổ sung nhiều điều kiện liên quan đến tình hình kinh tế trong lĩnh vực khai thác, năm 2001 một cuộc thẩm định được thực hiện về thiên hướng văn hoá của những rạp chiếu phim này – đề cập đến chương trình hoạt động và mối quan hệ với các cơ sở chiếu bóng khác, chất lượng kiến trúc của các dự án. Hệ thống các thẻ cho phép khách hàng có thể vào rạp hoặc các rạp, đã được đề xuất lần đầu tiên bởi UGC năm 2000, và hiện đang được xem xét (Sắc lệnh ngày 25 tháng 10 năm 2002).

5.3.8 Truyền thông đại chúng

    Luật số 86-1067 ngày 30 tháng 9 năm 1986 quy định về tự do truyền thông, được sửa đổi vào các năm 1994 và 2000 (luật số 2000-719 ngày 1 tháng 8 năm 2000). Luật này quy định chấm dứt sự độc quyền của nhà nước đối với truyền hình và phát thanh. Luật cũng quy định thành lập một cơ quan quản lí độc lập đối với phát thanh truyền hình ở Pháp, Hội đồng giám sát về nghe nhìn, tư nhân hoá TF1 và thống nhất ba công ty truyền hình nhà nước. Theo quy định của pháp luật, các công ty phải thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích chung sau đây: thúc đẩy các cuộc tranh luận dân chủ, hội nhập xã hội, và quyền công dân; phát triển tiếng Pháp, phát triển các di sản văn hoá và ngôn ngữ; hướng đến phát triển và truyền bá các sáng tạo về nghệ thuật và tri thức về kinh tế, xã hội, khoa học và kĩ thuật. Phí cấp phép về phát thanh và truyền hình là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của các công ty phát thanh và truyền hình. Truyền hình kinh doanh bao gồm ba hệ thống truyền hình trên mặt đất và một số kênh truyền hình theo chủ đề được phát sóng qua hệ thống cable hoặc vệ tinh. Phát thanh được thực hiện bởi hàng trăm đài phát thanh kinh doanh và các hiệp hội phát thanh. Hội đồng giám sát nghe nhìn có nhiệm vụ bảo đảm chất lượng và tính đa dạng của các chương trình, phát triển việc sản xuất các sản phẩm truyền hình, và bảo vệ, truyền bá ngôn ngữ và văn hoá Pháp. Cơ quan này (hội đồng) cũng có thể đưa ra các đề nghị nhằm nâng cao chất lượng nội dung các chương trình. Nghĩa vụ của các đài truyền hình và đài phát thanh (đầu tư vào việc sản xuất các tác phẩm điện ảnh, phân phối các tác phẩm đó trên toàn nước Pháp và châu Âu, phát các bài hát tiếng Pháp). Việc hỗ trợ cho các sáng kiến về văn hoá, giáo dục và bảo vệ người tiêu dùng được quy định trong giấy cấp phép phát sóng của các công ty phát thanh truyền hình.http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image032.jpg

    Các hãng truyền hình phải có nghĩa vụ đầu tư vào các sản phẩm điện ảnh, truyền hình. Truyền hình mặt đất có mã số, không có mã số, các kênh truyền hình cable và truyền hình qua vệ tinh được quy định các nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ, truyền hình mặt đất không mã hoá phải dành 3.2% doanh thu của mình đầu tư cho các sản phẩm gốc bằng tiếng Pháp. Phần lớn số tiền này được dành cho việc sản xuất. Đối với kênh truyền hình Canal Plus, tỉ lệ đóng góp cao hơn vì kênh này được độc quyền phát sóng các bộ trong vòng một năm kể từ khi phim được công chiếu trên rạp. ít nhất 60% phim được phát trên các kênh truyền hình - đặc biệt là trong các giờ cao điểm – phải là phim của châu Âu, trong đó ít nhất 40% là có nội dung tiếng Pháp. Số lần tối đa phát và phát lại các bộ phim truyện trong một năm cũng được quy định cụ thể. Canal Plus phải dành ít nhất 20% nguồn tài chính của mình để mua bản quyền phát sóng các bộ phim của Pháp và châu Âu, theo tỉ lệ 12% cho tác phẩm của châu Âu, và 9% cho các tác phẩm tiếng Pháp. Chương trình phát thanh của các đài phát thanh phải có ít nhất 40% nội dung chương trình dành cho các bài hát tiếng Pháp (hoặc bài hát được thể hiện theo các ngôn ngữ vùng của Pháp). Công ty phát thanh Radio France không bị ràng buộc bởi hạn mức này, tuy nhiên tại Điều 30 của Điều lệ lại quy định rằng đài này phải dành ưu tiên cho các bài hát tiếng Pháp trong các chương trình của mình, và góp phần phát triển các tài năng mới.

5.3.9 Quy định pháp luật đối với nghệ sĩ tự doanh

    Từ ngày 1 tháng 1 năm 1977, nghệ sĩ- nhà văn được hưởng lợi từ chương trình an sinh xã hội đặc biệt, theo đó: mặc dù các nghệ sĩ- nhà văn là những người tự doanh, sau khi làm việc được hai năm họ sẽ được hưởng phúc lợi an sinh xã hội giống như phúc lợi đối với những người lao động làm thuê khác.

6. Hỗ trợ tài chính cho văn hoá



6.1 Tổng quan

Bảng 1: Tài chính được phân bổ cho văn hoá, năm 1996



Nguồn tài chính

Tỉ euro

%

Nhà nước (Trung ương, địa phương)

11.05

24%

Các nguồn khác

35.03

76%

Hộ gia đình

26.37

57%

Tài trợ

0.17

0.4%

Quảng cáo trên báo

3.82

8.3%

Quảng cáo trên truyền hình

3.45

7.5%

Quảng cáo trên phát thanh

1.14

2.5%

Quảng cáo qua điện ảnh

0.08

0.3%

Tổng

46.08

100%

 

6.2 Chi tiêu cho văn hoá theo bình quân đầu người

    Năm 1996, chi tiêu cho văn hoá của nhà nước cho mỗi người dân là 189, tương ứng với khoảng 0.9% tổng thu nhập nội địa (GDP). Đây chỉ là con số ước lượng, bởi vì số tiền nhà nước chuyển cho chính quyền địa phương và vùng, và số tiền chính quyền vùng chuyển cho các thành phố không được tính vào chi tiêu tại mỗi cấp. Hơn nữa, chỉ  các chi tiêu của chính quyền địa phương và vùng tại chính quốc mới được tính đến (các thành phố, tỉnh và vùng ở thuộc địa không được tính đến). Số tiền chi tiêu cho văn hoá của các thành phố có số dân dưới 10000 chỉ là ước tính chung.



6.3 Chi tiêu cho văn hoá tính theo cấp chính quyền

    Cả chính quyền trung ương (Bộ Văn hoá và Truyền thông, các bộ khác và các tài khoản ngân sách đặc biệt) và chính quyền địa phương (thành phố, tỉnh và vùng) đều đóng góp ngang bằng nhau về tài chính cho văn hoá. Năm 1996, tổng chi tiêu của nhà nước là 11.05 tỉ euro, chưa kể đến số tiền thu được từ phí cấp phép truyền hình (1,7 tỉ euro).



6.4 Thống kê theo lĩnh vực

Bảng 4: Chi tiêu theo từng lĩnh vực



a. Chi tiêu của Bộ Văn hoá và Truyền thông, năm 2000

Lĩnh vực

% trên tổng số

Nghệ thuật biểu diễn

21

Khảo cổ, kiến trúc

18

Bảo tàng

15

Sách, thư viện

9

Nghệ thuật thị giác

3

Điện ảnh, nghe nhìn

3

Lưu trữ

1

Những khoản chi không thể phân loại

30

Đào tạo nghệ thuật

14

Quản lí chung

6

Phát triển văn hoá

3

Khác

7

Tổng

100

Nguồn: DEP- Bộ văn hoá và truyền thông

 

Trở về

7. Các tổ chức văn hoá và những quan hệ đối tác

7.1 Phân bổ lại trách nhiệm của nhà nước

    Thoả thuận về chuyển giao quyền lực trong văn hoá là biện pháp thử nghiệm trong việc phân bổ lại trách nhiệm văn hoá giữa chính quyền trung ương và địa phương. Trong mỗi trường hợp, các thoả thuận xác định những mục tiêu chung mà cả chính quyền trung ương và địa phương đều quan tâm, xác định trách nhiệm tương ứng của các bên trong việc cùng thực hiện những sáng kiến đã đề ra. Năm 2003 đã có một nghiên cứu đánh giá về việc thực hiện 12 thoả thuận đã có từ năm 2001 giữa chính quyền trung ương và một số vùng, tỉnh. Chuyển giao quyền lực trong văn hoá là một quá trình nằm trong một quá trình khác rộng lớn hơn, đó là chuyển giao quyền lực của chính phủ trung ương, một quá trình đã được chính phủ mới được bầu tháng 5 năm 2002 dành ưu tiên thực hiện. Một sửa đổi trong Hiến pháp (đầu năm 2003) sẽ bảo đảm cho ‘sự chuyển giao quyền lực của Nhà nước cộng hoà’. Đây không phải là quá trình nhằm thành lập một nhà nước liên bang, mà là một ‘mô hình Pháp với một nhà nước thống nhất, có thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của chính quyền địa phương và vùng (Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, 2002).



7.2 Vị trí, vai trò và sự phát triển của các tổ chức văn hoá lớn 

    Ngân sách nhà nước năm 2003 đã dành một phần đáng kể cho các tổ chức công, đặc biệt nhấn mạnh đến các nhà hát quốc gia, các trường kiến trúc và nghệ thuật, Trung tâm Georges Pompidou. Ngân sách tăng lên đó phản ánh ý định của Bộ trưởng Văn hoá nhằm tăng tính độc lập và trách nhiệm của các tổ chức văn hoá công, một tiến trình nhằm hiện đại hóa quản lí các cơ quan công, nâng cao năng lực của các tổ chức này trong việc kiểm soát tài chính và quản lí nhân sự. Sau 20 năm xây dựng và phát triển các tổ chức văn hoá công (đặc biệt  là những tổ chức lớn được thành lập từ những dự án tổng thể (grands-projets)), Bộ Văn hoá đã bắt đầu gia tăng nguồn tài chính cho hoạt động của những tổ chức này. Bộ Văn hoá cũng muốn mỗi tổ chức phải có một báo cáo đánh giá nhằm xác định rõ hơn vai trò của các tổ chức này, từ đó phân bổ tài chính cho phù hợp để các tổ chức này thực hiện được các mục tiêu của mình. Những dự án mới sau đây đang được thực hiện:http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image034.jpg

      Viện Lịch sử nghệ thuật quốc gia sẽ thống nhất một số thư viện hiện đang phân tán tại Paris. Thư viện mới cũng sẽ có các đơn vị giáo dục nghề nghiệp về nghệ thuật, trong đó bao gồm tất cả các môn nghệ thuật;

     Khu liên hợp kiến trúc và di sản: khu liên hợp sẽ giới thiệu, cung cấp các thông tin về quy hoạch và kiến trúc của thành phố. Nó sẽ tập hợp tất cả các bộ sưu tập của Bảo tàng di sản Pháp, trung tâm kiến trúc đương đại, một thư viện, và một trung tâm nghiên cứu về kiến trúc và di sản.

     Viện lưu trữ: sẽ quản lí thống nhất các bộ sưu tập của trung tâm lịch sử lưu trữ quốc gia từ năm 1970;

     Xây dựng nhà hát giao hưởng;

     Thành lập Trung tâm múa quốc gia tại Pantin (ngoại ô Paris)

 

 



 

Những quan hệ hợp tác

    Một dự luật về cải tổ phạm vi tài trợ, và tạo nền tảng pháp lí nhằm khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực văn hoá sẽ được trình lên nghị viện vào năm 2003. Dự luật này sẽ làm tăng tài trợ của tư nhân, các doanh nghiệp thông qua các biện pháp ưu đãi thuế.



7.3 Những quan hệ đối tác mới

    Nhân 100 năm thực hiện luật về Thành lập Hiệp hội (1901), một báo cáo đánh giá đã được thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả của các tổ chức văn hoá. Hiện tại có hơn 150 000 tổ chức hoạt động về văn hoá, nghĩa là chiếm một phần năm số lượng các tổ chức ở Pháp. Các chính quyền vùng và địa phương, Bộ văn hoá thực hiện hỗ trợ cho rất nhiều trong số các tổ chức này, và số tiền hỗ trợ của Bộ Văn hoá lớn hơn hẳn so với tiền của Bộ văn hoá hỗ trợ cho các tổ chức khác. Những tổ chức nghề nghiệp và độc lập về mặt pháp lí này đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy phát triển đời sống văn hoá ở Pháp. Do quy chế của mình, các tổ chức này vừa có thể nhận nguồn tài chính từ nhiều cấp chính quyền khác nhau, trong khi vẫn giữ nguyên tính độc lập của mình. Trong vài năm qua, Bộ Văn hoá đã có một số biện pháp nhằm làm rõ mối quan hệ giữa Bộ với các tổ chức nhận hỗ trợ của bộ, và đưa ra các điều kiện phân bổ tài chính bằng cách xác định rõ ràng hơn trách nhiệm về dịch vụ công và lợi ích chung đối với những tổ chức nhận hỗ trợ của Bộ. Một trong các hệ quả của điều này là việc ban hành Điều lệ chuyển giao trách nhiệm về dịch vụ công (đối với biểu diễn trực tiếp vào năm 1998, và đối với các cơ sở nghệ thuật đương đại năm 2000). Hàng năm bộ đưa ra chỉ thị về việc ưu tiên các nguồn phân bổ, và các Ban quản lí văn hoá vùng là cơ quan có trách nhiệm quản lí thực hiện các chỉ thị đó.



 

Trở về

8. Hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo và sự tham gia vào đời sống văn hoá

8.1 Hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các nghệ sĩ

 

Ba hình thức hỗ trợ quan trọng của nhà nước đối với từng lĩnh vực cụ thể như âm nhạc, nghệ thuật thị giác, sách, điện ảnh, v.v.. là:



     Các đơn đặt hàng của chính phủ trung ương, và chính quyền địa phương, vùng;

     Các biện pháp cụ thể cho từng lĩnh vực để hỗ trợ hoạt động sáng tạo;

     Các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện sống của các nghệ sĩ, người sáng tạo. Xem phần 8.1.1 để biết thêm thông tin.

    Một chương trình bảo hiểm thất nghiệp đặc biệt được dành cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ, người biểu diễn và các kĩ thuật viên được xác định là người lao động trong ngành giải trí không có việc làm thường xuyên, ổn định đã được thực hiện từ năm 1965. Chương trình này, bảo đảm mức sống tối thiểu cho các nghệ sĩ, do đó góp phần vào việc sáng tác, đang là chủ đề bị chỉ trích do có những thiếu sót về cơ cấu tổ chức. Một chương trình bảo hiểm xã hội đặc biệt dành cho các tác giả (nhà văn, tác giả phần mềm, nghệ sĩ thư pháp, nghệ sĩ nhiếp ảnh, v.v..) và ‘nghệ sĩ-tác giả’ trong lĩnh vực đồ hoạ và nghệ thuật thị giác (nghệ sĩ nghệ thuật thị giác, nghệ sĩ thiết kế đồ hoạ, nghệ sĩ gốm, v.v..), mặc dù họ là những nghệ sĩ tự doanh, nhưng theo chương trình này họ sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi với điều kiện giống như người lao động làm thuê có  hưởng lương (thực hiện từ năm 1977). Theo quyết định của một uỷ ban đặc biệt, một số thành phố (ví dụ như Paris), Bộ Văn hoá và các ban quản lí văn hoá vùng phải thành lập các hội quán cho các nghệ sĩ.



8.1.1 Các chương trình hỗ trợ đặc biệt cho nghệ sĩ

    Các Government Commission (Cơ quan quản lí các đơn đặt hàng của Chính phủ) đã được thành lập trong các lĩnh vực âm nhạc, kịch, và nghệ thuật thị giác. Chế độ (cơ quan) ‘1% cho nghệ thuật’ được thành lập từ năm 1951, là cơ quan đặc biệt cho các nghệ sĩ nghệ thuật thị giác dựa trên nguyên tắc 1% giá trị chi phí của các công trình (xây mới, tu bổ hoặc mở rộng) của nhà nước phải dành cho việc mua sắm các tác phẩm nghệ thuật đương đại. Nghĩa vụ này áp dụng đối với cả chính quyền địa phương và Trung ương. Trong khoảng thời gian từ 1983 và 2000, trên 1200 tác phẩm nghệ thuật thị giác đã được đặt hàng. Năm 2001, có 65 dành cho các tác phẩm âm nhạc. Quỹ Quốc gia về nghệ thuật đương đại (FNAC), được thành lập năm 1976, cung cấp tài chính cho việc mua sắm, phân phối và tu bổ các tác phẩm nghệ thuật đương đại trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác, nhiếp ảnh, video và thiết kế. Chính sách mua sắm được định hướng theo ba mục tiêu: phát hiện các nghệ sĩ trẻ, mua các tác phẩm xuất sắc của các nghệ sĩ đã đạt được độ chín muồi trong nghệ thuật, và thể hiện được xu hướng nghệ thuật quốc tế. Quỹ vùng về nghệ thuật đương đại (FRAC), được thành lập năm 1982 trong quá trình thực hiện chính sách chuyển giao quyền lực, hiện nay đã hiện diện ở 23 vùng. Quỹ này đảm bảo hoạt động xuất bản thường xuyên và các sáng kiến về giáo dục, khẳng định vai trò của các chính quyền địa phương và vùng trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại. Kể từ khi thành lập, các quỹ nghệ thuật đã gây dựng được các bộ sưu tập phong phú và đa dạng với hơn 1500 tác phẩm nghệ thuật của hơn 3000 nghệ sĩ.http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image043.jpg



Các biện pháp trong từng lĩnh vực cụ thể để hỗ trợ hoạt động sáng tạo

    Một số lĩnh vực khác nhau cũng có các quỹ riêng để hỗ trợ hoạt động sáng tạo và hỗ trợ cho người sáng tạo. Nguồn tài chính của các quỹ này có thể là ngân sách do Bộ Văn hoá cấp hoặc được phân bổ từ các khoản thuế được phân bổ lại thông qua các cơ quan công quyền. Ví dụ, chính phủ trung ương hỗ trợ cho ngành điện ảnh và các chương trình nghe nhìn được quản lí bởi Trung tâm phim quốc gia. Các quỹ được lập ra cho các lĩnh vực:

     Kịch, âm nhạc và múa, giải trí trực tiếp (bao gồm hỗ trợ cho các công ty kịch và biên đạo, nghệ thuật xiếc, các nhóm nhạc gia v.v..);

     Nghệ thuật thị giác: hỗ trợ cho nghệ thuật thị giác, nghệ sĩ thiết kế đồ hoạ, thợ thủ công để giúp họ hoàn thành các dự án cụ thể, để hưởng hỗ trợ trong các chuyến tham quan nghiên cứu, và tham gia vào các hội quán nghệ sĩ;

     Sáng tạo văn học: Trung tâm sách Quốc gia, phân bổ 281 khoản trợ cấp cho các nhà văn và nhà xuất bản vào năm 2001 (với tổng trị giá lên đến 2.27 triệu euro);

     Điện ảnh và nghe nhìn: xem phần 5.3.3.  

Các trung tâm nghệ thuật đương đại (thường là những tổ chức có quy chế hiệp hội) đang nghiên cứu và tiến hành các hoạt động thử nghiệm thông qua các chính sách về triển lãm, xuất bản, nghiên cứu phê bình, đào tạo. Hiện tại có đến 32 trung tâm nghệ thuật trên toàn nước Pháp, trong số đó có 4 trung tâm chuyên về nhiếp ảnh. Việc thành lập các trung tâm nghệ thuật đương đại cần phải có một thoả thuận giữa chính phủ trung ương, các vùng có liên quan, các chính quyền địa phương và vùng khác, và hiệp hội. ở Paris cũng có hai trung tâm thuộc dạng này – Phòng trưng bày Quốc gia Jeu de Paume Trung tâm nhiếp ảnh Quốc gia. ‘Trung tâm sáng tạo Đương đại’ dành riêng cho việc phát hiện, phát triển các tài năng sáng tạo trẻ và thúc đẩy phát triển nghệ thuật ở Pháp, được thành lập tháng 01 năm 2001, với tổng diện tích sàn là 20 000m2 (trong đó 5000 m2 để mở cửa đón công chúng). Bên cạnh chức năng phân phối, trung tâm này còn là nơi để cho các nghệ sĩ nghệ thuật đương đại quy tụ: với các hiệp hội, phòng trưng bày, trường học và trung tâm nghệ thuật. Trung tâm sẽ có thoả thuận mới hệ thống các trung tâm nghệ thuật vùng nhằm cải thiện việc phân phối các tác phẩm của nghệ sĩ trẻ trên toàn nước Pháp.

8.1.2 Trợ cấp, giải thưởng, tài trợ

Xem phần 8.1.1



8.1.3 Hỗ trợ cho các tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp

Các tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp, hiệp hội các nghệ sĩ đóng một vai trò quan trọng trong việc đại diện cho các lợi ích về vật chất và tinh thần của các thành viên, và trong việc đàm phán các thoả thuận nghề nghiệp liên quan. Họ thường có đại diện trong các uỷ ban chuyên trách về việc phân bổ hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo, được thành lập bởi các ban ngành liên quan. Các tổ chức quản lí quyền tác giả phải dành 25% khoản tiền thu được từ thuế đánh vào sao chép lậu (xem phần 5.4.2) và khoản thu nhập từ các tác phẩm mà không thể xác định được người thụ hưởng, cho việc hỗ trợ hoạt động sáng tạo, hỗ trợ cho việc thực hiện các buổi biểu diễn trực tiếp và cho các chương trình đào tạo nghệ sĩ.



8.2 Xu hướng tham gia vào đời sống văn hoá và các số liệu

Vụ Nghiên cứu và xu hướng tương lai thuộc Bộ Văn hoá thường thực hiện các cuộc điều tra về sự tham gia vào đời sống văn hoá ở Pháp. Cuộc điều tra gần đây nhất (1998) cho thấy một sự thay đổi căn bản trong việc tham gia vào đời sống văn hoá so với cuộc điều tra năm 1989. Những thay đổi đó có thể giải thích bằng các lí do sau:

     Các thiết bị nghe nhìn hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày: ngày càng có nhiều hộ gia đình sở hữu các thiết bị nghe nhìn. Do sự gia tăng trong việc mua sắm các đài radio và ti vi, máy VCR (75% hộ gia đình, so với 25% năm 1988), và các thiết bị nghe nhạc, người Pháp hiện nay dành nhiều thời gian để xem truyền hình và nghe nhạc hơn là làm việc (bình quân 43 giờ mỗi tuần);

     Sở hữu máy vi tính: máy vi tính ngày càng xuất hiện nhiều bên cạnh các thiết bị nghe nhìn tại các gia đình. Hơn 20% các hộ gia đình có máy vi tính, và 10% có ổ đĩa CD-ROM. Trong giải trí, máy tính được sử dụng chủ yếu để xử lí văn bản và chơi trò chơi, một phần mười số máy được cài các phần mềm, hoặc trang bị các CR-ROM để sử dụng vào mục đích văn hoá và giáo dục;

     Sử dụng các phương tiện truyền thông vào mục đích văn hoá: phần lớn các thiết bị trong các hộ gia đình và rất nhiều chương trình phát thanh truyền hình, điều này dẫn đến việc ngày càng nhiều tiếp nhận văn hoá thông qua các phương tiện truyền thông. Trong lĩnh vực truyền hình, có hai kênh chuyên về văn hoá. Kênh La cinquieme và kênh Arte thu hút được người xem, mặc dù 50% dân số chưa bao giờ xem chương trình của họ và tỉ lệ khán giả xem từng chương trình cụ thể vẫn rất thấp. 23% dân số xem kênh La cinquieme ít nhất mỗi tuần một lần; còn đối với kênh Arte là 20%;

     Mối quan hệ giữa nhạc pop hiện nay: một sự thay đổi cơ bản – nguyên nhân rất đơn giản là thế hệ (trẻ) mới đã hình thành, và khán giả đối với các loại hình âm nhạc như rock, techno, rap và âm nhạc thế giới liên tục gia tăng. Hiện tượng này, thường được xem là đặc thù của giới trẻ, rõ ràng là một sự thay đổi triệt để, và có khả năng sẽ phổ biến trên toàn nước Pháp;

     Sách và báo: các con số thống kê về văn hoá đọc ngày càng giảm xuống: thói quen đọc báo  hàng ngày tiếp tục giảm theo tỉ lệ giảm của những năm 1980. Trong khi điều này cho thấy một vấn đề rõ ràng liên quan đến thói quen đọc, thì các tạp chí vẫn được bán chạy (đặc biệt là bán cho giới trẻ);

     Sự dễ dàng trong việc tiếp cận đến sách và giáo dục được cải thiện không làm giảm đi tỉ lệ người thường xuyên đọc sách, cũng không làm giảm số người chưa bao giờ đọc sách. Chỉ có 25% dân Pháp nói rằng họ không đọc một cuốn sách nào trong vòng 12 tháng gần đây;http://www.cinet.gov.vn/chuyendevh/phap/images/image037.jpg

     Tham khảo tại thư viện : ngày càng tăng số người sử dụng – so với các cơ sở văn hoá khác. Tỉ lệ người sử dụng là thành viên và người không phải thành viên của các thư viện ngày càng tăng (đối với thành viên tăng từ 17% đến 21%) dẫn đến một phần ba (31%) dân số Pháp nói rằng họ đã đến thư viện ít nhất một lần trong 12 tháng gần đây;

     Các cơ sở văn hoá - có tăng chút ít về số lượng người tham quan: số người Pháp không hề quan tâm đến các cơ sở văn hoá ngày càng giảm xuống. Tỉ lệ người dân không bao giờ đi xem phim, kịch, tham quan bảo tàng hoặc chưa bao giờ xem chương trình biểu diễn múa ngày càng giảm. Số lượng người tham gia trong 12 tháng gần đây cũng cho thấy một sự tăng nhẹ, đặc biệt là trong lĩnh vực kịch (16% số người đã xem kịch do các nghệ sĩ chuyên nghiệp trình diễn, so với 14% năm 1989), múa (8% do với 6%), bảo tàng (33% so với 30%), các di tích lịch sử (30% so với 28%), và đáng chú ý là xiếc, (13% so với 9%). Tuy nhiên sự gia tăng này chỉ phản ánh việc tham gia thường xuyên hay không thường xuyên vào các cơ sở văn hoá;

     Hoạt động nghệ thuật không chuyên ngày càng tăng: 4/10 người dân Pháp đã tham gia ít nhất một hoạt động nghệ thuật không chuyên trong 12 tháng vừa qua. Một nửa số người từ độ tuổi 9 đến 15 tham gia vào các hoạt động âm nhạc, trong khi viết văn và nghệ thuật thị giác thì có tỉ lệ bằng nhau giữa giới trẻ, còn ở người lớn thì tỉ lệ thấp hơn. Mặt khác, số lượng người tham gia vào các hoạt động biểu diễn không chuyên cũng tăng (từ 14% đến 21%).

8.3 Các sáng kiến nhằm thúc đẩy sự tham gia vào đời sống văn hoá

    Dân chủ hoá văn hoá là một trong các chủ đề chính trong kế hoạch chính trị của Chính phủ nhằm tăng số lượng người đến với các di sản, tác phẩm sáng tạo và hoạt động nghệ thuật không chuyên trong tất cả các lĩnh vực nghệ thuật. Không có các giải thích đầy đủ, thì sự tiếp xúc thực sự với các di sản và tác phẩm nghệ thuật sẽ rất ít khi diễn ra. Bộ Văn hoá đang tìm biện pháp nhằm cung cấp các giải thích, chỉ dẫn (về các di sản, vật trưng bày tại bảo tàng. v.v..) dựa trên các hoạt động thực tế về văn hoá và nghệ thuật của các khách tham quan. Giáo dục nghệ thuật là một yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển văn hoá của Pháp. Các chương trình liên quan được thực hiện thông qua chương trình đào tạo chuyên môn thuộc Bộ Văn hoá và các chính quyền địa phương, và thông qua đào tạo trong hệ thống giáo dục nhà nước. Xem thêm phần 4.2.8.

    Mặc dù không phải là trở ngại duy nhất, và không phải là yếu tố quyết định, thì giá vé vào các cơ sở văn hoá cũng có thể gây ra cản trở một số lượng lớn người dân, đặc biệt là giới trẻ, trong việc tham gia vào đời sống văn hoá. Và vấn đề giá vé trở nên một yếu tố chủ chốt trong xu hướng dân chủ hoá. Rất nhiều tổ chức văn hoá đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm giá vé, đặc biệt là cho giới trẻ và những người kém thuận lợi. Người dưới 18 tuổi sẽ được vào miễn phí các di tích quốc gia và 33 bảo tàng quốc gia. Từ ngày 1 tháng 10 năm 1999, 98 di tích thuộc sở hữu nhà nước sẽ thực hiện cho vào cửa miễn phí vào một ngày Chủ nhật của tháng, không áp dụng vào mùa du lịch (từ 1 tháng 10  đến 31 tháng 3). 33 bảo tàng quốc gia áp dụng biện pháp này từ ngày 1 tháng 1 năm 2000. Có một chương trình nghiên cứu đã đưa ra đề xuất giá tiêu chuẩn (8 euro) vào các ngày Thứ năm cho tất cả các nhà hát quốc gia. Và kết quả cho thấy những người tận dụng ưu đãi này chủ yếu là sinh viên, sau đó là những người thường xuyên đi xem kịch, cho nên biện pháp này đã không thành công trong việc thu hút đối tượng khán giả mới. ‘Séc Văn hoá’ là một chương trình dành cho các học sinh trung học phổ thông (từ 15 đến 20 tuổi) đã được ban hành gần đây. Chương trình này đã được áp dụng tại vùng Rhone-Aple. Trái với thẻ đăng kí cho phép vào một số cơ sở văn hoá nhất định, thì séc văn hoá có thể dùng cho tất cả các cơ sở văn hoá khác nhau (rạp chiếu phim, nhà hát, bảo tàng, thư viện). Một nghiên cứu đánh giá chương trình thử nghiệm này cho thấy séc văn hoá không chỉ là một biện pháp quản lí giá cả, mà nó còn là biện pháp để thúc đẩy các quan hệ mới với văn hoá bằng cách làm rõ các không gian văn hoá, cải thiện các lựa chọn văn hoá, sự trung thành của ‘khách hàng’, mở rộng sự quan tâm, v.v..

8.4 Nghệ thuật không chuyên, các trung tâm văn hoá cộng đồng

8.4.1 Nhà văn hoá và các câu lạc bộ văn hoá cộng đồng

    Nhân 100 năm thực hiện luật về Thành lập Hiệp hội (ban hành năm 1901), người ta đã tiến hành đánh giá vai trò hiện nay của các hiệp hội văn hoá. Những hiệp hội này chiếm một tỉ lệ đáng kể trong các hiệp hội nói chung (hiện nay có 160000 hiệp hội văn hoá, tương đương với 1 phần sáu tổng số các hiệp hội), và các hiệp hội văn hoá dường như là một thành phần năng động nhất trong các hiệp hội. 25000 hiệp hội văn hoá có thuê người làm, 132 tổ chức không có người làm thuê. 58% tài chính của các tổ chức này là từ các nguồn công (các đối tác chính của các hiệp hội văn hoá là các thành phố (34%), sau đó là nguồn tài chính của Chính phủ (12%), sau đó là các khoản hiến tặng, thu nhập tự kiếm được, hội phí thành viên (42%). Năm 1997, trong số 61000 hiệp hội ‘văn hoá và nghệ thuật’, chiếm 5.3% là các hiệp hội âm nhạc, 3.5% là các hiệp hội thư viện và xuất bản, 3.7% là các hội hữu nghị quốc tế, 3.3% là các hội trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, phát thanh và nghệ thuật tạo hình; 3.2% là hiệp hội kịch và múa. Trong những năm gần đây có sự bùng nổ về số lượng các hiệp hội. Từ năm 1997 đến 2000, có 2241 hiệp hội được thành lập hoặc thay đổi mục đích hoạt động, hoặc là chuyển sang hoạt động về ‘di sản’, hoặc là hoạt động về ‘môi trường’. Theo truyền thống ở Pháp, các thay đổi trong đời sống văn hoá xã hội sẽ tạo ra các hiệp hội và những thành viên tình nguyện của chúng. Ví dụ như vào đầu thập niên 80 của thế kỉ 20, Bộ Văn hoá bắt đầu nhận thấy các giá trị mĩ học và xã hội của các nhóm nhạc rock, và do đó đã chính thức thừa nhận chúng (từ năm 1985 đến 1995, có khoảng 35000 nhóm nhạc rock, và nhiều trong số đó có quy chế hiệp hội). Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với các tổ chức di sản, những tổ chức đã dành nhiều nỗ lực để gìn giữ các di sản có ý nghĩa về lịch sử (Gard Bridge, The Verdon Canyon, các nhà thờ, trang trại, v.v..). Trong nhiều trường hợp, việc chính quyền cho phép sửa đổi các dự án phát triển vùng đã gây ra sự phản đối của các hiệp hội và thành viên của các hiệp hội.



 

 

đầu trang



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 383.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương