HỌc viện nông nghiệp việt nam



tải về 4.84 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38491
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) đất ngập nước Tiền Hải có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, BĐKH đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư vùng đệm. Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động của BĐKH và sản xuất nông nghiệp; tìm hiểu tính dễ bị tổn thương và phân tích khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của người dân các xã vùng đệm khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Các phương pháp bao gồm thảo luận nhóm, phỏng vấn bảng hỏi tại 90 hộ gia đình ở 3 xã vùng đệm KBT gồm Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, tác giả tính chỉ số dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu được xác định theo IPCC năm 2007 và phương pháp cân bằng trọng số. Kết quả cho thấy các xã vùng đệm chịu nhiều tác động của BĐKH làm giảm 10,5% diện tích và giảm 0,52% năng suất lúa xuân và 3,55% lúa mùa; diện tích nuôi ngao giảm 6,08%. Các chỉ tiêu đánh giá tính tổn thương cho thấy ngành NTTS bị tổn thương nhiều nhất CVI = 0,5, sau đó là ngành trồng trọt CVI = 0,4. Kết quả điều tra về những biện pháp thích ứng với BĐKH mà người dân thực hiện trong thời gian qua cho thấy hiện tại họ chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời, ngắn hạn, mang tính ứng phó mà thiếu các biện pháp thích nghi dài hạn như: các biện pháp thích ứng đó là phục tráng giống chịu mặn, ngắn ngày; thay đổi công thức luân canh; dịch chuyển lịch thời vụ; tăng cơ cấu giống lúa lai chịu mặn, phèn tốt; chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chính quyền cũng đã có những chính sách - thể chế cũng như các biện pháp thủy lợi giúp người dân thích ứng trước những BĐKH. Tuy nhiên người dân vẫn gặp những vấn đề rủi ro đặc biệt trong vấn đề dự báo thời tiết, cơ sở vật chất, nhận thức còn hạn chế.



THESIS ABSTRACT

Natural reservation of wetland Tien Hai is under high pressure from livelihood activities of local people living in the buffer zone. However, climate change has caused great impact on agricultural production of the communities in the buffer zone. Research projects carried out for the purpose of climate change impact assessment and agricultural production; explore the vulnerability analysis and the adaptibility to climate change of people in the buffer zone of wetland natural reservation in Tien Hai. These methods include group discussions, interviews questionnaires in 90 households in the reserve buffer zone includes 3 communes Nam Thinh , Nam Hung , Nam Phu in Tien Hai District , Thai Binh Province. In this research, indices vulnerable climate change were determined by the IPCC (2007) and weighted balance methods. The results showed that the buffer zone was affected by climate change reduces 10.5 % of the area and reduced yield 0.52 % and 3.55 % spring and summer rice; clam farming area decreased 6.08% . The assessment indicators showed vulnerability of aquaculture was more vulnerable with CVI = 0.5, followed by the cultivation CVI = 0.4 . The survey result on adaption measures to climate change which local people have taken in the recent time shows that they are focusing on temporary, short-term measures, anonymous response without adaptation measures long-term such as: applied salt tolerant variety, short growing duration, crop rotation, change cropping pattern, increase area of hybrid rice, and landuse changes. The government also has policy and irrigation measures to help local people adapt to climate change. However, local people still encounter problems with particular risk of weather forecast, facilities and limited awareness.


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Việt Nam được xem là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bất lợi nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH) (Peter và Greet, 2008; Dasgupta và cs., 2007; IPCC, 2007; UNDP, 2007; WB, 2007; ADB, 1994). Theo Viện chiến lược và chính sách về tài nguyên thiên nhiên và môi trường (ISPONRE, 2009), trong suốt 50 năm qua, nhiệt độ bề mặt trung bình hàng năm của Việt Nam đã tăng xấp xỉ 0,5 - 0,7°C trong khi mực nước biển dọc bờ biển đã tăng xấp xỉ 20 cm. BĐKH là một trong những vấn đề đang được quan tâm ngày càng có tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp (SXNN) và đời sống của con người ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng như nắng nóng kéo dài, rét hại, bão lụt, hạn hán, mực nước biển dâng... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXNN, đặc biệt là ở vùng ven biển.

Tiền Hải là một trong hai huyện nằm ven biển của tỉnh Thái Bình, có đường bờ biển dài trên 23km, có 3 cửa sông lớn đổ ra biển đó là sông Trà Lý, cửa Lân, cửa Ba Lạt, nhiều bãi ngang rộng và hàng chục ngàn km2 vùng lãnh hải, tạo nên một hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng phong phú với diện tích lớn trải dài theo các vùng đất ven biển. Bên cạnh đó khu vực này rất nhạy cảm về biến đổi khí hậu (BĐKH) đã dẫn đến sự xuất hiện của các hiện tượng thiên tai ngày càng khốc liệt hơn và thường xuyên hơn, đặc biệt những cơn bão lốc, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao, xâm nhập mặn… ngày càng nhiều. Theo thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình năm 2014, lượng mưa trong nhiều năm gần đây tuy ở mức trung bình, nhưng xu hướng những trận mưa, đợt mưa với cường độ mưa lớn diễn ra trong thời gian ngắn, thường xuất hiện vào thời điểm lúa mùa mới cấy (cuối tháng 7, đầu tháng 8) làm ngập úng, gây thiệt hại cho người dân. Kèm theo đó, trong khoảng thời gian này, do nước biển dâng cao, xâm thực mặn lấn sâu vào các cửa sông. Mặc dù, đã được rửa mặn nhưng gặp thời tiết nắng nóng, mặn bốc lên khiến lúa chết phải cấy đi cấy lại nhiều lần làm cho năng suất lúa kém. Bên cạnh đó, cường độ và lượng mưa làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (ngêu, sò...) bị chết hàng loạt do không chịu nổi lượng muối thay đổi. Nhiệt độ tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thủy sản. Nhiều hoạt động thích ứng cấp hộ gia đình và cộng đồng đã được thực hiện trong vùng đệm của khu bảo tồn. Cùng với đó, sự hỗ trợ của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng nhằm đạt được sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân các xã vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”.




tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương