Học tập Thông tư Số: 30/2014/tt-bgdđT, ngày 28 tháng 8 năm 2014: “Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học”


Điều 13. Phương thức đánh giá kết quả BDTX



tải về 274.47 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích274.47 Kb.
#17940
1   2   3   4

Điều 13. Phương thức đánh giá kết quả BDTX

1. Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX

a) Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức đánh giá kết quả BDTX giáo viên thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch... (sau đây gọi chung là bài kiểm tra).

b) Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên

Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề.

Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:

- Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm).

- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm).

c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá được quy định tại điểm a, điểm b khoản này để chỉ đạo, tổ chức đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và từng mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 đảm bảo sự phù hợp về đối tượng, nội dung, phương pháp BDTX và các quy định tại Quy chế này.

2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX.

Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).

3. Điểm trung bình kết quả BDTX.

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3

ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.

II. Học tập Thông tư 36/ 2009/TT-BGD&ĐT ngày 04/12/2009 của Bộ GD&ĐT về PCGDTH ĐĐT.



Điều 7. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2

1. Đối với cá nhân:Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 tuổi.

2. Đối với đơn vị cơ sở:

Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải đạt những điều kiện sau:

a) Học sinh:

- Huy động được 98% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1;

- Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học;

- Có 50% trở lên số học sinh học 9-10 buổi/tuần. b) Giáo viên:

- Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,35 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức 50% trở lên số học sinh học 9-10 buổi/tuần;

- Có 100% số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo;- Có đủ giáo viên chuyên trách dạy các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ.

c) Cơ sở vật chất:- Có mạng lưới trường, lớp phù hợp tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi;- Có số phòng học đạt tỉ lệ 0,8 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn; có bảng, đủ bàn ghế đúng quy cách cho học sinh, giáo viên; đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;- Trường học có văn phòng; thư viện; phòng giáo viên; phòng hiệu trưởng; phòng phó hiệu trưởng; phòng thiết bị giáo dục; phòng giáo dục nghệ thuật; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng y tế học đường; phòng hỗ trợ học sinh khuyết tật; phòng thường trực, bảo vệ. Các phòng có đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết để phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường;- Trường học có sân chơi, sân tập với tổng diện tích chiếm 30% trở lên diện tích mặt bằng của trường; có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh, đảm bảo điều kiện cho học sinh vui chơi và tập luyện an toàn.

- Đối với các trường tổ chức bán trú cho học sinh phải có chỗ ăn, chỗ nghỉ đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sức khoẻ cho học sinh;- Trường học có cổng, tường hoặc hàng rào cây xanh bao quanh trường; có nguồn nước sạch, có hệ thống thoát nước; có khu để xe; có khu vệ sinh sạch sẽ, thuận tiện dành riêng cho nam, nữ, học sinh, giáo viên; đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện; không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường.



III. Quyết định số 1752/QĐ- UBND tỉnh Hải Dương ngày 16/7/2014 về Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2014-2015.

- 35 tuần thực học( Kỳ I: 18 tuần. Kỳ II: 17 tuần)

-Ngày tựu trường: 11/8/2014.

-Chương trình học kỳ I: Bắt ddaaud từ ngày 18/8/2014 đến ngày 31/12/2014: 18 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động giáo dục khác. Kết thúc học kỳ I ( hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập) trước ngày 31/12/2014).

+Nghỉ học kỳ I : 02/01/2015.

-Chương trình học kỳ II: Bắt đầu từ ngày 5/1/2015 đến ngày 15/5/2015. Gồm 17 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho nghỉ Tết Nguyên Đán và các hoạt động giáo dục khác

+Kiểm tra định kỳ cuối năm đối với khối 5: Ngày 18/5/2015.

+Kết thúc học kỳ II( hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập) trước ngày 25/5/2015.

+Kết thúc năm học trước ngày 31/5/2015

+Xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học trước ngày 10/6/2015

IV.Quyết định số 6120/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/12/2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo,vàcông văn số 3535/BGD&ĐT/BGD&ĐT- GDTH ngày 27/5/2013 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp: “ Bàn tay nặn bột”.Công văn số 1319/ SGD&ĐT- GDTH ngày 2/10/2013 v/v : Hướng dẫn triển khai áp dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn TNXH và môn KHoa học trong trường Tiểu học

2.1. Trường tiểu học

- Trên cơ sở đăng ký bài dạy của giáo viên, nhà trường sắp xếp thời khoá biểu linh hoạt để tạo điều kiện cho giáo viên có đủ thời gian giảng dạy và cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường được dự giờ, học tập, rút kinh nghiệm.

- Thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để từng bước giúp giáo viên nắm chắc tiến trình dạy học và cách tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Những giờ học đạt hiệu quả, những buổi thảo luận, chia sẻ, rút kinh nghiệm nhà trường có thể ghi hình để làm tư liệu tham khảo cho giáo viên trong và ngoài nhà trường; Chưa xếp loại giờ dạy có áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” nếu giáo viên không có nguyện vọng được đánh giá, xếp loại giờ dạy.

- Có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” về thời gian chuẩn bị bài dạy, hỗ trợ kinh phí làm thiết bị dạy học,…; Có hình thức động viên, khen thưởng những giáo viên tích cực áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đạt kết quả tốt.







tải về 274.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương