HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT



tải về 291.52 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích291.52 Kb.
#28494
1   2   3   4

4.5.3 Ý nghĩa của nguyên lí thứ nhất

Nguyên lí thứ nhất là một quy luật tuyệt đối của thiên nhiên

Không thể nào chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại một
B/ Sinh viên tự đọc sách, nghiên cứu phần: Khảo sát các quá trình cân bằng của khí lí tưởng

- Trạng thái cân bằng và quá trình cân bằng

- Nội năng khí lí tưởng

- Quá trình đẳng tích

- Quá trình đẳng áp

- Quá trình đẳng nhiệt

- Quá trình đoạn nhiệt
C/ Câu hỏi và bài tập

Nội năng là gì? Nó phụ thuộc vào những thông số nào của hệ? Nêu các cách làm biến đổi nội năng?

Tại sao có thể nói rằng nguyên lí thứ nhất của NĐLH là sự vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các hiện tượng nhiệt?
1/ Tìm vận tốc chảy của dòng khí CO2 trong ống dẫn, biết rằng cứ nửa giờ khối lượng khí chảy qua 1 tiết diện ngang của ống bằng 0,51kg. Khối lượng riêng của khí bằng 7,5 kg/m3. Đường kính của ống bằng 2cm. Coi khí là chất lưu lí tưởng

2/ Một bình hình trụ đựng nước có bán kính R. Ở đáy bình có một lỗ thủng nhỏ bán kính r ( r << R). Biết chiều cao mực nước là h. Tìm vận tốc hạ mực nước trong bình?

3/ Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 10C thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khí?

4/ Một cột không khí chứa trong một ống nhỏ, dài, tiết diện đều. Cột không khí được ngăn cách với khí quyển bởi một cột thủy ngân có chiều dài d = 150mm. Áp suất khí quyển là P0 = 750mmHg, chiều dài cột không khí khi ống nằm ngang là l0 = 144mm. Hãy tính chiều dài cột không khí trong các trường hợp sau:

a/ Ống thẳng đứng, miệng ống ở trên

b/ Ống thẳng đứng, miệng ống ở dưới

c/ Ống đặt nghiêng góc 300 so với phương ngang, miệng ống ở dưới

d/ Ống đặt nghiêng góc 300 so với phương ngang, miệng ống ở trên

5/ Một bình dung tích V = 15cm3 chứa không khí ở nhiệt độ t1 = 1770C, bình được nối với một ống nằm ngang chứa đầy thủy ngân, đầu kia của ống thông với khí quyển. Tính khối lượng của thủy ngân chảy vào bình khi không khí trong bình được làm lạnh đến nhiệt độ t2 = 270C. Khối lượng riêng của thủy ngân là D = 13,6 g/ cm3

6/ Một xi lanh kín được chia làm 2 phần bằng nhau bởi một pittong cách nhiệt, mỗi phần có chiều dài l0 = 30cm, chứa một lượng khí giống nhau ở 270C. Nung nóng một phần thêm 100C và làm lạnh phần kia đi 100C. Hỏi pitong dịch chuyển một đoạn bao nhiêu?

7/ Có 40g khí oxi chiếm thể tích 3l, áp suất 10at

a/ Tính nhiệt độ của khối khí

b/ Cho khối khí giãn nở đẳng áp đến thể tích 4l. Hỏi nhiệt độ của khối khí sau khi giãn nở?

8/ Một bình chứa khí H2 nén thể tích V = 10l, nhiệt độ t1 = 70C, áp suất P = 50at. Khi nung nóng bình vì hở nên có một phần khí thoát ra ngoài; phần khí còn lại có nhiệt độ t2 = 170C, còn áp suất vẫn như cũ. Tính khối lượng khí H2 thoát ra ngoài?

9/ Có m = 10g khí oxy ở áp suất P1 = 3at. Sau khi hơ nóng đẳng áp, khối khí chiếm thể tích V2 = 10l. Tìm nhiệt và khối lượng riêng của khối khí sau khi dãn nở?

10/ Có m = 10g khí oxy ở nhiệt độ t1 = 100C, áp suất P1 = 3.105 N/m3. Sau khi hơ nóng đẳng áp thể tích khí tăng đến V2 = 10l. Tìm: Nhiệt lượng mà khối khí nhận được?

11/ Lúc đầu một khối khí H­2 chiếm một thể tích V1 = 1m3 dưới áp suất P1 = 200Kpa. Người ta hơ nóng đẳng áp khối khí đến thể tích V2 = 3m3, rồi sau đó tiếp tục hơ nóng đẳng tích đến áp suất P3 = 500Kpa. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của khối khí và tính nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong cả quá trình?
Chương 5 NGUYÊN LÍ THỨ HAI CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC

5.1 Những hạn chế của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học

- Nhiệt truyền tự nhiên từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. Không có quá trình tự nhiên ngược lại vật lạnh  vật nóng

Nhiệt lượng không thể truyền từ không khí nóng trong phòng sang cốc nước để làm cho cốc nước nóng hơn lên

- Thế năng biến tự nhiên thành động năng rồi thành nhiệt tỏa ra. Không có quá trình tự nhiên ngược lại: Nhiệt  Động năng  Thế năng

Hòn đá không thể biến đổi toàn bộ nhiệt lượng nhận được từ nguồn nóng sang công

5.2 Quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch

5.2.1 Định nghĩa

Quá trình biến đổi của hệ từ trạng thái A sang trạng thái B được gọi là thuận nghịch, khi nó có thể tiến hành theo chiều ngược lại và trong quá trình ngược đó, hệ đi qua các trạng thái trung gian như trong quá trình thuận

Hình 5.1 Quá trình thuận nghịch



- Quá trình thuận nghịch cũng là quá trình cân bằng: Athuận = Anghịch ; Qthuận= Qnghịch

- Đối với quá trình thuận nghịch, sau khi tiến hành quá trình thuận và quá trình nghịch để đưa hệ về trạng thái ban đầu thì môi trường xung quanh không xảy ra một biến đổi nào cả

Quá trình không thuận nghịch là quá trình mà khi tiến hành theo chiều ngược lại, hệ không qua đầy đủ các trạng thái trung gian như trong quá trình thuận



- Đối với quá trình không thuận nghịch, sau khi tiến hành quá trình thuận và quá trình ngược lại để đưa hệ trở về trạng thái ban đầu thì môi trường xung quanh bị biến đổi

5.2.2 Thí dụ

Về quá trình thuận nghịch: các quá trình xảy ra không có ma sát

Xét một con lắc dao động không ma sát và nhiệt độ của nó bằng nhiệt độ của môi trường

Sau quá trình thuận và quá trình nghịch, công của trọng lực sinh ra bằng không. Kết quả là môi trường xung quanh không bị biến đổi

Xét quá trình nén, giãn khí đoạn nhiệt vô cùng chậm

Nếu nén khối khí vô cùng chậm từ V2 đến V1 (quá trình nghịch), khối khí sẽ đi qua các trạng thái cân bằng trung gian như trong quá trình giãn (quá trình thuận). Công mà khối khí nhận được trong quá trình nén bằng công do khí sinh ra trong quá trình giãn. Kết quả là sau khi trở về trạng thái ban đầu, khối khí không trao đổi công với bên ngoài và môi trường xung quanh không bị biến đổi

Về quá trình không thuận nghịch:

+ Các quá trình xảy ra có ma sát

Do có ma sát, một phần công trong quá trình thuận biến thành nhiệt; nếu tiến hành quá trình nghịch thì một phần công nữa biến thành nhiệt. Kết quả là một phần công biến thành nhiệt, nhiệt đó làm nóng các vật khác và làm môi trường xung quanh bị biến đổi

+ Quá trình truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh

Sau khi vật nóng truyền nhiệt cho vật lạnh và lấy nhiệt từ vật lạnh trả lại cho vật nóng để hai vật trở về trạng thái ban đầu thì môi trường xung quanh bị biến đổi



Ý nghĩa của việc nghiên cứu các quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch

Có vai trò rất quan trọng trong công trình xây dựng nguyên lí thứ hai của nhiệt động học



5.3 Nguyên lí thứ hai của nhiệt động học

5.3.1 Máy nhiệt

Là một hệ hoạt động tuần hoàn biến công thành nhiệt và biến nhiệt thành công

Động cơ nhiệt: là loại máy nhiệt biến nhiệt thành công

VD: máy hơi nước

Máy làm lạnh: là loại máy tiêu thụ công để vận chuyển nhiệt từ nguồn lạnh sang nguồn nóng

VD: máy làm lạnh dùng khí ép



5.3.2 Phát biểu nguyên lí thứ hai

Phát biểu của Claodiut: Nhiệt không thể tự động truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn

Phát biểu của Tômxơn: Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại hai (Động cơ nhiệt không thể biến đổi toàn bộ nhiệt lượng nhận được thành ra công)

5.4 Chu trình Cácnô và định lí Cácnô

5.4.1 Chu trình Cácnô (thuận nghịch)

Là chu trình gồm hai quá trình đẳng nhiệt thuận nghịch và hai quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch


Hình 5.2 Chu trình Cacnô thuận

Giãn đẳng nhiệt ở T1: tác nhân thu nhiệt Q1

Giãn đoạn nhiệt: nhiệt độ từ T1 giảm xuống T2

Nén đẳng nhiệt ở T2: tác nhân tỏa nhiệt Q2

Nén đoạn nhiệt: nhiệt độ tăng từ T2 lên T1

Hiệu suất của chu trình Cacnô thuận nghịch

Vậy hiệu suất của chu trình Cácnô thuận nghịch đối với khí lí tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn nóng và nguồn lạnh

Nếu chu trình Cacnô thuận nghịch tiến hành theo chiều ngược lại thì ta có chu trình Cacnô ngược



5.4.2 Định lí Cácnô

Hiệu suất của tất cả các động cơ thuận nghịch chạy theo chu trình Cacnô với cùng nguồn nóng và nguồn lạnh đều bằng nhau và không phụ thuộc vào tác nhân cũng như cách chế tạo máy. Hiệu suất của động cơ không thuận nghịch thì nhỏ hơn hiệu suất của động cơ thuận nghịch



Nhận xét

- Nhiệt không thể biến hoàn toàn thành công

- Hiệu suất của động cơ nhiệt càng lớn nếu nhiệt độ nguồn nóng càng cao và nhiệt độ nguồn lạnh càng thấp

- Muốn tăng hiệu suất của động cơ nhiệt thì ngoài cách làm nói trên còn phải chế tạo sao cho động cơ này càng gần động cơ thuận nghịch (phải tránh mất mát nhiệt nhận từ nguồn nóng do truyền nhiệt và ma sát)

B/ Sinh viên tự đọc sách, nghiên cứu phần: Biểu thức định lượng của nguyên lí Cácnô

Kiểm tra giữa kì
C/ Câu hỏi và bài tập

- Hãy cho biết ‎y nghĩa của định lí Cácnô

- Nguyên lí II NĐLH liên quan đến hiện tượng gì trong tự nhiên? Mối quan hệ giữa nó với nguyên lí I NĐLH như thế nào?
1/ Một động cơ nhiệt làm việc theo chu trình Cacno giữa hai nguồn nhiệt T1 = 9273 K và T2 = 273K, công suất của động cơ là: P = 106W. Tính:

a/ Hiệu suất của động cơ?

b/ Nhiệt lượng tác nhân nhận được từ nguồn nóng và nhiệt lượng mà tác nhân nhả ra từ nguồn lạnh trong một giây?
2/ Một động cơ nhiệt hoạt động với hai nguồn nhiệt t1 = 2270C, t2 = 270C. Hỏi động cơ sinh ra một công cực đại là bao nhiêu khi nó nhận được của nguồn nóng một nhiệt lượng là Q1 = 4,18KJ
Chương 6 TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN

A. Nội dung



6.1 Khái niệm mở đầu. Định luật Coulomb

6.1.1 Khái niệm mở đầu
Khái niệm điện tích

-Điện tích là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhiễm điện của một vật. Đơn vị là Coulomb (C)

-Có hai loại điện tích là điện tích âm và dương. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau

Thuyết điện tử

-Nguyên tử là một hệ điện gồm hạt nhân mang điện tích dương ở giữa và các điện tử mang điện tích âm chuyển động xung quanh

-Ở điều kiện bình thường, tổng số điện tích dương của hạt nhân bằng tổng số điện tích âm của điện tử ở vỏ, nguyên tử trung hòa về điện

-Nguyên tử bị mất điện tử, nó trở nên thừa điện tích dương và trở thành ion dương. Nguyên tử thu thêm điện tử, nó trở nên thừa điện tích âm và trở thành ion âm



Vật dẫn – điện môi – chất bán dẫn

- Vật dẫn là vật để cho điện tích chuyển động tự do trong toàn bộ thể tích của vật

Các kim loại, các dung dịch axít, muối, bazơ, các muối nóng chảy… là các vật dẫn

- Điện môi là vật mà điện tích xuất hiện ở đâu sẽ định xứ ở đấy

Thủy tinh, êbônit, cao su, dầu, nước nguyên chất… là các điện môi

- Chất bán dẫn là những chất có tính chất dẫn điện trung gian giữa vật dẫn và điện môi



6.1.2 Định luật Coulomb

6.1.2.1 Định luật Coulomb trong chân không

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên đường nối hai điện tích, chiều hút nếu trái dấu và đẩy nếu cùng dấu, độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng

k= 9.109 Nm2/C2 ; 0 = 8,86.10-12C2/N.m2

Hình 6.1 Lực tĩnh điện tương tác giữa hai điện tích

6.1.2.2 Định luật Coulomb trong các môi trường

 là hằng số điện môi của môi trường đặt điện tích



6.2 Khái niệm điện trường. Vectơ cường độ điện trường

6.2.1 Khái niệm điện trường

- Điện trường là một môi trường vật chất đặc biệt bao quanh các điện tích, làm trung gian truyền tương tác tới các điện tích khác đặt vào môi trường đó

- Đặc điểm của điện trường là bất kì một điện tích nào đặt vào điện trường đều bị nó tác dụng một lực, lực này gọi là lực điện trường

- Điện trường bao quanh các điện tích đứng yên gọi là điện trường tĩnh



Các đại lượng đặc trưng cho điện trường

+ Vectơ cường độ điện trường E

+ Vectơ cảm ứng điện D

+ Điện thế



6.2.2 Vectơ cường độ điện trường

- Định nghĩa: q0 là điện tích thử dương tại điểm cần tính cường độ điểm trường



- Đơn vị: V/m

- Ý nghĩa: Nếu q0 = +1C thì

- Vectơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm:



Hình 6.2 Cường độ điện trường tại điểm M do điện tích q gây ra


- Nguyên lí chồng chất điện trường: Hay



Vectơ cảm ứng điện

- Định nghĩa:

- Đơn vị: C/m2

- Vectơ cảm ứng điện gây bởi một điện tích điểm

- Cảm ứng điện không phụ thuộc môi trường

6.2.3 Thí dụ

……

6.3 Điện thông. Định lí Ô-G đối với điện trường



6.3.1 Điện thông (Thông lượng của vectơ cảm ứng điện)

6.3.1.1 Đường sức điện trường (Đường cảm ứng điện)

Định nghĩa: Là đường cong trong điện trường mà vectơ cảm ứng điện tại một điểm trên đường cong đó có phương trùng với tiếp tuyến của đường cong tại điểm đó

Chiều đường sức điện trường tại một điểm qui ước là chiều của vectơ cảm ứng điện tại điểm đó

Qui ước: Số đường sức vẽ qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với các đường sức tỉ lệ với độ lớn của cảm ứng điện tại điểm đặt đơn vị diện tích đó

Tính chất:

- Qua một điểm trong điện trường chỉ vẽ được duy nhất một đường cảm ứng điện

- Đường cảm ứng điện là đường cong hở xuất phát ở điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm

- Điện trường mạnh ở những nơi có đường sức mau, điện trường yếu ở những nơi có đường sức thưa



Điện trường đều: Điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều như nhau cả về phương chiều và độ lớn. Đường sức điện của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau

Đường cảm ứng của một số điện trường đặc biệt



Hình 6.3 Đường cảm ứng của một số điện trường đặc biệt

6.3.1.2 Sự gián đoạn của đường sức điện trường. Vectơ cảm ứng điện (điện cảm)

Do E tỉ lệ nghịch với nên khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường (hằng số điện môi thay đổi), cường độ điện trường E biến đổi đột ngột. Vì vậy, phổ các đường sức điện trường bị gián đoạn ở mặt phân cách của hai môi trường

Hình 6.4 Sự gián đoạn của phổ đường sức điện trường


Vì D không phụ thuộc môi trường nên khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường khác nhau, phổ các đường cảm ứng điện là liên tục.



Hình 6.5 Sự liên tục của phổ đường cảm ứng điện

6.3.1.3 Thông lượng cảm ứng điện (điện thông)

Điện thông qua diện tích dS vô cùng bé




Điện thông qua một diện tích S bất kì


Điện trường đều và
Đơn vị: Coulomb (C) Hình 6.6 Điện thông qua diện tích dS
Ý nghĩa: Điện thông qua một diện tích tỉ lệ với số đường cảm ứng điện vẽ qua diện tích đó

6.3.2 Định lí Ô-G

6.3.2.1 Góc khối

Giả sử là góc tạo bởi hai vectơ , ta định nghĩa góc khối từ O nhìn diện tích dS là đại lượng hay

Góc khối là một đại lượng vô hướng: khi nhọn; khi

Để xác định góc khối từ O nhìn một mặt S bất kì, ta chia S thành những diện tích vi phân dS rồi xác định góc khối từ O nhìn dS sau đó tích phân cho cả mặt S:

Giá trị tuyệt đối chính là phần diện tích mặt cầu ( tâm O, bán kính 1) nằm trong mặt nón đỉnh O tựa trên chu vi của S

Nếu S là mặt cầu tâm O bán kính r =1, thì

Nếu chọn chiều hướng ra ngoài mặt S, thì ; ngược lại thì

6.3.2.2 Điện thông xuất phát từ một điện tích điểm q

Cho một điện tích điểm q đặt tại vị trí O cố định; trong khoảng không gian xung quanh q tồn tại điện trường của q.

Xét một diện tích vi phân dS và gọi là vectơ pháp tuyến dương của dS, có chiều hướng ra ngoài O. Tại một điểm M của dS (OM =r) vectơ cảm ứng điện có phương nằm theo , có chiều từ O đi ra nếu q >0, đi vào O nếu q <0 và có độ lớn:

Điện thông qua diện tích vi phân dS cho bởi

Hay theo định nghĩa của góc khối:



là góc khối từ O nhìn dS; ta có thể viết

Và dễ dàng nghiệm lại rằng đẳng thức trên đúng trong cả hai trường hợp q >0 và q <0.



Ta tính điện thông đi qua một mặt kín S bao quanh q:

Qui ước pháp tuyến dương hướng ra ngoài S:

Hệ thức này đúng trong cả hai trường hợp q >0 và q <0

Trong trường hợp điện tích q nằm ngoài mặt kín S, điện thông qua S cho bởi:

Ta dựng mặt nón đỉnh O tiếp xúc với mặt kín S; đường tiếp xúc của mặt nón ấy với S chia S thành hai phần là S1 và S2. Khi đó tích phân góc khối đối với S tách thành tổng hai tích phân:

Với qui ước chọn chiều pháp tuyến dương tại một điểm trên S luôn hướng ra ngoài S

Ta có: ;

Với là phần diện tích của mặt cầu (tâm O, r =1) nằm trong hình nón tiếp xúc nói trên

Cuối cùng ta được điện thông qua S:



Kết luận: Điện thông do một điện tích q gây ra qua mặt kín S có giá trị bằng q nếu q ở trong mặt kín S và bằng 0 nếu q ở ngoài mặt kín S (với qui ước chọn chiều pháp tuyến dương hướng ra ngoài S)

Vậy, điện thông qua mặt kín S bằng tổng điện thông do từng điện tích gây ra qua mặt kín S



6.3.2.3 Định lí Ô-G

Điện thông qua một mặt kín bằng tổng đại số các điện tích chứa trong mặt kín ấy



Biểu thức: là phép lấy tổng đại số các điện tích chứa trong mặt kín S

Chọn chiều luôn hướng ra ngoài mặt S



6.3.2.4 Dạng vi phân của định lí Ô-G. Phương trình Poatxông

Nếu điện tích trong thể tích V được phân bố liên tục thì ta có thể biểu diễn định lí Ô-G dưới một dạng khác (dạng vi phân)



Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 291.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương