HỆ thống thư ĐIỆn tử Các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật



tải về 61.2 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích61.2 Kb.
#34641
HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ

Các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật

(kèm theo công văn số 1654 /BTTTT-ƯDCNTT

ngày 27 /5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi áp dụng


Tài liệu là một hướng dẫn, nhằm mục đích khuyến nghị các yêu cầu tối thiểu về sản phẩm hệ thống thư điện tử, giúp các CQNN xem xét, đánh giá, đi tới quyết định lựa chọn sản phẩm hệ thống phần mềm quản lý và cung cấp dịch vụ thư điện tử trên thị trường.

1.2. Đối tượng áp dụng


Đối tượng áp dụng bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Yêu cầu chức năng

2.1. Mục tiêu


- Cung cấp một môi trường trao đổi thông tin nhanh, hiệu quả và tin cậy thống nhất cho các CQNN trên phạm vi Bộ/Tỉnh và toàn quốc.

- Cung cấp một công cụ giúp người sử dụng tổ chức quản lý và lưu trữ toàn bộ thông tin, tài liệu trao đổi theo các mục đích khác nhau.

- Từng bước tăng cường nhận thức, trình độ và kỹ năng khai thác ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp trong các CQNN.

2.2. Yêu cầu chức năng


Yêu cầu chức năng của hệ thống thư điện tử là danh sách các chức năng tối thiểu mà hệ thống thư điện tử cần có để thực hiện được các mục tiêu ở mục 2.1, cụ thể bao gồm:

a) Chức năng phần mềm thư điện tử

- Cho phép nhận, soạn thảo, lưu tạm và gửi email thường, gửi mail đính kèm tệp

- Cho phép quản lý lịch làm việc cá nhân

- Cho phép quản lý sổ địa chỉ

- Cho phép tạo sổ tay để ghi chép, ghi nhớ các thông tin

- Cung cấp công cụ tìm kiếm thư điện tử.



b) Chức năng phần mềm trên máy chủ thư điện tử

- Cho phép tích hợp với dịch vụ thư mục LDAP để quản lý thông tin và tài khoản của người sử dụng

- Cho phép người sử dụng truy cập máy chủ để đọc, lấy thư về qua các giao thức POP3 hoặc IMAP4.

- Cho phép người gửi gửi thư cho người nhận qua máy chủ thư điện tử qua giao thức SMTP.



c) Mô hình hệ thống cung cấp dịch vụ thư điện tử phổ biến

- Mô hình hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ thư điện tử bao gồm các máy chủ Front-End và Back-End.

- Người sử dụng giao tiếp trực tiếp với Front-End để gửi và nhận thư. Máy chủ Front-End cung cấp các giao thức SMTP, POP3 và các hàng đợi (queue). Khi thư đến hoặc người sử dụng truy nhập vào hộp thư thì Front-End sẽ hướng ra máy chủ cung cấp dịch vụ LDAP để xác thực, cấp quyền và xác định hộp thư của người sử dụng trên máy chủ Back-End (Máy chủ Front End được xem như một Proxy cho các yêu cầu tới máy chủ Back End)

- Máy chủ Back End lưu trữ các hộp thư của người sử dụng


3. Yêu cầu tính năng kỹ thuật

3.1. Nguyên tắc xây dựng


- Đảm bảo khách quan, hướng tới một hệ thống mở

- Đảm bảo khả năng tích hợp, kế thừa, nâng cấp


3.2. Yêu cầu tính năng kỹ thuật


Yêu cầu tính năng kỹ thuật đáp ứng là những yêu cầu và điều kiện cần thiết để hệ thống thư điện tử có thể thực hiện được yêu cầu chức năng trong mục 2.2 và đảm bảo khả năng triển khai hệ thống thư điện tử. Yêu cầu kỹ thuật đáp ứng được chia thành 2 nhóm: yêu cầu về tính năng kỹ thuật cần có và yêu cầu tính năng kỹ thuật nên có.

a. Danh sách các tính năng kỹ thuật cần có

STT

Nội dung yêu cầu

Yêu cầu chung

1

Phải thiết kế hệ thống máy chủ thư điện tử theo mô hình Front-End và Back-End để có thể mở rộng theo cả chiều dọc (tăng năng lực của đơn thể thiết bị) lẫn chiều ngang (tăng năng lực bằng thêm thiết bị).

Tât cả các thành phần đều phải có khả năng tăng năng lực theo chiều ngang.



2

Phải có quy hoạch cách đặt tên tài khoản người sử dụng một cách khoa học, đảm bảo người sử dụng dễ nhớ

3

Phải có quy hoạch tên miền theo phân cấp của mô hình tổ chức trong Bộ/Tỉnh hoặc sử dụng chung một tên miền cho dịch vụ thư nhưng phải quản lý người sử dụng theo phân cấp cơ quan, tổ chức bằng cách sử dụng dịch vụ thư mục LDAP.

Tham khảo phụ lục 01, phần (c)



4

Hệ thống máy chủ thư điện tử cần hỗ trợ cả 2 hình thức truy cập vào hộp thư: sử dụng phần mềm email client và sử dụng WebMail

5

Hệ thống máy chủ thư điện tử cần hỗ trợ sử dụng các chuẩn SMTP, POP3, IMAP4, HTTPS

7

Cho phép truy cập và quản trị từ xa bằng SSH hoặc HTTPS

8

Cung cấp giao diện quản trị đồ họa (GUI) cho phép khả năng quản trị tập trung toàn hệ thống

Yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm thư điện tử

9

Cung cấp các chức năng trong mục (2.2a)

10

Có cơ chế xác thực truy nhập vào hệ thống máy chủ thư điện tử, định hướng sử dụng chữ ký số

11

Có cơ chế đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu trên đường truyền giữa phần mềm thư điện tử và hệ thống máy chủ thư điện tử

Yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống máy chủ phục vụ dịch vụ thư điện tử

12

Đáp ứng khả năng mở rộng mô hình triển khai khi cần thiết, có thể triển khai thêm các máy chủ Back-End để tăng dung lượng hay do số người sử dụng tăng lên mà không làm ảnh hưởng đến người sử dụng và hệ thống

13

Đáp ứng khả năng cài đặt các máy chủ Front End theo mô hình hệ thống Cluster đảm bảo cơ chế cân bằng tải, sao lưu dữ liệu tức thời giữa các máy chủ Front End

14

Đáp ứng khả năng cài đặt các máy chủ Back End hỗ trợ cơ chế chia sẻ (shared storage) để quản lý chung ổ đĩa lưu giữ hộp thư người sử dụng

15

Cơ chế chia tải cho từng dịch vụ như SMTP, POP3, IMAP, HTTP …

16

Hỗ trợ mailing list cho người sử dụng đăng ký sử dụng và có quyền quản trị riêng cho mỗi mailing list. Có thể hạn chế chỉ cho phép các tài khoản trong mailing list mới gửi được cho mailing list

117

Yêu cầu cho tính năng bổ sung cho MTA

Kiểm soát chức năng trung chuyển thư (relay) bằng địa chỉ hoặc dải địa chỉ IP. Kiểm soát relay qua các danh sách đen (black-list). Người quản trị có thể can thiệp vào back-list khi cần thiết. Có khả năng cập nhật black-list tự động trong đó có thể tự động nhận DNS Real-time black hole list.

Hạn chế sử dụng cơ chế trung chuyển mở - open relay

Khuyến khích sử dụng cơ chế SMTP trung chuyển thư đảm bảo – secured SMTP mail relay


Có khả năng xác thực đối với người sử dụng (SMTP authentication). Có khả năng kiểm soát relay dựa trên thông tin xác thực

Cho phép hiệu chỉnh thời gian tối đa thư được lưu trữ trong queue và Có khả năng gỡ bỏ một hoặc nhiều thư riêng lẻ ra khỏi queue.

Phải hỗ trợ khả năng thông báo lỗi theo chuẩn tương thích Delivery Status Notification

18

Hệ thống thư điện tử phải có công cụ để sao lưu dữ liệu định kỳ và trực tuyền

19

Hệ thống thư điện tử phải có cơ chế phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố

20

Hệ thống thư điện tử được thiết kế để ghi và lưu trữ đầy đủ nhật ký (logfile) của thành phần hệ thống và có cơ chế thống kê và báo cáo về năng lực hiện tại (performance) của hệ thống

Yêu cầu về lưu trữ dữ liệu

21

CSDL phải có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, tính ổn định cao.

22

Cho phép định nghĩa hạn mức dung lượng (Quota) cho từng nhóm, người quản trị nhóm có thể định nghĩa Quota cho từng thành viên của nhóm và điều khiển quota dựa trên kích thước mailbox, dựa trên số lượng thư, dựa trên kích thước thư

23

Sử dụng Bộ ký tự và mã hóa thống nhất trong toàn bộ hệ thống theo tiêu chuẩn unicode Tiếng Việt TCVN 6909:2001

Yêu cầu về an toàn, bảo mật

24

Hệ thống phải đáp ứng khả năng bảo mật theo các mức: mạng, xác thực người sử dụng và CSDL

25

Có Firewall đặt giữa 2 hệ thống máy chủ Front End và Back End

26

Hệ thống phải được thiết kế để có khả năng chống Virus

Hệ thống phải có khả năng thông báo cho người gửi hoặc người nhận về thông tin thư điện tử có nhiễm virus

Hệ thống phải có biện pháp cho phép cập nhật các mẫu virus định kỳ (có thể cấu hình được)


27

Hệ thống phải được thiết kế để có khả năng chống và lọc spam

Hệ thống phải có khả năng phát hiện các thư spam theo các tiêu chí có thể được cấu hình bởi người quản trị

Hệ thống phải có biện pháp cho phép cập nhật các mẫu spam định kỳ (có thể cấu hình được) hoặc bất thường (do người quản trị)


b. Danh sách các tính năng kỹ thuật nên có

STT

Nội dung yêu cầu

Yêu cầu chung

1

Hệ thống phải hỗ trợ nhiều tên miền ảo (virtual domain). Phải hỗ trợ phân cấp quản trị cho từng tên miền. Cho phép đặt tên tài khoản hộp thư trùng nhau trên các tên miền khác nhau. Mỗi tên miền cần có một địa chỉ thư đại diện (postmaster) riêng và một địa chỉ thư người quản trị (admininistrator) riêng.

Yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống máy chủ phục vụ dịch vụ thư điện tử

2

Mô hình mạng triển khai hệ thống máy chủ thư điện tử bao gồm: vùng ngoài ( Public Zone), vùng DMZ ( DeMilitarized Zone ) và vùng an toàn (Safety Zone ), vùng công việc ( Working Zone )

3

Các máy chủ Front End được đặt trong vùng DMZ

4

Các máy chủ AD/LDAP, máy chủ Back End hoạt động trong vùng an toàn.

Yêu cầu về an toàn, bảo mật

5

Có cơ chế chứng thực của các máy chủ trong hệ thống

Phụ lục. Khái niệm và định nghĩa


Thư điện tử (eMail) là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Email là một phương tiện thông tin trên môi trường mạng. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.

Ngày nay, email không những có thể truyền gửi được các ký tự, mà còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.



a. Phần mềm thư điện tử

Phần mềm thư điện tử là phần mềm hỗ trợ cho người sử dụng soạn thảo, chuyển đi và nhận về các mẫu thông tin (thường là dạng ký tự). Thông tin có thể đưa vào phần mềm thư điện tử bằng cách thông dụng nhất là gõ chữ bàn phím hay các cách khác như là dùng máy quét hình (scanner), dùng máy ghi hình số (digital camera). Phần mềm thư điện tử cho phép tiến hành soạn thảo, gửi, nhận, đọc, in, xoá hay lưu giữ các thư. Có 2 loại phần mềm thư điện tử:

- Phần mềm thư điện tử cài đặt trên từng máy tính của người sử dụng dưới dạng ứng dụng gọi là email client, ví dụ Microsoft Outlook, Microsoft Outlook Express, Netscape Comunicator, hay Eudora. Các phần mềm này còn có một tên gọi khác là MUA (Mail User Agent)

- Ngược lại, loại phần mềm thư điện tử không cần phải cài đặt mà nó được cung ứng bởi các máy chủ web trên Internet gọi là WebMail.

b. Máy chủ thư điện tử

Máy chủ làm việc cung ứng các dịch vụ thư điện tử bao gồm gửi, nhận hoặc trung chuyển tạm thời thư điện tử gọi là MTA (Mail Transfer Agent). Máy chủ MTA là đầu mối giao tiếp trực tiếp với các MUA.

Trong hệ thống máy chủ thư điện tử còn một thành phần quan trọng nữa là máy chủ quản lý các thư điện tử nhận được bởi MTA và chuyển về đúng hộp thư của người sử dụng. Máy chủ này có tên gọi là MDA (Mail Delivery Agent), nó chỉ giao tiếp với máy chủ MTA.

Như vậy, máy chủ thư điện tử về cơ bản bao gồm máy chủ MTA (hay còn gọi là máy chủ SMTP) và máy chủ quản lý thư điện tử MDA.

Theo cách này, với các hệ thống thư điện tử có quy mô lớn như cấp Bộ/Tỉnh cần thiết phải xây dựng mô hình hệ thống máy chủ quản lý và cung cấp dịch vụ thư điện tử bao gồm các máy chủ Front-End và Back-End, trong đó máy chủ Front End có chức năng MTA, máy chủ Back End có chức năng MDA.

c. Cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử

Trong hệ thống thư điện tử, người ta cũng dùng khái niệm hộp thư để lưu trữ dữ liệu về nội dung các email cộng với điạ chỉ của người chủ thư điện tử. Mỗi người sử dụng có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác, được gọi là hộp thư điện tử hay địa chỉ thư điện tử (email account). Thông qua hộp thư điện tử, người sử dụng gửi và nhận email.

Trên cơ sở đó, một địa chỉ thư điện tử sẽ bao gồm ba phần chính có dạng [Tên_định_dạng_thêm] [tên_email]@[tên_miền]



- Phần tên_định_dạng_thêm: Đây là một dạng tên để cho người đọc có thể dễ dàng nhận ra người gửi hay nơi gửi. Tuy nhiên, trong các thư điện tử người ta có thể không cần cho tên định dạng và nội dung thư điện tử vẫn được gửi đi đúng nơi. Thí dụ: Trong địa chỉ gửi thư tới viết dưới dạng Nguyễn Văn X nvx@gov.vn hay viết dưới dạng nvx@gov.vn thì phần mềm thư điện tử vẫn hoạt động chính xác và gửi đi đến đúng địa chỉ.

- Phần tên_email: Đây là phần xác định hộp thư. Thông thường, cho dễ nhớ, phần này hay mang tên của người chủ ghép với một vài kí tự đặc biệt. Phần tên này thường do người đăng kí hộp thư điện tử đặt ra, tuy nhiên tên_email phải là giá trị duy nhất để định danh người sử dụng. Phần này còn được gọi là phần tên địa phương.

- Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử. Ngay sau phần tên_email bắt đầu bằng chữ "@" nối liền sau đó là tên miền, trong ví dụ trên là gov.vn.

- Khuyến nghị áp dụng quy hoạch tên miền trên toàn quốc:

+ Tên miền cho các Bộ/Tỉnh: [Tên Bộ/Tên Tỉnh].gov.vn



+ Tên miền cho Chính phủ: gov.vn




tải về 61.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương