Hệ thống kế toán với phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm


Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty



tải về 389.45 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích389.45 Kb.
#22692
1   2   3   4   5   6

1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty :


Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến – đường thẳng

Sơ đồ 1 : Sơ đồ bộ máy quản lý công ty ANCO

Lãnh đạo chủ chốt của công ty gồm :


  • Bà Đỗ Thị Vân – Chủ tịch HĐQT , cử nhân kinh tế

Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị được bầu ra do Đại Hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty, và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ tọa họp Hội đồng quản trị.

  • Ông Nguyễn Xuân Du – Tổng Giám Đốc công ty, cử nhân kinh tế, kỹ sư thông tin.

Tổng Giám đốc công ty cũng được bầu ra do Đại Hội đồng Cổ đông. Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và là người đại diện công ty trước pháp luật; chịu sự giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

  • Bà Trần Thị Thanh – Giám đốc Tài chính, thạc sỹ Tài chính – Kế toán.

  • Ông Mai Ngọc Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty, tốt nghiệp kỹ sư điện- điện tử tại Học viện Kỹ Thuật Quân sự, đang hoàn thiện chương trình thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học La Trobe (Australia) tại Việt Nam.

  • Ông Nguyễn Huy Hùng – Phó Tổng Giám đốc công ty, tốt nghiệp kỹ sư điện – điện tử tại Học viện Kỹ Thuật Quân sự.

Giám đốc Tài Chính, Phó Tổng Giám đốc là người có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc về Tài chính, dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật.

Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ và hỗ trợ Kỹ thuật có quyền hạn và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong các lĩnh vực : Phát triển dự án, Dịch vụ kỹ thuật, Nghiên cứu và Phát triển, Hỗ trợ về khách hàng.

Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị có trách nhiệm và quyền hạn trong việc tổ chức kinh doanh, và là người trực tiếp quản lý các phòng ban : Kinh doanh, Tiếp thị và quan hệ công chúng (PR), Phát triển kinh doanh.

Giám đốc Tài chính và Quản trị quản lý các phòng ban : Tài chính và Kế toán, Quản trị và Nhân sự, Xuất Nhập Khẩu.



  • Vị thế của Tài Chính và Quản trị trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp :

Các phòng ban trong Tài Chính và Quản trị luôn giữ một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp.

  • Giúp doanh nghiệp quản lý tài chính, tài sản các nguồn thu của doanh nghiệp và nắm giữ nguồn tài chính của doanh nghiệp.

  • Quản lý nguồn nhân sự : quản lý toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên, làm công tác tổ chức cán bộ,có những chính sách đãi ngộ nhân viên trong công ty nhằm khuyến khích, động viên người lao động. Xây dựng quy chế hoạt động của công ty, nghiên cứu sắp xếp và cải tiến bộ máy tổ chức , thực hiện ký kết hợp đồng lao động…

  • Phòng Xuất nhập khẩu : có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu nội địa, làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu, tổ chức giao nhận hàng hóa cho các công trình trên cơ sở hợp đồng kinh tế.

Đặc biệt Phòng Tài chính và Quản trị có chức năng và nhiệm vụ :

  1. Chức năng :

  • Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động Tài chính – Kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

  • Kết hợp với các phòng ban của Kinh doanh - Tiếp thị và Dịch vụ - Hỗ trợ kỹ thuật để chiến lược kinh doanh phù hợp.

  • Trên sơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của các đơn vị thành viên mà có kế hoạch xây dựng kế hoạch tài chính cho toàn công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao

  • Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho lãnh đạo Tổng Công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của công ty. Đồng thời phản ánh kịp thời chính sách về chi phí và giá thành trong mỗi kỳ kinh doanh cho Lãnh đạo công ty.

  • Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của toàn công ty (tự kiểm tra hặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra).

  1. Nhiệm vụ :

  • Xây dựng chương trình, kế hoạch tài chính hàng năm, trình doanh nghiệp phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình , kế hoạch đó.

  • Đề xuất đầu tư quản lý iệu quả nguồn vốn.

  • Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo đúng quy định.

  • Lập quyết toán hàng quý, năm và thực hiện mở sổ sách kế toán theo đúng quy định về chế độ Tài chính – Kế toán của Nhà nước. Lập kế hoạch phân bổ các nguồn quỹ.

  • Xây dựng tỷ lệ thu chi cho các hoạt động có thu của đơn vị.

  • Quản lý và chịu trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ kế toán về tất cả các khoản thu, chi của doanh nghiệp; thanh quyết toán và theo dõi công nợ.

  • Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, thiết bị và tài sản khác của tất cả các bộ phận trong công ty.

  • Chủ trì tổ chức định kỳ kiểm kê, đánh giá tài sản, thực hiện công tác kiểm tra quá trình sử dụng tài sản và chủ trì trong việc thanh lý tài sản hàng năm theo quy định của Nhà nước.

  • Thực hiện thu – chi và thanh toán các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động.

  • Thực hiện các báo cáo thường xuyên và đột xuất phối hợp với bộ phận tổ chức để thực hiện đăng ký biên chế và quỹ tiền lương hàng quý, năm.

  • Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản.

Tóm lại bộ phận Tài chính kế toán không thể thiếu được trong bất kỳ doanh nghiệp nào và luôn có vai trò quan trọng trong các hoạt động tài chính của dong nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn như công ty Cổ phần Quốc tế ANCO.

PHẦN II : HỆ THỐNG KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP


  1. tải về 389.45 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương