HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh


Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu



tải về 1.52 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu22.07.2016
Kích1.52 Mb.
#2137
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3. Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu

- Việc lập hệ thống quản lý chất lượng là một điều kiện để đảm bảo chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng phản ánh mô hình tổ chức thi công xây dựng trong đó phải xác định được kế hoạch nhân sự cũng như chất lượng nhân sự; quy trình, thủ tục quản lý; những hướng dẫn thực hiện; thử nghiệm; chế độ báo cáo và các hình thức sẽ được sử dụng để thực hiện trách nhiệm của nhà thầu đảm bảo và kiểm soát tốt chất lượng thi công xây dựng, đảm bảo sự phối hợp tiến độ thi công xây dựng của các nhà thầu. Hệ thống quản lý chất lượng phải được lập trước khi triển khai thi công xây dựng. Bản kế hoạch này phải được chủ đầu tư xem xét chấp thuận.

- Hệ thống chất lượng nhà thầu của nhà thầu phải được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu, nều trong hồ sơ trúng thầu không có hoặc thiếu thì yêu cầu nhà thầu xây dựng cung cấp.

- Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng nhà thầu không đúng như hồ sơ trúng thầu thì yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng như trong hồ sơ trúng thầu. Nếu nhà thầu có thay đổi thì phải có văn bản đề nghị và được chủ đầu tư chấp nhận bằng văn bản.

4. Yêu cầu về vật tư, thiết bị

a. Danh sách vật tư, thiết bị đề xuất:

Nhà thầu phải đệ trình danh sách các vật tư, thiết bị chính được đề xuất sử dụng trong vòng 15 ngày kể từ ngày đạt được thoả thuận về hợp đồng. Đối với các vật tư, thiết bị qui định tham khảo từ các tiêu chuẩn, lập danh sách các tiêu chuẩn có thể áp dụng để chủ đầu tư xem xét lựa chọn.

b. Tài liệu đệ trình về nguồn gốc và đặc tính của vật tư:

Nhà thầu phải đệ trình dữ liệu tiêu chuẩn đã ban hành của nhà sản xuất. Đánh dấu mỗi bản sao để nhận biết các vật tư, các lựa chọn có thể áp dụng và thông tin khác. Bổ sung dữ liệu tiêu chuẩn của nhà sản xuất để cung cấp các thông tin riêng đối với công trình.

c. Tài liệu đệ trình về mẫu

Tài liệu minh hoạ các đặc điểm, chức năng và tính thẩm mỹ của vật liệu/sản phẩm với đầy đủ về tiêu chuẩn màu sắc, kết cấu của nhà sản xuất.

d. Trách nhiệm của chủ đầu tư, kiến trúc sư hoặc kỹ sư được ủy quyền

Khi cần thiết, chủ đầu tư, kiến trúc sư hoặc kỹ sư được chủ đầu tư ủy quyền yêu cầu nhà cung cấp vật tự thông tin bổ sung hoặc tài liệu hướng dẫn để đánh giá sau 7 ngày nhận được vật tư. Kiến trúc sư hoặc kỹ sư phải thông báo cho nhà thầu về kết quả chấp thuận hay từ chối trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được mẫu vật tư hoặc sau 7 ngày làm việc sau khi nhận được thông tin hay tài liệu bổ sung theo yêu cầu

5. Nội dung công việc

Nhà thầu cần chuẩn bị lao động, vật liệu, công cụ, thiết bị, nhà xưởng... cần thiết cho các công việc sau:

a- Nghiên cứu kỹ thiết kế, phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý, phát hiện những vấn đề quan trọng cần bảo đảm chất lượng.

b- Làm tốt công tác chuẩn bị thi công. Lập biện pháp thi công với những công việc hoặc bộ phận công trình quan trọng và phức tạp về kỹ thuật. Lập các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác thi công. Thi công công trình với số lượng, chất lượng theo thiết kế.

c- Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức kiểm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng theo quy định. Kiểm tra cao độ thiết kế và kiểm tra độ sai lệch của tim trục công trình trước khi thi công và tiến hành các công tác đo đạc kiếm tra thường xuyên trong quá trình thi công.

d- Lựa chọn cán bộ kỹ thuật, đội trưởng, công nhân đủ trình độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Tổ chức đầy đủ bộ phận giám sát, kiểm tra kỹ thuật. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công tác xây lắp theo đúng quy định, đặc biệt những bộ phận quan trọng và phần khuất công trình.

e- Đảm bảo thu thoát nước mưa, nước thi công để hiện trường thi công luôn khô ráo, sạch sẽ. Đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự công cộng theo qui định chung của Nhà nước và của địa phương.

g- Nhà thầu phải chấp hành nghiêm chỉnh Qui phạm an toàn lao động và hoàn toàn chịu trách nhiệm về bảo hiểm, an toàn thi công, an toàn trong phòng chống cháy nổ cho người và phương tiện thi công trong công trình theo các qui định hiện hành và về mọi tai nạn, sự cố, kể cả tai nạn lao động xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị và thi công.

5.1. Số liệu địa chất

- Nhà thầu có thể tiến hành khảo sát riêng cho mình nếu thấy cần thiết nhưng số liệu đó phải đệ trình chủ đầu tư bằng văn bản để phê duyệt.

5.2. Lối ra vào công trường

- Lối ra vào công trường phải thể hiện trong bản vẽ tổ chức thi công và phải theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Nhà thầu có trách nhiệm xin phép các lối ra vào tạm v.v... và giữ gìn các đường đi lối lại luôn luôn an toàn và sạch sẽ.

5.3. Định vị

- Nhà thầu phải xác định vị trí, cao độ của các chi tiết móng trên cơ sở các số liệu gốc của hiện trường do Tư vấn giám sát cung cấp và phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của công việc định vị này. Phương pháp đo, thiết bị đo phải phù hợp với mục tiêu và độ chính xác của công tác đo đạc.

- Các số liệu định vị cần phải đệ trình trước khi tiến hành thi công.

- Nhà thầu phải cung cấp thiết bị, phương tiện, nhân lực, nhân viên khảo sát và vật liệu cần thiết để Tư vấn giám sát có thể kiểm tra công tác định vị và những việc liên quan đã làm mà không được đòi hỏi bất kỳ một chi phí phát sinh nào.

5.4. Sai số cho phép

- Các sai số trong đo đạc định vị kết cấu phải nằm trong phạm vi giới hạn cho phép do thiết kế và qui phạm hiện hành. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí cho những việc phát sinh cần phải làm do định vị trí của các cấu kiện không phù hợp với các chỉ dẫn nói trên.

5.5. Công trình lân cận

- Phương pháp thi công phải đảm bảo không ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

5.6. Dọn sạch mặt bằng

- Nhà thầu có trách nhiệm dọn dẹp mặt bằng trước lúc thi công và dỡ bỏ từng phần và làm sạch mặt bằng trong thời gian thi công và sau khi hoàn thành công việc, kể cả các lều lán không cần thiết, các vật liệu thừa, rác vụn sinh ra trong thi công.

5.7. Thiết bị và nhân công

- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị, dàn giáo kể cả trang thiết bị phụ trợ và lao động cần thiết cho thi công. Trước khi thi công, Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát đầy đủ, chi tiết về chương trình, kế hoạch thi công, bao gồm cả số lượng chủng loại thiết bị sẽ sử dụng. Các thiết bị cơ giới như: Cần cẩu, vận thăng, băng tải, ... phải có chứng chỉ kiểm định an toàn còn hiệu lực trong quá trình thi công do các cơ quan chức năng cấp.

- Tư vấn giám sát có quyền quyết định bỏ hay thay thế những thiết bị hoặc bộ phận thợ nào mà Tư vấn giám sát cho là không phù hợp với công việc thi công.

5.8. Cấu kiện hỏng và sai vị trí

- Những cấu kiện bị hư hỏng trong quá trình chuyên trở, dựng lắp sẽ được coi là "lỗi" và sẽ được thay thế bàng các cấu kiện phụ thêm do Tư vấn giám sát quyết định, Nhà thầu phải chịu kinh phí sửa chữa và thay thế các"lỗi" này.

- Cấu kiện thi công xong có sai số vượt quá sai số cho phép sẽ được coi là "lỗi". Cấu kiện lỗi sẽ được xử lý bằng cách bổ sung cấu kiện cần thiết, vị trí các cấu kiện bổ sung do Tư vấn giám sát quyết định, Nhà thầu chịu kinh phí.

5.9. Bảo hành khả năng của cấu kiện

- Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành tất cả các cấu kiện theo điều kiện của qui định này và các qui phạm hiện hành.

5.10. Bản vẽ hoàn công

- Sau khi kết thúc các hạng mục chính, Nhà thầu phải đệ trình bản vẽ hoàn công, bản vẽ này phải do trắc đạc viên thực hiện và phải có đầy đủ nội dung:

a. Kích thước hình học theo thiết kế.

b. Độ sai lệch của tim trục theo hai phương.

c. Những thay đổi khác với thiết kế.

- Các biên bản, chứng chỉ về những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công được coi là một phần của bản vẽ hoàn công.

5.11. Rào tạm trong quá trình thi công

- Rào tạm trong quá trình thi công nhằm bảo vệ an toàn, an ninh khu vực công trình thuộc trách nhiệm và chi phí của Nhà thầu. Kết cấu rào tạm phải đủ vững chắc trong suốt quá trình thi công. Rào phải kín, đủ chiều cao khuất tầm nhìn. Vật liệu bao phủ phải phù hợp với quy định hiện hành.

5.12. Bảng hiệu (biển báo)

Nhà thầu phải treo bảng hiệu (biển báo) tại công trường thi công

- Bảng hiệu (biển báo) công trình bao gồm:

+ Tên công trình, hình ảnh công trình

+ Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành;

+ Tên đơn vị thi công;

+ Tên đơn vị thiết kế;

+ Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh cũng phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại.

- Nhà thầu không được thực hiện quảng cáo trên toàn bộ hàng rào công trình nếu không được phép của Chủ đầu tư.

- Chi phí bảng hiệu (biển báo) do Nhà thầu chịu trách nhiệm.

I. YÊU CẦU CHI TIẾT:



1. Công tác chuẩn bị thi công

1.1. Dọn dẹp mặt bằng

1.1.1. Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng

- TCVN 4447:2012 Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4252:1988 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công. Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 4252:2012 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công

- TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công.

1.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với công tác dọn mặt bằng:

- Tuân thủ theo đúng biện pháp cũng như nội dung công việc được duyệt.

- Mặt bằng sau khi dọn dẹp phải đạt được các yêu cầu sau:

+ Toàn bộ các cây to, các kết cấu cũ không nằm trong danh mục được bảo vệ thì phải được loại bỏ;

+ Các gốc cây phải được đào và nhặt bỏ hết rễ;

+ Các bụi cây, cỏ phải được phát quang;

+ Các vật phế thải, rác thải (nếu có) phải được thu dọn đưa ra khỏi mặt bằng;

+ Riêng các cây to, các kết cấu cũ không nằm trong danh mục được bảo vệ thì phải được loại bỏ;

+ Việc dọn mặt bằng phải được giám sát và nghiệm thu như đối với các công tác xây dựng khác.

Dỡ bỏ các công trình hoặc kết cấu:

Nhà thầu phải trình biện pháp thi công kèm theo các quy định về an toàn, gửi Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan kiểm tra và phê duyệt trước khi triển khai thi công trên công cụ thể như sau:

- Quy định các công việc chuẩn bị cần thiết của nhà thầu khi dỡ bỏ các công trình hoặc kết cấu.

- Quy định chi tiết về biện pháp đảm bảo an toàn khi phá dỡ công trình cũ.

- Quy định việc bảo quản, tập kết, bàn giao những bộ phận, kết cấu được xác định là tài sản của chủ đầu tư.

d. Bảo vệ các kết cấu và công trình được giữ lại:

- Căn cứ vào thực tế mặt bằng công trường, Chủ đầu tư ra văn bản yêu cầu cụ thể về Quy định trách nhiệm của nhà thầu trong việc bảo vệ và duy trì sự hoạt động bình thường của các kết cấu và công trình cần được giữ lại trong suốt quá trình xây dựng.

- Trong quá trình di dời, nhà thầu có trách nhiệm xác định ranh giới khu vực các kết cấu và công trình cần giữ lại.

e. Bốc dỡ, vận chuyển và tập kết vật liệu:

- Với các vật liệu thu được trong quá trình chuẩn bị mặt bằng xây dựng, Nhà thầu có trách nhiệm tập kết gọn tại vị trí quy định trong tổng mặt bằng.

- Với các loại vật liệu không sử dụng được, trong quá trình di dời, Nhà thầu có trách nhiệm tập kết tại vị trí quy định đồng thời phải di chuyển ngay khỏi mặt bằng thi công, đổ thải tại nơi tập kết quy định của thành phố hoặc địa phương.

f. Di chuyển các kết cấu hạ tầng công cộng ra khỏi phạm vi công trường:

- Các công tác chuẩn bị cho công tác di dời cũng như thời gian tiến hành công việc di dời phải được thông báo (trước 7 ngày) cho toàn bộ các công trình và khu dân cư lân cận, lên kế hoạch,

1.2. Kiểm tra và bảo vệ mặt bằng công trường

1.2.1.Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng

- TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình. Nguyên tắc cơ bản.

- TCXD 4055:2012 Tổ chức thi công.

1.2.2. Kiểm tra điều kiện công trường

- Xác nhận, kiểm tra hiện trạng mặt bằng công trình, các vị trí mốc chuẩn, mốc địa giới bàn giao khu đất của dự án.



1.2.3. Đệ trình

- Thuyết minh biện pháp thi công kèm theo tính toán chi tiết về các biện pháp, kết cấu gia cố trong quá trình thi công, tránh ảnh hưởng tới các công trình lân cận.



1.2.4. Kiểm tra các chi tiết của mặt bằng

- Nhà thầu phải gửi cho kỹ sư báo cáo tính toán chi tiết và bản thuyết minh phương pháp gia cố ổn định và/hoặc lớp lót nền dốc. Chỉ sau khi kiểm tra và được kỹ sư duyệt sự tính toán phương.



1.2.5. Kiểm tra các thiết bị đi ngầm trong lòng đất

- Tiến hành kiểm tra các vật thể trong các khu vực có thể gặp phải khi tiến hành công tác đào.

- Không được làm ảnh hưởng đến các phương tiện, thiết bị đang được sử dụng của khu vực mặt bằng thi công trừ khi có sự cho phép bằng văn bản của bên quản lý.

1.3. Phòng thí nghiệm và trang thiết bị thí nghiệm

1.3.1. Tổng quan

- Công tác này bao gồm kiểm tra phương tiện, trang thiết bị thí nghiệm trong phòng và hiện trường; lập kế hoạch thí nghiệm; trình độ và năng lực thí nghiệm viên.

- Quy định trách nhiệm của nhà thầu về công tác thí nghiệm.

1.3.2. Nội dung công việc

Quy định trách nhiệm của nhà thầu thực hiện các công việc sau:

- Lập quy trình và danh mục các tiêu chuẩn thí nghiệm sử dụng.

- Quy định về kỹ năng, trình độ của thí nghiệm viên tương ứng với loại thí nghiệm trách nhiệm của nhà thầu đối với chất lượng công tác thí nghiệm.

- Quy định về nguyên tắc và trình tư thực hiện cho các hạng mục thí nghiệm không thường xuyên, xác xuất kiểm tra đối với từng lô mẫu thí nghiệm.

- Quy định thống nhất mẫu biểu, bảng báo cáo áp dụng cho dự án.

- Quy định về việc giao nộp kết quả thí nghiệm.

2. Công tác nền móng

2.1. Công tác đất

2.1.1. Tổng quan

Phần này bao gồm các công tác:

- Đào và đắp đất hố móng, bể tự hoại, nền nhà mương thoát nước... thuộc dự án.

- Công tác đầm nén đất đắp theo TCVN.



2.1.2. Các tiêu chuẩn áp dụng

- TCVN 4447:2012 Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4196:1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm.

2.2. Công tác thi công móng

2.2.1. Tổng quan

Sau khi đào móng công trình cần thiết phải kiểm tra kích thước hố móng, cao độ đáy móng để bảo đảm không có sai số vượt tiêu chuẩn quy phạm cho phép. Sau đó đổ bê tông sạn ngang lót móng, bề dày bảo đảo theo yêu cầu thiết kế. Phần lót móng phải đầm chặt và chiều dày là 100. Lót móng được đổ rộng hơn móng bê tông mỗi chiều 10cm, mặt lớp lót phải phẳng và không có độ nghiêng đáng kể.

Cốt thép móng và cổ móng được lắp đặt theo bản vẽ thiết kế. Cốt thép được chế tạo trước và được nghiệm thu bởi Tư vấn giám sát. Khi lắp đặt phải đảm bảo độ chính xác về cao độ, tim trục cũng như các liên kết chờ. Cốt thép cũng cần phải cố định chắc chắn trước lúc đổ bê tông để trong quá trình đổ không bị xê dịch.

2.2.2. Các tiêu chuẩn áp dụng

- TCVN 9361:2012 Công tác nền móng. Thi công và nghiệm thu

- TCVN 4453:1995 Kết cấu BTCT toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.



3. Công tác bê tông và bê tông cốt thép toàn khối

3.1. Vật liệu

3.1.1. Yêu cầu chung

- Tất cả vật liệu được lưu giữ, bảo quản đúng quy định.

- Các yêu cầu chung đối với vật liệu sử dụng cho hỗn hợp bê tông, như: Chủng loại, phẩm chất, hồ sơ kèm theo, chứng chỉ thí nghiệm...;

- Các biện pháp chung để đảm bảo chất lượng vật liệu đầu vào:

+ Yêu cầu về việc xét duyệt của chủ đầu tư;

+ Quy định việc nghiệm thu vật liệu và sự chấp thuận của kỹ sư tư vấn;

+ Yêu cầu về việc chứng minh nguồn gốc vật liệu;

+ Bảo quản vật liệu tại công trường;

+ Quy định việc thay thế những vật liệu không đạt yêu cầu, những vật liệu không đúng như thiết kế.

3.1.2. Xi măng

3.1.2.1. Các tiêu chuẩn áp dụng đối với loại xi măng sử dụng

- TCVN 2682:2009 Xi măng poóc lăng-yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 6260:2009 Xi măng poóc lăng hỗn hợp. Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 4787:2009 Xi măng. Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị lấy mẫu

- TCVN 6016:2011 Xi măng. Phương pháp thử. Xác định độ bền

- TCVN 6017:2011 Xi măng. Phương pháp thử. Xác định thời gian đông kết và độ ổn định

- TCVN 141:2008 Xi măng poóc lăng. Phương pháp phân tích hóa học

- TCVN 7572-14:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử- Phần14. Xác định khả năng phản ứng kiềm-Silic

- TCVN 7711:2007 Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat.



3.1.3. Cốt liệu cho bê tông và vữa

3.1.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng

- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông cối thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 7572-2 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử.

3.1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật

- Tư vấn giám sát phê duyệt việc lựa chọn và chuẩn bị nơi tập kết các loại cốt liệu. Số lượng và kích thước kho chứa, biện pháp ngăn che tránh lẫn lộn các loại, các cốt liệu với nhau. Mỗi loại cốt liệu nên có kho riêng. kho chứa cốt liệu phải có nền bằng bê tông hay lót bằng vật liệu cứng có độ dốc để nước không bị đọng trên nền kho. Tất cả các cốt liệu cần được bảo quản trong kho để không lẫn các tạp chất lạ khác từ bên ngoài.

- Chủ đầu tư và tư vấn giám sát phải phê duyệt nguồn cấp các thí nghiệm và yêu cầu đối với các vật liệu trước khi đưa vào thi công. Cốt liệu thiếu các kết quả thí nghiệm không được sử dụng.

- Cốt liệu phải lấy từ các nguồn được tư vấn giám sát và chủ đầu tư phê duyệt. Cốt liệu lấy từ các địa điểm khác nhau hay nguồn mới là không được chấp nhận. Khi thay đổi nguồn mua vật liệu, nhà thầu phải tiến hành các thí nghiệm cần thiết bằng kinh phí của mình và chỉ sử dụng khi đã được Tư vấn giám sát và chủ đầu tư phê duyệt. Các loại cốt liệu bị loại bỏ nhất thiết phải chuyển khỏi công trường.

3.1.4. Nước

3.1.4.1. Tiêu chuẩn áp dụng

- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Qui phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 4506:2012 Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.

3.1.4.2. Yêu cầu kỹ thuật

- Nước không có hàm lượng tạp chất vượt quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới quá trình đông kết của bê tông và vữa cũng như làm giảm độ bền lâu của kết cấu bê tông và vữa trong quá trình sử dụng, thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

- Nhà thầu phải tuân theo các phê duyệt của Tư vấn giám sát về nguồn nước dùng cho sản xuất và phải tiến hành các thí nghiệm cần thiết mà Tư vấn giám sát yêu cầu.

- Khi thay đổi nguồn cấp nước Nhà thầu phải đệ trình các tài liệu thí nghiệm chứng tỏ nước từ nguồn mới thoả mãn những yêu cầu kỹ thuật và chỉ được sử dụng khi có thoả thuận bằng văn bản của Chủ đầu tư. Nhà thầu phải chịu mọi phí tổn về cung cấp nước kể cả các loại bể chứa khi nguồn nước không đủ.

a. Nước trộn bê tông, trộn vữa, rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông cần có chất lượng thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ.

- Lượng tạp chất hữu cơ không lớn hơn 15 mg/L.

- Độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.

- Không có màu khi dùng cho bê tông và vữa trang trí.

- Theo mục đích sử dụng, hàm lượng muối hòa tan, lượng ion sunfat, lượng ion clo và cặn không tan không được lớn hơn các giá trị quy định trong Bảng (đối với nước trộn bê tông và vữa) và Bảng (đối với nước dùng để rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông).



3.2 Vữa bê tông

3.2.1. Tổng quan

- Đối với bê tông tươi: chủ đầu tư và tư vấn giám sát duyệt trạm sản xuất bê tông.

- Kiểm tra: Tư vấn giám sát phải được tự do tới nhà xưởng sản xuất và điểm giao hàng bất cứ lúc nào để lấy mẫu và kiểm tra công việc. Tư vấn giám sát duyệt trước khi trộn: nhà xưởng, các thiết bị đo đạc, việc trộn và giao bê tông.

- Cấp phối và cường độ: cấp phối và cường độ phải do phòng thí nghiệm có đủ chức năng và thẩm quyền xác định hoặc phòng thí nghiệm do Chủ đầu tư hoặc Tư vấn giám sát chỉ định. Nhà thầu và đơn vị cung cấp bê tông cùng có trách nhiệm thực hiện đúng theo cấp phối bê tông. Cường độ và kết quả do phòng thí nghiệm đưa ra phải được chấp nhận. Cường độ bê tông là cường độ tối thiểu được chấp nhận theo qui trình trên cơ sở kết quả thí nghiệm.

- Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông xác định tuỳ thuộc tính chất của công trình, lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết. Khi chọn độ sụt của hỗn hợp bê tông cần tính tới sự tổn thất độ sụt trong thời gian lưu giữ và vận chuyển, sự co ngót của bê tông khi đông rắn... Chỉ dùng bê tông có độ sụt lớn khi có đủ chứng chỉ chứng tỏ độ co ngót, từ biến của bê tông này không ảnh hưởng đến sự làm việc của công trình trước mắt và lâu dài. (Không trái với số liệu đưa vào tính toán khi thiết kế công trình).

3.2.2. Các tiêu chuẩn áp dụng

- TCVN 4453:1995 Kết cấu BTCT toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu;

- TCVN 390:2007 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy phạm thi công và nghiệm thu;

- TCVN 5540:1991 Bê tông. Kiểm tra và đánh giá độ bền. Quy định chung;

- TCVN 5592:1991 Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;

- TCVN 3015:1993 Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử;

- TCVN 3016:1993 Hỗn hợp bê tông nặng. Phương pháp thử độ sụt.

3.2.3. Trộn bê tông bằng trạm trộn tại công trường

a. Tổng quan

- Bê tông cần được trộn đúng mục đích sử dụng, Tư vấn giám sát duyệt công suất mẻ trộn, thiết bị trộn, cách đo xi măng và cốt liệu. Tư vấn giám sát duyệt cấp phối vật liệu theo thể tích. Máy trộn phải đúng kích cỡ và số lượng đảm bảo để hoàn thành công việc theo tiến độ qui định. Nhà thầu cần đảm bảo đủ những phụ tùng cho máy trộn để máy trộn hoạt động tốt theo yêu cầu.

b. Mặt bằng bố trí

- Nhà thầu cần trình cho Tư vấn giám sát mặt bằng bố trí trạm trộn. Mặt bằng phải đáp ứng các yêu cầu của trạm trộn bê tông. Vị trí máy trộn và kho cốt liệu phải thuận tiện cho việc giao nhận vật liệu và bê tông. Điện, nước phải được cung cấp đầy đủ... Nếu Tư vấn giám sát thấy cần thiết. Nhà thầu phải chịu kinh phí và tiến hành các biện pháp chống ồn và bụi cần thiết cho phân xưởng trộn.

c. Thiết bị trộn

- Tư vấn giám sát trực tiếp kiểm tra liên tục để xác định độ chính xác của thiết bị trong trạm trộn.

f. Cấp phối mẻ trộn theo thể tích

- Cối liệu có thể tính theo trọng lượng xi măng cho một mẻ trộn. Mỗi kích cỡ của cốt liệu cho một mẻ trộn phải đo bằng thùng chứa kim loại, thùng chứa có kích cỡ sao cho thể tích có thể kiểm tra đo đạc dễ dàng. Việc tính kích cỡ của thùng chứa phải được Tư vấn giám sát chấp thuận và được tính dựa trên mật độ của cốt liệu đo được, chứ không phải của mật độ giả định. Nước có thể được đo bằng khối lượng hoặc bằng thể tích, nhưng phải đảm bảo chính xác tỷ lệ nước xi măng.

- Cấp phối tính theo thể tích phải được kiểm tra lại với cấp phối tính theo trọng lượng. Sau khi kiểm tra, xác nhận cấp phối tương ứng với thùng chứa có thể quy đổi cấp phối thành: a bao xi măng tương ứng với b thùng đá, c thùng cát, d thùng nước.

- Cấp phối nên được lập bảng hiệu đặt ngay tại vị trí trộn bê tông để công nhân dễ quan sát thực hiện.

e. Trộn bê tông

- Thiết bị trộn phải được định cỡ một cách cẩn thận, chính xác và rõ ràng theo tỷ lệ của các thành phần trộn như đã định trong những lần trộn thử nghiệm để có được mẻ bê tông chuẩn ngay trong lần trộn đầu tiên. Bê tông của những lần thử nghiệm không được đưa vào những kết cấu chịu lực của công trình.

- Thiết bị đo phải được bố trí tại nơi có thể tránh được tác động của thời tiết hoặc điều kiện làm việc. Thiết bị phải được vận hành và bảo dưỡng theo đúng chỉ dẫn của Nhà chế tạo đặc biệt đối với bộ phận quay của thùng trộn trong thời gian làm việc...Mỗi mẻ phải được trộn đến khi bê tông đều màu, dẻo và không quá 2 phút, thời gian được tính từ khi nạp xong xi măng và cốt liệu vào thùng trộn.

- Nước được đưa vào thùng trộn 1 cách từ từ khi thùng trộn đang quay. Tất cả nước cho một mẻ trộn phải được cho vào xong trước một phần tư thời gian trộn trôi qua. (Nhà thầu cần tuân theo hướng dẫn kỹ thuật đối với mọi máy được sử dụng).

- Bất kỳ mẻ bê tông nào quá nhão hoặc quá khô không đảm bảo cho việc đảm hoàn chỉnh đều bị loại bỏ. Lượng trộn trong một mẻ không được quá công suất của máy trộn.

- Toàn bộ mẻ trộn phải đổ ra hết trước khi nạp vật liệu cứng cho mẻ trộn mới vào thùng trộn. Tất cả thiết bị, hộp đo, bảng điều khiển...cần phải được làm sạch sau mỗi ca hoặc ngày làm việc.

3.2.4. Bê tông trộn sẵn (Bê tông tươi)

- Bê tông tươi được sử dụng cho công trình phải đươc chấp thuận của chủ đầu tư và tư vấn giám sát thi công.

- Tư vấn giám sát thi công có trách nhiệm trong việc kiểm tra việc bê tông tươi (năng lực nhà cung cấp…).

- Nhà thầu có trách nhiệm đối với việc đảm bảo chất lượng các loại bê tông trộn sẵn, biện pháp xử lý nếu bê tông không đạt yêu cầu về chất lượng, yêu cầu trả xe quay về nhà sản xuất.

- Tư vấn giám sát đưa ra các yêu cầu cho mỗi lần đổ bê tông tươi, số lượng xe dự tính sử dụng, quy định thời gian giữa 2 xe khi giao tại công trường, thời gian xe đi, thời gian xe đến, kiểm tra độ sụt tại hiện trường…

- Tư vấn giám sát quy định nhà thầu cung cấp các thông tin nhất thiết phải có đối với mỗi xe bê tông đến công trường, như: Tên của thiết bi mẻ trộn, số sêri của phiếu giao hàng, số xe và ngày giao hàng, nhiệt độ của mẻ trộn, tên người mua hàng, tên và vị trí công việc, đặc tính kỹ thuật về độ bền và khối lượng bê tông được sử dụng hoặc các thành phần được trộn, khối lượng bê tông, độ sụt cho phép, kích cỡ tối đa của các cốt liệu thô, tên thương mại của chất phụ gia (nếu có), chữ ký xác nhận của nhân viên giám sát công trường, người sẽ xác nhận thời gian đến công trường của xe. Tư vấn giám sát có thể tự lập bảng mẫu theo dõi xe bê tông, tham khảo phiếu sau:

- Tư vấn giám sát có thể yêu cầu nhà thầu thay đổi nhà cung cấp bê tông nếu nhà cung cấp không thực hiện đúng theo yêu cầu.

- Các lưu ý khác khi sử dụng bê tông tươi. Xe trộn bê tông cho thêm nước hoặc phụ gia sau khi nhận từ trạm trộn thì không được chấp nhận.

- Tư vấn giám sát cung cấp cho nhà thầu quy định về độ lệch cho phép của nhiệt độ bê tông tại nơi giao hàng so với nhiệt độ quy định. Khi thi công bê tông trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn trắng để hạn chế bức xạ mặt trời làm nóng bê tông.

- Các yêu cầu bắt buộc cần phải đảm bảo khi kiểm tra trước lúc đổ bê tông: miệng phễu thu và đường ống bơm bê tông không có vật cản bên trong, các đường roăng nối ống phải khít vào thân ống và đường ống phải được cố định tại những vị trí chắc chắn... Tư vấn giám sát quy định các trường hợp được phép ngừng bơm bê tông, như: Bê tông có lẫn tạp chất làm nghẹt van hoặc đường ống,...

- Tư vấn giám sát yêu cầu về sự hoạt động liên tục của bơm bê tông. Tư vấn giám sát cần đưa ra các biện pháp xử lý khi gặp gián đoạn việc cung cấp bê tông.

- Đơn vị thi công có trách nhiệm bảo quản đường ống khi thi công trong thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ cao, mưa).

- Các tiêu chuẩn áp dụng để kiểm tra: TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu

3.2.5. Thí nghiệm

a. Công tác thí nghiệm phải do phòng thí nghiệm có đủ tư cách pháp nhân tiến hành. Phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả do mình đưa ra việc kiểm tra và thí nghiệm ở công trường cần được thực hiện dưới sự giám sát của Tư vấn giám sát hoặc người đại diện được uỷ quyền.

b. Việc thử xi măng và cốt liệu phải được tiến hành để đảm bảo chất lượng như yêu cầu.

c. Nhà thầu cần có đầy đủ ở công trường các loại khuôn thép mẫu cần thiết và thiết bị bảo dưỡng mẫu bê tông theo yêu cầu của phòng thí nghiệm.

d. Cứ mỗi một bộ mẫu thử cần phải thử độ sụt một lần. Thử phải theo tiêu chuẩn "Hỗn hợp bê tông cốt thép. Phương pháp thử độ sụt"- TCVN 3106:1993. Trước khi thử nén cần phải thử độ rỗng cho mỗi bộ thử.

e. Nhà thầu cần hợp tác với phòng thí nghiệm tiến hành công việc được nhanh chóng, thuận lợi. Nhà thầu cần tạo điều kiện cho phòng thí nghiệm tới làm việc tại xưởng trộn bê tông. Nhà thầu cũng cần tạo điều kiện cho Tư vấn giám sát tiếp xúc với phòng thí nghiệm. Nhà thầu cần cung cấp cho phòng thí nghiệm ở tại công trường, mọi thiết bị cần thiết để chứa và bảo quản các mẫu bê tông theo yêu cầu kỹ thuật.

f. Mọi việc làm, điều hành, vận chuyển và bảo dưỡng của các mẫu thử chỉ do phòng thí nghiệm tiến hành.

g. Phòng thí nghiệm phải tiến hành thử, bao gồm (nhưng không hạn chế) những nội dung sau:

- Thử thành phần bê tông.

- Kiểm tra và xem xét cấp phối tính toán dự kiến của nhà thầu.

- Kiểm tra nhà xưởng và thiết bị phục vụ cho việc đo đạc, trộn và phân phối bê tông.

- Kiểm tra nhà xưởng và thiết bị đo đong.

- Kiểm tra việc trộn bê tông.

- Kiểm tra phiếu giao của các xưởng trộn bê tông.

h. Hồ sơ thí nghiệm và kiểm tra, bao gồm (nhưng không hạn chế) những nội dung sau:

- Kiểm tra phiếu giao của các xưởng trộn bê tông.

- Kiểm tra lượng nước trong việc trộn bê tông, nếu được phép có thể kiểm tra ngoài hiện trường

- Lấy mẫu và thí nghiệm độ rỗng trong bê tông.

- Thí nghiệm độ sụt của vữa bê tông.

- Lấy mẫu thử cường độ chịu nén cho phòng thí nghiệm.

- Đo nhiệt độ của hỗn hợp vữa bê tông, hoặc bê tông đã đổ và nhiệt độ của bê tông trong thời gian bảo dưỡng.

- Đo nhiệt độ không khí trong quá trình đổ và bảo dưỡng bê tông.

- Kiểm tra quá trình đổ và bảo dưỡng bê tông.

j. Những điểm được nêu trong mục này, bất cứ lúc nào Tư vấn giám sát cũng có thể yêu cầu mẫu thử để thí nghiệm trong phòng thí nghiệm độc lập, Nhà thầu phải chịu phí tổn.

k. Khi sử dụng bê tông trộn sẵn (bê tông tươi), số mẫu thử được lấy như sau:

- Lấy trung bình không ít hơn 20m3 bê tông cho 1 tổ mẫu (gồm 3 mẫu).

- Tư vấn giám sát có thể lấy mẫu bất kỳ lúc nào và xe tải nào nếu thấy nghi nghờ về chất lượng bê tông.

- Mọi phí tổn cho công việc thử, lấy mẫu bao gồm cả thí nghiệm bổ xung đều do Nhà thầu chịu.

1. Đánh giá thí nghiệm:

- Khi kết quả thử mẫu 7 ngày không thoả mãn, Nhà thầu có thể lựa chọn để thay thế bê tông không đạt mà không chờ tới ngày thứ 28. Nếu kết quả mẫu thí nghiệm 28 ngày cũng không đạt thì khối bê tông đã lấy mẫu thử sẽ bị loại bỏ ngay lập tức và Nhà thầu phải cho dừng công việc đổ bê tông, công việc này sẽ không được tiến hành cho đến khi có giấy phép của Tư vấn giám sát. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí.

- Nhà thầu có thể định ra thời điểm để lấy mẫu bê tông thử từ bê tông đã hoàn thiện theo sự hướng dẫn của Tư vấn giám sát và phù hợp với qui trình đã nêu trên. Nếu kết quả thí nghiệm thoả mãn yêu cầu, công việc có thể tiến hành theo sự hướng dẫn của Tư vấn giám sát.

- Trong điều kiện cần thiết, Nhà thầu có thể định ra thời điểm thích hợp để thí nghiệm tải trọng trên bê tông. Việc thử tải trọng trên bê tông được tiến hành với sự chấp thuận của Tư vấn giám sát. Trong trường hợp kết quả thí nghiệm không đạt yêu cầu, có nghĩa là cường độ bê tông mong muốn không phù hợp với liều lượng bê tông đã định trước...Kết hợp với chỉ dẫn thêm của Tư vấn giám sát, Nhà thầu khắc phục bằng mọi cách và chiu toàn bộ chi phí.



3.3. Công tác cốt thép

- Mục 4 thuộc TCVN 4453:1995 Kết cấu BTCT toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tông

- Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985 “Kim loại. Phương pháp thử kéo” và TCVN 198 : 1985 “Kim loại. Phương pháp thử uốn”.

- Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nên đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công.

- Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lý khác nhau.

- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

+ Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ;

+ Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại;

+ Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.



3.4. Công tác cốp pha và đà giáo

- Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và được thi công đảmbảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không được gây khó khăn cho công việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết

- Cốp pha và đà giáo cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế.

- Cốp pha, và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường. Các loại cốp pha đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo.



- Cốp pha đà giáo có thể làm bằng gỗ, hoành bè, thép, bê tông đúc sẵn hoặc chất dẻo. Đà giáo có thể sử dụng tre, luồng và bương.

- Gỗ làm cốp pha đà giáo được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng TCVN 1075 : 1971 và tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời có thể sử dụng cả loại gỗ bất cập phân.

- Cốp pha đà giáo bằng kim loại nên sử dụng sao cho phù hợp với khả năng luân chuyển nhiều lần đối với các loại kết cấu khác nhau.

Tháo dỡ cốp pha và đà giáo

- Cốt pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo, cần trách không gây ứng suất đột ngột hoặc va trạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.

- Các bộ phận cốt pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đòng rắn (như cốt pha thành bên của dầm, cột, tường) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ 50 daN/cm2...

- Đối với cốt pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ ghi trong bảng dưới.

- Các kêt cấu ô văng, công -xôn, sêno chỉ được tháo cột chống và cốt pha đáy khi cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.

- Khi tháo dỡ cốt pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như :

+ Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông;

+ Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốt pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống "an toàn" cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

- Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốt pha đà giáo cần được tính toán theo cường độ bê tông đã đạt loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu

- Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốt pha đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.



3.5. Công tác thi công bê tông

- Để đảm bảo chất l­ượng của bê tông, tùy theo tầm quan trọng của từng loại công trình hoặc từng bộ phận công trình, trên cơ sở quy định mác bê tông của thiết kế thành phần bê tông đư­ợc chọn như sau:

+ Đối với bê tông mác 100 có thể sử dụng bảng tính sẵn:

+ Đối với bê tông mác 150 trở lên thì thành phần vật liệu trong bê tông phải được thiết kế thông qua phòng thí nghiệm (tính toán và đúc mẫu thí nghiệm).

- Thiết kế thành phần bê tông:

Công tác thiết kế thành phần bê tông do các cơ sở thí nghiệm có tư­ cách pháp nhân thực hiện. Khi thiết kế thành phần bê tông phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ Sử dụng đúng các vật liệu sẽ dùng để thi công;

+ Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông xác định tùy thuộc tính chất của công trình, hàm l­ượng cốt thép, ph­ương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết. Khi chọn độ sụt của hỗn hợp bê tông để thiết kế cần tính tới sự tổn thất độ sụt, trong thời gian lưu giữ và vận chuyển. Độ sụt của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ có thề tham khảo theo bảng

- Hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện tr­ường:

+ Việc hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện trường được tiến hành theo nguyên tắc không làm thay đổi tỉ lệ N/X của thành phần bê tông đã thiết kế.

+ Khi cốt liệu ẩm cần giảm bớt lư­ợng n­ước trộn, giữ nguyên độ sụt yêu cầu.

+ Khi cần tăng độ sụt hỗn hợp bê tông cho phù hợp với điều kiện thi công thì có thể đồng thời thêm n­ước và xi măng để giữ nguyên tỉ lệ N/X.

Vận chuyển hỗn hợp bê tông

- Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Sử dụng ph­ơng tiện vận chuyển hợp lí, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy n­ước xi măng và bị mất n­ước do gió nắng.

+ Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông;

+ Thời gian cho phép l­ưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng. Nếu không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các trị số ghi ở bảng dưới.

Khi đổ bêtông phải đảm bảo các yêu cầu:

- Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra;

- Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông vào cốp pha phải phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bêtông mới đổ gây ra;

- Ở những vị trí mà cấu tạo cốt thép và cốp pha không cho phép đầm máy mới đầm thủ công;

- Khi trời m­ưa phải che chắn, không để n­ước mưa rơi vào bêtông. Trong trư­ờng hợp ngừng đổ bêtông quá thời gian quy định ở (bảng 18) phải đợi đến khi bêtông đạt 25 daN/cm2 mới đư­ợc đổ bê tông, trwớc khi đổ lại bê tông phải xử lý làm nhám mặt. Đồ bê tông vào ban đêm và khi có suơng mù phải đảm bảo đủ ánh sáng ở nơi trộn và đổ bê tông.

Đầm bê tông

Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có thể dùng các loại đầm khác nhau, như­ng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm, bêtông đư­ợc đầm chặt và không bị rỗ;

- Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bêtông đu­ợc đầm kĩ. Dấu hiệu để nhận biết bêtông đã đư­ợc đầm kĩ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa;

- Khi sử dụng đầm dùi, bư­ớc di chuyển của đầm không v­ượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bêtông đã đổ trước 10cm;

- Khi cần đầm lại bêtông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5 giờ - 2 giờ sau khi đầm lần thứ nhất. Đầm lại bêtông chỉ thích hợp với các kết cấu có diện tích bề mặt lớn như­ sàn mái, sân bãi, mặt đ­ường ôtô... không đầm lại cho bê tông khối lớn.



3.5.5. Bảo dưỡng bêtông

3.5.5.1. Yêu cầu chung

- Sau khi đổ, bêtông phải đ­ược bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hư­ởng có hại trong quá trình đóng rắn của bêtông.

- Bê tông sau khi đổ phải được bảo d­ưỡng ẩm. Bảo d­ưỡng ẩm là quá trình giữ cho bêtông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn sau khi tạo hình. Phư­ơng pháp và quy trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo TCVN 391:2007 “ Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên ”.

- Trong thời kì bảo dư­ỡng, bêtông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học nh­ư rung động, lực xung xích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư­ hại khác.

- Thời gian bảo d­ưỡng ẩm cần thiết không đ­ược nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng:



Mạch ngừng thi công

a. Yêu cầu chung

Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí mà lực cắt và mô men uốn tư­ơng đối nhỏ, đồng thời phải vuông góc với ph­ơng truyền lực nén vào kết cấu. .

b. Mạch ngừng thi công nằm ngang:

- Mạch ngừng thi công nằm ngang nên đặt ở vị trí bằng chiều cao cốp pha.

- Trước khi đố bêtông mới, bề mặt bêtông cũ cần được xử lí, làm nhám, làm ẩm và trong khi đổ phải đầm lèn sao cho lớp bêtông mới bám chặt vào lớp bêtông cũ đảm bảo tính liền khối của kết cấu.

c. Mạch ngừng thẳng đứng

Mạch ngừng thi công theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng nên cấu tạo bằng l­ới thép với mắt l­ới 5mm – l0mm và có khuôn chắn.

Tr­ước khi đổ lớp bêtông mới cần t­ưới nư­ớc làm ẩm bề mặt bêtông cũ, làm nhám bề mặt, rửa sạch và trong khi đổ phải đầm kĩ để đảm bảo tính liền khối của kết cấu .

d. Mạch ngừng thi công ở cột.

Mạch ngừng ở cột nên đặt ớ các vị trí sau:

+ ở mặt trên của móng.

+ ở mặt d­ưới của dầm, xà hay dưới công xôn đỡ dầm;

e. Dầm có kích th­ước lớn và liền khối với bản thì mạch ngừng thi công bố trí cách mặt d­ưới của bản từ 2cm - 3cm.

f. Khi đổ bê tông sàn phẳng thì mạch ngừng thi công có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào như­ng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn.

g. Khi đổ bê tông ở các tấm sàn có s­ườn theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa của nhịp dầm.

Khi đổ bê tông theo h­ướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí ở trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và bản (mỗi khoảng dài 1/4 nhịp).

h. Khi đồ bê tông kết cấu bể chứa, mạch ngừng thi công phải thực hiện theo quy định của bản vẽ thiết kế.



3.5.7. Thi công bê tông chống thấm mái

Các loại mái và sàn có lớp bê tông chống thấm n­ước đều phải đ­ược thi công đúng theo yêu cầu của TCVN 5718 : 1993 “Mái bằng và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu chống thấm n­ước ”.



3.5.8. Thi công bê tông trong thời tiết nóng và trong mùa mư­a

- Việc thi công bê tông trong thời tiết nóng đ­ược thực hiện khi nhiệt độ môi tr­ường cao hơn 30oC. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lí thích hợp đối với vật liệu quá trình trộn, đổ, đầm và bảo d­ưỡng bê tông để không làm tồn hại đến chất l­ượng bê tông do nhiệt độ cao của môi trường gây ra.

- Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông từ máy trộn nên khống chế không lớn hơn 30oC và khi đổ không lớn hơn 35oC.

- Việc khống chế nhiệt độ hỗn hợp bê tông có thề căn cứ vào điều kiện thực tế để áp dụng như­ sau:

+ Dùng n­ước mát để hạ thấp nhiệt dộ cốt liệu lớn trước khi trộn, dùng n­ước mát để trộn và bảo d­ưỡng bê tông;

+ Thiết bị, phư­ơng tiện thi công, bãi cát đá, nơi trộn và nơi đổ bê tông cần đ­ược che nắng;

+ Dùng xi măng ít tỏa nhiệt;

+ Dùng phụ gia hóa dẻo có đặc tính phù hợp với môi trư­ờng nhiệt độ cao;

+ Đổ bê tông vào ban đêm hoặc sáng sớm và không nên thi công bê tông vào những ngày có nhiệt độ trên 35o C.

- Thi công bê tông trong mùa m­ưa cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải có các biện pháp tiêu thoát n­ước cho bãi cát, đá, đ­ường vận chuyển, nơi trộn và nơi đổ bê tông.

+ Tăng c­ường công tác thí nghiệm xác định độ ẩm của cốt liệu để kịp thời điều chỉnh lượng n­ước trộn, đảm bảo giữ nguyên tỉ lệ N/X theo đúng thành phần đã chọn;

+ Cần có mái che chắn trên khối đổ khi tiến hành thi công bê tông dư­ới trời mư­a.

3.5.9. Xử lý khuyết tật bê tông

- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu về việc kiểm tra thống kê những khiếm khuyết của bê tông.

- Kỹ sư tư vấn giám sát bàn bạc với tư vấn thiết kế quy định các yêu cầu về các khiếm khuyết có thể sửa chữa và không được sửa chữa (phải báo cáo Chủ đầu tư).

- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các giải pháp xử lý các khiếm khuyết trong công tác bê tông.

- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu, lưu ý trong công tác thi công bê tông để hạn chế các khuyết tật.

3.5.10. Hoàn thiện bề mặt bê tông

Trong mọi trường hợp bề mặt bê tông những kết cấu không trát hoặc không bao phủ bề mặt phải đ­ược hoàn thiện thỏa mãn yêu cầu về chất lượng, độ phẳng và đồng đều về màu sắc theo quy định của kỹ sư tư vấn giám sát.

Việc hoàn thiện bề mặt bê tông đ­ược chia làm 2 cấp:

- Hoàn thiện thông thường.

- Hoàn thiện cấp cao.

Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu về việc xử lý các cấu kiện (cột, dầm, vách,...) cho bằng phẳng, sạch sẽ.

Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu và cách thức tiến hành hoàn thiện mặt sàn bê tông.

Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu và cách thức tiến hành hoàn thiện mặt bê tông lộ thiên vĩnh viễn.

a. Hoàn thiện thông th­ường:

- Sau khi tháo cốp pha, bề mặt bê tông phải đư­ợc sửa chữa các khuyết tật và hoàn thiện để đảm bảo độ phẳng nhẵn và đồng đều về màu sắc. Mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo áp sát bằng th­ước 2m không vư­ợt quá 7mm.

- Việc hoàn thiện thông th­uường bề mặt bê tông có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mức độ khuyết tật và tính chất kết cấu. Khi sửa chữa các khuyết tật như rỗ, xư­ớc, hở thép, nứt,... có thể thực hiện theo các phương pháp truyền thông (trát, vá, phun vữa xi măng, đục tẩy và xoa nhẵn bề mặt,...). Khi tạo độ đồng đều về màu sắc cần l­ưu ý việc pha trộn vội liệu dể sửa chữa các khuyết tật trên bề mặt.

b.Hoàn thiện cấp cao

- Hoàn thiện cấp cao đòi hỏi độ phẳng nhẵn khi kiểm tra bằng thư­ớc 2m, độ gồ ghề không vượt quá 5mm và phải đảm bảo đồng đều về màu sắc.

- Các bề mặt hoàn thiện cấp cao thường được thực hiện theo phư­ơng pháp xoa mài bằng máy hoặc bằng thủ công tùy theo quy mô, diện tích bề mặt kết cấu và theo quy định của thiết kế kiến trúc.



3.6. Kiểm tra và nghiệm thu

3.6.1. Kiểm tra

- Việc kiểm tra chất lượng thi công bê tông toàn khối bao gồm các khâu: Lắp dựng cốp pha đà giá, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông và dung sai của các kết cấu trong công trình.

- Kiểm tra cốp pha đà giáo được thực hiện theo các yêu cầu ghi ở bảng mục số 3.4.4.

- Kiểm tra công tác cốt thép được thực hiện theo các yêu cầu ghi ở bảng mục số 3.3.8.

- Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất, các tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông đã đông cứng. Các yêu cầu kiểm tra này được ghi ở bảng dưới.

- Độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường các quy định sau:

+ Đối với bê tông trộn tại hiện trường cần kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông đầu tiên;

+ Đối với bê tông trộn tại các trạm trộn bê tông (bê tông thương phẩm) cần kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông;

+ Khi trộn bê tông trong điều kiện thời tiết và độ ẩm vật liệu ổn định thì kiểm tra một lần trong một ca;

+ Khi có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu cũng như khi thay đổi thành phần cấp phối bê tông thì phải kỹ thuật ngay me trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra thêm ít nhất một lần trong một ca.

- Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng âm theo TCVN 3105:1993.

- Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ, mỗi tổ gồm 3 viên mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu chuẩn 150mm x 150mm x 150mm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng nhưn sau:

+ Đối với bê tông khối lớn cứ 500m3 lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m3 và cứ 250m3 lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ dưới 1000 m3;

+ Đối với các móng lớn, cứ 100m3 bê tông lấy một mẫu nhưng không ít hơn 1 mẫu cho một khối.

+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối đổ lơn hơn 50m3 thì cứ 50 m3 lấy một tổ mẫu nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3;

+ Đối với khung và các kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm...) cứ 20m3 lấy một tổ mẫu...

+ Trường hợp đổ bê tông các kết cấu đơn chiếc có khối lượng ít hơn thì khi cần vẫn lấy một tổ mẫu;

+ Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, đường băng...) cứ 200m3 bê tông lấy một mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 vẫn lấy một tổ mẫu;

+ Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông, cứ 100m3 lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn lấy một tổ mẫu.

- Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.



Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 1.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương