HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh


Công tác vệ sinh môi trường, chống ồn, chống bụi



tải về 1.52 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu22.07.2016
Kích1.52 Mb.
#2137
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

13. Công tác vệ sinh môi trường, chống ồn, chống bụi:

13.1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng


- Quyết định 29/1999/QĐ-BXD về Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng

- TCVN 3985:1991 Âm học. Mức độ ồn cho phép tại các vị trí làm việc.


13.2. Công trường xây dựng


- Các công trường xây dựng phải đảm bảo các Qui định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình chuyên chở vật liệu xây dựng, quá trình thi công và hoàn thiện công trình.

- Các công trường xây dựng phải có tổng hợp tình hình môi trường định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu cho đến khi hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.


13.3. Xử lý nước bề mặt và nước thải trong quá trình thi công


- Phải có hệ thống thoát nước công trường bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, không gây sụt lở đất các khu vực xung quanh, không gây lầy lội làm ảnh hưởng đến phía ngoài công trình và giao thông đô thị bằng cách xử lý riêng trong công trường hoặc có hố thu gom và chuyên chở ra nơi qui định.

- Các dung dịch sử dụng trong quá trình thi công hoặc bùn đất phải thu gom và lắng đọng để nạo vét hoặc thu hồi.


13.4. Thu gom phế thải các công trường thi công.


- Có biện pháp quản lý, thu gom phế thải xây dựng, chỗ vệ sinh tạm thời cho công nhân xây dựng.

- Cấm đổ phế thải xây dựng tự do từ trên cao xuống mặt đất hoặc sàn dưới.

- Phải có kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng đến nơi quy định.

Ở những nơi quá chật hẹp phải xin phép nơi đổ phế thải tạm thời


13.5. An toàn vệ sinh trong thi công và bảo vệ công trình xây dựng


- Các công trường xây dựng phải thực hiện những qui định về vệ sinh và an toàn lao động theo TCVN 5308:1991, an toàn điện TCVN 4086:1995, và Qui chuẩn xây dựng - 1996.

- Công trường phải được che chắn chống bụi và vật rơi từ trên cao, chống ồn và rung động quá mức TCVN TCVN 3985:1985, phòng chống cháy TCVN 3254:1989, an toàn nổ TCVN 3255:1986 trong quá trình thi công.

- Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ gây bụi và làm bẩn môi trường phải được bọc kín, tránh rơi vãi; tránh mang bùn, bẩn trong công trường ra đường phố và hệ thống đường giao thông công cộng.

- Công trình kĩ thuật hạ tầng tại công trường: Bảo vệ cây xanh trong và xung quanh công trường, việc chặt hạ cây xanh phải được phép cơ quan quản lý cây xanh; Việc chiếu sáng bên ngoài phải tuân theo tiêu chuẩn, đối với các nhà cao tầng phải có đèn báo hiệu an toàn ban đêm; Các công trình vệ sinh tạm thời phải được xử lý triệt để và không gây ảnh hưởng đến môi trường lâu dài sau khi hoàn thành công trình.

- Phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ cảnh quan, giá trị thẩm mỹ, không gian kiến trúc và các yêu cầu khác của khu vực xung quanh trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Phải tổ chức vệ sinh mặt bằng thi công, khu lán trại, sân bãi, khu vực đường thi công thường xuyên. Thiết lập hệ thống che chắn bụi công trình bằng bạt che. Các bãi vật liệu rời như cát, đá đều phải có bạt nhựa bao phủ.

- Cần bố trí một khu vệ sinh riêng cho công nhân ở trong khu vực thi công, có bể tự hoại và bố trí tổ lao động vệ sinh thường xuyên để tránh gây ô nhiễm cho xung quanh. Tuyệt đối cấm đốt các phế thải trong công trường.

- Phải tuân thủ TCVN 3985:1991 về mức độ ồn cho phép tại các vị trí làm việc. Các thiết bị thi công đưa đến công trường được kiểm tra, chạy thử là những thiết bị trong thời hạn sử dụng hạn chế tiếng ồn.


14. Biện pháp phòng chống cháy nổ

14.1. Tiêu chuẩn áp dụng


- TCVN 3254:1989 An toàn cháy. Yêu cầu chung

- TCVN 3255:1986 An toàn nổ. Yêu cầu chung

- TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn

- TCVN 4086:1995 An toàn điện trong xây dựng


14.2. Yêu cầu chung


- Thực hiện chế độ bảo quản vật tư, máy, thiết bị theo đúng quy định đề phòng chống cháy nổ. Hệ thống điện của công trường từ trạm biến thế ến các khu vực dùng điện thường xuyên được kiểm tra, nếu có nghi vấn về lường dây không an toàn sẽ được sửa chữa ngay.

- Phải đảm bảo giao thông nội bộ thông thoáng bố trí một cổng ra vào tạo điều kiện thuận lợi cho xe chữa cháy tiếp cận công trình, kho, xưởng. Cần dự trữ thường xuyên 1 bể nước có dung tích 25m3 phòng khi tình huống xấu xảy ra. Trang bị một số bình cứu hỏa để ứng cứu nhanh trường hợp cháy nhỏ.

- Phương tiện thông tin liên lạc cần được đặt tại ban chỉ huy công trường phục vụ cho việc sản xuất và liên lạc với các cơ quan chức năng khi có tình huống xấu xảy ra.

- Khi xảy ra hoả hoạn chỉ huy công trường phải gọi điện báo ngay cho lực lượng chữa cháy, chỉ huy cán bộ phụ trách điện cắt cầu giao tổng, sơ tán vật tư, máy, huy động lực lượng công nhân trên công trường cứu chữa.

- Với phương châm phòng hơn chống cán bộ công nhân viên lai công trường phải thường xuyên được phổ biến nội quy, tuyên truyền giáo dục, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở tinh thần nâng cao cảnh giác, tích cực ngăn ngừa và thực hiện tết pháp lệnh về PCCC. Ban hành nội quy PCCC ở các tổ đội, văn phòng, có biển cấm ở khu vực xăng dầu, xưởng cốt pha, trạm biến thế.

- Xây dựng nội quy an toàn về sử dụng, vận hành máy, thiết bị. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ tại công trình, bố trí tổ bảo vệ công trường và lực lượng ứng cứu khẩn cấp khi có hoả hoạn.



15. Công tác nghiệm thu công trình : 

- Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công, trước khi tiến hành những công việc tiếp theo.

- Công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng gồm các công tác chủ yếu: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị; tổ chức các bước nghiệm thu.

15.1 Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị:

14.1.1 Kiểm tra hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị: trước khi tiến hành công tác xây lắp, nhà thầu xây lắp (B) phải trình cho chủ đầu tư (A) hoặc tư vấn giám sát các hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị sẽ đưa vào công trình để bên A hoặc tư vấn giám sát kiểm tra sự phù hợp (về chất lượng, quy cách, xuất xứ) của vật liệu, cấu kiện, thiết bị so với điều kiện sách. Hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị gồm:

- Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do nơi sản xuất cấp; các phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do một tổ chức chuyên môn, tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện (nếu cần)

15.1.2 Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trường:

Các vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trường đều phải được kiểm tra về chủng loại, quy cách, xuất xứ theo hồ sơ chất lượng đã được chủ đầu tư chấp thuận. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản, ghi rõ chủng loại, quy cách, số lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị đưa vào công trường từng đợt, có ký xác nhận của đại diện bên B và đại diện bên A (hoặc tư vấn giám sát).

15.2 Các bước nghiệm thu công trình xây dựng:

Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm các bước như sau:



Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng

Nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng (công tác đất, cốp pha, cốt thép, bê tông, khối xây, cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải); tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.

- Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.

- Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.

- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu, bộ phận công trình, máy móc thiết bị, trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:

+ Kết quả thử nghiệm chất lượng về biện pháp gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng

+ Kết quả thí nghiệm đất (đá) đắp.

+ Kết quả thí nghiệm bê tông, cốt thép, kết cấu thép.

+ Kết quả thí nghiệm liên kết hàn, bu lông cường độ cao của kết cấu thép.

+ Kết quả kiểm tra ứng suất, biến dạng của cốt thép ứng suất trước.

+ Kết quả thử nghiệm kết cấu (nếu có): vì kèo thép, kết cấu chịu lực…

+ Kết quả kiểm tra khối lượng của kết cấu, bộ phận hoặc công trình.

- Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.

- Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.



   Các lưu ý khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng:

- Khi lấy mẫu thí nghiệm phải lập biên bản lấy mẫu có đại diện của A (giám sát), B cùng ký. Biên bản lấy mẫu phải ghi rõ quy cách mẫu, số lượng mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu và cấu kiện lấy mẫu.

- Số lượng mẫu thí nghiệm được lấy phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng đã được quy định. Nếu lấy ít hơn sẽ không đủ căn cứ kết luận chất lượng cấu kiện, ngược lại lấy quá nhiều sẽ gây lãng phí.

- Với các mẫu đưa đi thí nghiệm, phải có biên bản bàn giao mẫu giữa bên A, bên B và đại diện tổ chức thí nghiệm. Bản kết quả thí nghiệm mẫu phải được tiến hành ở những phòng thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm đã được công nhận hợp chuẩn (LAS…). Hồ sơ thí nghiệm phải được lưu trữ theo quy định hiện hành.

- Nghiệm thu công việc xây dựng phải tiến hành cho từng công tác, từng cấu kiện bộ phận, biên bản nghiệm thu phải ghi rõ tên công tác, cấu kiện được nghiệm thu và phải ghi đầy đủ các mục đã qui định theo mẫu.

Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đọan xây lắp.

- Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp tiếp theo.

- Phân chia giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thông thường như sau:

+ San nền; Gia cố nền (nếu là gói thầu riêng)

+ Thi công xong cọc, móng, các phần ngầm khác.

+ Xây lắp kết cấu thân nhà (xây thô);

+ Thi công cơ điện, hoàn thiện công trình.

Đối với các công trình xây dựng lớn, chia làm nhiều gói thầu trong một hạng mục thì phân chia giai đoạn xây lắp theo gói thầu.

- Đối với các công trình xây dựng cầu, đường, cấp thoát nước, thủy lợi, đê, … tham khảo Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.

Các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành có văn bản quy định hướng dẫn phân chia các giai đoạn xây lắp công trình cho phù hợp với chuyên ngành.

- Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.

+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị. Công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:

      -  Kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…

      - Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thang máy, điều hòa không khí trung tâm, báo cháy báo khói, chữa cháy, chống sét, quan sát – bảo vệ, mạng vi tính, điện thoạt, âm thanh, thiết bị của hệ thống điện tử, …

      - Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.

            + Văn bản của tổ chức tư vấn thiết kế đồng ý thi công cọc đại trà sau khi có kết quả thí nghiệm cọc.

+ Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được duyệt, với quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước hoặc của Ngành hiện hành và các quy định, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị công nghệ.

+ Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu. Lưu ý hồ sơ nghiệm thu giai đoạn phải tập hợp tài liệu pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng theo danh mục quy định Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Khi đối tượng nghiệm thu có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất .



Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

- Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.

- Những công việc cần thực hiện trước khi tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình và toàn bộ công trình hoàn thành vào sử dụng:

Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng, bao gồm:

+ Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng chống cháy nổ của Phòng Cảnh sát PCCC –  Công an Tỉnh.

+ Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên & Môi trường (nếu công trình thuộc loại phải đăng ký môi trường)

+ Giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

+ Cho phép sử dụng những công trình kỹ thuật hạ tầng ngoài hàng rào (việc đấu nối điện, cấp thoát nước, giao thông…).

+ Văn bản kiểm tra hệ thống chống sét.

- Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:

+ Kiểm tra hiện trường

+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp (kỹ, mỹ thuật) của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.

+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.

+ Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình (trụ tháp, nhà cao tầng hoặc kết cấu nhịp lớn, …) trong thời gian xây dựng (ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu), đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.

+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy đinh tại hợp đồng xây lắp;

+ Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu.

- Sau khi kiểm tra, nếu hạng mục hoặc toàn bộ công trình có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, có đầy đủ hồ sơ tài liệu hoàn thành và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Với các hạng mục phụ như nhà xe, tường rào, nhà bảo vệ, sân đường nội bộ, ... chủ đầu tư và các bên liên quan chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu (trên cơ sở các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp) sau khi hạng mục hoàn thành, không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan Quản lý Nhà nước.

Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.

- Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Ngoài các yêu cầu trên, trong quá trình triển khai thi công Nhà thầu phải thực hiện công tác báo cáo tuần, nửa tháng, tháng hoặc quý định kỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư; nội dung báo cáo tình hình thực hiện khối lượng công việc tại hiện trường, đánh giá về chất lượng, tiến độ và các công tác khác như an toàn lao động, vệ sinh môi trường... các kiến nghị, đề xuất và biện pháp để khắc phục tiến độ chậm(nếu có)....

Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc tổ chức nghiệm thu:

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu, tổ chức công tác nghiệm thu, theo đúng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng, cụ thể như sau:

- Trong quá trình thi công, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đơn vị tư vấn, thi công trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, kịp thời có biện pháp xử lý khi có vi phạm, kể cả đình chỉ công việc, thay thế bằng đơn vị mới.

- Kiểm tra tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm khi thực hiện nghiệm thu:

+ Chủ đầu tư phải kiểm tra thành phần các bên tham gia nghiệm thu, tính hợp lệ của các thành viên tham gia nghiệm thu (các thành viên này phải là đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu).

+ Trong mọi biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ tên cụ thể của các tổ chức đã tham gia nghiệm thu (Chủ đầu tư; Doanh nghiệp nhận thầu, đơn vị thi công trực tiếp, tổ chức tư vấn giám sát thi công, …).

+ Mọi thành viên khi ký biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ họ tên, chức vụ bên dưới chữ ký.

+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và thực hiện đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp Chủ đầu tư tự giám sát thi công, báo cáo của tổ chức tư vấn giám sát phải thay thế bằng báo cáo của cán bộ giám sát của Chủ đầu tư.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tư vấn thiết kế công trình; nhà sản xuất hoặc cung cấp thiết bị công nghệ lắp đặt vào công trình phải soạn thảo, cung cấp tài liệu, văn bản Hướng dẫn quản lý vận hành sử dụng thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình; Hướng dẫn quản lý, vận hành, sử dụng công trình.

 Một số lưu ý khác :

- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế cần nghiên cứu và thực hiện những quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, cũng như nội dung hướng dẫn của văn bản này.

- Các biên bản nghiệm thu phải lập theo mẫu đã nêu tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, phải có xác nhận của các thành phần tham gia nghiệm thu theo quy định.

- Nhật ký công trường phải được lập theo đúng mẫu quy định (bắt buộc) theo TCVN 4055-1985.

- Hồ sơ nghiệm thu phải được sắp xếp khoa học, phù hợp với danh mục chi tiết và phải bảo đảm hình thức đã quy định để dễ dàng kiểm tra.

- Chủ đầu tư tổ chức việc kiểm tra hồ sơ để các thành viên có liên quan tham dự kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với danh mục tài liệu đã được lập sẵn, cùng ký biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo mẫu của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình .

- Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu phải có chữ ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu của tất cả các bên tham gia kiểm tra. Danh mục hồ sơ tài liệu kèm theo Biên bản kiểm tra, do Chủ đầu tư ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.

- Việc tập hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu trước khi nghiệm thu hoàn thành có tác dụng lớn trong việc rà soát chất lượng, tạo bằng chứng về toàn bộ kết quả xây lắp.

- Sau khi Chủ đầu tư và các bên liên quan đã hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ có biên bản kiểm tra kèm theo danh mục tài liệu, cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng sẽ kiểm tra về mặt Nhà nước, ký biên bản.

- Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu đã được đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ký, là một trong những căn cứ để Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu.

- Tài liệu nêu trên là tài liệu thuộc Hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công), lưu trữ và nộp lưu trữ theo quy định về hồ sơ hoàn công, và phải bàn giao cho chủ quản lý, sử dụng công trình khi bàn giao sử dụng công trình.

- Các chủ đầu tư phải lập hồ sơ nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục hoặc hoàn thành công trình ngay sau khi hoàn tất công tác thi công xây lắp giai đoạn, hạng mục hoặc hoàn thành công trình,không được bỏ qua công tác nghiệm thu giai đoạn theo quy định hoặc tổ chức nghiệm thu giai đoạn quá trễ sau khi đã hoàn tất thi công xây lắp các giai đoạn sau.



16. Hồ sơ hoàn công :

16.1 Hồ sơ pháp lý:

Quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng data.

Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Quy hoạch, kiến trúc.

Thiết kế, kỹ thuật, tổng dự toán.

Thiết kế và thiết bị phòng cháy chửa cháy.

Bảo vệ công trường.

Đầu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông……)

An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông.

Giấy phép kinh doanh của các đơn vị tư vấn thiết kế – xây dựng trong nước và chứng chỉ hành nghề của các cá nhân phù hợp với công việc thực hiện.

Tư vấn xây dựng (khảo sát, thiết kế kiến trúc, kết cấu……)

Giám sát thi công xây lắp.

Kiểm định chất lượng.

Giấy phép kinh doanh của các nhà thầu xây lắp trong nước (nhà thầu chính, nhà thầu phụ)

Giấy phép đầu tư xây tại Việt Nam của các nhà thầu nước ngoài (thầu tư vấn xây dựng, thầu xây lắp)

Hợp đồng thi công công trình giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Báo cáo khảo sát địa chất công trình.

Biên bản kiểm tra (nghiệm thu hoàn thành) của cấp có thẩm quyền.

Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng).

Chỉ giới đất xây dựng.

Phòng cháy chửa cháy, chống sét.

Bảo vệ môi trường.

An toàn lao động an toàn vận hành.

16.2 Tài liệu quản lý chất lượng :

Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kĩ thuật công trình hoàn thiện…(có danh mục bản vẽ và hoàn công kèm theo).

Các chứng chỉ kỹ thuật và các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu, cấu kiện sản phẩm xây dựng và máy móc thiết bị sử dụng của công trình.

Chứng chỉ kỹ thuật xác nhận của nơi sản xuất đối với: bê tông, cốt thép, kết cấu thép, cấu kiện sản phẩm xây dựng khác, thiết bị……

Phiếu kiểm tra chất lượng thông qua mẩu lấy tại hiện trường do một tổ chức pháp nhân có tư cách pháp nhân và năng lực thực hiện đối với bê tông, cốt thép, kết cấu thép, cấu kiện sản phẩm xây dựng khác.

Phiếu kiểm tra chất lượng thiết bị……

Các tài liệu đo đạc.

Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc, móng, điện trở nối đất)

Biện pháp thí nghiệm hiệu chỉnh vận hành thiết bị chạy thử không tải và có tải.

Biên bản thử các thiết bị thông tin liên lạc các thiết bị bảo vệ.

Biên bản thử các thiết bị phòng cháy chửa cháy.

Biên bản kiểm định môi trường môi sinh (đối với các công trình phải lập dự án báo cáo đánh giá tác động môi trường).

Nhật ký theo dõi xây dựng công trình của các chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp và tư vấn thiết kế.

Biên bản nghiệm thu công trình xây lắp, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành để đưa vào sử dụng.

Tài liệu hướng dẫn hoặc qui định hiện hành, bảo trì thiết bị và công trình.

Báo cáo các chủ đầu tư về về quá trình thi công xây dựng và chất lượng công trình.

Báo cáo của nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế, đơn vị giám sát của chủ đầu tư về kết quả công việc kiểm nghiệm.



1 Hoàn thành phần lớn nghĩa là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng và phải có xác nhận của chủ đầu tư.

Trang

Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 1.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương