HỒ SƠ thị trưỜng ôxtrâylia mục lụC



tải về 250.53 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích250.53 Kb.
#1938
1   2   3   4   5

2. Các hiệp định đã ký kết:


Một số Hiệp định quan trọng: HĐ Thương mại và Hợp tác kinh tế - 14/6/1990; HĐ Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau - 5/3/1991; HĐ Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập -13/4/1992, đã được bổ sung, sửa đổi - 22/11/1996; HĐ bổ sung giữa 2 C/P về cung cấp hàng hóa - 20/7/1993; HĐ về Dịch vụ Hàng không -31/7/1995; HĐ Lãnh sự - 29/7/2003; HĐ chuyển giao người bị kết án phạt tù -13/10/2008.

Một số Thoả thuận và Bản ghi nhớ quan trọng: Hợp tác Khoa học và Công nghệ (9/1992), Hợp tác Phát triển (5/1993), Hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (9/1995), Trợ giúp lĩnh vực Pháp luật (02/1997), Hợp tác về Môi trường (1997), Hợp tác Thể thao (1999), Hợp tác về vấn đề nhập cư (2001), Hợp tác về các Dịch vụ Xã hội (2002), Hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (3/2006), Hợp tác về Giao thông vận tải (3/2007), Hợp tác về giáo dục đào tạo (2/2008), Thỏa thuận đối tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hạ viện Ô-xtrây-li-a (3/2008), Hợp tác trao đổi thông tin xuất nhập cảnh (13/1/2009), Bản ghi nhớ giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan cảnh sát liên bang Ôxtrâylia trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và thúc đẩy hợp tác cảnh sát (8/2009), Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam và Tòa án liên bang Ô-xtrây-li-a (8/9/2009), Bản ghi nhớ thành lập trung tâm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia tại TP.HCM (13/11/2009)./.

Năm 2009, Việt Nam và Ôxtrâylia đã có Thỏa thuận Đối tác Toàn diện bao gồm các lĩnh vực hợp tác về mậu dịch, hỗ trợ phát triển, an ninh và quốc phòng. Tháng 10/2010 Bộ trưởng quốc phòng Ôxtrâylia, Stephen Smith và người tương nhiệm Việt Nam, Phùng Quang Thanh, ký biên bản ghi nhớ về những hoạt động tập trận và huấn luyện quân sự chung được tăng cường trong tương lai.

Vào tháng 10/2010, Việt Nam và Ôxtrâylia thống nhất một Kế hoạch Hành động nhằm hiện thực hóa quan hệ đối tác toàn diện trong các năm 2010–2013. Theo thủ tướng đương nhiệm Kevin Rudd, quan hệ đối tác toàn diện bao gồm ba vấn đề chính: hợp tác quốc phòng và an ninh; hợp tác kinh tế; hợp tác con người với con người ‘thông qua cầu nối giáo dục lớn lao’.


IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM

1. Hợp tác thương mại


Kim ngạch thương mại giữa hai nước Việt Nam - Ô-xtrây-li-a trong nhiều năm tăng khá cao, từ 32,3 triệu USD (năm 1990) lên 3,06 tỉ USD (năm 2005), trong đó Việt Nam liên tục xuất siêu sang Ô-xtrây-li-a (năm 2005, Việt Nam xuất sang Ô-xtrây-li-a 2,57 tỉ USD và nhập khẩu 498,5 triệu USD). Năm 2006, tổng kim ngạch thương mại hai bên đạt trên 4,2 tỉ USD (trong đó, Việt Nam xuất 3,2 tỉ USD và nhập 1 tỉ USD).

Một trong những bước ngoặt trong quan hệ thương mại giữa hai bên được đánh dấu bởi sự kiện chính phủ hai nước ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương gia nhập WTO giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a vào tháng 3-2006. Việc kết thúc đàm phán với Ô-xtrây-li-a - đối tác thương mại lớn của Việt Nam - về việc Việt Nam gia nhập WTO mở ra một thời kỳ mới trong phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Về tác động của việc ký thỏa thuận này đối với việc thúc đẩy thương mại hai chiều trong thời gian tới, Đại sứ Ô-xtrây-li-a Bin Tuyt-đen đánh giá: Thỏa thuận này sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam tại những lĩnh vực mà Ô-xtrây-li-a quan tâm, cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam... Chính phủ Ô-xtrây-li-a sẵn sàng cùng các nhà tài trợ khác hỗ trợ Việt Nam thông qua chương trình "hậu WTO" nhằm giải quyết những yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức này.

Năm 2008, kim ngạch XNK đạt gần 5,6 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Ô-xtrây-li-a 4,2 tỉ USD và nhập khẩu 1,3 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Ô-xtrây-li-a chủ yếu là: dầu thô, thủy sản, hạt điều, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cà-phê, hàng may mặc, giày dép, cao-su, gạo...; nhập khẩu chính các mặt hàng như ngũ cốc, tân dược, tàu biển, máy chế biến thực phẩm, thiết bị điện, kim loại, sắt thép, thực phẩm, hóa chất...

Sau năm 2009, kim ngạch XNK hai nước giảm do ảnh hưởng một phần bởi khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, Kim ngạch XNK giữa Việt nam và Úc liên tục tăng trong mấy năm qua, trong đó Việt nam liên tục xuất siêu.



Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 3,99 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 2,06 tỷ USD, tăng 29,7% so với năm 2013. Việt Nam tiếp tục xuất siêu 1,93 tỷ USD.

Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Ôxtrâylia trong những năm vừa qua

Đơn vị: tỷ USD

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

VN XK

4,2

2,27

2,70

2,52

3,24

3,51

3,99

VN NK

1,3

1,05

1,44

2,12

1,77

1,59

2,06

Tổng XNK

5,6

3,32

4,14

4,64

5,01

5,1

6.05

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ôxtrâylia năm 2014

Đơn vị: USD


STT

Mặt hàng xuất khẩu

2013

2014

% tăng trưởng 2013-2014



Dầu thô

1.644.000.472

1.853.410.844

12,7



Điện thoại các loại và linh kiện

460.473.180

438.184.956

-4,8



Hàng thủy sản

189.512.767

228.812.361

20,7



Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

161.366.603

137.422.433

-14,8



Gỗ và Sản phẩm từ gỗ

128.685.031

157.726.674

22.6



Giày dép các loại

108.830.716

142.155.319

30,6



Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

101.178.127

129.404.174

27,9



Hạt điều

97.049.979

109.231.975

12.6



Sản phẩm dệt, may

90.187.779

132.262.015

46.7



Sản phẩm từ sắt thép

66.144.420

50.390.025

-23,8



Hạt tiêu

12.470.404

19.013.405

52,5



Sắt thép các loại

16.734.461

36.983.303

212,0



Dây điện và dây cáp điện

4.813.740

8.684.033

80,4



Phương tiện vận tải và phụ tùng

56.331.053

93.798.479

66,5
Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Xuất khẩu dầu thô 2014 tăng mạnh trong những tháng đầu năm. 8 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu dầu thô sang Úc tăng 53,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá dầu thô giảm mạnh trong những tháng cuối năm kéo theo kim ngạch dầu thô giảm dần, xuống chỉ còn tăng 12,7% trong khi lượng vẫn tăng mạnh. Dầu thô vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhóm mặt hàng nông sản, thuỷ sản là nhóm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong các nhóm mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Úc, tăng 17,5% so với năm 2013, trong đó hạt tiêu tăng 52,5%, thuỷ sản tăng 20,7%, vượt ngưỡng mục tiêu 200 triệu, hạt điều tuy tăng trưởng 12,6% nhưng là mặt hàng chiếm lĩnh thị trường Úc, chiếm tới 96% thị phần nhập khẩu hạt điều của Úc.

Nhóm mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến tăng 13,9% so với năm 2013, trong đó một số mặt hàng có tốc độ tăng đột biến như sắt thép tăng 121%, dây điện và dây cáp điện tăng 80,4%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 66,5%, hàng dệt may tăng 46,7%, túi xách, ô, mũ… tăng 39,4%, nguyên phụ liệu dệt may tăng 31,9%, giày dép tăng 30,6%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 22,6%... Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cùng với nhóm hàng điện thoại và linh kiện bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm.



Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ôxtrâylia năm 2014

Đơn vị: USD

STT

Mặt hàng nhập khẩu

2013

2014

% tăng trưởng 2013-2014



Lúa mỳ

429.722.152

452.491.689

5,3



Kim loại th­ường khác

266.867.858

377.636.807

41,5



Phế liệu sắt thép

193.076.171

202.301.434

4,8



Bông các loại

83.709.204

146.323.601

74,8



Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

45.152.240

48.444.439

7,3



D­ược phẩm

42.067.675

45.856.160

9,0



Sản phẩm hóa chất

35.384.555

34.832.347

-1,6



Thức ăn gia súc và nguyên liệu

26.317.065

14.741.359

-44,0



Quặng và khoáng sản khác

25.122.338

46.194.810

83,9



Hàng rau quả

24.162.003

29.126.832

20,5

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy kim ngạch nhập khẩu của Việt nam từ Úc tăng mạnh (29,7% với giá trị tuyệt đối tăng 471 triệu USD) so với năm 2013.

Xuất khẩu của Úc sang Việt Nam có xu thế tăng mạnh, đặc biệt đối với một số nhóm hàng là đầu vào cho sản xuất trước đây ta thường nhập khẩu từ Trung Quốc, như chất dẻo nguyên liệu tăng 117,5%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 96%, quặng và khoáng sản khác tăng 83,9%, bông tăng 74,8%,v.v...

Lúa mỳ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Úc sang Việt Nam (chiếm khoảng 22% kim ngạch xuất khẩu của Úc sang Việt Nam) và vẫn có sự tăng trưởng nhẹ. Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 452,49 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2013.

Trong khi nhóm mặt hàng tiêu dùng chỉ tăng trưởng nhẹ thì đáng lưu ý sữa và sản phẩm từ sữa tăng mạnh, tăng 112,9% với kim ngạch nhập khẩu là 40,39 triệu USD.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu của Úc sang Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh của các mặt hàng xuất khẩu là “đầu vào” cho sản xuất trong nước để phục vụ cho xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi của sản xuất và sức tiêu thụ của nền kinh tế trong nước đang phát triển tốt trở lại.





tải về 250.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương