HỒ SƠ thị trưỜng ôxtrâylia mục lụC



tải về 250.53 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích250.53 Kb.
#1938
1   2   3   4   5

3. Các chỉ số kinh tế





2009

2010

2011

2012

2013

2014

GDP (ppp) – tính theo USD

877,9 tỷ USD

910,5 tỷ USD

939,7 tỷ USD


1046 tỷ USD

1070 tỷ USD

1100 tỷ

Tăng trưởng GDP

1,4 %

2,5 %

2,4 %


3,6%

2,3%

2,8%

GDP theo đầu người

40.000 USD

41.000 USD

41.700 USD


45.600 USD

45.900 USD

46.600 USD

GDP theo ngành (2014)

Nông nghiệp: 3,7% - Công nghiệp: 28,9% - Dịch vụ: 67,4%





Lực lượng lao động







12,02 triệu


12,27 triệu

12,44 triệu




Tỷ lệ thất nghiệp




5,2%

5,1%


5,2%

5,7%

6%

Tỷ lệ lạm phát




2,8%

3,4%


2,1%

2,5%

2,7%

Kim ngạch xuất khẩu





212,9 tỷ USD

271,1 tỷ USD

257,9 tỷ USD

254,8 tỷ USD

250,8 tỷ USD

Mặt hàng chính

than, quặng sắt, vàng, thịt, len, alumin, lúa mỳ, máy móc và thiết bị vận tải




Các bạn hàng chính (2013)

Trung Quốc 36,1%, Nhật Bản 18%, Hàn Quốc 7,3%




Kim ngạch nhập khẩu





194,7 tỷ USD

242,2 tỷ USD

263 tỷ USD

250,5 tỷ USD

245,9 tỷ USD

Mặt hàng chính

máy móc và phương tiện vận tải, máy tính và máy móc văn phòng, thiết bị viễn thông, dầu thô và sản phẩm xăng dầu




Các bạn hàng chính (2013)

Trung Quốc 19,5%, Mỹ 10,4%, Nhật Bản 7,8%, Singapore 5,4%, Đức 4,7%, Thái Lan 4,7%, Hàn Quốc 4,2%






III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM


Ngày 26/2/1973 Việt Nam và Ô-xtrây-lia thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 11/1994, Ô-xtrây-lia lập Tổng lãnh sự quán tại T.P Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ nắm quyền từ năm 1983 đến tháng 3/96 Công Đảng nắm quyền, coi trọng chính sách phát triển quan hệ với ta, chủ trương từng bước cải thiện quan hệ với ta, góp phần triển khai chính sách hoà nhập Châu Á. Từ khi Chính phủ Liên đảng Tự do - Quốc gia lên nắm quyền (tháng 3/1996), quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.


1. Trao đổi đoàn cấp cao:


Phía ta thăm Ôxtrâylia: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm năm 1993, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm năm 1995; TBT Nông Đức Mạnh (bấy giờ là Chủ tịch QH) thăm tháng 3/98; Thủ tướng Phan Văn Khải thăm đầu tháng 4/1999, và nhiều đoàn cấp Bộ/thứ trưởng thăm Ô-xtrây-lia;

Tháng 10/2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang thăm Ôxtrâylia. Tháng 9/2009 là chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

Năm 2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, gần đây nhất là Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân đã có chuyến thăm Ôxtrâylia. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Nguyễn Quân, chúng ta đã ký thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Ôxtrâylia trên lĩnh vực Khoa học công nghệ ở cấp Chính phủ.

Phía Ôxtrâylia thăm ta: Thủ tướng Paul Keatting (Lãnh đạo Công Đảng bấy giờ) thăm năm 1994; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương Mại Tom Fisher thăm năm 1996; Ngoại trưởng Downer đã 6 lần thăm (lần gần đây nhất vào tháng 7/03) và nhiều đoàn cấp Bộ/thứ trưởng khác. Ngoài ra, Lãnh đạo một số tiểu bang (Queensland, New South Wales)... thăm ta. Bộ trưởng Ngoại giao Ô-xtrây-li-a Ke-vin Rát (Kevin Rudd) đã có chuyến thăm làm việc tới Việt Nam ngày 13/4/2011. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân, Toàn quyền Ô-xtrây-li-a Quin-tin Brai-xơ (Quentin Bryce) và Phu quân đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 08 - 14/5/2011.

Năm 2012, Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith đã thăm Việt Nam. Năm 2013, nhân sự kiện kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ôxtrâylia, tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Ôxtrâylia Anna Burke đã thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Ngoại trưởng Ôxtrâylia Julie Bishop thăm chính thức Việt Nam từ 18-19/2/2014 vào dịp 40 năm thiết lập quan hệ Ôxtrâylia – Việt Nam



tải về 250.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương