HỒ SƠ MỜi thầu xây lắp gói thầu số 07: Toàn bộ phần chi phí xây lắp công trình



tải về 1.42 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.42 Mb.
#72
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

2.5.3 Lắp đặt hệ thống điện:

- Lắp đặt điện phải tuân theo tiêu chuẩn TCXDVN 394-2007 và theo các yêu cầu của Thiết kế công trình. Việc lắp đặt hệ thống điện nội thất phải đảm bảo an toàn cho con người, không bị nguy hiểm do tiếp xúc với những bộ phận mạng điện của thiết bị dùng điện trong khi vận hành bình thường và ngăn ngừa các bộ phận kim loại bình thường không mang điện của thiết bị dùng điện, hoặc các bộ phận của công trình chạm vỏ khi sự cố.

- Bảo đảm trang thiết bị làm việc an toàn trong môi trường đã định, không sinh ra tia lửa điện trong môi trường có nguy cơ cháy nổ. Bảo đảm khả năng tách rời về điện với hệ thống điện. Tại đầu vào phải có thiết bị cắt điện chung để bảo vệ cho hệ thống điện bên ngoài khi có sự cố. Các thiết bị bảo vệ được chọn sao cho chúng có tác động theo phân cấp có chọn lọc.

4.9/ Công tác xây, trát, hoàn thiện và các công tác khác:

- Sau khi mặt bằng đã chuẩn bị xong, phải tiến hành xác định trục nhà và công trình, xác định tim móng và đường mép hố móng theo bản vẽ thi công. Trên mặt bằng, độ sai lệch kích thước theo chiều dài, chiều rộng nhà và công trình được qui định như sau:

+ Không vượt quá 10mm khi kích thước này tới 10m;

+ Không vượt quá 10mm khi kích thước này tới 100m và lớn hơn;

+ Các kích thước trung gian khác cho phép nội suy

- Công tác xác định các mốc cao độ, trục nhà và công trình phải được kiểm tra, nghiệm thu và lập thành biên bản. Sau khi được bàn giao và đơn vị thi công có trách nhiệm bảo vệ các mốc cao độ và các cọc tim đúng kích thước, vị trí;

- Trước khi xây móng đáy và thành hố móng phải được kiểm tra và bảo vệ. Nước và rác phải dọn sạch. Khi đất ở đáy móng chảy nhão hoặc có hiện tượng xấu khác thường phải báo cho thiết kế xử lý;

- Sau khi xây xong móng, tường móng, cột của tầng hầm phải kiểm tra trục các kết cấu của tầng thứ nhất. Độ sai lệch do xê dịch trục các kết cấu không vượt quá trị số cho phép ở bảng 1 TCVN 4085:1985;

- Các loại cát dùng cho vữa xây, vữa trát phải đáp ứng các yêu cầu qui định theo TCVN 1770:1975 “Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật”. Kích thước lớn nhất hạt cát không được vượt quá:

+ 2,5mm đối với khối xây bằng gạch và đá đẻo

+ 5mm đối với khối xây đá hộc

- Cát đen chỉ dùng cho vữa mác thấp, không dùng cát đen cho khối xây dưới mực nước ngầm và trong nước ăn mòn;

- Xi măng dùng cho vữa xây gạch đá phải đáp ứng các yêu cầu qui định trong các tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành về xi măng;

- Các loại gạch xây phải đảm bảo yêu cầu về cường độ, qui cách và tiêu chuẩn kỹ thuật như qui định trong các tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành về gạch xây. Các loại gạch đá lát, ốp phải đảm bảo màu sắc theo yêu cầu của thiết kế và phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật (cường độ, độ thấm nước, độ mài mòn ....), nếu không đạt thì phải loại bỏ;

- Bãi chứa vật liệu trong công trường phải bố trí hợp lý, làm rãnh thoát nước, có rác bẩn phải dọn sạch hoặc lót 1 lớp gạch hoặc đầm chặt đất. Quanh đống cát dùng gỗ ván hoặc xếp gạch làm thành chắn cho cát không bị trôi khi mưa, chiều cao thành ít nhất là 30cm. Không đổ đống các vật liệu rời lẫn lộn với nhau. Gạch đá xếp đống phải đảm bảo kỹ thuật an toàn, không được để mọc rêu, mốc, bẩn;

- Nước dùng để trộn vữa không được chứa tạp chất có hại làm cản trở quá trình đông cứng của chất kết dính. Khi dùng nước ngầm tại chỗ hoặc nước của hệ thống cấp nước kỹ thuật để trộn vữa, phải phân tích bằng thí nghiệm, nếu lấy nước trong hệ thống cấp nước sinh hoạt, không cần phải kiểm tra;

- Khi sản xuất vữa xây dựng phải đảm bảo:

+ Sai lệch khi đong lường phối liệu so với thành phần vữa không lớn hơn 1% đối với nước và xi măng, đối với cát không lớn hơn 5%

+ Mác vữa theo yêu cầu của thiết kế;

+ Độ dẻo của vữa phải theo đúng qui định của thiết kế

+ Độ đồng đều theo thành phần và màu sắc;

+ Khả năng giữ nước cao;

+ Để nâng cao độ dẻo và khả năng giữ nước của vữa, trong thành phần của vữa cho thêm các chất phụ gia dẻo theo chỉ dẫn của thí nghiệm và chỉ dẫn của thiết kế;

- Thời gian trộn vữa bằng máy từ lúc đổ xong cốt liệu vào máy trộn không được nhỏ hơn 2 phút. Thời gian trộn vữa bằng tay kể từ lúc bắt đầu trộn không được nhỏ hơn 3 phút. Trong quá trình trộn bằng máy, hoặc bằng tay, không đổ thêm vật liệu vào cối vữa;

- Vữa đã trộn phải dùng hết trước lúc bắt đầu đông cứng, không được dùng vữa đã đông cứng, vữa đã bị khô. Nếu vữa đã bị phân tầng, trước khi dùng phải trộn lại cẩn thận tại chỗ thi công;

- Khi thi công trong mùa hè, mùa khô, mùa gió tây, phải đảm bảo đủ độ ẩm cho vữa đông cứng bằng cách: nhúng nước gạch, đá trước khi xây và dùng vữa có độ dẻo cao. Không đổ vữa ra nắng, tránh mất nước nhanh, khi trời mưa phải che vữa cẩn thận;

- Gạch đá khi vận chuyển đến phải xếp gọn không được chất đống, không được đổ thẳng xuống đất. Khi vận chuyển vữa đến chỗ xây không được đổ xuống đất, phải có tấm lót đựng vữa;

- Chênh lệch độ cao giữa các phần kề nhau của khối xây móng không được lớn hơn 1,2m

- Phải thi công các kết cấu gạch đá theo đúng thiết kế, trong quá trình xây phải chừa sẵn các lỗ, rãnh đường ống nước, đường thông hơi, chỗ có trang trí, những chỗ có công tác lắp đặt sau này;

- Trong quá trình thi công các kết cấu gạch đá, không được tự ý đổi thiết kế. Nếu phát hiện có sai sót trong thiết kế hoặc gặp hững hiện tượng bất thường như: cát chảy, nước ngầm mạnh.... phải báo ngay cho chủ đầu tư và đơn vị thiết kế để kịp thời giải quyết. Nếu nền đất nơi xây dựng không phù hợp với nền đất thiết kế thì đơn vị thiết kế phải qui định lại chiều sâu chôn móng và kích thước móng;

- Khi xây chân tường, chân cột của nhà, chỉ được dùng gạch sét đặc, không được phép dùng gạch silicat;

- Độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây gạch đá phải được kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0,5 dến 0,6m, nếu phát hiện độ nghiêng phải sửa ngay;

- Chỗ giao nhau, chỗ nối tiếp của khối xây tường phải xây đồng thời, khi tạm ngừng xây phải để mỏ giật, không cho phép để mỏ nanh;

- Ở những đoạn thi công kề nhau hoặc giao nhau giữa tường ngoài và tường trong, độ chênh lệch về độ cao không được vượt quá chiều cao của 1 tầng;

- Trong khối xây có ô văng lắp ghép hoặc đổ tại chỗ, phải chờ bê tông đủ cường độ và khối xây bên trên lanh tô đủ độ cao đối trọng, đủ cường độ mới được tháo dỡ ván khuôn, thanh chống;

- Chỉ sau khi xây xong những kết cấu chịu lực của tầng dưới mới được xây các kết cấu tầng trên tiếp theo;

- Không được va chạm mạnh, không được vận chuyển, đặt vật liệu, tựa dụng cụ và đi lại trên khối xây đang thi công, khối xây còn mới;

- Trước khi xây đáy hố móng phải được dọn sạch, sửa phẳng, hàng đầu tiên và những hàng đá chuẩn, những chỗ góc và những chỗ chuyển tiếp móng, cần chọn những viên đá lớn, phẳng đáy bể xây. Những viên đá sứt vỡ nên xây ở phía trong khối xây đá hộc, nhưng phải dùng đá nhỏ chèn vào chỗ gãy;

- Khi xây móng, phải đặt đá hộc thành từng hàng rào cao 0.3m, khi xây tường mỗi hàng cao 0,25m;

- Khi xây cột, trụ phải đặt hộc thành từng hàng cao 0,25m. Cần chọn những viên đá dài dày mình, không nên dùng đá vát cạnh, đá mỏng phải bố trí viên đá mặt có chân cắm sâu vào khối xây. Khi xây tường giao nhau, trong từng hàng phải bố trí các viên đá câu chặt các đầu tường với nhau. Không xây theo kiểu dựng bia trong các khối xây móng, tường, cột, trụ. Phải chèn đệm chặt các khe mạch rỗng bên trong khuôn xây bằng vữa và đá nhỏ. Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như bên trong khối xây, không đặt đá tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không có đệm vữa;

- Khi xây đá hộc không thành hàng (đá hộc thô), ngoài những yêu cầu như đối với đá hộc xây thành lớp, phải tuân theo những qui định sau đây:

+ Chiều dày các mạch vữa không lớn hơn 20mm và phải đều nhau, các mạch xây ngang dọc không được tập trung vào thành một điểm nút, không để những mạch chéo kéo dài, những mạch đứng song song, mạch chéo chữ nhật, mạch vữa lồi lõm;

+ Đá lớn nhỏ phải phân phối đều trong khối xây, không chèn đá vụn vào các mạch vữa mặt ngoài khối xây;

- Trước khi ngừng xây, phải nhét đầy vữa và chèn đá nhỏ vào các khe rỗng bên trong hàng đá xây trên cùng. Khi xây tiếp phải trải vữa trên bề mặt hàng này;

- Vữa xây phải có cường độ đạt thiết yêu cầu thiết kế và có dộ dẻo theo độ sụt của côn tiêu chuẩn như sau:

+ Đối với tường và cột gạch: từ 9 đến 13mm;

+ Đối với lanh tô xây vỉa: từ 5 đến 6mm;

+ Đối với các khối xây khác bằng gạch: từ 9 đến 13mm

+ Khi xây dựng trong mùa hè hanh khô, gió tây cũng như khi xây dựng các kết cấu cột, tường gạch phải chịu tải trọng lớn, yêu cầu mạch vữa phải no và có độ sụt 14mm. Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa nắng và phải được tưới nước thường xuyên;

- Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm. chiều dày của từng mạch vữa ngang không hỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày từng mạch vữa đứng không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm, các mạch vữa đứng so le nhau ít nhất 50mm;

- Tất cả các mạch vữa ngang, dọc, đứng trong khối xây lanh tô, mảng tường cạnh cửa, cột phải đầy vữa (trừ khối xây mạch lõm). Trong khối xây mạch lõm, chiều sâu không trét vữa của mạch phía ngoài được qui định như sau:

+ Không lớn hơn 15mm đối với tường;

+ Không lớn hơn 10mm đối với cột;

- Phải dùng những viên gạch nguyên đã chọn lọc để xây tường chịu lực, các mảng tường cạch cửa và cột. Gạch vỡ đôi chỉ được dùng ở những chỗ tải trọng nhỏ như tường bao che, tường ngăn, tường dưới cửa sổ;

- Trong khối xây các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch nguyên, không phụ thuộc vào kiểu xây, các hàng gạch ngang này phải bảo đảm:

+ Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng);

+ Xây ở cao trình đỉnh cột, tường...;

+ Xây trong các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (mái đua, gờ, đai..)

+ Dưới đầu các dầm, dàn, xà gồ, tấm sàn, ban công và các kết cấu lắp đặt khác...

- Khi ngừng thi công do mưa bão, phải che kín trên khối xây cho khỏi bị ướt;

- Trước khi trát bề mặt công trình phải được làm sạch (cọ hết rêu, vết dầu, bi tum, bụi bẩn...) và tưới nước cho ẩm, nếu bề mặt là kim loại thì phải tẩy hết rỉ. Khi mặt vữa trát dày hơn 8mm, phải trát làm nhiều lớp. Chiều dày mối lớp không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm. Chiều dày mặt vữa trát không vượt quá 20mm. Các lớp trát đều phải phẳng, khi lớp trước đã se mặt mới trát lớp sau, nếu lớp trước đã khô quá thì phải tưới nước cho ẩm;

- Kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt trát, tất cả những chỗ bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chỗ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại;

- Mặt tường sau khi trát không được có khe nứt, gồ ghề, nẻ chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý chỗ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, chỗ lắp đặt thiết bị vệ sinh và các chỗ dễ bị bỏ sót;

- Các cạch cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước vuông. Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau, mặt trên bệ cửa phải có độ dốc thiết kế và lớp vữa trát ăn sâu vào khung dưới cửa sổ ít nhất là 10mm;

- Các mặt không đủ độ nhám như mặt bê tông (đổ trong ván khuôn thép), mặt kim loại, gỗ bào, gỗ dán, trước khi trát phải gia công bằng cách khía cạnh hoặc phun cát để đảm bảo cho vữa bám chắc vào mặt kết cấu. Phải trát thử một vài chỗ để xác định độ bám dính. Trước khi trát những chỗ nối giữa bộ phận gỗ với kết cấu gạch đá phải bọc một lớp lưới thép hoặc cuộn dây thép hay băm nhám mặt gỗ để vữa dễ bám;

- Công tác lát chỉ được bắt đầu khi đã hoàn thành và làm sạch bề mặt được lát. Gạch lát phải được nhúng gạch kỹ trước khi lát, xếp theo đúng loại, màu sắc và hình hoa. Gạch lát không được nứt, vênh, gảy góc, không có các khuyết tật khác trên mặt. Các viên gạch bị chặt bớt thì cạnh chặt phải thẳng, gạch vỡ nên dùng để lát gạch rối;



5. Các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn lao động;

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu phải đảm bảo công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo qui định hiện hành và phải được trình bày đầy đủ các biện pháp chi tiết trong hồ sơ dự thầu với một số yêu cầu cơ bản như sau:



5.1/ Quản lý công trường xây dựng:

Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chất ổn định, an toàn của tất cả các hoạt động ở Công trường trong suốt thời gian thi công, hoàn thiện công trình và trong giai đoạn bảo hành. Nhà thầu phải nêu rõ chi tiết các biện pháp cụ thể trong hồ sơ dự thầu và phải đảm bảo yêu cầu chung như sau:

- Không gây ô nhiễm quá giới hạn cho phép tới môi trường ở trong và ngoài công trường do xã ra các yếu tố độc hại như bụi, hơi khí độc, tiếng ồn ... hoặc thải nước, bùn, rác, vật liệu phế thải.

- Không gây nguy hiểm, thiệt hại về tài sản và người ở công trường và khu lân cận.

- Không gây lún, sụt, nứt, đổ cho nhà, công trình và hệ thống kỹ thuật hạ tầng ở chung quanh.

- Không cản trở giao thông do vi phạm lòng lề đường, vỉa hè.

- Không để sự cố cháy nổ xãy ra;

Nhà thầu phải thiết kế mặt bằng thi công bảo đảm các yêu cầu trên, đồng thời thể hiện đầy đủ các yếu tố: Vị trí công trình thi công, vị trí các hạng mục phụ trợ thi công như: kho nguyên vật liệu; đường giao thông đã có; đường giao thông mở thêm phục vụ thi công; bãi để vật liệu cấu kiện ngoài trời; khu vực bố trí vật liệu phế thải, đất đá dư thừa; Rãnh tiêu thoát nước, biện pháp xử lý khi đưa thải vào hệ thống công cộng.

Nhà thầu phải chuẩn bị bố trí biển báo, rào che chắn thi công ở những nơi cần thiết để bảo đảm an toàn và chỉ dẫn mọi người thực hiện; Cần che chắn chống bụi hoặc rơi vật liệu ở nơi gần dân cư hoặc đường giao thông;

Khi vận chuyển nguyên vật liệu cấu kiện phải tuân thủ luật lệ giao thông và các quy định của chính quyền địa phương; Phương tiện phải được che chắn kín, giằng buộc vững để tránh bụi, rơi vãi và rơi đổ vật xuống đường.

Đối với thi công cơ giới cần chú ý lựa chọn giải pháp thi công phù hợp đặc điểm, vị trí công trường nhằm tránh gây ồn và rung động quá mức

Phải thực hiện biện pháp phòng chống cháy nổ cho công trường; Khu vực có vật liệu dể cháy nổ như xăng dầu, bình hơi, thiết bị có áp lực cần bố trí vị trí có khoảng cách an toàn tới khu vực dân cư, có biển báo và trang bị dụng cụ, phương tiện phòng chửa cháy thích hợp;

Tại những khu vực có hệ thống công trình hạ tầng phải có biện pháp bảo vệ hệ thống này hoạt động bình thường. Chỉ được phép thay đổi, di chuyển sau khi đã có văn bản của cơ quan quản lý hệ thống này cấp phép.

Phải thực hiện bảo vệ cây xanh đã có trong khu vực; Chỉ được chặt hạ khi được phép của cơ quan quản lý và đã thực hiện công tác đền bù.

Sau khi thi công hoàn thiện công trình và trước khi nghiệm thu công trình, bên B phải thu dọn, san trả hiện trường, sửa chữa những chổ hư hỏng do thi công đối với các công trình hạ tầng, nhà dân, đường giao thông ... và làm cho khu vực công trường được sạch sẽ để bàn giao cho đơn vị sử dụng.

5.2/ An toàn lao động và phòng chống cháy nổ:

Nhà thầu phải quan tâm đầy đủ đến an toàn của người lao động, thiết bị, vật tư, công trường, công trình và công trình lân cận. Đảm bảo trật tự cho công trình không để xảy ra tình trạng nguy hiểm cho người lao động.

Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ về bảo hộ lao động như: thời gian làm việc, nghỉ ngơi; lao động nữ; lao đông chưa thành niên; bồi dưỡng độc hại; trang bị phương tiện, trang bị bảo hộ lao động; giảm nhẹ khâu lao động nặng nhọc và hạn chế các yếu tố gây độc hại, gây bệnh nghề nghiệp và gây sự cố nguy hiểm; Cần bố trí các tiện nghi phục vụ sinh hoạt cho người lao dộng bao gồm nhà vệ sinh, nhà trú nắng mưa, nước sinh hoạt, nước uống, nơi nghỉ giữa ca, nơi sơ cấp cứu và phương tiện cấp cứu...

Phải báo cáo cho Chủ đầu tư các chi tiết về bất kỳ tai nạn, hư hỏng nào trong hoặc ngoài công trường. Trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng hư hỏng hay chết người Nhà thầu phải báo cáo ngay lập tức bằng các phương tiện nhanh nhất sẵn có. Thực hiện đầy đủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động và chế độ khai báo, điều tra nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc canh giữ công trình, nguyên vật liệu và máy móc đưa vào sử dụng cho việc thi công công trình kể từ ngày khởi công công trình đến ngày cấp giấy chứng nhận nghiệm thu bàn giao công trình.

Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng có xảy ra bất kỳ tổn thất hư hỏng nào đối với công trình, người lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thực hiện (không thuộc trách nhiệm bên chủ đầu tư) Nhà thầu phải tự sửa chữa, bồi thường bằng chính kinh phí của mình.

Tuân thủ Qui phạm an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91 và các tiêu chuẩn an toàn khác về Tiếng ồn, Điện, Hàn, Khoan, Sơn, Gia công gỗ, Gia công kim loại, Sử dụng thiết bị ...

Tuân thủ Quy phạm an toàn trong xây dựng về cháy, nổ. Có biện pháp phòng chống cháy, nổ trên công trường.



6. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu;

Nhà thầu phải theo dõi và kiểm tra chất lượng công tác thi công ở cả bãi vật liệu lẫn ở công trình. Yêu cầu công tác tự kiểm tra chất lượng thi công, tiến độ của nhà thầu thực hiện theo Quy định Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 27/07/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.



7. Yêu cầu về nội dung bản vẽ hoàn công công trình

Bản vẽ hoàn công là tài liệu pháp lý trong hồ sơ hoàn công.

Trước khi nghiệm thu bàn giao gói thầu Nhà thầu phải lập bản vẽ hoàn công (phần của Nhà thầu thi công) theo quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 27/07/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, nộp cho Ban quản lý dự án kiểm tra, đối chiếu với thực tế thi công. Bản vẽ hoàn công phải lập thành 5 bộ, nhà thầu giữ 1 bộ và nộp cho Ban quản lý 4 bộ gửi cho các cơ quan và lưu trữ theo quy định.

Bản vẽ hoàn công phải thể hiện đầy đủ chi tiết các bộ phận và toàn bộ công trình do nhà thầu thực hiện trên nền bản vẽ thiết kế (có cả khung tên đơn vị tư vấn thiết kế). Bản vẽ hoàn công ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật đã đạt được trong thực tế (các kích thước, trụ mốc, chủng loại kích thước vật tư nguyên liệu ....) và các thay đổi về thiết kế phải do tổ chức thiết kế xác nhận và đóng dấu. Các bản vẽ hoàn công trong từng bộ do nhà thầu lập ký tên đóng dấu do đại diện hợp pháp của nhà thầu và Ban quản lý dự án tại khoản lưu không của bản vẽ (không được đóng trùm lên khung tên của đơn vị tư vấn thiết kế).

Bản vẽ hoàn công phải bảo đảm chất lượng rỏ ràng về đường nét và các thông số kỹ thuật. Trường hợp thi công đúng với bản vẽ thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, được chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư xác nhận thì bản vẽ thiết kế được xem là bản vẽ hoàn công.

8. Biện pháp thi công, vận hành, thử nghiệm

8.1. Đối với công trình chính:

- Về nguyên tắc, không được thay đổi biện pháp thi công theo quy định trong bản vẽ thiết kế và thuyết minh thiết kế kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên, trong quá trình xây lắp, khuyến khích nhà thầu đề xuất biện pháp thi công hợp lý trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công trình và phù hợp với điều kiện thực tế của hiện trường thi công, nhằm khai thác vật tư tại chổ và tiềm lực hiện có, giảm giá thành xây dựng ... Nhưng yêu cầu phải thuyết minh chi tiết, trình bày rõ biện pháp thi công đưa ra đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn công trình và hiệu quả kinh tế. Biện pháp thi công này chỉ được thực hiện khi được người có thẩm quyền phê duyệt (tư vấn thiết kế và chủ đầu tư trình).

- Việc thay đổi biện pháp thi công có thể dẫn đến thay đổi về vật liệu, khối lượng so với hồ sơ mời thầu. Giá trị phần thay đổi này sẽ được nghiệm thu, thanh toán theo biện pháp thi công thực tế được duyệt, nhưng không được vượt quá giá trúng thầu.

8.2. Đối với công trình phụ, tạm:

- Các hạng mục đê quai dẫn dòng thi công …: Khối lượng trong hồ sơ mời thầu căn cứ theo biện pháp và khối lượng của tư vấn thiết kế lập; Nhà thầu tự thiết kế biện pháp thi công cho phù hợp.

- Các hạng mục công trình phụ như đường thi công nội bộ, san mặt bằng thi công xây đúc, kho bãi, vét bùn, tát nước ... theo quy định trong bản vẽ thiết kế và có thể không thể hiện trong khối lượng mời thầu, nhà thầu tự thiết kế biện pháp thi công cho phù hợp; Tên công việc và khối lượng không nêu trong hồ sơ mời thầu xem như đã tính vào khối lượng công việc chính.

Chương VIII: DANH MỤC CÁC BẢN VẼ



TT

Tên bản vẽ

Số lượng

1

Bản vẽ mặt bằng tổng thể (khổ giấy A1)

01 bản

2

Tập bản vẽ gồm các hạng mục: Cống ngầm; cải tạo sửa chữa mở rộng mặt đập về phía hạ lưu; mương cáp kỹ thuật ngầm; gia cố phía đường Hàn Mặc Tử; gia cố vai phải hạ lưu đập; chỉnh trang lề đường Nguyễn Công Trứ hướng đi sang Đập Đá; bố trí vạch sơn đảm bảo an toàn giao thông; tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông; nạo vét - xử lý tường phía thượng lưu – đường tránh kết hợp đập tạm thượng lưu; đập tạm hạ lưu (khổ giấy A3)

01 tập

3

Tập bản vẽ hạng mục điện chiếu sáng (khổ giấy A3)

01 tập

4

Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công

01 tập

Phần thứ ba: YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG

Chương IX: ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG



Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo.

2. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà chủ đầu tư đã thỏa thuận với nhà thầu theo hợp đồng.

3. “Chủ đầu tư” là___________ [Ghi tên chủ đầu tư].

4. “Nhà thầu” là_____________[Ghi tên nhà thầu trúng thầu].

5. “Nhà thầu phụ” là nhà thầu thỏa thuận hoặc ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc xây dựng đã được dự kiến trong HSDT.

6. “Tư vấn giám sát” là nhà thầu tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn để hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường nhằm giám sát việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. Nhà tư vấn giám sát là__________ [Ghi tên tư vấn giám sát].

7. "Ngày khởi công" là ngày mà chủ đầu tư quyết định cho nhà thầu bắt đầu thi công công trình.

8. "Thời gian hoàn thành” là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công trình được tính từ ngày khởi công đến ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.

9. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

10. “Thời hạn bảo hành công trình xây dựng” là thời gian nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý về sửa chữa các sai sót đối với công trình. Thời hạn bảo hành được tính từ ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.

11. “Biên bản nghiệm thu” là biên bản được phát hành theo Điều 34 Chương này.

12. “Công trường” là địa điểm mà chủ đầu tư quy định cho nhà thầu sử dụng để thi công công trình:___________ [Ghi địa điểm công trường]



Каталог: UploadFiles -> DauThau
DauThau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
UploadFiles -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
DauThau -> Ban đẦu tư VÀ XÂy dựng hồ SƠ MỜi thầu xây lắP
DauThau -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầu tên gói thầu: 03: Toàn bộ Phần xây lắp của dự án
DauThau -> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ
DauThau -> HỒ SƠ MỜi thầu công trìNH: kiên cố HÓa kênh mưƠng htx1, htx2 XÃ thủy thanh
DauThau -> HỒ SƠ MỜi sơ tuyển tên gói thầu số 1: Thiết bị mn trong nhà. Tên dự toán : thiết bị phục vụ DẠy học mầm non
DauThau -> Ban đẦu tư VÀ XÂy dựng hồ SƠ MỜi thầu xây lắP

tải về 1.42 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương