HỒ SƠ MỜi thầu xây lắp gói thầu số 04 Toàn bộ phần xây lắp tuyến đê đoạn từ Km23+470 đến Km25+036 và công trình trên tuyến


/ Công tác cốp pha, đà giáo thi công



tải về 1.3 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21898
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

4.2/ Công tác cốp pha, đà giáo thi công:

- Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

- Cốp pha phải được khép kín, khít không được làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

- Cốp pha và đà giáo cần được gia công, lắp đặt sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo qui định thiết kế

- Cốp pha và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường. Các loại cốp pha đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo;

- Gỗ làm cốp pha đà giáo được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng TCVN 1075: 1971 và các tiêu chuẩn hiện hành

- Cốp pha đà giáo bằng kim loại nên sử dụng sao cho phù hợp với khả năng luân chuyển nhiều lần đối với các loại kết cấu khác nhau

- Cốp pha vòm và dầm với khẩu độ lớn hơn 4m phải được thiết kế có độ vồng thi công. Trị số độ vồng tính theo công thức: f=3L/1000, L khẩu độ tính bằng m

- Các bộ phận chịu lực của đà giáo nên hạn chế số lượng các thanh nối, các mối nối không nên bố trí trên cùng một mặt cắt ngang và ở vị trí chịu lực lớn. Các thanh giằng cần được tính toán và bố trí thích hợp để ổn định toàn bộ hệ đà giáo cốp pha

- Lắp dựng đà giáo cốp pha cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính

+ Cốp pha thành bên của các kết cấu tường, sàn, dầm và cột nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến phần cốp pha và đà giáo còn lưu lại để chống đỡ (như cốp pha đáy dầm, sàn và cột chống)

+ Lắp dựng cốp pha đà giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác của nhà nhiều tầng cần đảm bảo điều kiện có thể tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần theo quá trình đổ và đóng rắn của bê tông

+ Trụ chống của đà giáo bê tông đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công

- Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu.

- Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo thì phải tính toán, xác định số lượng và vị trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.

- Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần cấu tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để khi cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông, các lỗ này được bịt kín lại.

Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và đà giáo.

- Cốp pha và đà giáo khi lắp dựng xong được kiểm tra theo các yêu cầu của TCVN 4453:1995.

- Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha đà giáo được tiến hành tại hiện trường, kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo quy định ở bảng 1 (TCVN 4453:1995) và các sai lệch không vượt quá trị số ghi trong bảng 2 (TCVN 4453:1995).

Tháo dỡ cốp pha đà giáo.

- Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại kết cấu bê tông.

- Các bộ phận cốp pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (như cốp pha thành bên của dầm, cột, tường ) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50 daN/cm2.

- Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu không có chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ ghi trong bảng 3 (TCVN 4453:1995).

- Các kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật .

- Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau :

+ Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.

+ Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống an toàn cánh nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

- Đối với một số cấu kiện đặc biệt, trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ cốp pha chịu lực do thiết kế quy định.

- Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.

- Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.

4.3/ Công tác sản xuất và lắp đặt cốt thép:

- Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với yêu cầu thiết kế TCVN 5574 :1991 ."Kêt́ cấu bê tông cốt thép" và TCVN 1651 : 1985 "thép cốt bê tông".

- Trước khi thép đưa vào sử dụng công trình cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197 : 1985 "Kim loại - Phương pháp thử kéo" và TCVN : 198 : 1985 "Kim loại - Phương pháp thử uốn" .

- Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nên đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công.

- Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lí khác nhau.

- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

a) Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẫy sắt và các lớp gĩ;

b) Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại;

c) Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.

- Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.

- Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô. Mỗi lô gồm 100 thanh thép cùng loại được cắt và uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thanh bất kỳ để kiểm tra. Trị số sai lệch không vượt quá các giá trị ghi ở bảng 4 (TCVN 4453:1995).

- Liên kết hàn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải đảm bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế.

- Khi chọn phương pháp và công nghệ hàn phải tuân theo tiêu chuẩn 20TCN 71:77

"Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông cốt thép". Việc liên kết các loaị thép có tính hàn thấp hoặc không được hàn cần thực hiện theo chỉ dẫn của cơ sở chế tạo.

- Khi hàn đối đầu các thanh cốt thép cán nóng bằng máy hàn tự động hoặc bán tự động phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCN 72 - 77 " Quy định hàn đối đầu thép tròn".

- Hàn điểm tiếp xúc thường được dùng để chế tạo khung và lưới cốt thép có đường kính nhỏ hơn 10mm đối với thép kéo nguội và đường kính nhỏ hơn 12mm đối với thép cán nóng.

- Khi chế tạo khung cốt thép và lưới cốt thép bằng hàn điểm, nếu thiết kế không có chỉ dẫn đặc biệt thì thực hiện theo quy định sau:

a) Đối với thép tròn trơn hàn tất cả các điểm giao nhau;

b) Đối với thép có gờ hàn tất cả các điểm giao nhau ở hai hàng chu vi phía ngoài, các điểm còn lại ở giữa cách một hàn một theo thứ tự xen kẽ;

c) Đối với khung cốt thép dầm, hàn tất cả các điểm giao nhau;

- Hàn hồ quang được dùng trong các trường hợp sau:

a) Hàn nối dài các thanh cốt thép cán nóng có đường kính lớn hơn 8mm;

b) Hàn tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối trong lắp ghép.

- Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt;

b) Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế;

- Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô. Mỗi lô gồm 100 mối hàn hoặc 100 cốt thép loại khung, loại lưới đã hàn. Những lô sản phẩm này được kiểm tra theo nguyên tắc sau:

a) Mỗi lô lấy 5% sản phẩm nhưng không ít hơn 5 mẫu để kiểm tra kích thước, 3 mẫu để thử kéo và 3 mẫu để thử uốn;

b) Trị số sai lệch với thiết kế không vượt quá các giá trị ghi trong bảng 6 (TCVN 4453:1995) đối với đối chất lượng mối hàn.

- Nối buộc cốt thép: Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép được thực hiện theo quy định của thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ.

Việc nối buộc cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Chiều dài nối buộc cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén. Các kết cấu khác chiều dài nối buộc không nhỏ hơn các trị số ở trong bảng 7 (TCVN 4453:1995).

b) Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không uốn móc;

c) Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm;

d) Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu).

- Thay đổi cốt thép trên công trường: Trong mọi trường hợp việc thay đổi cốt thép phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp sử dụng cốt thép xử lý nguội thay thế cốt thép cán nóng thì nhất thiết phải được sự đồng ý của cơ quan thiết kế, chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Vận chuyển và lắp dựng cốt thép

Việc vận chuyển cốt thép đã gia công cần đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép;

b) Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng ;

c) Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển.

* Các công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các các yêu cầu sau:

a) Các bộ phận lắp dựng trước, không gây trở ngại cho các bộ phận sau;

b) Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông;

c) Khi đặt cốt thép và cốp pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốp pha chỉ được đặt trên các giao điểm của cốp thép chịu lực và theo đúng vị trí quy định của thiết kế.

Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được làm bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông;

Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không vượt quá 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày a nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ a lớn hơn 15mm.

Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng cần được thực hiện theo các yêu cầu sau:

a) Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau xen kẽ.

b) Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính 100%.

Việc nối các thanh cốt thép đơn vào khung và lưới cốt thép phải được thực hiện theo đúng quy định của thiết kế. Khi nối buộc khung và lưới cốt thép theo phương làm việc của kết cấu thì chiều dài nối chồng thực hiện theo quy định ở bảng 8 (TCVN 4453:1995) nhưng không nhỏ hơn 250mm.

Chuyển vị của từng thanh thép khi chế tạo hoặc khi lắp dựng khung lưới cốt thép không được lớn hơn 1/5 đường kính của thanh lớn nhất là 1/4 đường kính của bản thân thanh đó. Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng được quy định ở bảng 9 (TCVN 4453:1995).

- Kiểm tra và nghiệm thu công tác cốt thép .

Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc sau: (mục A*)

a) Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế;

b) Công tác gia công cốt thép; phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép trước khi gia công. Trị số sai lệch cho phép đối với cốt thép đã gia công ghi ở bảng 4 (TCVN 4453:1995).

c) Công tác hàn: bậc thợ, que hàn, thiết bị, công nghệ hàn và chất lượng mối hàn. Trị số sai lệch cho phép đối với sản phẩm cốt thép đã gia công hàn theo bảng 5 (TCVN 4453:1995) và chất lượng mối hàn theo bảng 6 (TCVN 4453:1995).

d) Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế;

e) Vận chuyển và lắp dựng cốt thép

Sự phù hợp của phương tiện vận chuyển đối với sản phẩm đã gia công;

Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế; Trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép được quy định ở bảng 9 (TCVN 4453:1995);

Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế;

Sự phù hợp của các loại vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

Trình tự , yêu cầu và phương pháp kiểm tra công tác cốt thép thực hiện theo quy định ở bảng 10 (TCVN 4453:1995).

Việc nghiệm thu công tác cốt thép phải tiến hành tại hiện trường theo các yêu cầu của mục A* để đánh giá chất lượng công tác cốt thép so với thiết kế trước khi đổ bê tông . Khi nghiệm thu phải có hồ sơ bao gồm :

a) Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và kèm biên bản về quyết định thay đổi;

b) Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất gia công cốt thép;

c) Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế;

d) Các biên bản nghiệm thu kĩ thuật trong quá trình thi công và lắp dựng cốt thép;

e) Nhật ký công trình.



4.4/ Công tác sản xuất và thi công bê tông:

4.4.1 Vật liệu để sản xuất bê tông:

- Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kế.

- Trong qúa trình lưu kho, vận chuyển và chế tạo bê tông, vật liệu phải được bảo quản, tránh nhiễm bẩn hoặc bị lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại. Khi gặp các trường hợp trên, cần có ngay biện pháp khắc phục để đảm bảo sự ổn định về chất lượng.

- Các loại vật liệu không hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn hoặc không đề cập trong tiêu chuẩn này, chỉ sử dụng để sản xuất bê tông nếu có đủ luận cứ khoa học và công nghệ (thông qua sự xác nhận của một cơ sở kiểm tra có đủ tư cách pháp nhân) và được sự đồng ý của chủ đầu tư.



Xi măng :

Xi măng sử dụng phải thoả mãn các quy định của các tiêu chuẩn :

- Xi măng Poóclăng TCVN 2682 :1992.

- Xi măng Poóclăng puzơlan TCVN 4033 : 1985.

- Xi măng Poóclăng - xỉ hạt lò cao TCVN 4316:1986.

Các loại xi măng đặc biệt như xi măng bền sun fát, xi măng ít toả nhiệt.v.v... dùng theo chỉ dẫn của thiết kế.

Chủng loại và mác xi măng sử dụng phải phù hợp với thiết kế và các điều kiện, tính chất, đặc điểm môi trường làm việc của kết cấu công trình.

Việc kiểm tra xi măng tại hiện trường nhất thiết phải tiến hành trong các trường hợp:

+ Khi thiết kế thành phần bê tông;

+ Có sự nghi ngờ về chất lượng của xi măng;

+ Lô xi măng đã được bảo quản trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất.

Cát :

Cát dùng để làm bê tông nặng phải thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 1770:1986 “Cát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật”. Đối với các loại cát có hạt nhỏ (mô đun độ lớn dưới 2), khi sử dụng phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCN 127:86 “cát mịn để làm bê tông”.

Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo các tiêu chuẩn từ TCVN 337 : 1986 đến TCVN 346 :1986 “Cát xây dựng - Phương pháp thử”.

Bãi chứa cát phải khô ráo, đổ đống theo nhóm hạt, theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay, mưa trôi và lẫn tạp chất.



Cốt liệu lớn:

Cốt liệu lớn dùng cho bê tông bao gồm đá dăm nghiền đập từ đá thiên nhiên. Khi sử dụng các loại cốt liệu lớn này phải đảm bảo chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 1771 : 1986 “Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng”.

Ngoài yêu cầu của TCVN 1771 :1986, đá dăm, sỏi dùng cho bê tông cần phân thành nhóm có kích thước hạt phù hợp với những quy định sau:

+ Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dày bản;

+ Đối với các kết cấu bê tông cốt thép, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 3/4 khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3chiều dày nhỏ nhất của kết cấu công trình;

+ Đối với công trình thi công bằng cốp pha trượt, kích thước hạt lớn nhất không quá 1/10 kích thước cạnh nhỏ nhất theo mặt cắt ngang của kết cấu ;

+ Khi dùng máy trộn bê tông có thể tích lớn hơn 0.8 m3, kích thước lớn nhất của đá dăm và sỏi không vượt quá 120 mm. Khi dùng máy trộn có thể tích nhỏ hơn 0.8m3, kích thước lớn nhất không vượt quá 80 mm;

+ Khi vận chuyển bê tông bằng máy bơm bê tông, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 0.4 đường kính trong của vòi bơm đối với sỏi và 0.33 đối với đá dăm;

+ Khi đổ bê tông bằng ống vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ của đường kính ống.

Nước :

+ Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 4506 : 1987 “ Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật”.

Các nguồn nước uống được đều có thể dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông. Không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống nước sinh hoạt, nước hồ ao chứa nhiều bùn, nước lẫn dầu mỡ để trộn và bảo dưỡng bê tông.

Phụ gia:

Để tiết kiệm bê tông hoặc cải thiện các đặc tính kỹ thuật của hỗn hợp bê tông và bê tông, có thể dùng các loại phụ gia thích hợp trong quá trình chế tạo bê tông.

Việc sử dụng phụ gia phải đảm bảo:

+ Tạo ra hỗn hợp bê tông có tính năng phù hợp với công nghệ thi công.

+ Không gây ảnh huởng đến tiến độ thi công và không làm tác hại tới yêu cầu của công trình sau này.

+ Không ảnh hưởng đến ăn mòn cốt thép;

Các loại phụ gia sử dụng phải có chứng chỉ kỹ thuật được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận, được sự đồng ý của Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, Tư vấn giám sát. Việc sử dụng phụ gia cần tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

4.4.2 Thi công bê tông:

Chọn thành phần bê tông:

Để đảm bảo chất luợng của bê tông, tuỳ theo tầm quan trọng của từng loại công trình hoặc từng bộ phận công trình, trên cơ sở quy định mác bê tông của thiết kế thành phần bê tông được chọn như sau:

+ Đối với bê tông mác 100 có thể sử dụng bảng tính sẵn trong các tài liệu hiện hành.

+ Đối với bê tông mác 150 trở lên trước khi thi công phải tiến hành đúc mẫu theo cấp phối có trong định mức xây dựng 1242 và gởi đi thí nghiệm. Nếu kết quả thí nghiệm, bêtông thi công theo cấp phối này đạt lớn hơn hoặc bằng theo yêu cầu thiết kế thì mới được thi công. Trường hợp không đạt yêu cầu thiết kế thì phải tiến hành thiết kế cấp phối bêtông và thi công theo thiết kế cấp phối này. Trong trường hợp này Nhà thầu không được thanh toán thêm, và chỉ được thanh toán theo đơn giá đấu thầu. Vì vậy Nhà thầu cần tìm hiểu kỹ các thành phần cơ lý và đặc tính của ximăng, cát, đá được thông tin trong Hồ sơ mời đấu thầu và thực tế ở thị trường.



Thiết kế kiểm chứng thành phần bê tông:

Công tác thiết kế thành phần bê tông do các cơ sở thí nghiệm có tư cách pháp nhân thực hiện. Khi thiết kế thành phần bê tông phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ Sử dụng đúng các vật liệu trong hồ sơ mời đấu thầu;

Hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện trường:

+ Việc hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện trường được tiến hành theo nguyên tắc không làm thay đổi tỷ lệ N/X của thành phần bê tông đã thiết kế.

+ Khi cốt liệu ẩm cần giảm bớt lượng nước trộn, giữ nguyên độ sụt yêu cầu.

+ Khi cần tăng độ sụt hỗn hợp bê tông cho phù hợp với điều kiện thi công thì có thể đồng thời thêm nước và xi măng để giữ nguyên tỉ lệ N/X.

Tuỳ thuộc quy mô và mức độ công trình mà xác định các loại hồ sơ thí nghiệm bê tông theo yêu cầu của bảng 19 (TCVN 4453:1995 ).



Chế tạo hỗn hợp bê tông:

Xi măng, cát, đá dăm hoặc sỏi và các chất phụ gia lỏng để chế tạo hỗn hợp bê tông được cân theo khối lượng. Nước và chất phụ gia cân đong theo thể tích. Sai số cho phép khi cân, đong không vượt quá trị số ghi trong bảng 12 (TCVN 4453:1995).

Trường hợp cát bẩn, sau khi rửa xong, để khô ráo mới tiến hành cân đong nhằm giảm lượng nước ngậm trong cát.

Độ chính xác của thiết bị cân đong phải kiểm tra trước mỗi đợt đổ bê tông. Trong quá trình cân đong thường xuyên theo dõi để phát hiện và khắc phục kịp thời.

Hỗn hợp bê tông cần được trộn bằng máy, chỉ khi nào khối lượng ít mới trộn bằng tay (nhỏ hơn thể tích 1 cối trộn).

Thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị dùng để trộn. Trong truờng hợp không có các thông số kỹ thuật chuẩn xác thì thời gian ít nhất để trộn đều một mẻ bê tông ở máy trộn có thể lấy theo các trị số ghi ở bảng 13 (TCVN 4453:1995).

Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian đã quy định.


Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương