HỒ SƠ MỜi thầu xây lắp gói thầu số 04 Toàn bộ phần xây lắp tuyến đê đoạn từ Km23+470 đến Km25+036 và công trình trên tuyến



tải về 1.3 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21898
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12





Phần thứ nhất: CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

Chương I: YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC ĐẤU THẦU

A. TỔNG QUÁT

Mục 1. Nội dung đấu thầu

1. Bên mời thầu: Ban Đầu tư và Xây dựng Nông nghiệp & PTNT

2. Bên mời thầu mời nhà thầu tham gia đấu thầu Gói thầu số 04 - Toàn bộ phần xây lắp tuyến đê đoạn từ Km23+470 đến Km25+036 và công trình trên tuyến thuộc dự án Nâng cấp đê Tây phá Tam Giang đoạn Km11+476 đến Km33+043 (Hạng mục dự án đầu tư giai đoạn 1: Tuyến đê đoạn từ Km19+198 đến Km22+766 và đoạn từ Km23+470 đến Km25+036).

3. Thời gian thực hiện hợp đồng: 360 ngày.

4. Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Ngân sách nhà nước.

Mục 2. Điều kiện tham gia đấu thầu của nhà thầu

1. Có tư cách hợp lệ theo yêu cầu sau: Nhà thầu tuân thủ quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

2. Chỉ được tham gia trong một HSDT với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên theo Mẫu số 3 - Chương III, trong đó quy định rõ thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu;

3. Đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu nêu trong thông báo mời thầu;

4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu:­ Theo quy định tại Điều 6 của Luật đấu thầu và tại Mục 2 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP;

5. Không bị cấm tham gia đấu thầu theo Điều 89 của Luật Đấu thầu.

Mục 3. Chi phí dự thầu

Nhà thầu chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình tham gia đấu thầu, kể từ khi mua HSMT cho đến khi thông báo kết quả đấu thầu, riêng đối với nhà thầu trúng thầu tính đến khi ký hợp đồng.

Mục 4. HSMT, giải thích làm rõ HSMT và sửa đổi HSMT

1. HSMT bao gồm các nội dung được liệt kê tại Mục lục của HSMT này. Việc kiểm tra, nghiên cứu các nội dung của HSMT để chuẩn bị HSDT thuộc trách nhiệm của nhà thầu.

2. Trường hợp nhà thầu muốn được giải thích làm rõ HSMT thì phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu theo địa chỉ: Ban Đầu tư và Xây dựng Nông nghiệp & PTNT- Số 53 Nguyễn Huệ - thành phố Huế; Điện thoại: 054.3848730 (nhà thầu có thể thông báo trước cho bên mời thầu qua fax, e-mail...) đảm bảo bên mời thầu nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSMT không muộn hơn 03 ngày trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu sẽ có văn bản trả lời và gửi cho tất cả nhà thầu mua HSMT.

3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh phạm vi xây lắp hoặc các nội dung yêu cầu khác, bên mời thầu sẽ tiến hành sửa đổi HSMT (bao gồm cả việc gia hạn thời hạn nộp HSDT nếu cần thiết) bằng cách gửi văn bản sửa đổi HSMT đến tất cả các nhà thầu mua HSMT trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày. Tài liệu này là một phần của HSMT. Nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu khi nhận được các tài liệu sửa đổi này bằng một trong những cách sau: văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

Mục 5. Khảo sát hiện trường

1. Nhà thầu chịu trách nhiệm khảo sát hiện trường phục vụ cho việc lập HSDT. Bên mời thầu sẽ tạo điều kiện, hướng dẫn nhà thầu đi khảo sát hiện trường. Chi phí khảo sát hiện trường để phục vụ cho việc lập HSDT thuộc trách nhiệm của nhà thầu.

2. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm pháp lý về những rủi ro đối với nhà thầu phát sinh từ việc khảo sát hiện trường như tai nạn, mất mát tài sản và các rủi ro khác.

B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 6. Ngôn ngữ sử dụng

HSDT cũng như tất cả văn bản, tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu liên quan đến việc đấu thầu phải được viết bằng tiếng Việt.

Mục 7. Nội dung HSDT

HSDT do nhà thầu chuẩn bị phải bao gồm những nội dung sau:

1. Đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại Mục A – Chương III.

2. Đề xuất về tài chính theo quy định tại Mục B – Chương III.

Mục 8. Thay đổi tư cách tham gia đấu thầu

Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua HSMT thì phải gửi văn bản thông báo về việc thay đổi tư cách tham gia đấu thầu tới bên mời thầu. Bên mời thầu chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu.

Mục 9. Đơn dự thầu

Đơn dự thầu bao gồm đơn dự thầu thuộc phần đề xuất kỹ thuật theo Mẫu số 1 - Mục A – Chương III và đơn dự thầu thuộc phần đề xuất tài chính theo Mẫu số 1 -Mục B – Chương III. Đơn dự thầu do nhà thầu chuẩn bị và phải được ghi đầy đủ, có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu (là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu hoặc người được ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền hợp lệ theo Mẫu số 2 Mục A – Chương III). Trường hợp ủy quyền, nhà thầu gửi kèm theo các tài liệu, giấy tờ theo quy định để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập.

Mục 10. Đề xuất biện pháp thi công trong HSDT

Trừ các biện pháp thi công yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ nêu trong HSMT, nhà thầu được đề xuất các biện pháp thi công cho các hạng mục công việc khác phù hợp với khả năng của mình và quy mô, tính chất của gói thầu nhưng phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để hoàn thành công việc xây lắp theo thiết kế.

Mục 11. Giá dự thầu và biểu giá

1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc phần đề xuất tài chính sau khi trừ đi giảm giá (nếu có). Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu trên cơ sở yêu cầu trong điều khoản tham chiếu nêu tại Phần thứ hai.

2. Giá dự thầu được chào bằng đồng tiền Việt Nam.

3. Nhà thầu phải ghi đơn giá và thành tiền cho các hạng mục công việc nêu trong Bảng tiên lượng theo mẫu ở Chương V. Đơn giá dự thầu phải bao gồm các yếu tố cấu thành đơn giá dự thầu, đơn giá dự thầu là đơn giá tổng hợp đầy đủ bao gồm: chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy, các chi phí trực tiếp khác; chi phí chung, thuế; các chi phí xây lắp khác được phân bổ trong đơn giá dự thầu như xây bến bãi, nhà ở công nhân, kho xưởng, điện, nước thi công, kể cả việc sửa chữa đền bù đường có sẵn mà xe, thiết bị thi công của nhà thầu thi công vận chuyển vật liệu đi lại trên đó, các chi phí bảo vệ môi trường, cảnh quan do đơn vị thi công gây ra...

Trường hợp nhà thầu phát hiện tiên lượng chưa chính xác so với thiết kế, nhà thầu có thể thông báo cho bên mời thầu và lập một bảng chào giá riêng cho phần khối lượng sai khác này để chủ đầu tư xem xét. Nhà thầu không được tính toán giá trị phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu.

4. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với hồ sơ đề xuất tài chính hoặc nộp riêng song phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp nộp thư giảm giá không cùng với hồ sơ đề xuất tài chính thì phải đựng thư giảm giá trong túi có niêm phong, ghi rõ “thư giảm giá” cùng với dòng cảnh báo “Không mở cùng thời điểm mở đề xuất kỹ thuật”. Các niêm phong do nhà thầu tự quy định. Trong thư giảm giá cần nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu trong hồ sơ đề xuất tài chính. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong hồ sơ đề xuất tài chính.

5. Phân tích đơn giá theo yêu cầu sau: Nhà thầu phải phân tích đơn giá đối với tất cả hạng mục trong bảng tiên lượng. Khi phân tích đơn giá, nhà thầu phải điền đầy đủ thông tin phù hợp vào Bảng phân tích đơn giá dự thầu (theo Mẫu số 3 và Mẫu số 4 - Mục B - Chương III) và Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu (theo Mẫu số 5 - Mục B - Chương III).

Mục 12. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu:

a) Đối với nhà thầu độc lập, phải cung cấp một trong các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như sau: Bản chụp (có công chứng) giấy chứng nhận đăng ký thành lập, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập công ty hoặc giấy đăng ký hoạt động hợp pháp, hạch toán tài chính độc lập...

b) Đối với nhà thầu liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:

- Các tài liệu nêu tại điểm a khoản này đối với từng thành viên trong liên danh;

- Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên theo quy định tại khoản 2 Mục 2 Chương này.

2. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:

a) Khả năng huy động máy móc thiết bị thi công được liệt kê theo Mẫu số 4 - Phần A - Chương III;

b) Kê khai cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại công trường theo Mẫu số 6 và Mẫu số 7 - Phần A - Chương III;

c) Kê khai công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu theo Mẫu số 7a - Phần A - Chương III;

d) Các hợp đồng đang thực hiện được liệt kê theo Mẫu số 8 - Phần A - Chương III;

e) Các hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện được liệt kê theo Mẫu số 9 - Phần A - Chương III;

f) Năng lực tài chính của nhà thầu được liệt kê theo Mẫu số 10 - Phần A - Chương III;

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh;

3. Sử dụng nhà thầu phụ:

Trường hợp nhà thầu dự kiến sử dụng thầu phụ khi thực hiện gói thầu thì kê khai phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ theo Mẫu số 5 Chương III.

Mục 13. Bảo đảm dự thầu

1. Khi tham gia đấu thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo các quy định sau:

a) Hình thức bảo đảm dự thầu: Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một hoặc nhiều biện pháp: đặt cọc, ký quỹ hoặc thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính. Nếu nhà thầu thực hiện bảo đảm bằng thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính thì bảo lãnh phải do một ngân hàng, tổ chức tài chính hoạt động hợp pháp phát hành đảm bảo nội dung quy định tại Mẫu số 14 Chương III.

b) Giá trị bảo đảm dự thầu: 208.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai trăm lẻ tám triệu đồng).

c) Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu.

d) Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

d.1) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu nêu tại điểm b khoản này; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ bị loại theo điều kiện tiên quyết.

d.2) Các thành viên trong liên danh thoả thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu nêu tại điểm b khoản này.

2. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ (tên và địa chỉ của bên mời thầu) và thời gian quy định trong HSMT, không đúng tên gói thầu, tên nhà thầu (đối với nhà thầu liên danh thì theo quy định tại khoản 1 Mục này), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính).

3. Nhà thầu không trúng thầu sẽ được hoàn trả bảo đảm dự thầu trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả đấu thầu. Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:

a) Rút HSDT sau khi đóng thầu mà HSDT vẫn còn hiệu lực;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được thư mời thương thảo hợp đồng hoặc thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý do chính đáng;

c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng hoặc trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Trường hợp một thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại khoản này thì tất cả thành viên trong liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu.

Mục 14. Thời gian có hiệu lực của HSDT

1. Thời gian có hiệu lực của HSDT là 150 ngày kể từ thời điểm đóng thầu. HSDT có thời gian hiệu lực ngắn hơn so với quy định tại khoản này là không hợp lệ và bị loại.

2. Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT một hoặc nhiều lần với tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn không quá 30 ngày, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn thì HSDT của nhà thầu này không được xem xét tiếp và trong trường hợp này nhà thầu được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Mục 15. Quy cách của HSDT và chữ ký trong HSDT

1. Nhà thầu phải chuẩn bị 01 (một) bản gốc và 04 (bốn) bản chụp HSDT, ghi rõ "bản gốc" và "bản chụp" tương ứng.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc. Trong quá trình đánh giá, nếu bên mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhòe, không rõ chữ, chụp thiếu trang hoặc các lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở. Trường hợp bản chụp có nội dung sai khác so với bản gốc thì tùy mức độ sai khác, bên mời thầu sẽ quyết định xử lý cho phù hợp, chẳng hạn sai khác đó là không cơ bản, không làm thay đổi bản chất của HSDT thì được coi là lỗi chấp nhận được; nhưng nếu sai khác đó làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT so với bản gốc thì bị coi là gian lận, HSDT sẽ bị loại, đồng thời nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại Mục 32 Chương này.

2. HSDT phải được đánh máy, in bằng mực không tẩy được, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, biểu giá và các biểu mẫu khác phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký theo hướng dẫn tại Chương III.

3. Những chữ viết chen giữa, tẩy xoá hoặc viết đè lên bản đánh máy chỉ có giá trị khi có chữ ký (của người ký đơn dự thầu) ở bên cạnh và được đóng dấu (nếu có).

C. NỘP HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 16. Niêm phong và cách ghi trên túi đựng HSDT

1. Hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung nêu tại Mục 7 Chương này. Bản gốc và các bản chụp của đề xuất kỹ thuật phải được đựng trong túi có niêm phong và ghi rõ “Đề xuất kỹ thuật” phía bên ngoài túi. Tương tự, bản gốc và bản chụp của đề xuất tài chính cũng phải được đựng trong túi có niêm phong, ghi rõ “Đề xuất tài chính” cùng với dòng cảnh báo “Không mở cùng thời điểm mở đề xuất kỹ thuật”. Túi đựng đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính cần được gói trong một túi và niêm phong (cách niêm phong do nhà thầu tự quy định).

Cách trình bày các thông tin trên túi đựng HSDT và niêm phong được quy định như sau:

a. Hồ sơ dự thầu toàn bộ (đựng toàn bộ đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính): Niêm phong

- Hồ sơ dự thầu

- Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: _______________

- Địa chỉ nộp HSDT: _______[Ghi tên, địa chỉ của bên mời thầu]

- Tên gói thầu: _______[Ghi tên gói thầu]

- Không được mở trước: ___ giờ, ngày ___tháng ___năm_______[Ghi thời điểm mở thầu]

b. Túi đựng Hồ sơ đề xuất kỹ thuật: Niêm phong



- Đề xuất kỹ thuật

- Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: _______________

- Địa chỉ nộp HSDT: _______[Ghi tên, địa chỉ của bên mời thầu]

- Tên gói thầu: _______[Ghi tên gói thầu]

- Không được mở trước: ___ giờ, ngày ___tháng ___năm_______[Ghi thời điểm mở thầu]

b. Túi đựng Hồ sơ đề xuất tài chính:



- Đề xuất tài chính

Không mở cùng thời điểm mở đề xuất kỹ thuật”



- Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: _______________

- Địa chỉ nộp HSDT: _______[Ghi tên, địa chỉ của bên mời thầu]

- Tên gói thầu: _______[Ghi tên gói thầu]

- Không được mở trước: ___ giờ, ngày ___tháng ___năm_______[Ghi thời điểm mở thầu]

[Trường hợp sửa đổi HSDT (hồ sơ đề xuất kỹ thuật, hồ sơ đề xuất tài chính), ngoài các nội dung nêu trên còn phải ghi thêm dòng chữ “Hồ sơ dự thầu (hồ sơ đề xuất kỹ thuật, hồ sơ đề xuất tài chính) sửa đổi ”]

2. Trong trường hợp hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính gồm nhiều tài liệu, nhà thầu cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản hồ sơ đề xuất kỹ thuật, hồ sơ đề xuất tài chính của bên mời thầu được thuận tiện, đảm bảo sự toàn vẹn của hồ sơ đề xuất kỹ thuật, hồ sơ đề xuất tài chính, tránh thất lạc, mất mát. Trường hợp cần đóng gói thành nhiều túi để dễ vận chuyển thì trên mỗi túi phải ghi rõ số thứ tự từng túi trên tổng số túi và ghi rõ thuộc đề xuất kỹ thuật hay đề xuất tài chính để đảm bảo tính thống nhất và từng túi cũng phải được đóng gói, niêm phong và ghi theo đúng quy định tại Mục này.

3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả nếu không tuân theo quy định trong HSMT như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển tới bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Mục này. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà thầu không thực hiện đúng chỉ dẫn tại khoản 1, khoản 2 Mục này.

Mục 17. Thời hạn nộp HSDT

1. Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của bên mời thầu nhưng phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu: 07 giờ 00, ngày 12 tháng 6 năm 2015.

2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời hạn nộp HSDT (thời điểm đóng thầu) trong trường hợp cần tăng thêm số lượng HSDT hoặc khi sửa đổi HSMT theo Mục 4 Chương này hoặc theo yêu cầu của nhà thầu khi bên mời thầu xét thấy cần thiết.

3. Khi gia hạn thời hạn nộp HSDT, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu đã mua HSMT, đồng thời thông báo gia hạn thời hạn nộp HSDT sẽ được đăng tải trên báo Đấu thầu tối thiểu 1 kỳ và đăng trên trang thông tin điện tử về đấu thầu (trừ trường hợp không thuộc diện bắt buộc) (1). Khi thông báo, bên mời thầu sẽ ghi rõ thời điểm đóng thầu mới để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung HSDT đã nộp (bao gồm cả hiệu lực của HSDT) theo yêu cầu mới. Nhà thầu đã nộp HSDT có thể nhận lại để sửa đổi, bổ sung HSDT của mình. Trường hợp nhà thầu chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDT thì bên mời thầu quản lý HSDT đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

Mục 18. HSDT nộp muộn

Bất kỳ tài liệu nào, kể cả thư giảm giá (nếu có) được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ, bị loại và được trả lại theo nguyên trạng (trừ tài liệu làm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu quy định tại Mục 21 Chương này).

Mục 19. Sửa đổi hoặc rút HSDT

Khi muốn sửa đổi hoặc rút HSDT đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời thầu chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị sửa đổi, rút HSDT phải được gửi riêng biệt với HSDT.

D. MỞ THẦU VÀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 20. Mở đề xuất kỹ thuật

1. Việc mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu, vào lúc 07 giờ 15, ngày 22 tháng 6 năm 2015, tại Ban Đầu tư và Xây dựng Nông nghiệp & PTNT trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan có liên quan đến tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật.

2. Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua HSMT (bao gồm cả nhà thầu thay đổi tư cách tham dự thầu) và nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu.

3. Việc mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng nhà thầu được thực hiện theo trình tự như sau:

a) Kiểm tra niêm phong hồ sơ đề xuất kỹ thuật;

b) Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật;

c) Đọc và ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật các thông tin chủ yếu:

- Tên nhà thầu;

- Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật;

- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất kỹ thuật;

- Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ đề xuất kỹ thuật (nếu có) theo quy định tại Mục 19 Chương này;

- Các thông tin khác liên quan.

4. Biên bản mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật cần được đại diện bên mời thầu, đại diện của từng nhà thầu có mặt và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận. Bản chụp của biên bản mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật được gửi cho tất cả nhà thầu nộp HSDT.

5. Sau khi mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật, bên mời thầu sẽ ký xác nhận vào từng trang bản gốc của tất cả hồ sơ đề xuất kỹ thuật và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành theo bản chụp.

Mục 21. Làm rõ HSDT

1. Trong quá trình đánh giá HSDT, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ nội dung của HSDT (kể cả việc làm rõ đơn giá khác thường). Trường hợp HSDT thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của HSMT thì nhà thầu có thể được bên mời thầu yêu cầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

2. Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có HSDT cần phải làm rõ và được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp (bên mời thầu mời nhà thầu đến gặp trực tiếp để trao đổi, những nội dung hỏi và trả lời phải lập thành văn bản) hoặc gián tiếp (bên mời thầu gửi văn bản yêu cầu làm rõ và nhà thầu phải trả lời bằng văn bản). Trong văn bản yêu cầu làm rõ cần quy định thời hạn làm rõ của nhà thầu. Nội dung làm rõ HSDT thể hiện bằng văn bản được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT. Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà bên mời thầu không nhận được văn bản làm rõ, hoặc nhà thầu có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu xem xét, xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Mục 22. Đánh giá sơ bộ hồ sơ đề xuất kỹ thuật

1. Kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật, gồm:

a) Tính hợp lệ của đơn dự thầu theo quy định tại Mục 9 Chương này;

b) Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh theo quy định tại khoản 2 Mục 2 Chương này (nếu có);

c) Tư cách hợp lệ của nhà thầu theo khoản 1 Mục 2 và khoản 1 Mục 12 Chương này;

d) Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo quy định tại khoản 1 Mục 15 Chương này;

đ) Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 13 Chương này;

e) Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ đề xuất kỹ thuật.

2. Hồ sơ đề xuất kỹ thuật không đáp ứng một trong những điều kiện tiên quyết sau thì bị loại và HSDT không được xem xét tiếp:

a) Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT, trừ trường hợp thay đổi tư cách tham dự thầu theo quy định tại Mục 8 Chương này;

b) Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Mục 2 và khoản 1 Mục 12 Chương này;

c) Nhà thầu không đáp ứng điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

d) Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Mục 13 Chương này;

đ) Không có bản gốc HSDT;

e) Đơn dự thầu không hợp lệ theo quy định tại Mục 9 Chương này;

g) Hiệu lực của HSDT không bảo đảm yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Mục 14 Chương này;

h) HSDT có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư;

i) Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

k) Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu.

3. Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm quy định tại Mục 33 Chương II.

Mục 23. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất kỹ thuật

Bên mời thầu tiến hành đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật các HSDT đã vượt qua bước đánh giá sơ bộ trên cơ sở các yêu cầu của HSMT và TCĐG nêu tại Mục 34 Chương II . Hồ sơ đề xuất kỹ thuật có số điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn 75 điểm là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Chủ đầu tư phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật và gửi văn bản thông báo cho các nhà thầu này về thời gian và địa điểm để mở hồ sơ đề xuất tài chính. Trình tự mở và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính theo quy định tại Mục 24 và Mục 25 Chương này. Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật sẽ không được mở hồ sơ đề xuất tài chính để xem xét đánh giá tiếp.

Mục 24. Mở hồ sơ đề xuất tài chính

1. Việc mở hồ sơ đề xuất tài chính được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm nêu trong văn bản thông báo cho nhà thầu, trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nhà thầu được mời. Thành phần tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính bao gồm: nhà thầu đã vượt qua yêu cầu về mặt kỹ thuật và đại diện của các cơ quan có liên quan (nếu cần thiết).

2. Tại lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính, bên mời thầu công khai văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, sau đó tiến hành mở lần lượt hồ sơ đề xuất tài chính của từng nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật (theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu)

3. Việc mở hồ sơ đề xuất tài chính được thực hiện theo trình tự như sau:

a) Kiểm tra niêm phong hồ sơ đề xuất tài chính;

b) Mở hồ sơ đề xuất tài chính;

c) Đọc và ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính các thông tin chủ yếu:

- Tên nhà thầu;

- Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất tài chính;

- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất tài chính;

- Giá dự thầu nêu trong đơn dự thầu;

- Giảm giá (nếu có);

- Các thông tin khác liên quan.

4. Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính cần được đại diện bên mời thầu, đại diện của từng nhà thầu có mặt và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận. Bản chụp của biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính được gửi cho tất cả nhà thầu có hồ sơ đề xuất tài chính được mở.

5. Sau khi mở hồ sơ đề xuất tài chính, bên mời thầu sẽ ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất tài chính và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá HSDT được tiến hành theo bản chụp.

Mục 25. Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính

1. Đánh giá sơ bộ: Việc đánh giá về mặt tài chính được tiến hành theo bản chụp.

1.1 Kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của hồ sơ đề xuất tài chính, gồm:

a) Tính hợp lệ của đơn dự thầu theo quy định tại Mục 9 Chương này;

b) Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất tài chính theo quy định tại khoản 1 Mục 15 Chương này;

c) Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ đề xuất tài chính.

1.2. Hồ sơ đề xuất tài chính không đáp ứng một trong những điều kiện tiên quyết sau thì bị loại và HSDT không được xem xét tiếp:

a) Không có bản gốc HSDT đề xuất tài chính;

b) Đơn dự thầu đề xuất tài chính không hợp lệ theo quy định tại Mục 9 Chương này;

c) HSDT đề xuất tài chính có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư;

d) Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu.

2. Bên mời thầu tiến hành sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ đề xuất tài chính theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 dưới đây và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính nêu tại Mục 35 - Chương II.

3. Bên mời thầu tiến hành sửa lỗi (nếu có) theo nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thầu. Trường hợp hồ sơ mời thầu có yêu cầu phải phân tích đơn giá chi tiết thì phải lấy số liệu trong bảng phân tích đơn giá dự thầu chi tiết làm cơ sở cho việc sửa lỗi số học. Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi;

b) Các lỗi khác:

- Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá tương ứng thi đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng; khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá; nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Lỗi nhầm đơn vị tính: Sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

- Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở cho việc sửa lỗi.

HSDT có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu cũng sẽ bị loại. Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa lỗi.

4. Bên mời thầu thực hiện hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) theo nguyên tắc sau đây:

a) Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi theo mức đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch;

Trường hợp trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch không có đơn giá thì lấy mức đơn giá chào cao nhất đối với nội dung này trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá thì lấy đơn giá trong dự toán làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;

Trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì tiến hành hiệu chỉnh sai lệch trên cơ sở lấy mức đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này; trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu không có đơn giá thì lấy mức đơn giá trong dự toán của gói thầu; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;

b) Trường hợp nhà thầu chào thiếu thuế, phí, lệ phí phải nộp theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu phải cộng các chi phí đó vào giá dự thầu. Phần chi phí này không được tính vào sai lệch thiếu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu;

c) Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;

d) Trường hợp nhà thầu có hồ sơ dự thầu được hiệu chỉnh sai lệch xếp hạng thứ nhất được mời vào thương thảo hợp đồng, khi thương thảo hợp đồng phải lấy mức đơn giá chào thấp nhất trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để thương thảo đối với phần sai lệch thiếu.

HSDT có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu sẽ bị loại. Giá trị các sai lệch được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi hiệu chỉnh sai lệch.

5. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Trong trường hợp đó, việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ sở giá dự thầu ghi trong đơn.

6. Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Mục này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.

7. Trên cơ sở giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, bên mời thầu đề xuất danh sách xếp hạng nhà thầu theo nguyên tắc: nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất được xếp thứ nhất, nhà thầu có giá thấp tiếp theo được xếp hạng tiếp theo.

Mục 26. Đàm phán hợp đồng

1. Trên cơ sở quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất theo danh sách phê duyệt xếp hạng của chủ đầu tư đến đàm phán hợp đồng. Trường hợp ủy quyền đàm phán hợp đồng thì nhà thầu phải có giấy ủy quyền hợp lệ theo Mẫu số 2 thuộc Mục A, Chương III, Phần thứ nhất.

2. Trong quá trình đàm phán, nhà thầu phải khẳng định về sự huy động nhân lực, vật tư vật liệu, máy móc … để thực hiện các nội dung công việc như đã đề xuất trong HSDT. Trường hợp nhà thầu không đáp ứng yêu cầu này thì chủ đầu tư có thể mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán hợp đồng, trừ trường hợp cả chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý rằng sự chậm trễ trong quá trình lựa chọn nhà thầu dẫn đến việc thay đổi là không thể tránh khỏi. Bất kỳ sự thay đổi nào phải đảm bảo tương đương hoặc tốt hơn so với đề xuất ban đầu trong HSDT và nội dung này phải được nhà thầu báo cáo chủ đầu tư bằng văn bản trong khoảng thời gian đã ghi trong thư mời đàm phán.

Quá trình đàm phán hợp đồng phải được ghi thành biên bản và được hai bên cùng ký xác nhận.

3. Nội dung đàm phán hợp đồng

a) Đàm phán về kỹ thuật bao gồm nội dung sau:

- Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu cần thực hiện;

- Chuyển giao công nghệ và đào tạo (nếu có);

- Kế hoạch thực hiện và bố trí nhân sự;

- Tiến độ;

- Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);

- Các nội dung khác (nếu cần thiết).

b) Đàm phán về tài chính:

Đàm phán về tài chính bao gồm đàm phán về khối lượng và giá trị.

4. Trường hợp nhà thầu không vào đàm phán hợp đồng theo thời gian quy định trong thư mời hoặc đàm phán hợp đồng không thành, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán.

E. TRÚNG THẦU

Mục 27. Điều kiện được xem xét đề nghị trúng thầu

Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

1. Có HSDT hợp lệ;

2. Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo quy định tại Mục 33 Chương II;

3. Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 34 Chương II;

4. Có giá dự thầu sau hiệu chỉnh thấp nhất;

5. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Mục 28. Thông báo kết quả đấu thầu

Ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu tới các nhà thầu tham dự thầu (bao gồm cả nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu). Trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu không được lựa chọn.

Bên mời thầu gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản đến nhà thầu trúng thầu và kế hoạch kế hoạch hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

Mục 29. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện như sau:

1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng.

2. Việc thương thảo hợp đồng dựa trên cơ sở sau đây:

- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;

- Hồ sơ mời thầu.

3. Việc hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng dựa trên cơ sở sau đây:

- Thương thảo hợp đồng đã ký kết;

- Kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

- Dự thảo hợp đồng theo Mẫu được quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng;

- Tại thời điểm ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu.

4. Sau khi nhận được thư mời đến thương thảo hợp đồng, trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày thông báo, nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì bảo đảm dự thầu của nhà thầu này sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 4 Mục 13 Chương này.

5. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

6. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 19 của Nghị định 63.

7. Nội dung thương thảo hợp đồng được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 19 của Nghị định 63.

8. Sau khi đạt được kết quả thương thảo hợp đồng, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn sẽ ký kết hợp đồng. Trong trường hợp liên danh, hợp đồng được ký kết phải bao gồm chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh.

Mục 30. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 3 Chương IX để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.

Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

- Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

- Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

- Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Mục 31. Kiến nghị trong đấu thầu

Nhà thầu tham gia đấu thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề khác trong quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Luật Đấu thầu, Chương XII Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu gửi người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị, nhà thầu sẽ phải nộp một khoản chi phí là 0,02% giá trị dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị. Trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới.

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của bên mời thầu: Ban Đầu tư và Xây dựng Nông nghiệp & PTNT, số 53 Nguyễn Huệ, thành Phố Huế. Điện thoại: 0543.848730.

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của chủ đầu tư: Ban Đầu tư và Xây dựng Nông nghiệp & PTNT, số 53 Nguyễn Huệ, thành Phố Huế.

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục 32. Xử lý vi phạm trong đấu thầu

1. Trường hợp nhà thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác liên quan.

2. Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời sẽ được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu, để theo dõi, tổng hợp và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định xử lý vi phạm được thực hiện ở bất kỳ địa phương, ngành nào đều có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước và trong tất cả các ngành.

4. Nhà thầu bị xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án về quyết định xử lý vi phạm.

Chương II: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 33. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kinh nghiệm



TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng (Đạt)

I

Kinh nghiệm nhà thầu

 

1

Kinh nghiệm chung về thi công xây dựng:
Số năm hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình thủy lợi
Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu

5 năm (60 tháng)

2

Kinh nghiệm thi công gói thầu tương tự:
Số lượng các hợp đồng xây lắp tương tự đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ trong thời gian 5 năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 (Kèm bản sao được chứng thực: hợp đồng; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; bản nghiệm thu khối lượng giá trị hoàn thành [đối với công trình đã hoàn thành])
Đối với nhà thầu liên danh: Các thành viên liên danh phải có 01 hợp đồng xây lắp lắp tương tự với phần công việc đảm nhận trong liên danh. Đối với nhà thầu đứng đầu phải có hợp đồng xây lắp tương tự đã hoàn thành có giá trị tương ứng và là nhà thầu chính thi công.

Số lượng: 01 công trình xây dựng đê, đập có giá trị hợp đồng ≥ 9,8 tỷ



II

Năng lực kỹ thuật

 

1

Năng lực hành nghề xây dựng:
Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu

Có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, có ngành nghề xây dựng thủy lợi

2

Nhân sự chủ chốt:

 

2.1

Chỉ huy trưởng công trường:
Là kỹ sư chuyên ngành xây dựng thủy lợi đang hợp đồng dài hạn với nhà thầu (kèm theo bản chứng thực các giấy tờ: Bằng tốt nghiệp đại học; hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội; xác nhận của chủ đầu tư những công trình đã làm chỉ huy trưởng, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình ký với chức vụ chỉ huy trưởng đối với công trình đã hoàn thành)

Số lượng 01 người. Kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi 5 năm. Đã làm chỉ huy trưởng 01 công trình thủy lợi

2.2

Kỹ thuật thi công trực tiếp:
Là kỹ sư xây dựng thủy lợi (kèm theo bản chứng thực các giấy tờ: Bằng tốt nghiệp đại học, hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội, xác nhận của chủ đầu tư những công trình đã làm kỹ thuật thi công trực tiếp, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình ký với chức vụ kỹ thuật thi công trực tiếp đối với công trình đã hoàn thành)

Số lượng 02 người. Kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi 3 năm. Đã làm kỹ thuật thi công trực tiếp 02 công trình đê, kè

2.3

Công nhân kỹ thuật, lao động:







- Công nhân kỹ thuật (nề, mộc, cốt thép, hàn, điện, nước, lao động phổ thông …) trực tiếp thực hiện gói thầu (kèm theo bản chứng thực hợp đồng lao động). Trong đó công nhân tại điạ bàn Thừa Thiên Huế chiếm ≥ 50% số lượng công nhân kỹ thuật nêu trên.

Trong trường hợp liên danh, thì tổng cộng công nhân kỹ thuật của liên danh phải đáp ứng yêu cầu



≥ 50 người


4

Thiết bị thi công chủ yếu:
Phải có tài liệu chứng minh thuộc sở hữu của nhà thầu >=80% (Hoặc hỗ trợ của thành viên khác trong liên danh. Các thiết bị còn lại thuê ngoài phải chứng minh bằng hợp đồng thuê có hiệu lực suốt thời gian thi công). Tất cả các xe, máy thiết bị phải còn thời hạn sử dụng, có đăng kiểm chất lượng còn hiệu lực, đóng bảo hiểm và sẽ được huy động cho công trình;




Máy đầm 9T: 02 chiếc

Máy bơm n­ước 10CV: 02 cái

Máy cắt uốn 5KW: 02 cái

Máy hàn 23KW: 02 cái

Máy trộn 250 l: 04 cái

Máy đầm bàn 1KW: 04 cái

Máy đầm cóc: 03 cái

Máy đầm dùi 1.5KW: 04 cái

Máy ủi <=110CV: 02 cái

Ô tô tự đổ 5 - 7T: 05 chiếc

Máy đào 0.4m3: 02 cái

Máy đào 0.8m3: 02 cái

Cần cẩu 10T: 01 cái

III

Năng lực tài chính

 

1

Doanh thu

 

-

Doanh thu xây lắp trung bình hàng năm trong 03 năm 2012, 2013, 2014
Trong trường hợp liên danh, doanh thu trung bình hàng năm của cả liên danh được tính bằng tổng doanh thu trung bình hàng năm của các thành viên trong liên danh

≥ 21,0 tỷ

2

Tình hình tài chính lành mạnh

 

2.1

Số năm nhà thầu hoạt động không lỗ trong 3 năm 2012, 2013, 2014
Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu

Không lỗ 3 năm 2012, 2013, 2014



2.2

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2014 (Tài sản ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn)
Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu

>1

2.3

Giá trị ròng (Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả)
Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu

>0

2.4

Nhà thầu thực hiện nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu

Có xác nhận của cơ quan thuế, bảo hiểm trong vòng 06 tháng trước thời điểm mở thầu về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và bảo hiểm xã hội

2.5

Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính trong 3 năm 2012, 2013, 2014 được cơ quan cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận
Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu



3

Giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang
Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải kê khai riêng

Kê khai đủ

 

Kết quả đánh giá

 

Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương