HỒ SƠ MỜi thầu xây lắp gói thầu số 04 Toàn bộ phần xây lắp tuyến đê đoạn từ Km23+470 đến Km25+036 và công trình trên tuyến



tải về 1.3 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21898
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Vận chuyển hỗn hợp bê tông.

Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió, nắng.

+ Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông;

+ Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và các loại phụ gia sử dụng. Nếu không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các trị số cho ở bảng 14 (TCVN 4453:1995).

+ Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không quá 200m. Nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng cần trộn lại truớc khi đổ vào cốp pha.

+ Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào thùng treo không vượt quá 90 - 95% dung tích của thùng.

+ Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng ô tô hoặc thiết bị chuyên dùng cần đảm bảo các quy định của điều 6.3.1 (TCVN 4453:1995) và các yêu cầu sau:

+ Chiều dày lớp bê tông trong thùng xe cần lớn hơn 40 cm nếu dùng ô tô ben tự đổ.

+ Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận chuyển được xác định theo các thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng.

Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thành phần và độ sụt của hỗn hợp bê tông cần được thử nghiệm và bơm thử nhằm đảm bảo chất lượng bê tông và điều kiện thi công, đồng thời phù hợp với tính năng kỹ thuật của thiết bị bơm;

+ Khi thi công trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn trắng để hạn chế bức xạ mặt trời làm nóng bê tông.

Đổ và đầm bê tông:

Việc đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép ;

+ Không dùng dầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha;

+ Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế;

Để tránh phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá 1.5 m.

Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do lớn hơn 1.5m phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi. Nếu chiều cao rơi trên 10 m phải dùng ống vòi voi có thiết bị chấn động. Khi dùng ống vòi voi thì ống lệch nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 0.25m trên 1m chiều cao, trong mọi trường hợp phải đảm bảo đoạn ống dưới cùng thẳng đứng.

Khi dùng máng nghiêng thì máng phải kín và nhẵn. Chiều rộng của máng không được nhỏ hơn 3 - 3.5 lần đường kính hạt cốt liệu lớn nhất. Độ dốc của máng cần đảm bảo để hỗn hợp bê tông không bị tắc, không trượt nhanh sinh ra hiện tượng phân tầng. Cuối máng cần đặt phễu thẳng đứng để hướng hỗn hợp bê tông rơi thẳng đứng vào vị trí đổ và thường xuyên vệ sinh sạch vữa xi măng trong lòng máng nghiêng.

Khi đổ bê tông cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để xử lí kịp thời nếu có sự cố xảy ra;

+ Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông vào cốp pha phải phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra;

+ Ở những vị trí mà cấu tạo cốt thép và cốp pha không cho phép đầm máy mới đầm thủ công;

+ Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định ở (bảng 18) phải đợi đến khi bê tông đạt 25 daN/cm2 mới được đổ bê tông, trước khi đổ lại bê tông phải xử lí làm nhám mặt. Đổ bê tông vào ban đêm và khi có sương mù phải đảm bảo đủ ánh sáng ở nơi trộn và đổ bê tông.

Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển, khả năng dầm, tính chất của kết cấu và điều kiện thời tiết để quyết định, nhưng không vượt quá các trị số ghi trong bảng 16 (TCVN 4453:1995).



Đổ bê tông móng.

+ Khi đổ bê tông móng cần đảm bảo các quy định của điều 6.4.1 (TCVN 4453:1995). Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.



Đổ bê tông tường, cột :

+ Cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.

+ Cột có kích thước nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột có tiết diện bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ bê tông liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1.5m. Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt đổ bê tông, nhưng phải bảo đảm vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí.

Đổ bê tông kết cấu khung:

+ Kết cấu khung nên đổ bê tông liên tục, chỉ khi cần thiết mới cấu tạo mạch ngừng, nhưng phải theo quy định của điều 6.6.4 (TCVN 4453:1995).



Đổ bê tông dầm, bản:

+ Khi cần đổ bê tông liên tục dầm, bản toàn khối với cột hay tường, trước hết đổ xong cột hay tường, sau đó dừng lại 1- 2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót ban đầu, mới tiếp tục đổ bê tông dầm và bản. Trường hợp không cần đổ bê tông liên tục thì mạch ngừng thi công ở cột và tường đặt cách mặt dưới của dầm và bản từ 2 -3 cm.

+ Đổ bê tông dầm ( xà) và bản sàn phải được tiến hành đồng thời. Khi dầm, sàn và các kết cấu tương tự có kích thước lớn (chiều cao lớn hơn 80cm) có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công thích hợp theo quy định của điều 6.6.5 (TCVN 4453:1995).

Đổ bê tông mặt đường, sân bãi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đổ bê tông liên tục hết toàn bộ chiều dày mỗi lớp bê tông;

+ Đặt khe co giãn nhiệt ẩm theo quy định của thiết kế. Nếu thiết kế không quy định thì khe co giãn nhiệt ẩm được đặt theo hai chiều vuông góc cách nhau 4m - 6m, chiều rộng khe 1cm - 2 cm và có chiều cao bằng chiều dày kết cấu.

+ Thời gian ngưng đổ bê tông giữa hai lớp phải phù hợp với điều 6.8.2 (TCVN 4453:1995).



Đầm bê tông:

Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm, bê tông được đầm chặc và không bị rỗ;

+ Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ và vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa;

+ Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1.5 giờ - 2 giờ sau khi đầm lần thứ nhất. Đầm lại bê tông chỉ thích hợp với các kết cấu có diện tích bề mặt lớn như sàn mái, sân bãi, mặt đường ô tô...không đầm lại cho bê tông khối lớn.

Bảo dưỡng bê tông:

Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông, đây là yếu tố bắt buộc để bảo đảm chất lượng.

Bảo dưỡng ẩm :

+ Bảo dưỡng ẩm là quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn sau khi tạo hình. Phương pháp và quy trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo TCVN 5592 : 1991 " Bê tông nặng- Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên".

Thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bản 17 (TCVN 4453:1995).

Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác.



Mạch Ngừng Thi Công

Yêu cầu chung:

+ Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí mà lực cắt và mô men uốn tương đối nhỏ, đồng thời phải vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.

Mạch ngừng thi công nằm ngang:

+ Mạch ngừng thi công nằm ngang nên đặt tại vị trí bằng chiều cao cốp pha.

+ Trước khi đổ bê tông mới bề mặt bê tông củ cần được xử lý, làm nhám, làm ẩm và trong khi đổ phải đầm lèn sao cho lớp bê tông mới bám chặt vào lớp bê tông cũ, đảm bảo tính liền khối của kết cấu.

Mạch ngừng thẳng đứng:

+ Mạch ngừng thi công theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng nên cấu tạo bằng lưới thép với mắt lưới 5mm - 10mm và có khuôn chắn. Trước khi đổ bê tông mới cần tưới nước làm ẩm bề mặt bê tông cũ, làm nhám bề mặt , rửa sạch và trong khi đổ phải đầm kỹ để đảm bảo tính liền khối của kết cấu.

Mạch ngừng thi công ở cột: Mạch ngừng ở cột nên đặt ở các vị trí sau:

+ Ở mặt trên của móng;

+ Ở mặt dưới của dầm, xà hay dưới công xôn đỡ dầm cầu trục;

+ Ở mặt trên của dầm cầu trục.

Dầm có kích thước lớn và liền khối với bản thì mạch ngừng thi công bố trí cách mặt dưới của bản từ 2cm - 3cm.

Khi đổ bê tông sàn phẳng thì mạch ngừng thi công có thể đặt ở bất cứ vị trí nào nhưng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn.

Khi đổ bê tông các tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa của nhịp dầm.

Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và sàn ( mỗi khoảng dài 1/4 nhịp).

Khi đổ bê tông kết cấu khối lớn, vòm, bể chứa, công trình thủy lợi, cầu và các bộ phận phức tạp của công trình, mạch ngừng thi công phải được thực hiện theo quy định của thiết kế.

Thi công bê tông trong thời tiết nóng và trong mùa mưa

- Việc thi công bê tông trong thời tiết nóng được thực hiện khi nhiệt độ môi trường cao hơn 30oC. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp đối với vật liệu, quá trình trộn, đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông để không làm tổn hại đến chất lượng bê tông do nhiệt độ cao của môi truờng gây ra.

- Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông từ máy trộn nên khống chế không lớn hơn 30oC và khi đổ không lớn hơn 35oC.

- Việc khống chế nhiệt độ hỗn hợp bê tông có thể căn cứ vào điều kiện thực tế để áp dụng như sau:

+ Dùng nước mát để hạ thấp nhiệt độ cốt liệu lớn trước khi trộn, dùng nước mát để trộn và bảo dưỡng bê tông;

+ Thiết bị, phương tiện thi công, bãi cát đá, nơi trộn và nơi đổ bê tông cần được che nắng;

+ Dùng xi măng ít tỏa nhiệt;

+ Dùng phụ gia hóa dẻo có đặc tính phù hợp với môi trường nhiệt độ cao;

+ Đổ bê tông vào ban đêm hoặc sáng sớm và không nên thi công bê tông vào những ngày có nhiệt độ trên 35oC.

Khi thi công bê tông khối lớn trong thời tiết nóng phải đảm bảo các quy định của phần 6.8 (TCVN 4453:1995).

Thi công bê tông trong mùa mưa cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải có các biện pháp tiêu thoát nước cho bãi cát, đá, đường vận chuyển, nơi trộn và nơi đổ bê tông.

+ Tăng cường công tác thí nghiệm xác định độ ẩm của cốt liệu để kịp thời điều chỉnh lượng nước trộn, đảm bảo giữ nguyên tỉ lệ N/X theo đúng thành phần đã chọn;

+ Cần có mái che chắn trên khối đổ khi tiến hành thi công bê tông dưới trời mưa.



4.5/ Thi công đá hộc (đá granit loại 1):

4.5.1 Chuẩn bị thi công :

a. Trước khi thực hiện công tác xây, lát Nhà thầu phải tiến hành các công việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc bóc bỏ đất hữu cơ, đất bùn, đất có lẫn vôi, gạch nát của công trình cũ, thi công các mương tiêu, thoát nước hố móng, san lắp mặt bằng theo đúng cao trình thiết kế..

b. Nhà thầu phải sử dụng các thiết bị trắc đạt và các dựng cụ cần thiết khác để định vị kết cấu xây, lát. Trong quá trình thi công Nhà thầu phải bố trí các thiết bị kiểm tra và theo dõi vị trí và kích thước và hình dạng các kết cấu xây, lát đảm bảo không có sai lệch ngoài dung sai cho phép.

4.5.2 Xây đá hộc:

a. Đá hộc hay đá đẽo sử dụng cho công tác xây đá phải tuân theo các quy định đã trình bày tại phần: Vật liệu xây dựng.

b. Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo đá sạch sẽ và đủ ẩm trước khi xây. Trong quá trình thực hiện công tác xây đá Nhà thầu phải thường xuyên theo dõi chất lượng của vật liệu sử dụng và có biện pháp xử lý cần thiết.

c. Nhà thầu phải sử dụng nhân công tay nghề cao để thực hiện công tác xây đá và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kỹ thuật xây đá trong công trình. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào Nhà thầu cũng phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu tối thiểu dưới đây:

- Các viên đá xây có kích thước và có trọng lượng theo yêu cầu của thiết kế, những viên lớn phải được bố trí ở các lớp dưới cùng của đá xây.

- Các viên đá xây trong cùng một lớp phải có chiều dày tương đương nhau.

- Các viên đá xây ở mặt ngoài phải có kích thước tương đối lớn và bằng phẳng.

- Mạch vữa ở giữa các viên đá xây phải đầy vữa, chặt và kín nước đồng thời không có hiện tượng trùn mạch ở mạch ngoài, mạch trong và mạch đứng của khối xây.

d. Khi thi công các kết cấu đá cao, dày và dài Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp đảm bảo thi công và xử lý khe thi công hợp lý. Chiều cao của mỗi đoạn tường mới xây cũng như việc lún đồng đều của nền công trình.

e. Khi tạm ngừng trong thời gian ngắn Nhà thầu phải đổ vữa và chèn đá dăm vào tất cả các mạch vữa của kết cấu gạch, đá. Nếu thời gian ngừng xây kéo dài, Nhà thầu phải che phủ kín và tưới nước bảo dưỡng các kết cấu bề mặt gạch, đá xây dỡ dang, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô ráo hay có nhiều gió. Trước khi xây trở lại các kết cấu gạch, đá này Nhà thầu phải thực hiện xử lý các biện pháp bề mặt tiếp giáp giữa khối xây cũ và mới.

f. Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết để đảm bảo không có xe cộ, dân cư di chuyển trực tiếp hay sát cạnh kết cấu gạch, đá xây trong thời gian đang xây hay khi vừa mới xây xong. Công tác đắp trả hay đắp chung quanh các kết cấu gạch, đá xây chỉ được thực hiện khi kết cấu đã ổn định và đủ khả năng chịu lực theo thiết kế. Trong trường hợp nhà thầu muốn thực hiện công tác đắp sớm hơn thời gian cho phép Nhà thầu phải được sự đồng ý của Cán bộ giám sát.

g. Sau khi hoàn thành công tác xây đá Nhà thầu phải tiến hành xử lý các mạch vữa và trát mạch cho tất cả các bề mặt của kết cấu gạch, đá xây đặc biệt là các mặt bị che lấp. Tuỳ thuộc vào thiết kế của kết cấu đá xây mà Nhà thầu có biện pháp trát mạch thích hợp đảm bảo khe mạch chặt vữa và thẩm mỹ.

h. Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp cần thiết và thích hợp để giữ ẩm và bảo dưỡng khối xây gạch đá ít nhất là 7 ngày sau khi xây xong. Trong thời gian tiếp theo cho đến hết thời gian bảo hành công trình xây dựng đã quy định Nhà thầu phải thường xuyên theo dõi tình trạng các kết cấu gạch, đá xây, kịp thời phát hiện các khuyết tật hay hư hỏng và có biện pháp xử lý hữu hiệu.

4.5.3 Lát đá hộc:

Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 12 - 2002 “Công trình thuỷ lợi: Xây và lát đá - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu”

a. Yêu cầu chung:

Lát đá khan là xếp đá thành một lớp trên mặt nằm ngang, hoặc nghiêng để ổn định nền và mái dốc, tránh bị sạt lở, phá hoại.

Đá dùng để lát khan phải có cường độ chịu nén, khối lượng thể tích và kích thước theo yêu cầu của thiết kế. Hình dạng của viên đá phải đảm bảo xếp đặt dễ dàng theo yêu cầu của thiết kế.

b. Yêu cầu kỹ thuật lát:

Phải san nền và đầm nện theo yêu cầu của thiết kế trước khi lát đá khan. Khi lát cần tuân thủ theo các quy định sau:

- Đặt viên đá theo chiều thẳng đứng (nếu chiều dài của hòn đá bằng chiều dày của lớp đá lát) và thẳng góc với mặt nền. Đối với các hòn đá lớn và quá dài, có thể đặt nghiêng (chiều rộng của hòn đá bằng chiều dày của lớp đá lát). Không được xếp hai viên đá dẹt chồng lên nhau. Khe kẽ giữa các viên đá lát lớn được chèn bằng các viên đá nhỏ.

- Các viên đá lát khan ở hàng trên cùng của mái nghiêng phải có cùng hai mặt phẳng: Theo mái nghiêng và trên mặt nền nằm ngang.

- Lát đá trên mái nghiêng phải từ dưới lên trên, chọn các viên đá lớn nhất lát hàng dưới cùng và hai bên rìa của phạm vi lát đá. Khối đá lát phải đảm bảo chặt chẽ (các viên đá tiếp xúc chặt với nhau, viên trên ít nhất phải có 3 điểm tiếp xúc với các viên đá dưới) để nâng cao tính ổn định của mặt đá lát mái dốc.

- Sau khi lát đá, phải đảm bảo mặt nền chặt chẽ và tương đối bằng phẳng. Độ gồ ghề của mặt lát mái dốc không quá 100 mm so với tuyến thiết kế.

c. Yêu cầu nghiệm thu:

+ Chất lượng đá lát:

- Đá dùng để lát phải cứng rắn, đặc chắc, bền, không bị rạn nứt, không bị hà, chống được tác động của không khí và nước. Khi gõ bằng búa, đá phát ra tiếng kêu trong. Phải loại bỏ đá phát ra tiếng kêu đục hoặc đá có vỉa canxi mềm.

- Đá lát phải là loại đá Granit có khối lượng thể tích đạt 2,1 - 2,8 kg/dm3, cường độ nén từ 120 - 250 Mpa và có độ hút nước nhỏ hơn 10%.

- Đá phải có mặt lồi lõm không quá 3 cm, viên đá có chiều dài hoặc rộng bằng chiều dày thiết kế của lớp đá lát, viên đá có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 40 kg mỗi viên , kích thước của mỗi viên (30x30)cm.

+ Kỹ thuật lát đá khan:

- Cách bố trí sắp xếp các viên đá

- Kích thước hình dạng khối đá

- Dùng xà beng cậy thử một số vị trí để kiểm tra độ chặt của lớp đá. Độ chặt của lớp đá đạt yêu cầu khi cậy thử một viên thì ít nhất ba viên xung quanh cũng lên theo (nghĩa là chúng liên kết chặt chẽ với nhau, có ít nhất 3 điểm tiếp xúc với các viên khác).



4.5.4 Thả lăng thể đá hộc:

a. Chuẩn bị thi công :

- Trước khi thực hiện công tác thả đá, Nhà thầu phải tiến hành các công việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc bóc bỏ đất hữu cơ, dọn vệ sinh khu vực thả đá đổ.

- Nhà thầu phải sử dụng các thiết bị trắc đạt và các dụng cụ cần thiết khác để định vị các mặt cắt thả đá đổ. Trong quá trình thi công Nhà thầu phải bố trí các thiết bị kiểm tra và theo dõi vị trí và các kích thước và hình dạng các kết cấu thả đá đảm bảo không có sai lệch ngoài dung sai cho phép.

b. Yêu cầu chung :

- Thả lăng thể đá đổ trên lớp mặt nằm ngang, hoặc nghiêng theo mái thiết kế đã qui định để ổn định nền và mái dốc, tránh bị sạt lở , phá hoại.

- Đá dùng để thả dưới nước tạo thành lăng thể phải có cường độ thể tích và kích thước theo yêu cầu của thiết kế. Hình dạng của mối viên đá phải đảm bảo đủ khối lượng lớn hơn 40kg, kích thước viên đá 30x30 cm theo yêu cầu của thiết kế.

c. Yêu cầu kỹ thuật của thả đá đổ :

Phải tiến hành dọn vệ sinh khu vực thả đá đổ, tiến hành ghim vải lọc định vị theo từng mặt cắt cụ thể theo yêu cầu của thiết kế, khi thả cần tuân thủ các quy định sau :

- Tiến hành kiểm tra cao trình mặt cắt ngang bờ sông cần thả đá.

- Tiến hành định vị đường biên phía ngoài lòng sông bằng phao bè.

- Tiến hành thả đá từ ngoài vào trong đến khi đủ cao trình theo yêu cầu thiết kế, chọn viên đá có kích thước khối lượng lớn thả phía ngoài. Khối đá thả phải đảm bảo chặt chẽ ( các viên đá tiếp xúc chặt với nhau, viên trên ít nhất phải có 3 điểm tiếp xúc với các viên dưới) để nâng cao tính ổn định khối lăng thể đá trên mái dốc.

- Thả viên đá theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, kích thước trọng lượng viên đá theo yêu cầu thiết kế.

- Khi thả đá xong tiến hành cho thợ lặn kiểm tra xếp bề mặt của khối lăng thể đá đổ, độ bằng phẳng và mái dốc theo yêu cầu của thiết kế.

d. Yêu cầu nghiệm thu :

* Chất lượng đá :

- Đá dùng để thả phải cúng rắn, đặc chắc, bền, không bị rạn nứt, không bị hà, chống được tác động của không khí và nước. Khi gõ bằnh búa, đá phát ra tiếng kêu trong. Phải loại bỏ đá phát ra tiếng kêu trong. Phải loại bỏ đá phát ra tiếng kêu đục hoặc đá có vỉa canxi mềm.

- Đá thả phải là loại đá Granit có khối lượng của mỗi viên phải lớn hơn 40kg, kích thước viên đá 30x30cm cường độ nén từ 120 - 250 Mpa và có độ hút nước nhỏ hơn 10%.

* Kỹ thuật thả lăng thể đá đổ :

- Cách bố trí sắp xếp các viên đá.

- Kích thước hình dạng khối đá.

- Dùng xà beng cậy thử một số vị trí để kiểm tra độ chặt của lớp đá. Độ chặt của lớp đá đạt yêu cầu khi cậy thử một viên thì ít nhất ba viên xung quanh phải lên theo.



4.7/ Thi công cọc tre:

a. Tre sử dụng làm cọc tre phải thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật sau đây:

- Tre đực, tre già ( thời gian trồng trên 2 năm ) và tươi.

- Không cong quá 1 cm trên một mét dài.

- Thân dày ít nhất từ 10 - 15mm.

- Đường kính cọc tre, ít nhất từ 6 - 8 cm trở lên.

b. Nhà thầu phải đóng cọc tre bằng loại vồ tay thích hợp bảo đảm đầu cọc không bị dập vỡ và thân cọc phải thẳng đứng sau khi đóng. Cọc tre phải được đóng theo hình xoáy ốc từ ngoài vào giữa để đảm bảo lèn ép đất chặt.

c. Nhà thầu phải căn cứ quy định trên bản vẽ thi công công trình để xác định số lượng cọc trên 1 m vuông và mét dài.



4.8/ Công tác xây, trát, hoàn thiện và các công tác khác:

- Sau khi mặt bằng đã chuẩn bị xong, phải tiến hành xác định trục nhà và công trình, xác định tim móng và đường mép hố móng theo bản vẽ thi công. Trên mặt bằng, độ sai lệch kích thước theo chiều dài, chiều rộng nhà và công trình được qui định như sau:

+ Không vượt quá 10mm khi kích thước này tới 10m;

+ Không vượt quá 10mm khi kích thước này tới 100m và lớn hơn;

+ Các kích thước trung gian khác cho phép nội suy

- Công tác xác định các mốc cao độ, trục nhà và công trình phải được kiểm tra, nghiệm thu và lập thành biên bản. Sau khi được bàn giao và đơn vị thi công có trách nhiệm bảo vệ các mốc cao độ và các cọc tim đúng kích thước, vị trí;

- Trước khi xây móng đáy và thành hố móng phải được kiểm tra và bảo vệ. Nước và rác phải dọn sạch. Khi đất ở đáy móng chảy nhão hoặc có hiện tượng xấu khác thường phải báo cho thiết kế xử lý;

- Sau khi xây xong móng, tường móng, cột của tầng hầm phải kiểm tra trục các kết cấu của tầng thứ nhất. Độ sai lệch do xê dịch trục các kết cấu không vượt quá trị số cho phép ở bảng 1 TCVN 4085:1985;

- Các loại cát dùng cho vữa xây, vữa trát phải đáp ứng các yêu cầu qui định theo TCVN 1770:1975 “Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật”. Kích thước lớn nhất hạt cát không được vượt quá:

+ 2,5mm đối với khối xây bằng gạch và đá đẻo

+ 5mm đối với khối xây đá hộc

- Cát đen chỉ dùng cho vữa mác thấp, không dùng cát đen cho khối xây dưới mực nước ngầm và trong nước ăn mòn;

- Xi măng dùng cho vữa xây gạch đá phải đáp ứng các yêu cầu qui định trong các tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành về xi măng;

- Các loại gạch xây phải đảm bảo yêu cầu về cường độ, qui cách và tiêu chuẩn kỹ thuật như qui định trong các tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành về gạch xây. Các loại gạch đá lát, ốp phải đảm bảo màu sắc theo yêu cầu của thiết kế và phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật (cường độ, độ thấm nước, độ mài mòn ....), nếu không đạt thì phải loại bỏ;

- Bãi chứa vật liệu trong công trường phải bố trí hợp lý, làm rãnh thoát nước, có rác bẩn phải dọn sạch hoặc lót 1 lớp gạch hoặc đầm chặt đất. Quanh đống cát dùng gỗ ván hoặc xếp gạch làm thành chắn cho cát không bị trôi khi mưa, chiều cao thành ít nhất là 30cm. Không đổ đống các vật liệu rời lẫn lộn với nhau. Gạch đá xếp đống phải đảm bảo kỹ thuật an toàn, không được để mọc rêu, mốc, bẩn;

- Nước dùng để trộn vữa không được chứa tạp chất có hại làm cản trở quá trình đông cứng của chất kết dính. Khi dùng nước ngầm tại chỗ hoặc nước của hệ thống cấp nước kỹ thuật để trộn vữa, phải phân tích bằng thí nghiệm, nếu lấy nước trong hệ thống cấp nước sinh hoạt, không cần phải kiểm tra;

- Khi sản xuất vữa xây dựng phải đảm bảo:

+ Sai lệch khi đong lường phối liệu so với thành phần vữa không lớn hơn 1% đối với nước và xi măng, đối với cát không lớn hơn 5%

+ Mác vữa theo yêu cầu của thiết kế;

+ Độ dẻo của vữa phải theo đúng qui định của thiết kế

+ Độ đồng đều theo thành phần và màu sắc;

+ Khả năng giữ nước cao;

+ Để nâng cao độ dẻo và khả năng giữ nước của vữa, trong thành phần của vữa cho thêm các chất phụ gia dẻo theo chỉ dẫn của thí nghiệm và chỉ dẫn của thiết kế;

- Thời gian trộn vữa bằng máy từ lúc đổ xong cốt liệu vào máy trộn không được nhỏ hơn 2 phút. Thời gian trộn vữa bằng tay kể từ lúc bắt đầu trộn không được nhỏ hơn 3 phút. Trong quá trình trộn bằng máy, hoặc bằng tay, không đổ thêm vật liệu vào cối vữa;

- Vữa đã trộn phải dùng hết trước lúc bắt đầu đông cứng, không được dùng vữa đã đông cứng, vữa đã bị khô. Nếu vữa đã bị phân tầng, trước khi dùng phải trộn lại cẩn thận tại chỗ thi công;

- Khi thi công trong mùa hè, mùa khô, mùa gió tây, phải đảm bảo đủ độ ẩm cho vữa đông cứng bằng cách: nhúng nước gạch, đá trước khi xây và dùng vữa có độ dẻo cao. Không đổ vữa ra nắng, tránh mất nước nhanh, khi trời mưa phải che vữa cẩn thận;

- Gạch đá khi vận chuyển đến phải xếp gọn không được chất đống, không được đổ thẳng xuống đất. Khi vận chuyển vữa đến chỗ xây không được đổ xuống đất, phải có tấm lót đựng vữa;

- Chênh lệch độ cao giữa các phần kề nhau của khối xây móng không được lớn hơn 1,2m

- Phải thi công các kết cấu gạch đá theo đúng thiết kế, trong quá trình xây phải chừa sẵn các lỗ, rãnh đường ống nước, đường thông hơi, chỗ có trang trí, những chỗ có công tác lắp đặt sau này;

- Trong quá trình thi công các kết cấu gạch đá, không được tự ý đổi thiết kế. Nếu phát hiện có sai sót trong thiết kế hoặc gặp hững hiện tượng bất thường như: cát chảy, nước ngầm mạnh.... phải báo ngay cho chủ đầu tư và đơn vị thiết kế để kịp thời giải quyết. Nếu nền đất nơi xây dựng không phù hợp với nền đất thiết kế thì đơn vị thiết kế phải qui định lại chiều sâu chôn móng và kích thước móng;

- Khi xây chân tường, chân cột của nhà, chỉ được dùng gạch sét đặc, không được phép dùng gạch silicat;

- Độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây gạch đá phải được kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0,5 dến 0,6m, nếu phát hiện độ nghiêng phải sửa ngay;

- Chỗ giao nhau, chỗ nối tiếp của khối xây tường phải xây đồng thời, khi tạm ngừng xây phải để mỏ giật, không cho phép để mỏ nanh;

- Ở những đoạn thi công kề nhau hoặc giao nhau giữa tường ngoài và tường trong, độ chênh lệch về độ cao không được vượt quá chiều cao của 1 tầng;

- Trong khối xây có ô văng lắp ghép hoặc đổ tại chỗ, phải chờ bê tông đủ cường độ và khối xây bên trên lanh tô đủ độ cao đối trọng, đủ cường độ mới được tháo dỡ ván khuôn, thanh chống;

- Chỉ sau khi xây xong những kết cấu chịu lực của tầng dưới mới được xây các kết cấu tầng trên tiếp theo;

- Không được va chạm mạnh, không được vận chuyển, đặt vật liệu, tựa dụng cụ và đi lại trên khối xây đang thi công, khối xây còn mới;

- Trước khi xây đáy hố móng phải được dọn sạch, sửa phẳng, hàng đầu tiên và những hàng đá chuẩn, những chỗ góc và những chỗ chuyển tiếp móng, cần chọn những viên đá lớn, phẳng đáy bể xây. Những viên đá sứt vỡ nên xây ở phía trong khối xây đá hộc, nhưng phải dùng đá nhỏ chèn vào chỗ gãy;

- Khi xây móng, phải đặt đá hộc thành từng hàng rào cao 0.3m, khi xây tường mỗi hàng cao 0,25m;

- Khi xây cột, trụ phải đặt hộc thành từng hàng cao 0,25m. Cần chọn những viên đá dài dày mình, không nên dùng đá vát cạnh, đá mỏng phải bố trí viên đá mặt có chân cắm sâu vào khối xây. Khi xây tường giao nhau, trong từng hàng phải bố trí các viên đá câu chặt các đầu tường với nhau. Không xây theo kiểu dựng bia trong các khối xây móng, tường, cột, trụ. Phải chèn đệm chặt các khe mạch rỗng bên trong khuôn xây bằng vữa và đá nhỏ. Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như bên trong khối xây, không đặt đá tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không có đệm vữa;

- Khi xây đá hộc không thành hàng (đá hộc thô), ngoài những yêu cầu như đối với đá hộc xây thành lớp, phải tuân theo những qui định sau đây:

+ Chiều dày các mạch vữa không lớn hơn 20mm và phải đều nhau, các mạch xây ngang dọc không được tập trung vào thành một điểm nút, không để những mạch chéo kéo dài, những mạch đứng song song, mạch chéo chữ nhật, mạch vữa lồi lõm;

+ Đá lớn nhỏ phải phân phối đều trong khối xây, không chèn đá vụn vào các mạch vữa mặt ngoài khối xây;

- Trước khi ngừng xây, phải nhét đầy vữa và chèn đá nhỏ vào các khe rỗng bên trong hàng đá xây trên cùng. Khi xây tiếp phải trải vữa trên bề mặt hàng này;

- Vữa xây phải có cường độ đạt thiết yêu cầu thiết kế và có dộ dẻo theo độ sụt của côn tiêu chuẩn như sau:

+ Đối với tường và cột gạch: từ 9 đến 13mm;

+ Đối với lanh tô xây vỉa: từ 5 đến 6mm;

+ Đối với các khối xây khác bằng gạch: từ 9 đến 13mm

+ Khi xây dựng trong mùa hè hanh khô, gió tây cũng như khi xây dựng các kết cấu cột, tường gạch phải chịu tải trọng lớn, yêu cầu mạch vữa phải no và có độ sụt 14mm. Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa nắng và phải được tưới nước thường xuyên;

- Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm. chiều dày của từng mạch vữa ngang không hỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày từng mạch vữa đứng không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm, các mạch vữa đứng so le nhau ít nhất 50mm;

- Tất cả các mạch vữa ngang, dọc, đứng trong khối xây lanh tô, mảng tường cạnh cửa, cột phải đầy vữa (trừ khối xây mạch lõm). Trong khối xây mạch lõm, chiều sâu không trét vữa của mạch phía ngoài được qui định như sau:

+ Không lớn hơn 15mm đối với tường;

+ Không lớn hơn 10mm đối với cột;

- Phải dùng những viên gạch nguyên đã chọn lọc để xây tường chịu lực, các mảng tường cạch cửa và cột. Gạch vỡ đôi chỉ được dùng ở những chỗ tải trọng nhỏ như tường bao che, tường ngăn, tường dưới cửa sổ;

- Trong khối xây các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch nguyên, không phụ thuộc vào kiểu xây, các hàng gạch ngang này phải bảo đảm:

+ Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng);

+ Xây ở cao trình đỉnh cột, tường...;

+ Xây trong các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (mái đua, gờ, đai..)

+ Dưới đầu các dầm, dàn, xà gồ, tấm sàn, ban công và các kết cấu lắp đặt khác...

- Khi ngừng thi công do mưa bão, phải che kín trên khối xây cho khỏi bị ướt;

- Trước khi trát bề mặt công trình phải được làm sạch (cọ hết rêu, vết dầu, bi tum, bụi bẩn...) và tưới nước cho ẩm, nếu bề mặt là kim loại thì phải tẩy hết rỉ. Khi mặt vữa trát dày hơn 8mm, phải trát làm nhiều lớp. Chiều dày mối lớp không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm. Chiều dày mặt vữa trát không vượt quá 20mm. Các lớp trát đều phải phẳng, khi lớp trước đã se mặt mới trát lớp sau, nếu lớp trước đã khô quá thì phải tưới nước cho ẩm;

- Kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt trát, tất cả những chỗ bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chỗ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại;

- Mặt tường sau khi trát không được có khe nứt, gồ ghề, nẻ chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý chỗ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, chỗ lắp đặt thiết bị vệ sinh và các chỗ dễ bị bỏ sót;

- Các cạch cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước vuông. Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau, mặt trên bệ cửa phải có độ dốc thiết kế và lớp vữa trát ăn sâu vào khung dưới cửa sổ ít nhất là 10mm;

- Các mặt không đủ độ nhám như mặt bê tông (đổ trong ván khuôn thép), mặt kim loại, gỗ bào, gỗ dán, trước khi trát phải gia công bằng cách khía cạnh hoặc phun cát để đảm bảo cho vữa bám chắc vào mặt kết cấu. Phải trát thử một vài chỗ để xác định độ bám dính. Trước khi trát những chỗ nối giữa bộ phận gỗ với kết cấu gạch đá phải bọc một lớp lưới thép hoặc cuộn dây thép hay băm nhám mặt gỗ để vữa dễ bám;

- Công tác lát chỉ được bắt đầu khi đã hoàn thành và làm sạch bề mặt được lát. Gạch lát phải được nhúng gạch kỹ trước khi lát, xếp theo đúng loại, màu sắc và hình hoa. Gạch lát không được nứt, vênh, gảy góc, không có các khuyết tật khác trên mặt. Các viên gạch bị chặt bớt thì cạnh chặt phải thẳng, gạch vỡ nên dùng để lát gạch rối;



Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương