HỒ SƠ MỜi thầu gói thầu 6/2014: Mở rộng và nâng cấp cơ sở dữ liệu cho các khu vực ô nhiễm tồn lưu


Mục 24. Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính và tổng hợp đối với gói thầu DVTV không yêu cầu kỹ thuật cao



tải về 1.05 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.05 Mb.
#37334
1   2   3   4   5   6

Mục 24. Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính và tổng hợp đối với gói thầu DVTV không yêu cầu kỹ thuật cao

1. Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính

Việc đánh giá về mặt tài chính được tiến hành theo bản chụp. Bên mời thầu tiến hành sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ đề xuất tài chính theo quy định tại Mục 25 và Mục 26 Chương này và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính nêu tại Mục 2 Chương III.

2. Đánh giá tổng hợp

Tiến hành đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính theo tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp nêu tại Mục 3 Chương III và bên mời thầu xếp hạng trình chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu có HSDT đạt điểm tổng hợp cao nhất được phê duyệt xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng theo quy định tại Mục 28 Chương này.

Mục 25. Sửa lỗi1

1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong HSDT bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:

- Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;

- Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.

b) Các lỗi khác:

- Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;

- Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;

- Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó;

- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam;

- Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;

- Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số làm cơ sở pháp lý và thực hiện sửa lỗi số học (nếu có) theo quy định tại điểm a khoản này;

2. Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì HSDT của nhà thầu đó sẽ bị loại.

Mục 26. Hiệu chỉnh sai lệch1

Trường hợp HSDT chào thiếu hoặc thừa nội dung so với yêu cầu của HSMT mà cần hiệu chỉnh thì sẽ tiến hành hiệu chỉnh sai lệch. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.



Mục 27. Tiếp xúc với bên mời thầu

Trừ trường hợp mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật quy định tại Mục 19, mở hồ sơ đề xuất tài chính quy định tại Mục 23, được yêu cầu làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 20 và đàm phán hợp đồng quy định tại Mục 28 Chương này, không nhà thầu nào được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình cũng như liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian kể từ sau thời điểm đóng thầu đến khi thông báo kết quả đấu thầu.



Mục 28. Đàm phán hợp đồng

1. Trên cơ sở quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất theo danh sách phê duyệt xếp hạng của chủ đầu tư đến đàm phán hợp đồng. Trường hợp ủy quyền đàm phán hợp đồng thì nhà thầu phải có giấy ủy quyền hợp lệ theo Mẫu số 2 Phần thứ hai.

2. Trong quá trình đàm phán, nhà thầu phải khẳng định về sự huy động các chuyên gia để thực hiện các nội dung công việc như đã đề xuất trong HSDT. Trường hợp nhà thầu không đáp ứng yêu cầu này thì chủ đầu tư có thể mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán hợp đồng, trừ trường hợp cả chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý rằng sự chậm trễ trong quá trình lựa chọn nhà thầu dẫn đến việc thay đổi là không thể tránh khỏi hoặc vì chuyên gia tư vấn đó không đảm bảo năng lực hành vi dân sự hoặc các trường hợp bất khả kháng khác. Bất kỳ sự thay đổi nào về nhân sự đều phải đảm bảo cá nhân thay thế phải có năng lực và kinh nghiệm tương đương hoặc tốt hơn so với cá nhân đề xuất ban đầu trong HSDT và nội dung này phải được nhà thầu báo cáo chủ đầu tư bằng văn bản trong khoảng thời gian đã ghi trong thư mời đàm phán.

Quá trình đàm phán hợp đồng phải được ghi thành biên bản và được hai bên cùng ký xác nhận.

3. Nội dung đàm phán hợp đồng

a) Đàm phán về kỹ thuật bao gồm nội dung sau:

- Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu tư vấn cần thực hiện;

- Chuyển giao công nghệ và đào tạo (nếu có);

- Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;

- Tiến độ;

- Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);

- Bố trí điều kiện làm việc;

- Các nội dung khác (nếu cần thiết).

b) Đàm phán về tài chính:

Đàm phán về tài chính bao gồm đàm phán về chi phí DVTV, đồng thời còn bao gồm việc xác định rõ các khoản thuế nhà thầu tư vấn phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam (nếu có), phương thức nộp thuế, giá trị nộp thuế và các vấn đề liên quan khác đến nghĩa vụ nộp thuế phải được nêu cụ thể trong hợp đồng.

4. Trường hợp nhà thầu không vào đàm phán hợp đồng theo thời gian quy định trong BDL hoặc đàm phán hợp đồng không thành, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán.



E. TRÚNG THẦU

Mục 29. Điều kiện được xem xét đề nghị trúng thầu

Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

1. Có HSDT hợp lệ;

2. Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm kinh nghiệm, giải pháp và phương pháp luận, nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 1 Chương III;

3. Có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất đối với gói thầu DVTV không yêu cầu kỹ thuật cao (gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất)1;

4. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.



Mục 30. Quyền của bên mời thầu đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSDT hoặc hủy đấu thầu

Bên mời thầu được quyền đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSDT hoặc hủy đấu thầu trên cơ sở tuân thủ Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thực hiện.



Mục 31. Thông báo kết quả đấu thầu

1. Ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu tới các nhà thầu tham dự thầu (bao gồm cả nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu). Trong thông báo kết quả đấu thầu, bên mời thầu không giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu.

2. Bên mời thầu gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản đến nhà thầu trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng theo Mẫu hợp đồng tại Chương VI đã được ghi các thông tin cụ thể của gói thầu và kế hoạch thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm và những vấn đề cần trao đổi khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Mục 32. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện như sau:

1. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng dựa trên cơ sở sau đây:

- Kết quả đấu thầu được duyệt;

- Dự thảo hợp đồng;

- Các yêu cầu nêu trong HSMT;

- Các nội dung nêu trong HSDT và văn bản giải thích làm rõ HSDT của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

- Biên bản đàm phán hợp đồng;

- Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.

2. Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, trong thời hạn quy định tại BDL, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho bên mời thầu văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Quá thời hạn nêu trên, nếu bên mời thầu không nhận được văn bản chấp thuận hoặc nhà thầu từ chối vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy kết quả đấu thầu trước đó và quyết định lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán hợp đồng theo quy định tại Mục 28 Chương này. Trong trường hợp đó, nhà thầu sẽ được bên mời thầu yêu cầu gia hạn hiệu lực HSDT, nếu cần thiết.

3. Sau khi đạt được kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ ký kết hợp đồng. Trong trường hợp liên danh, hợp đồng được ký kết phải bao gồm chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh.

Mục 33. Kiến nghị trong đấu thầu

1. Nhà thầu tham dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả đấu thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.

2. Kiến nghị về những vấn đề trong quá trình đấu thầu mà không phải về kết quả đấu thầu được giải quyết như sau:

a) Nhà thầu kiến nghị bằng văn bản trong khoảng thời gian từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu;

b) Đơn kiến nghị phải được gửi trước tiên đến bên mời thầu theo tên, địa chỉ nêu tại BDL. Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn kiến nghị;

c) Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư theo tên, địa chỉ nêu tại BDL để xem xét, giải quyết. Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn kiến nghị;

d) Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền theo tên, địa chỉ nêu tại BDL để xem xét, giải quyết. Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn kiến nghị.

3. Kiến nghị về kết quả đấu thầu được giải quyết như sau:

a) Nhà thầu kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu;

b) Theo trình tự quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Mục này;

c) Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết.

Nhà thầu phải nộp một khoản chi phí là 0,01% giá dự thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn nêu tại BDL. Trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới;

d) Hội đồng tư vấn phải có báo cáo kết quả làm việc gửi người có thẩm quyền trong thời gian tối đa 20 ngày kể từ khi nhận được đơn kiến nghị. Trong thời gian tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu.

4. Khi có kiến nghị, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án. Trường hợp nhà thầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án thì thực hiện kiến nghị theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Mục này.



Mục 34. Xử lý vi phạm trong đấu thầu

1. Trường hợp nhà thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi, Nghị định 85/CP và các quy định pháp luật khác liên quan.

2. Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời sẽ được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu để theo dõi, tổng hợp và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định xử lý vi phạm được thực hiện ở bất kỳ địa phương, ngành nào đều có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước và trong tất cả các ngành.

4. Nhà thầu bị xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án về quyết định xử lý vi phạm.
Chương II

BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU
Bảng dữ liệu đấu thầu bao gồm các nội dung chi tiết của gói thầu theo một số mục tương ứng trong Chương I (Yêu cầu về thủ tục đấu thầu). Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào so với các nội dung tương ứng trong Chương I thì căn cứ vào các nội dung trong Chương này.

Mục

Khoản

Nội dung

1

1

- Tên gói thầu: Gói thầu 6/2014: Mở rộng và nâng cấp cơ sở dữ liệu cho các khu vực ô nhiễm tồn lưu

- Tên dự án: Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam

- Tên bên mời thầu: Ban quản lý Dự án POP - Pesticides

- Nội dung công việc chủ yếu:

1. Trên cơ sở thảo luận với các chuyên gia tư vấn của PMU và Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường, nắm bắt được các bước thực hiện, quy trình thực hiện và các thông tin yêu cầu để có thể quản lý ô nhiễm môi trường một khu vực. Theo đó, đề xuất thay đổi các trường thông tin và nâng cấp cơ sở dữ liệu

2. Điều chỉnh các trường thông tin đầu vào theo 5 bước: Thông tin chung; Hiện trạng ô nhiễm; Kết quả phân tích; Hình ảnh – Sơ đồ; Biện pháp xử lý; Kết quả xử lý

3. Phối hợp Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường và Tư vẫn quốc tế đề xuất xây dựng các trường thông tin hiển thị kết quả tổng hợp của từng pha, thay vì hiển thị thông tin chi tiết riêng lẻ trong hướng dẫn kỹ thuật; tổ chức các cuộc họp với các bên liên quan, tiến hành khảo sát đối với các đối tượng sử dụng khác nhau (Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương, người dân,…)để hoàn thiện các trường thông tin này

4. Tiến hành nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

5. Tổ chức hội thảo nhằm::

(i) giới thiệu về hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu mới được mở rộng và nâng cấp,

(ii) hướng dẫn các thao tác nghiệp vụ để sử dụng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu

6. Viết báo cáo tổng kết nhiệm vụ. Giao nộp toàn bộ các báo cáo cho văn phòng Dự án.



2

Thời gian thực hiện hợp đồng: 12 tháng

3

Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: UNDP

2

1

Tư cách hợp lệ của nhà thầu:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc

- Quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư;

- Hạch toán kinh tế độc lập;

- Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.


4

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu:

Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư dự án là Tổng cục Môi trường.



4

2

- Địa chỉ bên mời thầu: Số B8 – B10/D21 Khu đô thị mới Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội.

- Thời gian nhận được văn bản yêu cầu giải thích làm rõ HSMT không muộn hơn 10 ngày trước thời điểm đóng thầu.



5




Tài liệu sửa đổi HSMT sẽ được bên mời thầu gửi đến tất cả các nhà thầu mua HSMT trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 10 ngày.

6




Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt

8




Thay đổi tư cách tham dự thầu:

Nhà thầu cần gửi văn bản thông báo về việc thay đổi tư cách tham gia đấu thầu (nếu có) đến bên mời thầu. Bên mời thầu chấp thuận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu



9




Tài liệu, giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền:

Tài liệu, giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền: Bản sao photocopy Điều lệ Công ty, Quyết định thành lập chi nhánh.



11




Đồng tiền dự thầu: Việt Nam đồng (VND)

12

1

a) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc

- Quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư;


2

b) Các tài liệu khác chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu: Báo cáo tài chính và bản sao chụp của một trong các tài liệu sau:

- Biên bản kiểm tra quyết toán thuế của nhà thầu trong năm tài chính gần nhất;

- Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế GTGT và thuế thu nhập Doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai trong năm tài chính gần nhất;

- Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong năm tài chính gần nhất;

- Báo cáo kiểm toán.


3

Sử dụng lao động nước ngoài:

13

1

Thời gian có hiệu lực của HSDT (gồm hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính) là 120 ngày kể từ thời điểm đóng thầu.

14

1

Số lượng HSDT phải nộp:

- 01 bản gốc; và

- 2 bản chụp


15

1

Cách trình bày các thông tin trên túi đựng HSDT (hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính):

- Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: _______________

- Địa chỉ nộp HSDT: Văn phòng Ban quản lý Dự án POP Pesticides, Tầng 4, Số B8-B10/D21 Khu Đô thị mới Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

- Tên gói thầu: Gói thầu 6/2014: Mở rộng và nâng cấp cơ sở dữ liệu cho các khu vực ô nhiễm tồn lưu

- Không được mở trước: 14 giờ, ngày 30 tháng 5 năm 2014

[Trường hợp sửa đổi HSDT (hồ sơ đề xuất kỹ thuật, hồ sơ đề xuất tài chính), ngoài các nội dung nêu trên còn phải ghi thêm dòng chữ “Hồ sơ dự thầu (hồ sơ đề xuất kỹ thuật, hồ sơ đề xuất tài chính) sửa đổi ”]



16

1

Thời điểm đóng thầu: 14 giờ, ngày 30 tháng 5 năm 2014

19

1

Việc mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được tiến hành công khai vào lúc _15_ giờ, ngày _30_ tháng _5_ năm _2014__, tại Văn phòng Ban quản lý Dự án POP Pesticides, Tầng 4, Số B8-B10/D21 Khu Đô thị mới Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

21

1

đ) Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ đề xuất kỹ thuật:

- Danh sách dự án liên quan mà nhà thầu đã tham gia

- Danh sách hợp đồng công việc tương tự mà nhà thầu đã thực hiện


2

HSDT của nhà thầu sẽ bị loại bỏ nếu thuộc một trong các điều kiện tiên quyết sau:

a) Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT, trừ trường hợp thay đổi tư cách tham gia đấu thầu theo quy định tại Mục 8 BDL;

b) Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Mục 2 và khoản 1 Mục 12 BDL;

c) Nhà thầu tham gia gói thầu tư vấn xây dựng không bảo đảm điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

d) Không có bản gốc HSDT;

đ) Đơn dự thầu không hợp lệ theo quy định tại Mục 9 Chương I;

e) Hiệu lực của HSDT (Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính) không bảo đảm yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Mục 13 BDL;

g) HSDT có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư;

h) Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

i) Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3, khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi;



28

4

Thời gian nhà thầu đến đàm phán hợp đồng muộn nhất là _5_ ngày kể từ ngày nhà thầu nhận được thông báo mời đến đàm phán hợp đồng.

32

2

Nhà thầu phải gửi văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày thông báo trúng thầu.

33

2

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:

b) Địa chỉ của bên mời thầu: Ban quản lý Dự án POP – Pesticides

Số Tầng 4, B8-B10/D21 Khu đô thị mới Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel. 04 37834464

Fax. 04 37834465

b) Địa chỉ của chủ đầu tư: Tổng Cục Môi trường, Số 10 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội.

Tel. 04-38223195

Fax. 04-38223189

c) Địa chỉ của người có thẩm quyền: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Số 10 Tôn Thất Thuyết, thành phố Hà Nội



3

c) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn: ________________

[Ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ]



Chương III

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
TCĐG dưới đây chỉ mang tính hướng dẫn, khi soạn thảo nội dung này cần căn cứ theo tính chất của từng gói thầu mà điều chỉnh cho phù hợp.

TCĐG phải công khai trong HSMT. Trong quá trình đánh giá HSDT phải tuân thủ TCĐG nêu trong HSMT, không được thay đổi hay bổ sung bất kỳ nội dung nào.


tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương