HỒ SƠ MỜi thầu công trìNH: kiên cố HÓa kênh mưƠng htx1, htx2 XÃ thủy thanh


/ Công tác xây, trát, hoàn thiện và các công tác khác



tải về 1.21 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.21 Mb.
#6449
1   2   3   4   5   6   7   8   9

4.5/ Công tác xây, trát, hoàn thiện và các công tác khác:

- Sau khi mặt bằng đã chuẩn bị xong, phải tiến hành xác định trục nhà và công trình, xác định tim móng và đường mép hố móng theo bản vẽ thi công. Trên mặt bằng, độ sai lệch kích thước theo chiều dài, chiều rộng nhà và công trình được qui định như sau:

+ Không vượt quá 10mm khi kích thước này tới 10m;

+ Không vượt quá 10mm khi kích thước này tới 100m và lớn hơn;

+ Các kích thước trung gian khác cho phép nội suy

- Công tác xác định các mốc cao độ, trục nhà và công trình phải được kiểm tra, nghiệm thu và lập thành biên bản. Sau khi được bàn giao và đơn vị thi công có trách nhiệm bảo vệ các mốc cao độ và các cọc tim đúng kích thước, vị trí;

- Trước khi xây móng đáy và thành hố móng phải được kiểm tra và bảo vệ. Nước và rác phải dọn sạch. Khi đất ở đáy móng chảy nhão hoặc có hiện tượng xấu khác thường phải báo cho thiết kế xử lý;

- Sau khi xây xong móng, tường móng, cột của tầng hầm phải kiểm tra trục các kết cấu của tầng thứ nhất. Độ sai lệch do xê dịch trục các kết cấu không vượt quá trị số cho phép ở bảng 1 TCVN 4085:1985;

- Các loại cát dùng cho vữa xây, vữa trát phải đáp ứng các yêu cầu qui định theo TCVN 1770:1975 “Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật”. Kích thước lớn nhất hạt cát không được vượt quá:

+ 2,5mm đối với khối xây bằng gạch và đá đẻo

+ 5mm đối với khối xây đá hộc

- Cát đen chỉ dùng cho vữa mác thấp, không dùng cát đen cho khối xây dưới mực nước ngầm và trong nước ăn mòn;

- Xi măng dùng cho vữa xây gạch đá phải đáp ứng các yêu cầu qui định trong các tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành về xi măng;

- Các loại gạch xây phải đảm bảo yêu cầu về cường độ, qui cách và tiêu chuẩn kỹ thuật như qui định trong các tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành về gạch xây. Các loại gạch đá lát, ốp phải đảm bảo màu sắc theo yêu cầu của thiết kế và phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật (cường độ, độ thấm nước, độ mài mòn ....), nếu không đạt thì phải loại bỏ;

- Bãi chứa vật liệu trong công trường phải bố trí hợp lý, làm rãnh thoát nước, có rác bẩn phải dọn sạch hoặc lót 1 lớp gạch hoặc đầm chặt đất. Quanh đống cát dùng gỗ ván hoặc xếp gạch làm thành chắn cho cát không bị trôi khi mưa, chiều cao thành ít nhất là 30cm. Không đổ đống các vật liệu rời lẫn lộn với nhau. Gạch đá xếp đống phải đảm bảo kỹ thuật an toàn, không được để mọc rêu, mốc, bẩn;

- Nước dùng để trộn vữa không được chứa tạp chất có hại làm cản trở quá trình đông cứng của chất kết dính. Khi dùng nước ngầm tại chỗ hoặc nước của hệ thống cấp nước kỹ thuật để trộn vữa, phải phân tích bằng thí nghiệm, nếu lấy nước trong hệ thống cấp nước sinh hoạt, không cần phải kiểm tra;

- Khi sản xuất vữa xây dựng phải đảm bảo:

+ Sai lệch khi đong lường phối liệu so với thành phần vữa không lớn hơn 1% đối với nước và xi măng, đối với cát không lớn hơn 5%

+ Mác vữa theo yêu cầu của thiết kế;

+ Độ dẻo của vữa phải theo đúng qui định của thiết kế

+ Độ đồng đều theo thành phần và màu sắc;

+ Khả năng giữ nước cao;

+ Để nâng cao độ dẻo và khả năng giữ nước của vữa, trong thành phần của vữa cho thêm các chất phụ gia dẻo theo chỉ dẫn của thí nghiệm và chỉ dẫn của thiết kế;

- Thời gian trộn vữa bằng máy từ lúc đổ xong cốt liệu vào máy trộn không được nhỏ hơn 2 phút. Thời gian trộn vữa bằng tay kể từ lúc bắt đầu trộn không được nhỏ hơn 3 phút. Trong quá trình trộn bằng máy, hoặc bằng tay, không đổ thêm vật liệu vào cối vữa;

- Vữa đã trộn phải dùng hết trước lúc bắt đầu đông cứng, không được dùng vữa đã đông cứng, vữa đã bị khô. Nếu vữa đã bị phân tầng, trước khi dùng phải trộn lại cẩn thận tại chỗ thi công;

- Khi thi công trong mùa hè, mùa khô, mùa gió tây, phải đảm bảo đủ độ ẩm cho vữa đông cứng bằng cách: nhúng nước gạch, đá trước khi xây và dùng vữa có độ dẻo cao. Không đổ vữa ra nắng, tránh mất nước nhanh, khi trời mưa phải che vữa cẩn thận;

- Gạch đá khi vận chuyển đến phải xếp gọn không được chất đống, không được đổ thẳng xuống đất. Khi vận chuyển vữa đến chỗ xây không được đổ xuống đất, phải có tấm lót đựng vữa;

- Chênh lệch độ cao giữa các phần kề nhau của khối xây móng không được lớn hơn 1,2m

- Phải thi công các kết cấu gạch đá theo đúng thiết kế, trong quá trình xây phải chừa sẵn các lỗ, rãnh đường ống nước, đường thông hơi, chỗ có trang trí, những chỗ có công tác lắp đặt sau này;

- Trong quá trình thi công các kết cấu gạch đá, không được tự ý đổi thiết kế. Nếu phát hiện có sai sót trong thiết kế hoặc gặp hững hiện tượng bất thường như: cát chảy, nước ngầm mạnh.... phải báo ngay cho chủ đầu tư và đơn vị thiết kế để kịp thời giải quyết. Nếu nền đất nơi xây dựng không phù hợp với nền đất thiết kế thì đơn vị thiết kế phải qui định lại chiều sâu chôn móng và kích thước móng;

- Khi xây chân tường, chân cột của nhà, chỉ được dùng gạch sét đặc, không được phép dùng gạch silicat;

- Độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây gạch đá phải được kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0,5 dến 0,6m, nếu phát hiện độ nghiêng phải sửa ngay;

- Chỗ giao nhau, chỗ nối tiếp của khối xây tường phải xây đồng thời, khi tạm ngừng xây phải để mỏ giật, không cho phép để mỏ nanh;

- Ở những đoạn thi công kề nhau hoặc giao nhau giữa tường ngoài và tường trong, độ chênh lệch về độ cao không được vượt quá chiều cao của 1 tầng;

- Trong khối xây có ô văng lắp ghép hoặc đổ tại chỗ, phải chờ bê tông đủ cường độ và khối xây bên trên lanh tô đủ độ cao đối trọng, đủ cường độ mới được tháo dỡ ván khuôn, thanh chống;

- Chỉ sau khi xây xong những kết cấu chịu lực của tầng dưới mới được xây các kết cấu tầng trên tiếp theo;

- Không được va chạm mạnh, không được vận chuyển, đặt vật liệu, tựa dụng cụ và đi lại trên khối xây đang thi công, khối xây còn mới;

- Trước khi xây đáy hố móng phải được dọn sạch, sửa phẳng, hàng đầu tiên và những hàng đá chuẩn, những chỗ góc và những chỗ chuyển tiếp móng, cần chọn những viên đá lớn, phẳng đáy bể xây. Những viên đá sứt vỡ nên xây ở phía trong khối xây đá hộc, nhưng phải dùng đá nhỏ chèn vào chỗ gãy;

- Khi xây móng, phải đặt đá hộc thành từng hàng rào cao 0.3m, khi xây tường mỗi hàng cao 0,25m;

- Khi xây cột, trụ phải đặt hộc thành từng hàng cao 0,25m. Cần chọn những viên đá dài dày mình, không nên dùng đá vát cạnh, đá mỏng phải bố trí viên đá mặt có chân cắm sâu vào khối xây. Khi xây tường giao nhau, trong từng hàng phải bố trí các viên đá câu chặt các đầu tường với nhau. Không xây theo kiểu dựng bia trong các khối xây móng, tường, cột, trụ. Phải chèn đệm chặt các khe mạch rỗng bên trong khuôn xây bằng vữa và đá nhỏ. Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như bên trong khối xây, không đặt đá tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không có đệm vữa;

- Khi xây đá hộc không thành hàng (đá hộc thô), ngoài những yêu cầu như đối với đá hộc xây thành lớp, phải tuân theo những qui định sau đây:

+ Chiều dày các mạch vữa không lớn hơn 20mm và phải đều nhau, các mạch xây ngang dọc không được tập trung vào thành một điểm nút, không để những mạch chéo kéo dài, những mạch đứng song song, mạch chéo chữ nhật, mạch vữa lồi lõm;

+ Đá lớn nhỏ phải phân phối đều trong khối xây, không chèn đá vụn vào các mạch vữa mặt ngoài khối xây;

- Trước khi ngừng xây, phải nhét đầy vữa và chèn đá nhỏ vào các khe rỗng bên trong hàng đá xây trên cùng. Khi xây tiếp phải trải vữa trên bề mặt hàng này;

- Vữa xây phải có cường độ đạt thiết yêu cầu thiết kế và có dộ dẻo theo độ sụt của côn tiêu chuẩn như sau:

+ Đối với tường và cột gạch: từ 9 đến 13mm;

+ Đối với lanh tô xây vỉa: từ 5 đến 6mm;

+ Đối với các khối xây khác bằng gạch: từ 9 đến 13mm

+ Khi xây dựng trong mùa hè hanh khô, gió tây cũng như khi xây dựng các kết cấu cột, tường gạch phải chịu tải trọng lớn, yêu cầu mạch vữa phải no và có độ sụt 14mm. Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa nắng và phải được tưới nước thường xuyên;

- Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm. chiều dày của từng mạch vữa ngang không hỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày từng mạch vữa đứng không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm, các mạch vữa đứng so le nhau ít nhất 50mm;

- Tất cả các mạch vữa ngang, dọc, đứng trong khối xây lanh tô, mảng tường cạnh cửa, cột phải đầy vữa (trừ khối xây mạch lõm). Trong khối xây mạch lõm, chiều sâu không trét vữa của mạch phía ngoài được qui định như sau:

+ Không lớn hơn 15mm đối với tường;

+ Không lớn hơn 10mm đối với cột;

- Phải dùng những viên gạch nguyên đã chọn lọc để xây tường chịu lực, các mảng tường cạch cửa và cột. Gạch vỡ đôi chỉ được dùng ở những chỗ tải trọng nhỏ như tường bao che, tường ngăn, tường dưới cửa sổ;

- Trong khối xây các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch nguyên, không phụ thuộc vào kiểu xây, các hàng gạch ngang này phải bảo đảm:

+ Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng);

+ Xây ở cao trình đỉnh cột, tường...;

+ Xây trong các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (mái đua, gờ, đai..)

+ Dưới đầu các dầm, dàn, xà gồ, tấm sàn, ban công và các kết cấu lắp đặt khác...

- Khi ngừng thi công do mưa bão, phải che kín trên khối xây cho khỏi bị ướt;

- Trước khi trát bề mặt công trình phải được làm sạch (cọ hết rêu, vết dầu, bi tum, bụi bẩn...) và tưới nước cho ẩm, nếu bề mặt là kim loại thì phải tẩy hết rỉ. Khi mặt vữa trát dày hơn 8mm, phải trát làm nhiều lớp. Chiều dày mối lớp không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm. Chiều dày mặt vữa trát không vượt quá 20mm. Các lớp trát đều phải phẳng, khi lớp trước đã se mặt mới trát lớp sau, nếu lớp trước đã khô quá thì phải tưới nước cho ẩm;

- Kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt trát, tất cả những chỗ bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chỗ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại;

- Mặt tường sau khi trát không được có khe nứt, gồ ghề, nẻ chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý chỗ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, chỗ lắp đặt thiết bị vệ sinh và các chỗ dễ bị bỏ sót;

- Các cạch cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước vuông. Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau, mặt trên bệ cửa phải có độ dốc thiết kế và lớp vữa trát ăn sâu vào khung dưới cửa sổ ít nhất là 10mm;

- Các mặt không đủ độ nhám như mặt bê tông (đổ trong ván khuôn thép), mặt kim loại, gỗ bào, gỗ dán, trước khi trát phải gia công bằng cách khía cạnh hoặc phun cát để đảm bảo cho vữa bám chắc vào mặt kết cấu. Phải trát thử một vài chỗ để xác định độ bám dính. Trước khi trát những chỗ nối giữa bộ phận gỗ với kết cấu gạch đá phải bọc một lớp lưới thép hoặc cuộn dây thép hay băm nhám mặt gỗ để vữa dễ bám;

- Công tác lát chỉ được bắt đầu khi đã hoàn thành và làm sạch bề mặt được lát. Gạch lát phải được nhúng gạch kỹ trước khi lát, xếp theo đúng loại, màu sắc và hình hoa. Gạch lát không được nứt, vênh, gảy góc, không có các khuyết tật khác trên mặt. Các viên gạch bị chặt bớt thì cạnh chặt phải thẳng, gạch vỡ nên dùng để lát gạch rối;



5. Các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, Vệ sinh môi trường, An toàn lao động;

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu phải đảm bảo công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo qui định hiện hành và phải được trình bày đầy đủ các biện pháp chi tiết trong hồ sơ dự thầu với một số yêu cầu cơ bản như sau:



5.1/ Quản lý công trường xây dựng:

Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chất ổn định, an toàn của tất cả các hoạt động ở Công trường trong suốt thời gian thi công, hoàn thiện công trình và trong giai đoạn bảo hành. Nhà thầu phải nêu rõ chi tiết các biện pháp cụ thể trong hồ sơ dự thầu và phải đảm bảo yêu cầu chung như sau:

- Không gây ô nhiễm quá giới hạn cho phép tới môi trường ở trong và ngoài công trường do xã ra các yếu tố độc hại như bụi, hơi khí độc, tiếng ồn ... hoặc thải nước, bùn, rác, vật liệu phế thải.

- Không gây nguy hiểm, thiệt hại về tài sản và người ở công trường và khu lân cận.

- Không gây lún, sụt, nứt, đổ cho nhà, công trình và hệ thống kỹ thuật hạ tầng ở chung quanh.

- Không cản trở giao thông do vi phạm lòng lề đường, vỉa hè.

- Không để sự cố cháy nổ xãy ra;

Nhà thầu phải thiết kế mặt bằng thi công bảo đảm các yêu cầu trên, đồng thời thể hiện đầy đủ các yếu tố: Vị trí công trình thi công, vị trí các hạng mục phụ trợ thi công như: kho nguyên vật liệu; đường giao thông đã có; đường giao thông mở thêm phục vụ thi công; bãi để vật liệu cấu kiện ngoài trời; khu vực bố trí vật liệu phế thải, đất đá dư thừa; rãnh tiêu thoát nước, biện pháp xử lý khi đưa thải vào hệ thống công cộng.

Nhà thầu phải chuẩn bị bố trí biển báo, rào che chắn thi công ở những nơi cần thiết để bảo đảm an toàn và chỉ dẫn mọi người thực hiện; Cần che chắn chống bụi hoặc rơi vật liệu ở nơi gần dân cư hoặc đường giao thông;

Khi vận chuyển nguyên vật liệu cấu kiện phải tuân thủ luật lệ giao thông và các quy định của chính quyền địa phương; Phương tiện phải được che chắn kín, giằng buộc vững để tránh bụi, rơi vãi và rơi đổ vật xuống đường.

Đối với thi công cơ giới cần chú ý lựa chọn giải pháp thi công phù hợp đặc điểm, vị trí công trường nhằm tránh gây ồn và rung động quá mức

Phải thực hiện biện pháp phòng chống cháy nổ cho công trường; Khu vực có vật liệu dể cháy nổ như xăng dầu, bình hơi, thiết bị có áp lực cần bố trí vị trí có khoảng cách an toàn tới khu vực dân cư, có biển báo và trang bị dụng cụ, phương tiện phòng chửa cháy thích hợp;

Tại những khu vực có hệ thống công trình hạ tầng phải có biện pháp bảo vệ hệ thống này hoạt động bình thường. Chỉ được phép thay đổi, di chuyển sau khi đã có văn bản của cơ quan quản lý hệ thống này cấp phép.

Phải thực hiện bảo vệ cây xanh đã có trong khu vực; Chỉ được chặt hạ khi được phép của cơ quan quản lý và đã thực hiện công tác đền bù.

Sau khi thi công hoàn thiện công trình và trước khi nghiệm thu công trình, bên B phải thu dọn, san trả hiện trường, sửa chữa những chổ hư hỏng do thi công đối với các công trình hạ tầng, nhà dân, đường giao thông ... và làm cho khu vực công trường được sạch sẽ để bàn giao cho đơn vị sử dụng.

5.2/ An toàn lao động và phòng chống cháy nổ:

Nhà thầu phải quan tâm đầy đủ đến an toàn của người lao động, thiết bị, vật tư, công trường, công trình và công trình lân cận. Đảm bảo trật tự cho công trình không để xảy ra tình trạng nguy hiểm cho người lao động.

Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ về bảo hộ lao động như: thời gian làm việc, nghỉ ngơi; lao động nữ; lao động chưa thành niên; bồi dưỡng độc hại; trang bị phương tiện, trang bị bảo hộ lao động; giảm nhẹ khâu lao động nặng nhọc và hạn chế các yếu tố gây độc hại, gây bệnh nghề nghiệp và gây sự cố nguy hiểm; Cần bố trí các tiện nghi phục vụ sinh hoạt cho người lao dộng bao gồm nhà vệ sinh, nhà trú nắng mưa, nước sinh hoạt, nước uống, nơi nghỉ giữa ca, nơi sơ cấp cứu và phương tiện cấp cứu...

Phải báo cáo cho Chủ đầu tư các chi tiết về bất kỳ tai nạn, hư hỏng nào trong hoặc ngoài công trường. Trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng hư hỏng hay chết người Nhà thầu phải báo cáo ngay lập tức bằng các phương tiện nhanh nhất sẵn có. Thực hiện đầy đủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động và chế độ khai báo, điều tra nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc canh giữ công trình, nguyên vật liệu và máy móc đưa vào sử dụng cho việc thi công công trình kể từ ngày khởi công công trình đến ngày cấp giấy chứng nhận nghiệm thu bàn giao công trình.

Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng có xảy ra bất kỳ tổn thất hư hỏng nào đối với công trình, người lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thực hiện (không thuộc trách nhiệm bên chủ đầu tư) Nhà thầu phải tự sửa chữa, bồi thường bằng chính kinh phí của mình.

Tuân thủ Qui phạm an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91 và các tiêu chuẩn an toàn khác về Tiếng ồn, Điện, Hàn, Khoan, Sơn, Gia công gỗ, Gia công kim loại, Sử dụng thiết bị ...

Tuân thủ Quy phạm an toàn trong xây dựng về cháy, nổ. Có biện pháp phòng chống cháy, nổ trên công trường.



6. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu;

Nhà thầu phải theo dõi và kiểm tra chất lượng công tác thi công ở cả bãi vật liệu lẫn ở công trình. Yêu cầu công tác tự kiểm tra chất lượng thi công, tiến độ của nhà thầu thực hiện theo Quy định tại điều 25 Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.



7. Yêu cầu về nội dung bản vẽ hoàn công công trình

Bản vẽ hoàn công là tài liệu pháp lý trong hồ sơ hoàn công.

Trước khi nghiệm thu bàn giao gói thầu Nhà thầu phải lập bản vẽ hoàn công (phần của Nhà thầu thi công) theo quy định tại điều 25 Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, nộp cho Ban quản lý dự án kiểm tra, đối chiếu với thực tế thi công. Bản vẽ hoàn công phải lập thành 07 bộ, nhà thầu giữ 01 bộ và nộp cho Ban quản lý 06 bộ gửi cho các cơ quan và lưu trữ theo quy định.

Bản vẽ hoàn công phải thể hiện đầy đủ chi tiết các bộ phận và toàn bộ công trình do nhà thầu thực hiện trên nền bản vẽ thiết kế (có cả khung tên đơn vị tư vấn thiết kế). Bản vẽ hoàn công ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật đã đạt được trong thực tế (các kích thước, trụ mốc, chủng loại kích thước vật tư nguyên liệu ....) và các thay đổi về thiết kế phải do tổ chức thiết kế xác nhận và đóng dấu. Các bản vẽ hoàn công trong từng bộ do nhà thầu lập ký tên đóng dấu do đại diện hợp pháp của nhà thầu và Ban quản lý dự án tại khoản lưu không của bản vẽ (không được đóng trùm lên khung tên của đơn vị tư vấn thiết kế).

Bản vẽ hoàn công phải bảo đảm chất lượng rỏ ràng về đường nét và các thông số kỹ thuật. Trường hợp thi công đúng với bản vẽ thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, được chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư xác nhận thì bản vẽ thiết kế được xem là bản vẽ hoàn công.

CHƯƠNG VIII. CÁC BẢN VẼ

Kèm theo HSMT này là 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công đã được thẩm tra và được Chủ đầu tư phê duyệt để làm căn cứ cho nhà thầu lập HSDT.




Phần thứ 3. YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG
Chương IX. ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG
Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo.

2. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà chủ đầu tư đã thỏa thuận với nhà thầu theo hợp đồng.

3. “Chủ đầu tư” là: Ủy ban Nhân dân xã Thủy Thanh.

4. “Nhà thầu” là: ___________ (ghi tên nhà thầu trúng thầu).

5. “Nhà thầu phụ” là nhà thầu thỏa thuận hoặc ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc xây dựng đã được dự kiến trong HSDT.

6. “Tư vấn giám sát” là nhà thầu tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn để hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường nhằm giám sát việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. Nhà thầu tư vấn giám sát là: __________(ghi tên tư vấn giám sát).

7. "Ngày khởi công" là ngày mà chủ đầu tư quyết định cho nhà thầu bắt đầu thi công công trình.

8. "Thời gian hoàn thành” là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công trình được tính từ ngày khởi công đến ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.

9. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

10. “Thời hạn bảo hành công trình xây dựng” là thời gian nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý về sửa chữa các sai sót đối với công trình. Thời hạn bảo hành được tính từ ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.

11. “Biên bản nghiệm thu” là biên bản được phát hành theo Điều 34 Chương này.

12. “Công trường” là địa điểm mà chủ đầu tư quy định cho nhà thầu sử dụng để thi công công trình:___________ [Ghi địa điểm công trường]



Điều 2. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng

Luật điều chỉnh hợp đồng là pháp luật của Việt Nam. Ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt.



Điều 3. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu sau:

- Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: chậm nhất 03 ngày sau khi ký hợp đồng nhưng trước ngày hợp đồng có hiệu lực.

- Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: Nộp bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính hoạt động hợp pháp phát hành đảm bảo nội dung theo Mẫu số 16 Chương X của HSMT hoặc một mẫu khác được chủ đầu tư chấp thuận.

- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: ____ (nêu số tiền cụ thể với giá trị tuyệt đối bằng 03% giá hợp đồng, được làm tròn số đến đơn vị trăm nghìn đồng).

- Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi công trình được nghiệm thu, bàn giao và nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả cho chủ đầu tư như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát sinh do lỗi của nhà thầu khi nhà thầu không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng.

3. Chủ đầu tư phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu ngay sau khi hoặc không chậm hơn 30 ngày kể từ khi công trình được bàn giao, nghiệm thu, đồng thời nhà thầu đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định



Điều 4. Hình thức hợp đồng

- Hình thức hợp đồng là: Hợp đồng trọn gói

- Nguyên tắc thanh toán (Khoản 5 Điều 18 Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng): Việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.



Điều 5. Nhà thầu phụ

1. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ để thực hiện một phần công việc nêu trong HSDT. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Danh sách các nhà thầu phụ bao gồm:___________(Nêu danh sách nhà thầu phụ phù hợp với danh sách nhà thầu phụ nêu trong HSDT. Trường hợp HSDT chưa nêu danh sách nhà thầu phụ thì trước khi ký hợp đồng nhà thầu chính phải đăng ký với chủ đầu tư và ghi cụ thể danh sách nhà thầu phụ trong hợp đồng).

Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư chấp thuận.



2. Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện không được vượt quá 10% giá hợp đồng.

3. Nhà thầu không được sử dụng thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ trong HSDT.

4. Yêu cầu khác về nhà thầu phụ: sẽ được chủ đầu tư yêu cầu khi thương thảo hợp đồng (nếu có).

Điều 6. Nhân sự của nhà thầu

Nhà thầu phải sử dụng các cán bộ chủ chốt có tên trong Danh sách cán bộ chủ chốt để thực hiện các công việc nêu trong danh sách này hoặc sử dụng các cán bộ khác được chủ đầu tư chấp thuận. Chủ đầu tư sẽ chỉ chấp thuận việc đề xuất thay thế cán bộ chủ chốt trong trường hợp có lý do chính đáng, năng lực và trình độ của những người thay thế về cơ bản tương đương hoặc cao hơn các cán bộ được liệt kê trong danh sách.


Nhà thầu phải sử dụng các cán bộ chủ chốt có tên trong Danh sách cán bộ chủ chốt để thực hiện các công việc nêu trong danh sách này hoặc sử dụng các cán bộ khác được chủ đầu tư chấp thuận. Chủ đầu tư sẽ chỉ chấp thuận việc đề xuất thay thế cán bộ chủ chốt trong trường hợp năng lực và trình độ của những người thay thế về cơ bản tương đương hoặc cao hơn các cán bộ được liệt kê trong danh sách. Danh sách cán bộ chủ chốt bao gồm:_________ (Nêu danh sách cán bộ chủ chốt phù hợp với Danh sách cán bộ chủ chốt như kê khai trong HSDT).

Điều 7. Bồi thường thiệt hại

1. Nhà thầu phải bồi thường và chịu trách nhiệm về những tổn hại cho chủ đầu tư, nhân viên của chủ đầu tư đối với các thiệt hại, mất mát và các chi phí liên quan đến:

a) Tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hoặc thiệt hại về tính mạng của bất kỳ người nào xảy ra trong hoặc ngoài quá trình thi công hoặc do nguyên nhân từ bản vẽ của nhà thầu, từ việc thi công, hoàn thành công trình, sửa chữa sai sót, trừ trường hợp do chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng;

b) Hỏng hóc hay mất mát bất cứ tài sản nào (không phải là công trình) xảy ra trong hoặc ngoài quá trình thi công hoặc do nguyên nhân từ bản vẽ của nhà thầu, từ việc thi công, hoàn thành công trình, sửa chữa sai sót, trừ trường hợp do chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng.

2. Chủ đầu tư phải bồi thường và chịu trách nhiệm về những tổn hại cho nhà thầu, các nhân viên của nhà thầu đối với các thiệt hại, mất mát và các chi phí liên quan đến tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hoặc thiệt hại về tính mạng được xác định do chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng.

Điều 8. Trường hợp bất khả kháng

1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.

2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thi công công trình do điều kiện bất khả kháng, nhà thầu theo hướng dẫn của chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 12 Chương này.



Điều 9. Bảo hiểm

Yêu cầu về bảo hiểm như sau:

- Chủ đầu tư: sẽ mua bảo hiểm công trình.

- Nhà thầu: kể từ ngày khởi công cho đến hết thời hạn bảo hành công trình, nhà thầu phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba cho rủi ro của nhà thầu…



Điều 10. An toàn

Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho tất cả các hoạt động tại công trường theo quy định của pháp luật hiện hành.



Điều 11. Tư vấn giám sát

1. Tư vấn giám sát có trách nhiệm thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng với chủ đầu tư.

2. Tư vấn giám sát có thể đưa ra chỉ dẫn cho nhà thầu về việc thi công xây dựng công trình và sửa chữa sai sót vào bất kỳ lúc nào. Nhà thầu phải tuân theo các chỉ dẫn của tư vấn giám sát.

3. Trường hợp chủ đầu tư thay đổi tư vấn giám sát, chủ đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu.



Điều 12. Giải quyết tranh chấp

1. Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian __________(nêu số ngày) kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế sau: ___________ (Nêu cụ thể thời gian và cơ chế xử lý tranh chấp tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu. Trong đó cần nêu rõ thời gian gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, cơ quan xử lý tranh chấp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp...).

Điều 13. Tiến độ thực hiện

1. Chủ đầu tư phải giao quyền sử dụng công trường cho nhà thầu vào ngày: ___________(nêu ngày tháng giao công trường).

2. Nhà thầu có thể bắt đầu thực hiện công trình vào ngày khởi công: ________(nêu ngày dự kiến khởi công). Nhà thầu phải hoàn thành công trình vào ngày hoàn thành dự kiến: ____________(nêu ngày hoàn thành dự kiến).

Điều 14. Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng

1. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ thương thảo về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong những trường hợp sau đây:

a) Chủ đầu tư không giao quyền sử dụng công trường cho nhà thầu vào thời gian quy định tại Điều 13 Chương này;

b) Chủ đầu tư không chấp thuận nhà thầu phụ ngoài danh sách nhà thầu phụ nêu tại khoản 1 Điều 5 Chương này mà không có lý do chính đáng;

c) Chủ đầu tư chậm trễ không có lý do trong việc cấp Biên bản nghiệm thu công trình;

d) Các trường hợp khác như sau: ___________(nêu các trường hợp khác nếu có).

2. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu hoãn việc khởi công hay thực hiện chậm tiến độ của bất kỳ hoạt động nào trong công trình.

3. Trường hợp cần rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư phải tiến hành thương thảo với nhà thầu về các nội dung liên quan.



Điều 15. Chất lượng vật tư, thiết bị

Nhà thầu phải đảm bảo tất cả vật tư và thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật.



Điều 16. Xử lý sai sót

Tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng các công việc của nhà thầu. Trường hợp phát hiện sai sót, tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu xem xét tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Việc kiểm tra nói trên không ảnh hưởng tới nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu.



Điều 17. Bảo hành công trình

1.Thời gian bảo hành công trình là: 12 tháng , được tính từ ngày chủ đầu tư ký Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng. Thời gian bảo hành công trình phải được gia hạn cho đến khi khắc phục xong các sai sót do lỗi của nhà thầu.

2. Yêu cầu về bảo hành công trình: 5% giá hợp đồng

3. Trong thời gian bảo hành, chủ đầu tư cần thông báo cho nhà thầu về những hư hỏng liên quan tới công trình do lỗi của nhà thầu gây ra. Nhà thầu có trách nhiệm khắc phục các sai sót bằng chi phí của nhà thầu trong khoảng thời gian do chủ đầu tư quy định.

4. Trường hợp nhà thầu không khắc phục sai sót trong khoảng thời gian được chủ đầu tư quy định, chủ đầu tư có thể thuê tổ chức khác khắc phục sai sót, xác định chi phí khắc phục sai sót và nhà thầu sẽ phải hoàn trả chi phí này.

Điều 18. Biểu giá hợp đồng

Biểu giá hợp đồng nêu tại Phụ lục là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, gồm các hạng mục công việc mà nhà thầu phải thực hiện và đơn giá của các hạng mục đó.



Điều 19. Điều chỉnh giá hợp đồng

Việc điều chỉnh giá hợp đồng sẽ được thỏa thuận khi thương thảo hợp đồng căn cứ theo Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Điều 20. Hiệu chỉnh và bổ sung hợp đồng

1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Bổ sung hạng mục công việc, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc dịch vụ cần thiết ngoài khối lượng công việc phải thực hiện theo thiết kế và ngoài phạm vi công việc quy định trong hợp đồng;

b) Thay đổi về chất lượng và các thông số của một hạng mục công việc nào đó;

c) Thay đổi về thiết kế;

d) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng.

2. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

3. Trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng, nhà thầu phải đưa khối lượng công việc được bổ sung vào Bảng tiến độ thi công chi tiết.



Điều 21. Tạm ứng

1. Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu như sau:



Số tiền tạm ứng, các chứng từ để tạm ứng, phương thức tạm ứng… sẽ được hai bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng căn cứ theo Điều 17 Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Trong trường hợp cần thiết Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu nộp bảo lãnh tiền tạm ứng theo Mẫu số 17 Chương X.

2. Hoàn trả tiền tạm ứng:



Tiền tạm ứng được bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên, mức thu hồi từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng, kết thúc thu hồi khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng

Điều 22. Thanh toán

Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu như sau (theo Điều 18 Nghị định 48/2010/NĐ-CP):

1. Hình thức thanh toán [tùy theo điều kiện cụ thể mà quy định thanh toán bằng tiền mặt, hoặc séc, hoặc chuyển khoản ...]

2. Thời hạn thanh toán [tùy theo điều kiện cụ thể mà quy định thời hạn thanh toán ngay hoặc trong vòng một số ngày nhất định kể từ khi nhà thầu xuất trình đầy đủ hồ sơ thanh toán theo yêu cầu]. (theo Khoản 10 Điều 18 Nghị định 48/2010/NĐ-CP)

3. Phương thức thanh toán:

Gói thầu này áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói, do đó:



Việc thanh toán được thực hiện thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.

4. Hồ sơ thanh toán:

Gói thầu này áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói, do vậy:

Hồ sơ thanh toán hợp đồng phải thực hiện theo đúng điểm a khoản 2 Điều 19 của Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Điều 23. Phạt vi phạm hợp đồng

1. Nhà thầu bị phạt theo mức phạt là: ___________(nêu mức phạt) cho mỗi ngày chậm hoàn thành công trình so với ngày hoàn thành dự kiến hoặc ngày hoàn thành dự kiến được gia hạn. Tổng số tiền phạt không vượt quá___________(nêu tổng giá trị bồi thường thiệt hại tối đa cho toàn bộ công trình). Chủ đầu tư có thể khấu trừ khoản tiền phạt từ các khoản thanh toán đến hạn của nhà thầu.

2. Việc phạt vi phạm hợp đồng đối với chủ đầu tư khi chủ đầu tư không thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định trong hợp đồng được thực hiện như sau:___________(nêu yêu cầu về phạt hợp đồng trong trường hợp này nếu có).

3. Các yêu cầu khác về phạt vi phạm hợp đồng:__________(nêu yêu cầu khác về phạt vi phạm hợp đồng, chẳng hạn phạt khi nhà thầu không đảm bảo chất lượng…).



Điều 24. Nghiệm thu

Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành. Biên bản nghiệm thu phải được đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu ký xác nhận.

Chủ đầu tư cần tiếp nhận công trường và công trình trong vòng___________ngày (nêu số ngày) kể từ khi nhà thầu được cấp Biên bản nghiệm thu công trình.

Điều 25. Chấm dứt hợp đồng

1. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:

a) Nhà thầu ngừng thi công trong_________(nêu số ngày) trong khi việc ngừng thi công này không có trong Bảng tiến độ thi công chi tiết hiện tại và chưa được chủ đầu tư cho phép;

b) Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu kéo dài tiến độ công trình vượt quá_________ngày (nêu số ngày);

c) Nhà thầu bị phá sản, giải thể;

d) Các hành vi khác____________(nêu hành vi khác nếu có).

2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng, nhà thầu phải ngừng ngay công việc, giữ công trường an toàn và rời công trường theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Điều 26. Thanh toán trong trường hợp chấm dứt hợp đồng

1. Nếu hợp đồng bị chấm dứt do lỗi của nhà thầu nêu tại Điều 25 Chương này, chủ đầu tư sẽ lập biên bản xác nhận giá trị các công việc đã thực hiện, vật liệu đã mua trừ đi khoản tiền tạm ứng của nhà thầu đã nhận. Nếu số tiền tạm ứng nhiều hơn giá trị các công việc đã thực hiện, vật liệu đã mua thì nhà thầu phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho chủ đầu tư khoản tiền chênh lệch này. Trường hợp ngược lại, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán cho nhà thầu.

2. Nếu hợp đồng bị chấm dứt do lỗi của chủ đầu tư nêu tại Điều 25 Chương này hoặc do bất khả kháng, chủ đầu tư sẽ lập biên bản xác nhận giá trị các công việc đã thực hiện, vật liệu đã mua, chi phí hợp lý cho việc di chuyển máy móc, thiết bị, hồi hương nhân sự mà nhà thầu thuê cho công trình và chi phí của nhà thầu về việc bảo vệ công trình, trừ đi khoản tiền tạm ứng mà nhà thầu đã nhận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán cho nhà thầu khoản tiền chênh lệch này.

3. Mọi vật liệu tại công trường, máy móc, thiết bị, công trình tạm và công trình sẽ được xem là tài sản của chủ đầu tư nếu hợp đồng bị chấm dứt do lỗi của nhà thầu.


CHƯƠNG X

MẪU HỢP ĐỒNG

Mẫu số 15

(Ghi chú: Khi soạn thảo, đàm phán để ký kết hợp đồng, hai bên có thể tham khảo theo mẫu hợp đồng này và mẫu hợp đồng kèm theo công văn số 2508/BXD-VP ngày 26/11/2007 của Bộ Xây dựng Công bố mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình);
HỢP ĐỒNG (1)

(Văn bản hợp đồng xây lắp quy mô nhỏ)

____, ngày ____ tháng ____ năm ____

Hợp đồng số: _________

Gói thầu: ____________ [Ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: _________ [Ghi tên dự án]
Căn cứ5____(Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội)

Căn cứ6____(Luật Đấu thầu số 43/2013/QH11 ngày 26/11/2013 của Quốc hội);

Căn cứ6____(Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội);

Căn cứ6____( Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội);



Căn cứ6 ____ (Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.)

Căn cứ Quyết định số ____ ngày ____ tháng ____ năm ____ của ____ về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu ____ [Ghi tên gói thầu] và thông báo trúng thầu số ____ ngày ____ tháng ____ năm ____ của bên mời thầu;

Căn cứ biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đã được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu ký ngày ____ tháng ____ năm ____;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:



Chủ đầu tư (sau đây gọi là Bên A)

Tên chủ đầu tư [Ghi tên chủ đầu tư]

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:


Tài khoản:

Mã số thuế:

Đại diện là ông/bà:

Chức vụ:

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ____ ngày ____ tháng ____ năm ____ (trường hợp được ủy quyền).

Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên nhà thầu [Ghi tên nhà thầu trúng thầu]:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:


Tài khoản:

Mã số thuế:

Đại diện là ông/bà:

Chức vụ:

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ____ ngày ____ tháng ____ năm ____ (trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng xây lắp với các nội dung sau:



Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Bên A giao cho bên B thực hiện việc thi công xây dựng, lắp đặt công trình theo đúng thiết kế.



Điều 2. Thành phần hợp đồng

Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

1. Văn bản hợp đồng (kèm theo Biểu giá và các Phụ lục khác nếu có);

2. Biên bản thương thảo hoàn thiện hợp đồng;

3. Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu;

4. Điều kiện của hợp đồng;

5. HSDT và các văn bản làm rõ HSDT của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

6. HSMT và các tài liệu bổ sung HSMT (nếu có);

7. Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).

Điều 3. Trách nhiệm của nhà thầu

Nhà thầu cam kết thi công công trình theo thiết kế đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.



Điều 4. Trách nhiệm của chủ đầu tư

Chủ đầu tư cam kết thanh toán cho nhà thầu theo giá hợp đồng nêu tại Điều 5 của hợp đồng này theo phương thức được quy định trong điều kiện cụ thể của hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.



Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá hợp đồng: ____________[Ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ].

2. Phương thức thanh toán: Thanh toán theo phương thức nêu trong Điều 22 ĐKHĐ.

Điều 6. Hình thức hợp đồng: ___________________[Nêu các hình thức hợp đồng phù hợp với Điều 4 ĐKHĐ].

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng: _________[Ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với khoản 3 Mục 1 Chương I, HSDT và kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên].

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ _____ [Ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng phù hợp với ngày khởi công được quy định tại Điều 13 ĐKHĐ].

2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.

Hợp đồng được lập thành ____ bộ, chủ đầu tư giữ ____ bộ, nhà thầu giữ ____ bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.




ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU

[Ghi tên, chức danh, ký tên và

đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ [Ghi tên, chức danh, ký tên và

đóng dấu]

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

BIỂU GIÁ HỢP ĐỒNG

(Kèm theo hợp đồng số _____, ngày ____ tháng ____ năm ____)



(Phụ lục này được lập trên cơ sở yêu cầu của HSMT, HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bao gồm biểu giá cho từng hạng mục, nội dung công việc. Tùy tính chất và quy mô của gói thầu mà biểu giá có thể bao gồm nhiều phần: phần công việc áp dụng hình thức trọn gói, phần công việc áp dụng hình thức theo đơn giá…).







Mẫu số 16

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

_____, ngày ____ tháng ___ năm _____

Kính gửi:___________ [ghi tên chủ đầu tư]

(sau đây gọi là chủ đầu tư)

Theo đề nghị của __________ [Ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu __________ [Ghi tên gói thầu] và đã ký hoặc cam kết sẽ ký kết hợp đồng xây lắp cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng);(2)

Theo quy định trong HSMT (hoặc hợp đồng), nhà thầu phải nộp cho chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, _______ [Ghi tên của ngân hàng] có trụ sở đăng ký tại ______ [Ghi địa chỉ của ngân hàng(3)] (sau đây gọi là “ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu với số tiền là ________ [Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn _____ [Ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của chủ đầu tư thông báo nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày ____ tháng ____ năm _____.(4)







Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:


(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì bên mời thầu sẽ báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của _______ [Ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu trúng chỉ định thầu gói thầu ________ [Ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số [Ghi số hợp đồng] ngày ___ tháng ___ năm ____ (sau đây gọi là hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu nêu tại Điều 3 ĐKHĐ.

Mẫu số 17

BẢO LÃNH TIỀN TẠM ỨNG(1)

_____, ngày ____ tháng ___ năm _____


Kính gửi:___________ [Ghi tên chủ đầu tư]

(sau đây gọi là chủ đầu tư)



[Ghi tên hợp đồng, số hợp đồng]
Theo điều khoản về tạm ứng nêu trong điều kiện của hợp đồng, _____ [Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) phải nộp cho chủ đầu tư một bảo lãnh ngân hàng để bảo đảm nhà thầu sử dụng đúng mục đích khoản tiền tạm ứng ______ [Ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ] cho việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, ______ [Ghi tên của ngân hàng] có trụ sở đăng ký tại _____ [Ghi địa chỉ của ngân hàng (2)] (sau đây gọi là “ngân hàng”), theo yêu cầu của chủ đầu tư, đồng ý vô điều kiện, không hủy ngang và không yêu cầu nhà thầu phải xem xét trước, thanh toán cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư có yêu cầu với một khoản tiền không vượt quá ______ [Ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ].

Ngoài ra, chúng tôi đồng ý rằng các thay đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh các điều kiện của hợp đồng hoặc của bất kỳ tài liệu nào liên quan tới hợp đồng được ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư sẽ không làm thay đổi bất kỳ nghĩa vụ nào của chúng tôi theo bảo lãnh này.

Giá trị của bảo lãnh này sẽ được giảm dần tương ứng với số tiền tạm ứng mà chủ đầu tư thu hồi qua các kỳ thanh toán quy định tại Điều 5 của Hợp đồng sau khi nhà thầu xuất trình văn bản xác nhận của chủ đầu tư về số tiền đã thu hồi trong các kỳ thanh toán.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày nhà thầu nhận được khoản tạm ứng theo hợp đồng cho tới ngày ___ tháng ___ năm ____ (3) hoặc khi chủ đầu tư thu hồi hết số tiền tạm ứng, tùy theo ngày nào đến sớm hơn.





Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]


Ghi chú:

(1) Căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu mà quy định phù hợp với yêu cầu nêu tại Điều 21 ĐKHĐ.

(2) Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.



(3) Ngày quy định tại Điều 21 ĐKHĐ.

1(1) Tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu, nội dung thỏa thuận liên danh theo mẫu này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.


2(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành. Đối với gói thầu ODA ghi theo quy định của nhà tài trợ.

3(1) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

4(1) Ghi chức danh dự kiến cho gói thầu này. Ví dụ: Giám đốc điều hành

5() Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.


Каталог: UploadFiles -> DauThau
DauThau -> HỒ SƠ MỜi thầu xây lắp gói thầu số 07: Toàn bộ phần chi phí xây lắp công trình
DauThau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
UploadFiles -> THÔng báo về nội dung Hội nghị liên tịch chuẩn bị Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân huyện khóa VI, sáu tháng đầu năm 2016
DauThau -> Ban đẦu tư VÀ XÂy dựng hồ SƠ MỜi thầu xây lắP
DauThau -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầu tên gói thầu: 03: Toàn bộ Phần xây lắp của dự án
DauThau -> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ
DauThau -> HỒ SƠ MỜi sơ tuyển tên gói thầu số 1: Thiết bị mn trong nhà. Tên dự toán : thiết bị phục vụ DẠy học mầm non
DauThau -> Ban đẦu tư VÀ XÂy dựng hồ SƠ MỜi thầu xây lắP

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương