HÀ NỘI, 2016 MỤc lục tên gọi và ký hiệu Tiêu chuẩn Việt Nam 3


Tình hình phát triển của khuôn dạng tệp tin đa phương tiện cơ sở của ISO



tải về 496.54 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích496.54 Kb.
#20195
1   2   3   4

1.1Tình hình phát triển của khuôn dạng tệp tin đa phương tiện cơ sở của ISO


Định dạng tệp tin đa phương tiện cơ sở của ISO được nhóm phát triển MPEG (ISO/IEC JTC1/SC29/WG11) của tổ chức này xây dựng nên từ định dạng tệp tin QuickTime của Apple. Chỉ tiêu kỹ thuật đối với định dạng tệp tin MP4 phiên bản đầu tiên ra đời năm 2001 với mã là ISO/IEC 14496-1:2001 và với tên gọi là MPEG-4 Part 1: Systems. Năm 2003, phiên bản MP4 đầu tiên này được thay thế bởi tiêu chuẩn MPEG-4 Part 14: MP4 file format (ISO/IEC 14496-14:2003), tiêu chuẩn mới này thường được biết đến như là định dạng tệp tin MPEG-4 phiên bản 2. Sau đó, định dạng tệp tin MP4 đã là cơ sở để tạo nên định dạng tệp tin đa phương tiện cơ sở của ISO (ISO/IEC 14496-12:2004 hoặc ISO/IEC 15444-12:2004), định dạng này định nghĩa về cấu trúc chung của các tệp tin đa phương tiện dựa trên thời gian và được sử dụng như là một định dạng cơ sở cho các định dạng tệp tin khác như MP4, 3GP, Motion JPEG 2000.


Phiên bản

Thời gian phát hành

Lần sửa đổi cuối cùng

Tiêu chuẩn

Phiên bản đầu tiên

2004




ISO/IEC 14496-12:2004, ISO/IEC 15444-12:2004

Phiên bản thứ hai

2005

2008

ISO/IEC 14496-12:2005, ISO/IEC 15444-12:2005

Phiên bản thứ ba

2008

2009

ISO/IEC 14496-12:2008, ISO/IEC 15444-12:2008

Phiên bản thứ tư

2012

2013

ISO/IEC 14496-12:2012, ISO/IEC 15444-12:2012

Bảng 2 1. Các phiên bản của MPEG-4 Part 12 và JPEG 2000 Part 12
Theo như chỉ tiêu kỹ thuật của 3GPP2 công bố ngày 18 tháng 5 năm 2007 thì mối quan hệ giữa định dạng tệp tin đa phương tiện cơ sở của ISO với một số định dạng tệp tin khác như hình dưới đây.





Hình 2 2. Mối quan hệ giữa khuôn dạng tệp tin đa phương tiện của ISO với các khuôn dạng tệp tin khác.

1.2Tình hình sử dụng khuôn dạng tệp tin đa phương tiện cơ sở của ISO


Như đã đề cập đến ở trên, định dạng tệp tin đa phương tiện cơ sở của ISO không phải là định dạng được sử dụng trực tiếp trên các ứng dụng, tuy nhiên thông qua định dạng cơ sở này, nhiều định dạng tệp tin khác đã được xây dựng nên và nhiều ứng dụng khác nhau đã sử dụng các định dạng tệp tin được tạo ra này, các ứng dụng bao gồm:

  • Ghi hình, chụp ảnh.

  • Chuyển đổi, tải xuống.

  • Trình chiếu.

  • Sửa đổi, tổng hợp, lưu trữ.

  • Streaming, lưu các luồng lại thành tệp tin.

  • ...

Các ứng dụng nêu trên đã được rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới phát triển và đóng gói thành các sản phẩm của mình, ví dụ như: Apple, Canon, Casio, Cineform, Dolby, Digital Voodoo, Leica, Matrox, Nikon, Panasonic, Samsung, ...

Trong đời sống hàng ngày, việc sử dụng các ứng dụng có sử dụng đến định dạng tệp tin được như MP4, 3GP, 3G2,... là rất phổ biến, ví dụ như việc xem một đoạn film trên Youtube, nghe một bản nhạc trên một website, hay dùng điện thoại để quay một clip, chụp một hình ảnh, ghi âm một đoạn nhạc,...

Về tình hình phát triển CNTT của Việt Nam, theo báo cáo của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), năm 2013, thì Việt Nam đứng thứ 81/161 về chỉ số phát triển CNTT-TT (ICT Development Index). Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng 4 sau Malaysia, Brunei, Singapore và đứng thứ 12/27 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Những yếu tố vừa nêu đã cho thấy mức độ phát triển của CNTT tại Việt Nam, việc phát triển này cũng phần nào cho thấy sự tác động của CNTT đến đời sống của người dân Việt Nam, bao gồm cả các lĩnh vực liên quan đến nhu cầu trao đổi, học tập, giải trí,... và điều đó không thể không liên quan đến các việc sử dụng âm thanh, hình ảnh.

Theo thông tin được công bố liên quan đến Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất đến năm 2020 thì “Các máy thu truyền hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất, tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh MPEG-4 theo chủng loại và thời hạn cụ thể do Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam quyết định phù hợp với tình hình thực tế” và quy định này đã được thực hiện từ ngày 01/04/2016. Trong quy định có nêu rõ tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh được sử dụng là chuẩn MPEG-4, và theo ISO thì định dạng của tệp tin MPEG-4 được xây dựng nên từ định dạng tệp tin đa phương tiện cơ sở của ISO.


1.3Phạm vi áp dụng


Tiêu chuẩn TCVN xxx:201x của Việt Nam được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-12, tiêu chuẩn này quy định về định dạng của tệp tin đa phương tiện cơ sở theo chuẩn ISO, đây là định dạng được dùng để xây dựng nên các định dạng tệp tin đa phương tiện cụ thể hơn. Định dạng này chứa thông tin về thời gian, cấu trúc và thông tin đa phương tiện của chuỗi dữ liệu đa phương tiện tuân theo thời gian, ví dụ như các bản trình diễn hình ảnh, âm thanh.

Các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có thể áp dụng tiêu chuẩn này để xây dựng nên các định dạng tệp tin đa phương tiện, hoặc để nghiên cứu và phát triển các thiết bị phần cứng, phần mềm liên quan đến việc thu phát, xử lý âm thanh hình ảnh của các tệp tin có định dạng được xây dựng nên từ tiêu chuẩn cơ sở này.




  1. tải về 496.54 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương