Hà Nội, 2012 MỤc lụC 6 phần mở ĐẦU 7 phần I: hiện trạng 9


II. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU



tải về 0.5 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.5 Mb.
#12952
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

II. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU

II.1 Quan điểm


1. ĐDSH là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá của quốc gia; bảo tồn ĐDSH là nhiệm vụ của toàn xã hội, bao gồm các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân.

2. Chiến lược quốc gia về ĐDSH phải được gắn kết hữu cơ với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững ĐDSH phải được lồng ghép vào các chủ trương, chiến lược và chính sách phát triển cấp quốc gia, ngành và địa phương.

3. Bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH được triển khai như một biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

4. Nhà nước huy động nguồn lực tài chính và nhân lực phục vụ công tác bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH.

5. Xã hội hóa công tác bảo tồn ĐDSH là một giải pháp then chốt cho bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH.

6. Kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH.



II.2 Tầm nhìn đến năm 2030


Đến năm 2030, nhận thức đúng đắn của xã hội, từ các cấp lãnh đạo, quản lý đến người dân về vai trò và giá trị của ĐDSH được thể hiện cụ thể trong thực tiễn; Tài nguyên ĐDSH được bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững dựa trên một hệ thống pháp luật, chính sách và bộ máy quản lý hiệu lực và hiệu quả; Dịch vụ hệ sinh thái được khai thác bền vững nhằm phục vụ lợi ích thiết yếu cho xã hội.

II.3 Mục tiêu tổng quát đến năm 2020


Nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách và bộ máy quản lý nhà nước về ĐDSH, nhận thức, trách nhiệm và sự tham gia của xã hội trong bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH; giảm thiểu những nguy cơ trực tiếp đối với ĐDSH; hệ sinh thái, loài, nguồn gen được bảo tồn, sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng, hiệu quả; bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH góp phần tích cực trong thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

II.4 Các mục tiêu cụ thể

4.1 Mục tiêu chiến lược 1: Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật, chính sách và tổ chức quản lý nhà nước về đa dạng sinh học


Mục tiêu 1.1: Đến năm 2020, thể chế, tổ chức bộ máy quản lý thống nhất về bảo tồn đa dạng sinh học được thiết lập và thực thi hiệu quả;

Mục tiêu 1.2: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, chú trọng về nguồn lực tài chính và nhân lực;

Mục tiêu 1.3: Thiết lập và vận hành thống nhất khung pháp luật và chính sách về bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học;

Mục tiêu 1.4: Đưa các giá trị và chỉ tiêu bảo tồn đa dạng sinh học vào các chiến lược, kế hoạch và chương trình tại cấp quốc gia, ngành và địa phương, bao gồm chiến lược xoá đói giảm nghèo và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và các chương trình trồng rừng và chống suy thoái rừng;

Mục tiêu 1.5: Giá trị kinh tế của đa dạng sinh học được lượng giá và đưa vào hệ thống thống kê, báo cáo của quốc gia;

Mục tiêu 1.6: Thiết lập và đưa vào hoạt động mạng lưới quan trắc, hệ thống báo cáo và cơ sở dữ liệu về ĐDSH từ trung ương đến địa phương;

Mục tiêu 1.7: Đến năm 2015, Chính phủ phê duyệt Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; các quy định về thực hiện Nghị định thư được ban hành và thực hiện;

Mục tiêu 1.8: Đến năm 2020, ban hành và thực thi được các quy định pháp luật về bảo vệ các tri thức truyền thống về nguồn gen.

4.2 Mục tiêu chiến lược 2: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự tham gia của mọi thành phần xã hội trong bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH.


Mục tiêu 2.1: Các nhà hoạch định chính sách được nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của đa dạng sinh học và ủng hộ chủ trương bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;

Mục tiêu 2.2: Doanh nghiệp nhận thức được vai trò và giá trị của đa dạng sinh học và có các hoạt động hỗ trợ bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;

Mục tiêu 2.3: Cộng đồng nhận thức được giá trị của đa dạng sinh học và tích cực tham gia vào công tác bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

4.3 Mục tiêu chiến lược 3: Giảm đáng kể những nguy cơ trực tiếp đối với ĐDSH


Mục tiêu 3.1: Đến năm 2020, giảm tốc độ mất rừng tự nhiên, vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển và các sinh cảnh tự nhiên xuống còn một nửa.

Mục tiêu 3.2: Đến năm 2020, về cơ bản kiểm soát được nạn buôn bán trái phép các loài động, thực vật hoang dã;

Mục tiêu 3.3: Hạn chế khai thác quá mức và thay đổi phương thức đánh bắt, khai thác, nông, lâm, thủy sản gây ảnh hưởng xấu tới các loài đang bị đe doạ và những hệ sinh thái dễ bị tổn thương;

Mục tiêu 3.4: Kiềm chế tốc độ gia tăng và hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường làm tổn thương các hệ sinh thái, loài và nguồn gen; đặc biệt tại các lưu vực sông, các vùng đất ngập nước nội địa và vùng biển ven bờ;

Mục tiêu 3.5: Tăng cường quản lý an toàn sinh học của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học;

Mục tiêu 3.6: Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam.

4.4 Mục tiêu chiến lược 4: Bảo tồn hiệu quả các hệ sinh thái, loài, nguồn gen


Mục tiêu 4.1: Đến năm 2020, diện tích và chất lượng rừng nguyên sinh được đảm bảo ổn định ở mức hiện tại (năm 2012) là 0,5 triệu ha; tăng tỷ lệ rừng trồng với thành phần cây gỗ bản địa có tính đã dạng sinh học cao trong các chương trình trồng mới rừng1; bảo đảm tỷ lệ che phủ của các khu rừng đầu nguồn xung yếu đạt 60% so với diện tích lưu vực;

Mục tiêu 4.2 : Đến năm 2020, thiết lập được hệ thống khu bảo tồn đáp ứng nhu cầu bảo tồn các loài, hệ sinh thái và quá trình sinh thái quan trọng tại Việt Nam. Hệ thống này có diện tích ít nhất bằng 10% diện tích lãnh thổ trên cạn và 0,24% diện tích vùng biển. Thiết lập và quản lý có hiệu quả các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn.

Mục tiêu 4.3: Đến năm 2020, kiện toàn hệ thống Ban quản lý khu bảo tồn để tăng cường công tác quản lý và giám sát các khu bảo tồn . Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch quản lý các khu bảo tồn; trong đó xác định trách nhiệm, hoạt động, cơ chế quản lý, cơ chế trách nhiệm báo cáo và tài chính.

Mục tiêu 4.4: Đến năm 2020, tăng số lượng và nâng cao chất lượng quản lý hệ thống các khu bảo tồn được Quốc tế công nhận với dự kiến thêm: 6 khu Ramsar, 2 khu Dự trữ sinh quyển, 3 khu Di sản thiên nhiên Thế giới, 6 khu Di sản ASEAN mới được công nhận;

Mục tiêu 4.5: Tới năm 2020, ngăn chặn xu hướng suy giảm và từng bước phục hồi các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

Mục tiêu 4.6: Bảo tồn thành công các giống cây trồng và vật nuôi bản địa và các loài họ hàng hoang dại của các giống vật nuôi, cây trồng, các chủng vi sinh vật quý, hiếm;

Mục tiêu 4.7: Xây dựng, củng cố và tăng hiệu quả quản lý hệ thống các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ (vườn thú, vườn thực vật, trung tâm nhân nuôi động vật hoang dã, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, trung tâm cứu hộ động vật…).

4.5 Mục tiêu chiến lược 5: Tăng cường sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng hệ sinh thái, loài, nguồn gen


Mục tiêu 5.1: Đến năm 2020, thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên phạm vi cả nước; triển khai thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường để áp dụng cho các hệ sinh thái biển và đất ngập nước.

Mục tiêu 5.2: Cơ chế đồng quản lý được áp dụng và vận hành hiệu quả ở phần lớn các khu bảo tồn, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý và hưởng lợi từ những lợi ích do các khu bảo tồn mang lại;

Mục tiêu 5.3: Đến năm 2020, ít nhất 15% diện tích hệ sinh thái quan trọng đã bị suy thoái được phục hồi hiệu quả, sử dụng phương pháp và cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, dự trữ cácbon và giảm thiểu tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu;

Mục tiêu 5.4: Du lịch sinh thái được phát triển bền vững và trở thành một nguồn thu quan trọng đối với người dân sống ở trong và xung quanh khu bảo tồn;

Mục tiêu 5.5: Tăng số lượng và loại hình sản phẩm, dịch vụ được cấp chứng chỉ quốc tế về khai thác và sử dụng bền vững từ ngành nông, lâm, thủy sản có tiềm năng xuất khẩu cao của Việt Nam;

Mục tiêu 5.6: Các loài lâm sản ngoài gỗ; đặc biệt các loài cây thuốc quý, cây cho dầu nhựa, cây làm lương thực, thực phẩm và các loài động vật hoang dã thông thường được nghiên cứu tạo giống, thử nghiệm và đưa vào trồng trọt, gây nuôi và sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ để tăng nguồn hàng, nâng cao đời sống cho người dân địa phương và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế địa phương, giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên;

Mục tiêu 5.7: Tri thức truyền thống về khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học được điều tra, đánh giá, và áp dụng chọn lọc để nâng cao công tác bảo tồn, và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của địa phương.

4.6 Mục tiêu Chiến lược 6: Bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH trở thành trọng tâm trong chiến lược thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu


Mục tiêu 6.1: Xác định rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với ĐDSH Việt Nam và vai trò của ĐDSH trong thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

Mục tiêu 6.2: Lồng ghép các chỉ tiêu bảo tồn đa dạng sinh học trọng trong Kế hoạch hành động về REDD+ (giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhờ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng) để tạo một cơ chế bổ sung nguồn lực cho bảo tồn ĐDSH, thực hiện cam kết Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC);

Mục tiêu 6.3: Xây dựng hành lang đa dạng sinh học kết nối các hệ sinh thái và khu vực trọng yếu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.


tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương