Hà Nội 2011 MỤc lục tên dự thảo quy chuẩN 4



tải về 150.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích150.55 Kb.
#16280




BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH DỰ THẢO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN BĂNG TẦN 5 GHz

Hà Nội - 2011

MỤC LỤC

1. TÊN DỰ THẢO QUY CHUẨN 4

2. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG QUY CHUẨN HÓA TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN BĂNG TẦN 5 GHz 4

2.1. Tình hình trong nước 4

2.2. Tình hình ngoài nước 5

3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN DẢI TẦN 5 GHz 8

4. LÝ DO, MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN 11

5. SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN 11

5.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn về thiết bị vô tuyến 11

5.2. Các sở cứ 11

5.3. Phân tích tài liệu và lựa chọn sở cứ 12

6. HÌNH THỨC XÂY DỰNG DỰ THẢO QUY CHUẨN 14

7. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO QUY CHUẨN 16




Lời nói đầu

Các quy định kỹ thuật và phương pháp thử của QCVN xxx:2011/BTTTT phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI).

QCVN XXX:2011/BTTTT do Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư ...../2011/TT-BTTTT ngày .... tháng ..... năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.



THUYẾT MINH DỰ THẢO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN BĂNG TẦN 5 GHz

1. TÊN DỰ THẢO QUY CHUẨN


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz”

2. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG QUY CHUẨN HÓA TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN BĂNG TẦN 5 GHz

2.1. Tình hình trong nước


Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ 1/1/2007):

- Tiêu chuẩn là văn bản tự nguyện áp dụng và quy chuẩn là văn bản bắt buộc áp dụng.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, thẩm định (có sự thẩm định của Bộ KHCN) ban hành.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành tiêu chuẩn cho một số loại thiết bị vô tuyến làm việc trong dải tần ngắn, cụ thể như:



  • “Thiết bị vô tuyến điểm đa điểm dải tần dưới 1 GHz sử dụng truy nhập TDMA - Yêu cầu kỹ thuật”, TCN 68-235:2006.

  • “Thiết bị vô tuyến điểm đa điểm dải tần dưới 1 GHz sử dụng truy nhập CDMA - Yêu cầu kỹ thuật”, TCN 68-236:2006.

  • “Thiết bị vô tuyến điểm đa điểm dải tần dưới 1 GHz sử dụng truy nhập DS - CDMA - Yêu cầu kỹ thuật”, TCN 68-237:2006.

  • “Thiết bị thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz - Yêu cầu kỹ thuật”, TCN 68-242:2006.

Ngày 03/12/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 36/2009/TT-BTTTT Quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn được sử dụng có điều kiện, Phụ lục 8 – Điều kiện kĩ thuật và khai thác đối với thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN) được sử dụng có điều kiện. Và mới đây nhất, ngày 30/7/2010 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành thông tư số 18/2010/TT-BTTTT về 21 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực viễn thông.

Riêng đối với thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz, Bộ Thông tin và Truyền thông chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Năm 2006, thông qua đề tài “Thiết bị truy nhập vô tuyến dải tần 5,7 GHz dùng công nghệ truy nhập TDMA TDD”, mã số 86 - 06 - KHKT – TC, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao cho Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện nghiên cứu và xây dựng dự thảo quy chuẩn đối với thiết bị này. Nội dung cơ bản của dự thảo quy chuẩn trên đã được hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở thông qua và được gửi báo cáo giám định cấp Bộ.

Tuy nhiên về hình thức trình bầy của dự thảo quy chuẩn này chưa tuân thủ quy định về cách trình bầy dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông. Vì vậy dự thảo quy chuẩn này cần phải được rà soát, hiệu chỉnh cho phù hợp với quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi ban hành.

2.2. Tình hình ngoài nước


    Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như FCC, IEEE, ITU, ETSI và các tổ chức tiêu chuẩn của một số quốc gia đã và đang nghiên cứu xây dựng một số khuyến nghị, quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz. Tình hình nghiên cứu của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và của các quốc gia trong lĩnh vực này có thể tóm lược như sau:

    2.2.1. Tình hình tiêu chuẩn hóa của Ủy ban truyền thông Liên bang Mỹ - FCC (Federal Communications Commission):

    Ủy ban truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã ban hành tiêu chuẩn đối với các thiết bị hạ tầng thông tin quốc gia không giấy phép (U-NII), gồm:

    [1] FCC PART 15.247: Code of Federal Regulations (USA), Title 47 Telecommunications, Chapter 1 Federal Communications Commission, Part 15 Radio Frequency Devices, Subpart C – Intentional Radiators, §15.247 Operation within the bands 902 – 928 MHz, 2400 – 2483.5 MHz, and 5725 – 5850 MHz.

    [2] FCC PART 15.407: Code of Federal Regulations (USA), Title 47 Telecommunications, Chapter 1 Federal Communications Commission, Part 15 Radio Frequency Devices, Subpart E - Unlicensed National Information Infrastructure Devices, §15.407 General technical requirements.



    Nhận xét:

    Ủy ban truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đưa ra các luật lệ mà các thiết bị truy nhập vô tuyến phải vận hành theo. FCC quy định nơi phổ tần vô tuyến Wireless LAN có thể hoạt động, sử dụng công suất nào, với kỹ thuật gì, các phần cứng Wireless LAN có thể được sử dụng như thế nào và ở đâu.



    Hình 1 - Phân chia sử dụng băng tần



    2.2.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa của Viện kỹ thuật Điện và Điện tử - IEEE (Institude of Electrical and Electronics Engineers):

    Viện kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE) là tổ chức do các kỹ sư điện và điện tử của Mỹ sáng lập. IEEE đã đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật Wireless LAN (IEEEE 802.11).



    Bảng 1 - Các tiêu chuẩn IEEE quy định cho Wireless LAN

      Stt

      Tiêu chuẩn

      Băng tần

      Phương thức điều chế

      Tốc độ tối đa

      1

      IEEE 802.11

      2.4 GHz

      DSSS, FHSS

      1; 2Mbit/s

      2

      IEEE 802.11a

      5 GHz

      OFDM

      54Mbit/s

      3

      IEEE 802.11b

      2.4 GHz

      DSSS

      11Mbit/s

      4

      IEEE 802.11g

      2.4 GHz

      OFDM

      54Mbit/s

    2.2.3. Tình hình tiêu chuẩn hóa của Liên minh viễn thông quốc tế - ITU (International Telecommunication Union):

    Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) đã ban hành khuyến nghị và tiêu chuẩn kỹ thuật lựa chọn tần số động (DFS) cho các thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz như:

    ITU-R M.1652: Dynamic frequency selection (DFS) in wireless access systems including radio local area networks for the purpose of protecting the radiodetermination service in the 5 GHz band.

    Nhận xét:

    Các khuyến nghị của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) không đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại thiết bị cụ thể, mà chỉ đưa ra các yêu cầu chung đối với các thiết bị vô tuyến.



    2.2.4. Tình hình tiêu chuẩn hóa của Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu - ETSI (European Telecommunication Standards Institude):

    Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI) quy định tiêu chuẩn cho việc sử dụng các thiết bị của Châu Âu cũng giống Viện kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE) quy định tiêu chuẩn cho Mỹ. Khi các tiêu chuẩn ETSI ví dụ HiperLAN/1 và HiperLAN/2 ra đời thì các tiêu chuẩn ETSI HiperLAN này đã có sự cạnh tranh với các tiêu chuẩn của IEEE.



    Bảng 2 - Các tiêu chuẩn của ETSI HiperLAN

      Tiêu chuẩn

      Dải tần hoạt động

      Phương thức điều chế

      Tốc độ tối đa

      Phạm vi phủ sóng

      HiperLAN/1

      5,15 GHz - 5,25 GHz

      5,25 GHz - 5,35 GHz



      DSSS

      24 Mbit/s

      50 m

      HiperLAN/2

      5,15 GHz - 5,25 GHz

      5,25 GHz - 5,35 GHz

      5,725 GHz - 5,825 GHz


      OFDM

      54 Mbit/s

      150 m

    Nhận xét:

    Tiêu chuẩn của tổ chức ETSI là tiêu chuẩn hài hòa Châu Âu, đảm bảo tính tương thích điện từ trường và sử dụng hiệu quả phổ tần số (ERM), tránh nhiễu có hại đến các hệ thống vô tuyến khác cũng như đảm bảo tính phối hợp khi hoạt động của các hệ thống, thiết bị vô tuyến (quy định trong điều khoản 3.2 của Chỉ dẫn R&TTE của Hội đồng Châu Âu). Các tiêu chuẩn của ETSI đều có tham chiếu đến các khuyến nghị, qui định và tiêu chuẩn của các tổ chức khác nên có tính tương thích cao. Cụ thể là:



[1] Directive 1999/5/EC of the European Parliament and of the Council of 9 March 1999 on radio equipment and telecommunications terminal equipment and the mutual recognition of their conformity (R&TTE Directive).

[2] ETSI TR 100 028-1: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics; Part 1".

[3] ETSI TR 100 028-2: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics; Part 2".

[4] CISPR 16-1: "Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods - Part 1: Radio disturbance and immunity measuring apparatus".

[5] ECC/DEC(04)08: "ECC Decision of 12 November 2004 on the harmonised use of the 5 GHz frequency bands for the implementation of Wireless Access Systems including Radio Local Area Networks (WAS/RLANs)".


    [6] ETSI EN 301 489: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services".

    Đặc biệt, ETSI đã có một bộ rất đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz, gồm:



[7] ETSI EN 301 893 V1.4.1 (2007-07) Broadband Radio Access Networks (BRAN); 5GHz high performance RLAN; Harmonized EN covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

[8] ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) Broadband Radio Access Networks (BRAN); 5GHz high performance RLAN; Harmonized EN covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;



    [9] ETSI EN 301 893 V1.2.3 (2003-08) Broadband Radio Access Networks (BRAN); 5GHz high performance RLAN; Harmonized EN covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive.

    2.2.5. Tình hình tiêu chuẩn hóa của tổ chức WECA (Wireless Ethernet Compatibility Alliance)

    Tổ chức WECA tuy không phải là tổ chức công nghiệp lâu đời, nhưng tổ chức này hiện nay là một tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất về các thiết bị WirelessLAN. Tổ chức WECA được thành lập tháng 8/1999 bởi một số công ty lớn: 3Com, Cisco, Intersil, Nokia, Symbol, Intermec, Microsoft và Intel. Trách nhiệm của WECA là chứng nhận liên kết hoạt động của sản phẩm hỗ trợ WiFi và đẩy mạnh phát triển WiFi như một mạng tiêu chuẩn toàn cầu.


3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN DẢI TẦN 5 GHz


3.1. Tình hình sử dụng thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz ở Việt Nam

Các thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz hiện được sử dụng nhiều ở Việt nam. Các đối tượng sử dụng thiết bị truy nhập vô tuyến tại các vị trí khác nhau và ở các thời điểm khác nhau có thể duy trì kết nối khi trung chuyển.

Ngày 07 tháng 7 năm 2004, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành văn bản số 1301/BBCVT-VT về việc hướng dẫn các Doanh nghiệp viễn thông, Internet triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng không dây sử dụng công nghệ Wireless LAN.

Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng không dây sử dụng sóng vô tuyến để truyền và nhận dữ liệu thông qua không gian, thông qua tường, trần và các cấu trúc khác mà không cần cáp, cho phép các đối tượng sử dụng truy nhập tới các loại hình dịch vụ đa phương tiện thông qua kết nối tốc độ cao tới mạng Internet hoặc mạng dữ liệu cộng cộng. Theo đó, một số yếu tố thúc đẩy việc sử dụng thiết bị truy nhập vô tuyến phát triển nhanh trong hiện tại và năm tiếp theo như:


  • Sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các trung tâm thương mại, các tòa nhà cao tầng, các kho hàng, bệnh viện, trường Đại học,...

  • Sự đầu tư phát triển của ngành du lịch đòi hỏi phải đáp ứng dịch vụ thông tin thường xuyên cho du khách tại những điểm: sân bay, khách sạn, nhà ga,…

  • Đời sống xã hội ngày một cao, trình độ hiểu biết về công nghệ thông tin cũng như nhu cầu thông tin ngày một tăng;

  • Chủng loại thiết bị khá đa dạng (cả về mẫu mã và đặc tính kỹ thuật);

  • Các thiết bị từ nhiều hãng sản xuất khác nhau trên thế giới và khu vực;

  • Giá thành thiết bị ngày một giảm.

Bảng 3 - Ký hiệu một số loại thiết bị của các hãng sản xuất đã có ở Việt Nam

Ký hiệu

Hãng sản xuất

Loại thiết bị

Băng tần

Intel 533AN_MMW

Intel

Wireless network adapter

2,4 GHz; 5 GHz

AIR-LAP1131AG-E-K9

Cisco

Access point

2,4 GHz; 5 GHz

AP-5181

Symbol

Access point

2,4 GHz; 5 GHz

MRLBB-0902

Hewlett -Packard

Access point

2,4 GHz; 5 GHz

AP-80MB

Aruba

Access point,

Wireless bridge



2,4 GHz; 5 GHz

BCM94322HM8L

Broadcom

PCIe WLAN Card

2,4 GHz; 5 GHz

3.2. Tình hình sử dụng thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz trên thế giới:

Các dải tần chính dành cho thiết bị truy nhập vô tuyến là dải tần được cho phép sử dụng mà không cần cấp phép trong băng tần U-NII, cụ thể như sau:

- Dải tần thấp từ 5.15 GHz đến 5.25 GHz dành cho các ứng dụng trong nhà với EIRP được giới hạn dưới 200 mW (23 dBm).

- Dải tần từ 5.25 GHz đến 5.35 GHz dành cho các ứng dụng trong nhà và ngoài trời với EIRP được giới hạn dưới 200 mW (23 dBm).

- Dải tần từ 5.470 GHz đến 5.725 GHz dành cho các ứng dụng trong nhà và ngoài trời với EIRP được giới hạn dưới 1W (30 dBm).

- Dải tần cao từ 5.725 GHz đến 5.850 GHz dành cho các ứng dụng trong nhà và ngoài trời với EIRP được giới hạn dưới 1W (30 dBm).

Băng tần U-NII không giấy phép và không có quy định về phương pháp điều chế cũng như cơ chế truy nhập. Do đây là băng tần không giấy phép nên có rất nhiều các nhà khai thác dịch vụ sử dụng băng tần này để cung cấp các dạng dịch vụ khác nhau đặc biệt là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng không dây. Băng tần U-NII thường ít bị ảnh hưởng bởi mưa, sương mù hay tuyết.

Trên thị trường châu Á, châu Âu và châu Mỹ hiện có rất nhiều thiết bị truy nhập vô tuyến với chủng loại thiết bị rất đa dạng. Sau đây là một vài loại thiết bị truy nhập vô tuyến 5 GHz được sử dụng phổ biến trên thế giới:



Loại thiết bị

Hình ảnh thiết bị

Access Point




Wireless Bridge



Wireless Workgroup Bridge




Wireless network adapter



PCIe WLAN Card



PCMCIA & Compact Flash Card



USB WiFi



3.3. Tình hình quản lý thiết bị

Ngày 16 tháng 12 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, thay thế Quyết định số 85/1998/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 1998 với mục tiêu sử dụng, khai thác và quản lý phổ tần số vô tuyến điện đảm bảo chặc chẽ, có hiệu quả và hết sức tiết kiệm; đồng thời bảo đảm hoạt động bình thường của các nghiệp vụ vô tuyến điện, tránh xảy ra nhiễu có hại giữa các đài, các nghiệp vụ và các hệ thống vô tuyến điện, bảo vệ được chủ quyền và an ninh quốc gia.

Ngày 15/6/2001, Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Quyết định số 478/2001/QĐ-TCBĐ về “Chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho chứng nhận hợp chuẩn thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện”. Các chỉ tiêu kỹ thuật theo Quyết định số 478/2001/QĐ-TCBĐ đã được sử dụng từ đó đến nay cho công tác chứng nhận hợp chuẩn (nay là chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy) đối với nhiều thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện (loại thiết bị cụ thể theo quy định tại Danh mục do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và sửa đổi tại từng thời kỳ).

Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 07/2009/TT-BTTTT ngày 24/3/2009 ban hành Danh mục sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy. Theo Thông tư này, các loại thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz, có công suất phát từ 60 mW trở lên, trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn sẽ áp dụng:

- Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia

- Quyết định số 478/2001/QĐ-TCBĐ ngày 15/6/2001 của Tổng cục Bưu điện

- Thể lệ thông tin vô tuyến thế giới của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông chưa có quy chuẩn kỹ thuật thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz. Thiết bị vô tuyến là đối tượng phải chứng nhận hợp quy bắt buộc nên hiện nay các thiết bị này đang phải tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho chứng nhận hợp chuẩn các thiết bị thu phát vô tuyến điện (ban hành kèm theo Quyết định số 478/2001/QĐ-TCBĐ ngày 15/6/2001 của Tổng Cục Bưu điện, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Đây là các chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho nhiều loại thiết bị, do vậy chưa thực sự đầy đủ và phù hợp đối với loại hình thiết bị vô tuyến cụ thể.

Do vậy, việc xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá chất lượng thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz” là rất cần thiết để phục vụ cho việc chứng nhận hợp quy chủng loại thiết bị này.

4. LÝ DO, MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN


- Với yêu cầu chặt chẽ về quản lý, tổ chức mạng thông tin quốc gia và nâng cao hơn nữa hiệu quả chất lượng dịch vụ của mạng viễn thông Việt nam, đòi hỏi việc nhập các thiết bị, đo kiểm các yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa vào khai thác dịch vụ phải được giám sát chặt chẽ thông qua hệ thống tiêu chuẩn Ngành ban hành.

- Nhằm tổ chức và quản lý hiệu quả mạng viễn thông Việt Nam, cụ thể là quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến quý hiếm của quốc gia, đảm bảo tương thích điện từ trường (tránh gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hệ thống), quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện, quản lý chất lượng phát xạ vô tuyến điện.

- Do nhu cầu sử dụng thiết bị vô tuyến băng tần 5 GHz rất lớn.

Do vậy, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz sẽ đáp ứng các yêu cầu nhằm đảm bảo khả năng quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ trường và sử dụng phổ tần số vô tuyến điện một cách hiệu quả phục vụ trực tiếp cho việc chứng nhận và công bố hợp quy thiết bị trước khi đưa vào hoạt động trên mạng viễn thông Quốc gia.


5. SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN

5.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn về thiết bị vô tuyến


Quy chuẩn Ngành về thiết bị vô tuyến với mục tiêu quản lý và hợp quy thiết bị bao gồm các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu sau đây:

  • Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng và cho nhân viên của các nhà khai thác;

  • Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng tương thích điện từ trường;

  • Yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng lưới đối với các ảnh hưởng có hại;

  • Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện;

  • Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động với mạng;

  • Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo tình tương thích về mặt sử dụng trong các trường hợp dịch vụ phổ cập (thoại cố định, thoại di động);

  • Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo một số mục tiêu quản lý đặc biệt.

5.2. Các sở cứ


Sau khi xem xét, nghiên cứu kỹ tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới đối với thiết bị truy nhập vô tuyến 5 GHz nêu trên, nhóm thực hiện đề tài nhận thấy chỉ có bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 893 là sở cứ đầy đủ, phù hợp nhất để xây dựng quy chuẩn ”Thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz”.

[1] ETSI EN 301 893 V1.4.1 (2007-07) Broadband Radio Access Networks (BRAN); 5GHz high performance RLAN; Harmonized EN covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

[2] ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) Broadband Radio Access Networks (BRAN); 5GHz high performance RLAN; Harmonized EN covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

[3] ETSI EN 301 893 V1.2.3 (2003-08) Broadband Radio Access Networks (BRAN); 5GHz high performance RLAN; Harmonized EN covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive.

Và Thông tư số 36/2009/TT-BTTTT ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông “Quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn được sử dụng có điều kiện”.

5.3. Phân tích tài liệu và lựa chọn sở cứ


5.3.1. Bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 893:

  • Là bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đầy đủ cho thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz đưa ra những chỉ tiêu tối thiểu cần thiết cho việc sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến điện.

  • Đưa ra các phương pháp đo cũng như các yêu cầu đo kiểm dùng để kiểm tra đánh giá thiết bị hiện có trên thị trường khi cần.

  • Tiêu chuẩn kỹ thuật này bao trùm điều khoản 3.2 của Chỉ dẫn 1999/5/EC (R&TTE Directive), cụ thể là: “…các thiết bị vô tuyến phải được xây dựng sao cho sử dụng có hiệu quả phổ tần số và nguồn tài nguyên quĩ đạo được cấp phát cho hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất và không gian để tránh nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tin đặt trong vũ trụ và mặt đất và các hệ thống kỹ thuật khác”.

* Nội dung:

Tiêu chuẩn ETSI EN 300 893 của 03 tài liệu nêu trên đều có cấu trúc và nội dung tương đối giống nhau. Cụ thể gồm 5 nội dung và 2 phụ lục như sau:



  1. Phạm vi

  2. Tài liệu tham khảo

  3. Định nghĩa, ký hiệu và chữ viết tắt

  4. Yêu cầu kỹ thuật

- Sơ lược môi trường.

- Yêu cầu kỹ thuật đối với máy phát.

- Yêu cầu đối với phát xạ giả của máy thu.


  1. Phương pháp đo kiểm

- Điều kiện đo kiểm.

- Đánh giá kết quả đo.

- Đo kiểm các thông số chính.

Phụ lục A: Vị trí đo kiểm và các phép đo phát xạ

Phụ lục B: Mô tả tổng quan phép đo

* Tóm tắt:


  • Tài liệu [1], [2] & [3] đều đưa ra các yêu cầu và tiêu chuẩn đối với thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz.

  • Là tiêu chuẩn hài hòa của Châu Âu bao gồm các yêu cầu thiết yếu theo điều khoản 3.2 của Chỉ dẫn thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông, áp dụng tự nguyện không bắt buộc và có thể được thay thế hay bổ sung bằng những tiêu chuẩn xác định.

Theo đó, tài liệu [1] ETSI EN 301 893 V1.4.1 (2007-07) đã được xuất bản tháng 07/2007 nên có tính cập nhật, tài liệu [2] ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) có bố cục hài hòa hợp lý, dễ sử dụng, có cấu trúc và nội dung tương đối giống tài liệu [1] và tài liệu [3], không những thế tài liệu còn được xây dựng dưới dạng cấu trúc môđun theo Chỉ dẫn thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông nhằm:

- Giảm thiểu số tiêu chuẩn cần thiết

- Quy định phạm vi cho các tiêu chuẩn cần được bổ sung

- Đơn giản và dễ dàng sử dụng tiêu chuẩn hài hoà như một biện pháp xác đáng để đánh giá tính tuân thủ của thiết bị.



5.3.2. Thông tư số 36/2009/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông:

  • Quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn được sử dụng có điều kiện cho thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN). Một số loại thiết bị WLAN điển hình: điểm truy nhập (access point), bộ định tuyến không dây (wifi router), bộ điều hợp mạng không dây (wifi card).

  • Các điều kiện về tần số và giới hạn phát xạ đối với thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN) tại các băng tần: 5150  5250 MHz, 5250  5350 MHz, 5470  5725 MHz, 5725  5850 MHz.

5.3.3 Lựa chọn sở cứ


Qua việc phân tích tài liệu, nhóm thực hiện đề tài quyết định chọn tài liệu ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) làm sở cứ với lý do:

  • ETSI là Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu, là tổ chức tiêu chuẩn hóa nổi tiếng trên thế giới, tuân theo các quy định, các khuyến nghị của ITU, tuân theo các Chỉ dẫn EEC và tham chiếu đến các tổ chức tiêu chuẩn khác...

  • Tên của tài liệu ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08): “Broadband Radio Access Networks (BRAN); 5GHz high performance RLAN; Harmonized EN covering essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive” phù hợp với tên của đề cương đăng ký mà Cục Quản lý chất lượng CNTT & TT đề nghị: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz

  • ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) được xây dựng theo cấu trúc môđun theo Chỉ dẫn Thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông (Chỉ dẫn R&TTE).

  • Nội dung của ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) cung cấp đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kỹ thuật cũng như các phương pháp đo đánh giá cho từng thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz. Các chỉ tiêu được chọn đều nhằm bảo đảm một mức chất lượng nghiệp vụ được chấp nhận và làm tối thiểu can nhiễu có hại đến các nghiệp vụ và thiết bị khác, đáp ứng được các yêu cầu cụ thể đối với Tiêu chuẩn Ngành về thiết bị vô tuyến, phục vụ cho công tác quản lý và đo kiểm chứng nhận và công bố hợp quy thiết bị.

  • ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) là phiên bản chính thức.

  • Tương thích với hoàn cảnh sử dụng thiết bị ở Việt Nam

Kết luận: Từ các nhận xét trên đây, nhóm thực hiện đề tài quyết định lựa chọn tài liệu ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) làm sở cứ cho việc xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz”. Việc lựa chọn này hoàn toàn có cơ sở.

6. HÌNH THỨC XÂY DỰNG DỰ THẢO QUY CHUẨN


Trên cơ sở nghiên cứu phân tích các tài liệu trên, nhóm thực hiện đề tài xây dựng quy chuẩn theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế. Nội dung của tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung của quy chuẩn theo hình thức chấp thuận hoàn toàn phù hợp.

Nội dung của bản dự thảo quy chuẩn bao gồm 6 yêu cầu kỹ thuật của ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08); các phép đo kiểm tuân thủ tương ứng và 02 phụ lục.

Bảng 4 tham chiếu các yêu cầu hợp chuẩn trong dự thảo quy chuẩn với các giá trị giới hạn tương ứng trong tiêu chuẩn của ETSI EN 301 893 V1.3.1

Bảng 4 – Tham chiếu các yêu cầu hợp chuẩn trong ETSI EN 301 893 V1.3.1

Mục

Tham số yêu cầu hợp chuẩn

Yêu cầu

hợp chuẩn

Các bảng giá trị

giới hạn tương ứng

2.2.1

Tần số sóng mang

Bắt buộc

Xem 4.2.2

2.2.2

Công suất phát RF

Bắt buộc

Xem 4.3.2.1, bảng 2

2.2.3

Mật độ công suất

Bắt buộc

Xem 4.3.2.1, bảng 2

2.2.4

Các phát xạ không mong muốn ngoài băng tần 5 GHz

Bắt buộc

Xem 4.4.1.2, bảng 4

2.2.5

Các phát xạ không mong muốn trong băng tần 5 GHz

Bắt buộc

Xem 4.4.2.2

2.3

Phát xạ giả của máy thu

Bắt buộc

Xem 4.5.2

So với đề tài 86 - 06 - KHKT - TC, bố cục và cách thể hiện của Quy chuẩn đã được thay đổi để phù hợp với quy định về khuôn mẫu Quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông và sửa đổi, bổ sung một số nội dung trên cơ sở tài liệu tham chiếu chính ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo kiểm, chứng nhận hợp quy sản phẩm chuyên ngành Công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong dự thảo Quy chuẩn, các mục liên quan đến điều kiện đo kiểm về môi trường làm việc của thiết bị được chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.



Bảng 5 liệt kê một số nội dung hiệu chỉnh trong dự thảo quy chuẩn với đề tài 86-06-KHKT-TC

Bảng 5 – Nội dung hiệu chỉnh so với đề tài 86-06-KHKT-TC

Stt

Nội dung

Hiệu Chỉnh

1

Căn lại lề trên, dưới, phải

20 mm

2

Căn lại lề trái

30 mm

3

Dãn dòng

Single, before 6, after 0

4

Đổi font chữ

Arial

5

Đánh số trang

Giữa trang, phía dưới, bắt đầu từ 1

6

Căn chỉnh lại Header & Footer

From edge: 12 mm

7

Thêm vào nội dung Header

Ký hiệu quy chuẩn theo font Arial, cỡ 12, in đậm bên phải trang lẻ và bên trái với trang chẵn

8

Chỉnh sửa Quốc huy theo kích thước quy định

Mỗi chiều 3 cm

9

Địa điểm và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật

Chuyển sang font Arial, cỡ 12, in đậm

10

Sửa lại font chữ “Cộng hòa xã…”, tên tiêu chuẩn tiếng Việt, tiếng anh

Chuyển cỡ font về theo yêu cầu của mẫu trang bìa

11

Sửa lại lời nói đầu

Sửa lại toàn bộ nội dung

12

Tạo lại mục lục tự động

Đánh số các mức đầu mục và tạo mục lục tự động

13

Sửa lại nội dung trang đầu tiên của quy chuẩn (đầu trang 3) “Thiết bị truy nhập vô tuyến dải tần 5,7 GHz dùng công nghệ TDMA/TDD”

Chỉnh sửa thành: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz”

14

Thêm tên tiếng Anh của quy chuẩn (đầu trang 3)

National technical regulation on radio access equipment operating in the 5 GHz band

15

Sửa lại đề mục và sắp sếp lại vị trí theo bố cục như trong hướng dẫn trình bày dự thảo Quy chuẩn

Sửa lại toàn bộ các đề mục theo bố cục quy định.

Rà soát lại nội dung để sửa lại các đầu mục.



16

Sửa lại phần phạm vi áp dụng

Sửa thành “Phạm vi điều chỉnh” (mục 1.1) áp dụng cho các thiết bị truy nhập vô tuyến hoạt động ở dải tần số 5150 MHz đến 5350 MHz, 5470 MHz đến 5725 MHz và 5725 MHz đến 5850 MHz.

17

Phần đối tượng áp dụng

Chưa có, thêm mới (mục 1.2 )

18

Sửa phần “tài liệu tham chiếu chuẩn” thành “tài liệu viện dẫn”

- Lược bỏ tiêu chuẩn tham chiếu phiên bản cũ.

- Cập nhật, bổ sung tài liệu viện dẫn chính.

- Dịch ra tiếng Việt tên tiêu chuẩn.


19

Sửa phần “Định nghĩa, ký hiệu và các chữ viết tắt” thành “Giải thích từ ngữ”, “Ký hiệu”, “Chữ viết tắt”

Thêm mới mục 1.4, 1.5, 1.6

20

Sửa phần “Các yêu cầu kỹ thuật” thành “Quy định kỹ thuật”

Sửa thành mục 2

21

Sửa phần “Môi trường hoạt động” thành “Điều kiện môi trường”

Sửa thành mục 2.1

22

Tập hợp các mục Phương pháp đo trong phần “Các yêu cầu kỹ thuật”, tổng hợp thành mục “Phương Pháp Đo”

Thêm mới mục “Phương pháp đo”

(mục 3) trên cơ sở đối chiếu với các mục trong phần “Các yêu cầu kỹ thuật” của tiêu chuẩn cũ.



23

Quy định về quản lý

Chưa có, thêm mới (mục 4)

24

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Chưa có, thêm mới (mục 5)

25

Tổ chức thực hiện

Chưa có, thêm mới (mục 6)

26

Sửa lại bảng đối chiếu viện dẫn trong phụ lục A, phụ lục B

- Sửa lại đúng định dạng theo khuôn mẫu của QCVN.

- Sửa lại các đề mục đối chiếu.


7. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO QUY CHUẨN


Nội dung chính của bản dự thảo quy chuẩn được xây dựng trên cơ sở chấp thuận các chỉ tiêu kỹ thuật của ETSI EN 301 893 V1.3.1 (2005-08).

Nội dung quy chuẩn kỹ thuật gồm 6 phần chính và 02 phụ lục như sau:



  1. Quy định chung: bao gồm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tài liệu viện dẫn, giải thích từ ngữ, ký hiệu và chữ viết tắt.

  2. Quy định kỹ thuật: bao gồm điều kiện môi trường, các yêu cầu kỹ thuật đối với máy phát, các yêu cầu đối với phát xạ giả của máy thu.

  3. Phương pháp đo: bao gồm các điều kiện đo kiểm, đánh giá các kết quả đo kiểm, đo kiểm các thông số thiết yếu.

  4. Quy định về quản lý

  5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

  6. Tổ chức thực hiện

Phụ lục A (Quy định) Vị trí đo kiểm và các phép đo phát xạ

Phụ lục B (Quy định) Mô tả tổng quan phép đo

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8. KẾT LUẬN:

Việc xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz” là rất cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz và một số công tác khác có liên quan.



Giá trị giới hạn của các tham số quy định trong dự thảo quy chuẩn được xây dựng dựa trên các giá trị giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật gốc của các tổ chức chuẩn hóa quốc tế và phù hợp với các thiết bị đang hoạt động tại Việt Nam.



Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 150.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương