Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử



tải về 2.96 Mb.
trang16/77
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.96 Mb.
#22291
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   77

1.6. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử

1.6.1. Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng


Trong thương mại truyền thống, các hợp đồng thường được kết thúc với nội dung sau “hợp đồng này thường được chia thành 4 bản có giá trị ngang nhau”, có nghĩa là có 4 bản gốc hợp đồng. Bản gốc là thể hiện tính toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản, đảm bảo thông tin trong tài liệu không bị thay đổi, là bằng chứng có tính quyết định về sự tồn tại hợp đồng giữa các bên.

Đối với hợp đồng điện tử, vì được thể hiện qua thông điệp dữ liệu nên có thể sao, lưu, phát tán trên mạng, do đó mà có thể tạo ra nhiều bản gốc. Vì thế, khái niệm “bản gốc” và “lưu trữ” trong hợp đồng điện tử trở nên khó khăn hơn. Hợp đồng điện tử thường được lưu trữ trong hệ thống thông tin của các bên dưới dạng thông điệp số. Nếu các thông điệp số đó bị sửa đổi thì không thể xác định được đâu là bản gốc. Để giải quyết được các vấn đề này, thì trước tiên cần phải sử dụng một số biện pháp nhất định để đảm bảo các thông địêp số không bị thay đổi, đảm bảo được sự nguyên vẹn và tính chính xác. Đây là công việc phức tạp, đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ cả vấn đề kỹ thuật công nghệ với vấn đề pháp lý mà các bên giao kết không thể bỏ qua nếu muốn có đủ chứng cứ hợp lệ cho một vụ tranh chấp. Sau đây là một số điều luật điều chỉnh vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng điện tử:

- Theo Luật giao dịch điện tử:

Điều 12. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản:

Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết”.

Điều 13. Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc:

Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:



1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.

Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;

2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”

-Theo nghị định về Thương mại điện tử:

Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc: “1. Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác.

b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.

3. Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan.”

1.6.2. Thời điểm hình thành hợp đồng


Thời gian giao kết hợp đồng là yếu tố quan trọng để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi không có một thỏa thuận nào khác của các bên. Còn địa điểm giao kết hợp đồng là một trong những căn cứ để xác định luật điều chỉnh các giao dịch trong hợp đồng quốc tế.

Theo luật giao dịch điện tử VN quy định:



Điều 17. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

1. Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo;

2. Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Điều 19. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu



Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận;

2. Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Bên cạnh đó, việc xác định áp dụng pháp luật nước nào để ký kết, thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp là vấn đề rất phức tạp trong tố tụng, đặc biệt là trong thương mại điện tử. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì hợp đồng thương mại được ký kết, thực hiện tại Việt Nam hoặc có chủ thể tham gia là cá nhân, pháp nhân Việt Nam thì sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.

Câu hỏi ôn tập

  1. Nêu khái niệm của hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng điện tử.

  2. Nêu một vài đặc điểm của hợp đồng điện tử.

  3. So sánh hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống.

  4. Nêu những lợi ích của việc sử dụng hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử.

  5. Nêu một vài hình thức kí kết hợp đồng điện tử cũng như qui trình kí kết hợp đồng điện tử của các hình thức này.

  6. Nêu các nguyên tác kí kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

  7. Nêu các điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực.

  8. Hợp đồng điện tử được hình thành vào thời điểm nào, địa điểm ở đâu?

  9. Nêu một số nguồn luật điều chỉnh hợp đồng điện tử tại Việt Nam.

  10. So sánh các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng điện tử trên thế giới và tại Việt Nam.


BÀI TẬP: Ký kết hợp đồng điện tử bằng email

TÌNH HUỐNG ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP:

Sau khi đã có một website với đầy đủ thông tin về công ty, danh mục sản phẩm, quy cách, ảnh sản phẩm, giá cả... vấn đề các công ty quan tâm là gửi thông điệp quảng cáo về công ty và giới thiệu website đến khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh các nguồn thông tin truyền thống, Internet tạo khả năng cho các công ty tiếp cận nguồn thông tin đầy đủ, phong phú và cập nhật trên các Danh bạ toàn cầu, danh bạ công ty của các nước, các tâm điểm thương mại, các sàn giao dịch B2B...

Dựa trên các nguồn thông tin xúc tiến thương mại này, công ty tiến hành gửi Email chào hàng đến các khách hàng tiềm năng.

Quy trình giao dịch sau minh họa các bước tiến hành sau khi đã tiếp cận và nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng tiềm năng.

CÂU HỎI:


  1. Hỏi hàng, đặt hàng qua e-mail khác gì so với các phương tiện truyền thống?

  2. Hợp đồng được hình thành như thế nào?

  3. Nếu có tranh chấp thì lấy căn cứ nào để chứng minh đã có hợp đồng mua bán?

  4. Các điều khoản được thoả thuận trên nhiều e-mail, tại các thời điểm khác nhau thì thời điểm nào được coi là thời điểm hình thành hợp đồng?

  5. Giao dịch qua e-mail có ưu điểm và nhược điểm gì so với các hình thức giao dịch truyền thống?

  6. Hải quan có chấp nhận các hợp đồng hình thành qua các e-mail không?

  7. Khi khai hải quan, bộ tờ khai cần có hợp đồng thì lấy e-mail thay vào có được không?

  8. Đánh máy tên giám đốc và công ty vào e-mail có được coi là chữ ký không?

  9. Hai e-mail, một e-mail có các điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng và một e-mail có các điều khoản về giá, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán... có thể thay thế hợp đồng được không?

  10. Trong toàn bộ quy trình giao dịch, hãy chỉ ra những vấn đề cần chú ý để tránh những sai sót, tranh chấp có thể xảy ra.


Thuật ngữ

Doanh nghiệp giữa doanh nghiệp (B2B): mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

B2C (E-tailing): mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Doanh nghiệp với người lao động (B2E): mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người lao động

Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B): mô hình thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp

Nguời tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C):mô hình thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với nhau.

Sàn giao dịch điện tử (Electronic marketplace): một website, tại đó người mua và người bán gặp nhau, trao đổi và giao dịch


tải về 2.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   77




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương