Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Khung pháp lý về thương mại điện tử của Singapore



tải về 2.96 Mb.
trang70/77
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.96 Mb.
#22291
1   ...   66   67   68   69   70   71   72   73   ...   77

2.2. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Singapore


Thương mại điện tử ở Singapore đã và đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước này.

Năm 1998 Singapore cho ban hành Luật giao dịch điện tử (Electronic Transaction Act 1998) nhằm mục đích giải quyết vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý khi các chủ thể tham gia vào các giao dịch trong một môi trường phi giấy tờ và không tiếp xúc trực tiếp với nhau.

* Nguyên tắc cơ bản để xây dựng đạo luật về giao dịch điện tử

- Tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và mô hình quốc tế để có thể hoà nhập với khung pháp luật thương mại điện tử toàn cầu.

- Tránh các quy định quá chặt chẽ

- Linh hoạt và trung lập về mặt công nghệ để theo kịp môi trường luôn thay đổi

- Quy định rõ ràng, minh bạch và có khả năng tiên liệu trước

* Mục tiêu của đạo luật

- Thiết lập một quy tắc thực hành (Code of Conduct) chung để hỗ trợ cho các giao dịch thương mại điện tử.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về công chứng.

- Cho phép nộp đơn, hồ sơ và cấp phép điện tử ở các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Làm rõ trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ mạng đối với nội dung thông tin của bên thứ ba.

Luật giao dịch điện tử của Singapore đã đưa ra những quy tắc thương mại nhằm làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong một giao dịch thương mại điện tử. Những quy tắc nằm trong đạo luật này mang các tính chất đặc trưng của những quy định mẫu quốc tế, đặc biệt là các quy định của luật mẫu UNCITRAL về thương mại điện tử. Quy tắc thực hành chung trong Luật giao dịch điện tử của Singapore cũng chứa đựng các điều khoản điều chỉnh việc ký kết hợp đồng qua các phương tiện điện tử thông qua việc quy định về thời gian, địa điểm gửi và nhận thông tin điện tử. Đạo luật này còn quy định về giá trị pháp lý của các bản ghi và chữ ký điện tử, cùng với độ an toàn của chúng.

Mặt khác, để hỗ trợ cho việc sử dụng chữ ký điện tử, một cơ sở hạ tầng về công chứng đã được xây dựng. Theo đó, cơ quan công chứng sẽ xác nhận một mã khoá chứng thực có mối liên hệ với một cá nhân nhất định. Một cơ quan công chứng có thể xác minh về một cá nhân nào đó trước khi cấp một chứng thực dưới dạng giấy chứng nhận kỹ thuật số. Giấy chứng nhận này có thể dùng để xác minh chữ ký của cá nhân đó.

Như vậy, Luật giao dịch điện tử của Singapore đã tạo một môi trường pháp lý khá phù hợp cho thương mại điện tử và các giao dịch điện tử khác. Đạo luật này đã xoá bỏ được những trở ngại trong các quy định pháp luật hiện hành và tạo được lòng tin cho các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia vào thương mại điện tử. So với các nước khác thì cách làm của Singapore mang tính tổng thể hơn nhiều vì nội dung của luật giao dịch điện tử bao trùm rất nhiều lĩnh vực liên quan. Với việc ban hành đạo luật này và việc sửa đổi bổ sung đối với các văn bản luật khác, Singapore có thể phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử và trở thành một trong những trung tâm thương mại điện tử phát triển trên thế giới.

2.3. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Canada


Hiện nay, Canada được coi là một trong những nước đi đầu trên thế giới trong việc nghiên cứu và ứng dụng thương mại điện tử. Để tạo một môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho các giao dịch thương mại điện tử, Chính phủ Canada đã tiến hành rà soát, sửa đổi các văn bản hiện hành đồng thời ban hành các văn bản mới liên quan đến thương mại điện tử như luật về chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử…

Luật về chữ ký điện tử của Canada cho phép các cơ quan liên bang quyền quyết định các yêu cầu của pháp luật hiện hành về hình thức giao dịch có thể được thoả mãn bằng các phương tiện điện tử như thế nào. Chữ ký điện tử có thể được sử dụng trong các giao dịch thương mại điện tử. Vấn đề đặt ra là phải xác định được mối liên hệ giữa chữ ký điện tử với người ký tài liệu điện tử. Để làm được điều này cần phải sử dụng công nghệ phù hợp kết hợp với thiết lập một cơ quan xác nhận để có sự kiểm tra chéo.

Hiện nay, Canada đã có các quy định pháp luật về thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin về cá nhân do các cơ quan nhà nước quản lý. Luật bí mật cá nhân liên bang có hiệu lực từ năm 1982, được áp dụng đối với tất cả các cơ quan nhà nước cấp liên bang và một số doanh nghiệp có quy mô liên bang.

Gần đây, Canada đã ban hành luật bảo vệ thông tin cá nhân và tài liệu điện tử. Đây là một bước tiến mới trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Luật này được áp dụng đối với khu vực tư nhân do pháp luật liên bang điều chỉnh và đối với các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán trong phạm vi liên tỉnh và quốc tế.

Về vấn đề thuế, hiện nay Canada đang cùng một số thành viên khác của OECD phát triển chiến lược quốc tế trong đó có các hiệp ước về thuế đối với thương mại điện tử, hướng dẫn xử lý việc chuyển giá, về việc áp dụng thuế tiêu thụ và về hàng rào thuế quan cửa khẩu.

2.4. Khung pháp lý về thương mại điện tử của EU


Mặc dù đứng sau Hoa Kỳ về hoạt động thương mại điện tử nhưng EU cũng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thế giới nhờ sự phát triển của thương mại điện tử. Các nước EU cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc ban hành các văn bản pháp luật và dưới luật để điều chỉnh hoạt động thương mại mới mẻ này.

Ngày 24/10/1995, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị số 95/46/EC quy định về việc bảo đảm quá trình chuyển giao dữ liệu cá nhân và việc chuyển giao tự do những dữ liệu này.

Ngày 11/03/1996, Quốc hội và Hội đồng Châu Âu ban hành Chỉ thị số 96/9/EC về việc bảo vệ hợp pháp các cơ sở dữ liệu.

Ngày 20/05/1997, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã đưa ra Chỉ thị số 97/7/EC về bảo vệ người tiêu dùng trong các hợp đồng trên mạng. Nghị định này được ban hành đã tạo lòng tin cho người tiêu dùng khi tham gia vào thương mại điện tử.

Ngày 13/12/1999, EU ban hành Chỉ thị về Chữ ký điện tử, tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc sử dụng và công nhận hợp pháp các chữ ký điện tử trong quá trình tiến hành giao dịch điện tử tại EU. Mục đích của Chỉ thị này là thúc đẩy việc sử dụng chữ ký điện tử và góp phần tăng cường nhận thức của mọi người về chữ ký điện tử. Chỉ thị cũng đã thiết lập một khung pháp lý cho chữ ký điện tử và các dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Chỉ thị còn đặt ra nguyên tắc về trách nhiệm của cơ quan công chứng, chứng nhận. Theo đó nhà cung cấp dịch vụ chứng thực phải chịu trách nhiệm về những tổn thất gây ra cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức hợp pháp nào mà đã dựa vào chứng nhận của cơ quan đó để giao kết với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, Chỉ thị còn chấp nhận những chữ ký điện tử được chứng thực bởi những nhà cầm quyền không thuộc liên minh châu Âu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương.

Ngày 8/6/2000, Chỉ thị số 2000/31/EC, gọi là “Chỉ thị về thương mại điện tử” của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã được ban hành nhằm thống nhất pháp luật của các nước thành viên, nhằm tạo lập một thị trường chung trong lĩnh vực thương mại điện tử. Cho đến thời điểm hiện nay, đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất về thương mại điện tử trong phạm vi EU. Nội dung của Chỉ thị này gồm các vấn đề như các nguyên tắc cần tuân thủ trong thương mại điện tử, các quy định về tính minh bạch và tính trung thực của các giao dịch điện tử...

Ngày 22/05/2001, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị số 2001/29/EC trên tinh thần hoà hợp giữa các khía cạnh về bản quyền và các quyền có liên quan trong xã hội thông tin.

Uỷ ban Châu Âu đã tổ chức đàm phán thành công hiệp ước về tội phạm mạng toàn cầu. Hiệp ước này gồm một loạt các tội danh về mạng gồm cả những mánh lới lừa đảo và xâm nhập máy tính bất hợp pháp. Hiệp ước cũng chỉ rõ trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet và những quan tâm về bản quyền. Cuối năm 2001, Uỷ ban Châu Âu đã công bố những kế hoạch cho ra đời một Chỉ thị đối phó với nạn phân biệt chủng tộc và hải ngoại trên mạng.




tải về 2.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   66   67   68   69   70   71   72   73   ...   77




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương