Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Một số ngân hàng triển khai hiệu quả dịch vụ ngân hàng trực tuyến



tải về 2.96 Mb.
trang23/77
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.96 Mb.
#22291
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   77

2.4.5.2. Một số ngân hàng triển khai hiệu quả dịch vụ ngân hàng trực tuyến


(i) Thanh toán biên mậu qua hệ thống ngân hàng trực tuyến

Theo thống kê của Trung tâm Thông tin thương mại (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2006 xấp xỉ 10 tỷ USD và dự báo đến 2010 đạt 15 tỷ USD. Riêng tại cửa khẩu Móng Cái, kim ngạch hai chiều năm 2006 vượt 2,1 tỷ USD, dự kiến năm 2007 sẽ lên tới 2,3 tỷ USD, tăng 9% so với 2006.

Mặc dù thanh toán biên mậu đang tăng trưởng nhanh nhưng hiện nay các ngân hàng thương mại lớn như Ngân hàng Công thương (Incombank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tại khu vực biên giới Việt – Trung chỉ áp dụng hình thức thanh toán thủ công là giao nhận chứng từ trực tiếp. Theo đó, vào một khoảng thời gian quy ước trong ngày, cán bộ ngân hàng hai bên sẽ “đi bộ” qua cửa khẩu để chuyển giao chứng từ thanh toán. Tại Móng Cái, khách hàng đến chi nhánh Incombank giao dịch từ đầu giờ làm việc buổi sáng thì phải chờ đến 3 giờ chiều (giờ Hà Nội), các giao dịch này mới được chuyển giao cho Ngân hàng Công thương Trung Quốc và ngược lại. Đến cuối ngày làm việc, các ngân hàng mới xử lý chứng từ và hạch toán “Có” vào tài khoản người thụ hưởng và hôm sau, người thụ hưởng mới được sử dụng tiền trong tài khoản của mình.

Quy trình thao tác thủ công này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công việc giao thương giữa khách hàng hai nước. Doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro hàng xuống cấp do giao dịch chậm trễ, gây tổn thất lớn. Sau một tháng phối hợp thử nghiệm với Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngày 10/8/2007, Incombank Việt Nam đã giới thiệu phương pháp thanh toán ngân hàng trực tuyến cho hơn 100 khách hàng của mình tại cửa khẩu Móng Cái. Theo đó, khách hàng đến giao dịch xuất trình chứng từ, ngân hàng chuyển tiền sẽ khởi tạo lệnh chi và truyền qua Internet cho ngân hàng thanh toán với tổng thời gian thực hiện 30 phút/giao dịch. Ngay sau đó, người thụ hưởng có thể nhận được tiền, khi khoản tiền đó được ghi “Có” vào tài khoản của mình. Trường hợp khách hàng cần chuyển tiền gấp, ngân hàng chuyển tiền sẽ gọi điện cho ngân hàng thanh toán ngay sau khi hoàn tất việc truyền lệnh chi trên Internet, để ngân hàng thanh toán truy cập vào Internet thực hiện ngay lệnh chi. Như vậy, phương thức thức thanh toán biên mậu này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, an toàn về vốn, tránh rủi ro trong quá trình chuyển chứng từ thủ công. Đồng thời, đồng vốn được quay vòng nhanh hơn và chi phí giao dịch giảm xuống. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến biên mậu này cũng giúp địa phương không bị thất thu thuế do kiểm soát tốt lượng tiền cũng như hợp đồng kinh tế giữa các bên qua hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng trực tuyến còn góp phần hạn chế lưu thông tiền mặt trên thị trường, nhờ đó cải thiện tình hình tiền giả xâm nhập vào hệ thống lưu thông.

Theo Báo cáo từ Ngân hàng Incombank, tính đến tháng 11/2007, tổng giá trị giao dịch bằng hình thức này đạt khoảng 2,5 tỷ đồng, trong đó phí thanh toán là 1,3 triệu đồng. Ước tính phương thức thanh toán này sẽ hút giao dịch từ thị trường phi chính thức vào giao dịch chính thức qua ngân hàng và giá trị giao dịch sẽ được nâng từ 70% lên 90% vào thời gian tới. Trước những ưu điểm mà dịch vụ ngân hàng trực tuyến mang lại, Incombank đã mở rộng triển khai hình thức thanh toán này tại một số cửa khẩu biên giới khác với Trung Quốc. Cùng với Incombank, ngân hàng Agribank cũng triển khai dịch vụ này tại cửa khẩu Móng Cái vào ngày 24/8/2007. Ngân hàng trực tuyến áp dụng trong thanh toán biên mậu sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa trong bối cảnh nhu cầu giao thương ngày một nhiều giữa Việt Nam và Trung Quốc.

(ii) Ngân hàng Đông Á – nhiều loại hình dịch vụ cho ngân hàng trực tuyến

Khảo sát của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công Thương cho thấy Ngân hàng Đông Á là một trong số những ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Ngân hàng Đông Á chính thức triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến vào ngày 15/8/2005. Quá trình phát triển và hoàn thiện của dịch vụ tính đến nay trải qua 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Đông Á chỉ cho phép khách hàng kiểm tra số dư tài khoản (tài khoản cá nhân và doanh nghiệp) và xem, in sao giao dịch. Một năm sau đó, dịch vụ tiến thêm bước mới bằng việc cung cấp tiện ích chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng với hạn mức từ 50 nghìn đồng/lần đến 500 triệu đồng/lần. Tiện ích này giúp khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí để thực hiện các giao dịch chuyển khoản. Thay vì phải trực tiếp xếp hàng tại các quầy giao dịch, người tiêu dùng có thể thực hiện thao tác chuyển khoản một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Tiện ích đánh dấu bước phát triển mới, đưa dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Ngân hàng Đông Á tới nhiều người sử dụng hơn.

Tháng 1/2007, chỉ có 11.000 khách hàng đăng ký sử dụng. Nhưng đến tháng 2/2007, số lượng đã tăng đột biến lên khoảng 117 nghìn người. Các tháng tiếp theo dịch vụ vẫn duy trì được số tài khoản đăng ký tăng dần đều. So với số người đăng ký sử dụng dịch vụ tin nhắn ngân hàng, dịch vụ ngân hàng trực tuyến tỏ ra có sức hút lớn hơn dù tiện ích cung cấp ở cả hai loại hình này như nhau. Sự khác biệt này là do đối tượng khách hàng của dịch vụ ngân hàng trực tuyến bao gồm cả doanh nghiệp, trong khi đó tin nhắn ngân hàng chỉ dừng lại ở đối tượng khách hàng cá nhân. Điều này cũng phần nào lý giải được trị giá chuyển khoản qua SMS chỉ bằng khoảng 2% tổng giá trị giao dịch ngân hàng trực tuyến.

Trong giai đoạn ba, dịch vụ tiếp tục được bổ sung thêm chức năng thanh toán trực tuyến khi mua hàng tại www.golmart.com.vn, www.123mua.com.vn và mua thẻ trả trước cho các loại thẻ di động, thẻ Internet, điện thoại cố định. Ngoài ra, Ngân hàng còn phối hợp với công ty VTC Intecom để triển khai dịch vụ nạp tiền vào tài khoản Vcoin hoặc nạp tiền vào tài khoản di động. Số lượng và giá trị giao dịch của hoạt động này cũng tăng bình quân 50%/tháng. Bắt đầu từ quý I/2008, việc chuyển khoản sẽ không chỉ bó hẹp trong nội bộ Đông Á mà khách hàng có thể thực hiện chuyển khoản tới bất kỳ ngân hàng nào. Ngoài ra, ngân hàng cũng đang xúc tiến việc tạo liên kết chiến lược với các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm khác để đẩy mạnh tiện ích thanh toán trực tuyến.


2.4.5.3. Dịch vụ tin nhắn ngân hàng (SMS Banking)

2.4.5.3.1. Thông tin chung


* Tiện ích của dịch vụ

Cùng với ngân hàng trực tuyến, dịch vụ tin nhắn ngân hàng ra đời như một bước tiếp theo trong tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng. Tận dụng sự phổ biến của điện thoại di động, nhiều ngân hàng đã bổ sung thêm tiện ích mới này nhằm phục vụ khách hàng ở mức tốt hơn.

Tiện ích của dịch vụ tin nhắn ngân hàng được chia thành 2 nhóm theo nhu cầu sử dụng là nhóm cung cấp thông tin và nhóm thanh toán. Việc phân loại nhóm tiện ích nhằm đánh giá mức độ triển khai dịch vụ và phản ánh phần nào nhu cầu của thị trường hiện nay. Khảo sát của Vụ Thương mại điện tử cho thấy, tất cả các ngân hàng triển khai dịch vụ tin nhắn đều có tiện ích cung cấp thông tin. Mục đích của nhóm tiện ích này là giúp khách hàng cập nhật những thông tin cơ bản nhất một cách tiện lợi thông qua thiết bị di động. Ngân hàng Hàng Hải còn đưa ra tính năng cung cấp thông tin về thư tín dụng (L/C) và chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp dựa trên nhu cầu thanh toán quốc tế rất lớn của khách hàng. Đây được coi là một điểm tạo khác biệt trong dịch vụ của ngân hàng này nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

Chưa phổ biến như các tiện ích thông tin, nhóm tiện ích thanh toán chính là tiêu chí giúp so sánh sự phát triển của dịch vụ giữa các ngân hàng khác nhau. Trong 16 ngân hàng triển khai dịch vụ tin nhắn ngân hàng, có 6 ngân hàng đã triển khai nhóm tiện ích thanh toán. Nhóm tiện ích này cũng có thể được chia làm 2 loại là thanh toán các khoản chi liên quan đến hoạt động ngân hàng (như thanh toán thẻ tín dụng, chuyển khoản) và thanh toán các loại hoá đơn hay mua hàng trực tuyến.

Các tiện ích dịch vụ tin nhắn ngân hàng đang được triển khai bao gồm:

* Nhóm cung cấp thông tin:

(1) Số dư tài khoản;

(2) Liệt kê giao dịch của tài khoản.

(3) - Lãi suất tiết kiệm;

- Tỷ giá tiền tệ;

- Địa điểm đặt máy ATM và phòng giao dịch.

(4) - Hạn mức tín dụng;

- Tình hình hoạt động tín dụng;

- Thông tin về L/C và chứng từ thanh toán XNK.

* Nhóm thanh toán:

(5) Chuyển khoản.

(6) - Thanh toán thẻ tín dụng;

- Thanh toán hoá đơn;



- Mua hàng trực tuyến.

Bảng 4.2. Danh sách các ngân hàng triển khai dịch vụ tin nhắn ngân hàng

Ngân hàng

Tiện ích cung cấp thông tin

Tiện ích thanh toán




(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

NH Ngoại Thương VN

x

x

x










NH Quốc tế VIBank










x







NH Nhà Hà Nội

x

x

x










NH Công Thương VN

x

x

x




x




NH Phương Nam

x

x

x










NH Hàng Hải

x

x

x

x







NH Quân đội

x

x

x







x

NH Kỹ Thương
















x

NH Sài Gòn – Hà Nội

x

x

x










NH TMCP Sài Gòn

x

x

x










NH Đông Á

x

x

x




x

x

NH Sài Gòn Công Thương

x




x










NH Xuất nhập khẩu

x

x




x







NH ACB

x

x













NH Việt Á

x

x

x










NH VID Public

x




x










Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử năm 2007, Bộ Công thương

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các ngân hàng đồng thời triển khai hai dịch vụ tin nhắn ngân hàng và ngân hàng trực tuyến. Hai dịch vụ này hầu hết cùng cung cấp một số loại tiện ích cho khách hàng và được coi là hai công cụ bổ trợ đắc lực cho nhau. Trong số các ngân hàng đã triển khai hai dịch vụ trên, chiếm phần lớn là ngân hàng thương mại trong nước. Đây là một tín hiệu đáng mừng về tính năng động của ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như ngân hàng ANZ hay CitiBank hiện chỉ triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến.


2.4.5.3.2. Ứng dụng của dịch vụ tin nhắn trong thanh toán cho thương mại điên tử


Một nội dung được các doanh nghiệp quan tâm khi phát triển dịch vụ thanh toán qua tin nhắn di động là tính năng thanh toán tiền điện, nước, hoặc mua hàng trực tuyến, trò chơi trực tuyến. Điện, nước là hai khoản chi phí mà người dân phải thanh toán hàng tháng, song các hộ gia đình ngày nay đang gặp phải những bất tiện về thời gian đóng phí. Thanh toán qua tin nhắn có thể là một giải pháp hữu hiệu giúp người dân giải quyết các chi phí hàng tháng của hộ gia đình một cách tiện lợi. Ngoài thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ này còn có thể được mở rộng sang các khoản thu khác như phí vệ sinh, phí truyền hình cáp, v.v…

Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ thanh toán này, đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như điện, nước, điện thoại v.v… phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhiều ngân hàng thương mại khác nhau để giảm chi phí thanh toán. Do yêu cầu mang tính đặc thù đó nên phạm vi ứng dụng của dịch vụ hiện còn khá khiêm tốn bởi việc “bắt tay” cùng một lúc với các ngân hàng có tiếng như VCB, BIDV, ACB là điều không dễ. Vì vậy, đây sẽ là mảng dịch vụ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, khi lượng sử dụng thiết bị di động ngày càng tăng.

Ngoài ra, thanh toán qua tin nhắn di động đang được mở rộng ứng dụng cho một số dịch vụ khác như mua bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm Bảo Minh. Dịch vụ thanh toán được thực hiện thông qua sự hợp tác trực tiếp giữa Ngân hàng Kỹ thương và doanh nghiệp cung cấp sản phẩm. Phương thức mới này giúp ngân hàng bổ sung thêm giá trị gia tăng cho khách hàng hiện tại, mở rộng khách hàng tiềm năng và giúp tăng cường thêm kênh phân phối sản phẩm cho nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Song song với hoạt động trên, Ngân hàng Techcombank cũng triển khai dịch vụ thu tiền cước phí Internet ADSL của công ty FPT qua tin nhắn nhằm đa dạng hoá dịch vụ tin nhắn ngân hàng của mình đồng thời làm phong phú hơn các dịch vụ thanh toán qua di động nói chung trên thị trường.

Thanh toán qua tin nhắn di động đang là một loại hình thanh toán điện tử rất phổ biến và được người tiêu dùng quan tâm vì sự tiện lợi. Chỉ cần có thiết bị di động cùng một tài khoản tại ngân hàng, người tiêu dùng có thể thực hiện được nhiều giao dịch thanh toán khác nhau và chủ động được trong việc thực hiện các giao dịch đó.


2.4.6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử


Trước nhu cầu của xã hội, năm 2007 đã chứng kiến những nét chuyển biến lớn của thanh toán điện tử Việt Nam. Ngoài các ngân hàng, nhiều công ty cung cấp dịch vụ, giải pháp cho thanh toán điện tử ra đời. Báo cáo này tập trung giới thiệu các mô hình cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và việc triển khai của một số doanh nghiệp điển hình.

Bảng 4.3. Danh sách các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử

STT

Công ty

Dịch vụ



CTCP dịch vụ thẻ Smartlink

Thanh toán điện tử

Thẻ trả trước

Chuyển mạch ATM và POS




CTCP Dịch vụ & Thương mại trực tuyến Onepay

Giải pháp thanh toán, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng



CTCP mạng thanh toán PayNet

Thanh toán qua POS, ePOS và mPOS

Thẻ trả trước

Dịch vụ top-up




CTCP chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam Banknet

Chuyển mạch ATM và POS

Dịch vụ Mr.Top-up





CTVASC Payment

Thanh toán trực tuyến cho các chủ tài khoản tại NH Ngoại Thương và Kỹ Thương tại địa chỉ www.paygate.com.vn



CTCP giải pháp thanh toán Việt Nam VnPay

Dịch vụ top-up

Thanh toán các loại hóa đơn





CTCP Công nghệ thanh toán thông minh SmartPay

Giải pháp thanh toán thẻ



CTCP Dịch vụ thương mại điện tử VietPay

Vgold dùng để mua bán trực tuyến tại www.nhansu.com, www.timban.com.vn, www.vcards.vn, www.market4gamer.net



CTCP phát triển công nghệ HW PayViet

Ví điện tử (Sử dụng tài khoản PayViet để mua bán và thanh toán trực tuyến tại ww.hwmarket.vn, www.chovieclam.com.vn,



CTTNHH Là tôi

Cổng thanh toán điện tử Toipay



CTdịch vụ xử lý dữ liệu Tiến Thành

Cổng thanh toán điện tử 68pay



CTCP viễn thông Sài Gòn – Saigon Tel

Ví điện tử (e-wallet)



CTCP dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Việt Phú – Mobivi

Cổng thanh toán điện tử Mobivi

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007, Bộ Công thương

2.4.6.1. PayNet với thanh toán qua POS và ePOS

Công ty Cổ phần Mạng thanh toán VINA gọi tắt là PayNet tham gia thị trường thanh toán điện tử Việt Nam vào tháng 4/2007. Mục tiêu kinh doanh của PayNet là tạo ra cầu trung gian thanh toán giữa ngân hàng và các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông qua thiết bị điện thoại cố định, điện thoại di động, máy tính có kết nối Internet hoặc trên ATM, POS được lắp đặt tại các chi nhánh ngân hàng, đại lý thanh toán thẻ, đặc biệt là các chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Chiến lược kinh doanh của PayNet được chia làm hai giai đoạn với dòng sản phẩm và dịch vụ có tính năng khác nhau. Giai đoạn 1, PayNet triển khai dịch vụ bán thẻ điện thoại trả trước, áp dụng cho tất cả các loại thẻ hiện đang được sử dụng với bất kỳ mệnh giá nào. Mô hình bán thẻ được thực hiện thông qua hệ thống thiết bị thanh toán đầu cuối POS. Sau khi thanh toán, các đại lý sẽ sử dụng thẻ đại lý của mình cà vào POS, từ đó in ra mã số nạp thẻ, số sê-ri, thời hạn sử dụng, thời điểm mua thẻ, địa điểm mua thẻ và hướng dẫn sử dụng. Hoặc người tiêu dùng có thể sử dụng thẻ ATM của mình tại các ngân hàng có kết nối để thao tác giao dịch này. Mô hình thanh toán tổng thể của PayNet được minh hoạ trong hộp dưới đây.



Sơ đồ 4.1. Quy trình mua hàng điện tử và quy trình thanh toán điện tử của PayNet



Bước 1: Khách hàng đến đại lý của PayNet, chọn loại thẻ điện thoại cần mua và chọn phương pháp thanh toán bằng thẻ hay bằng tiền mặt

Bước 2: Đại lý thao tác trên thiết bị POS, cà thẻ qua máy và nhập số PIN. Yêu cầu về mã thẻ trả trước cùng thông tin thanh toán sẽ được gửi về hệ thống chuyển mạch thanh toán của PayNet

Bước 3: Hệ thống thanh toán kiểm tra thông tin thanh toán, kiểm tra hàng và xuất mã thẻ trả trước và gửi tín hiệu lại cho thiết bị POS.

Bước 4: Thiết bị POS in ra phiếu mã thẻ trả trước và biên lai. Đại lý chuyển phiếu mã thẻ trả trước cho khách hàng.



Bước 1: Khi thanh toán, khách hàng cào thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước của ngân hàng kết nối qua thiết bị POS và kiểm tra tổng số tiền thanh toán và nhập số PIN.

Bước 2: Thiết bị POS kết nối về hệ thống PayNet, gửi yêu cầu xử lý giao dịch thanh toán điện tử

Bước 3: Hệ thống PayNet kiểm tra thông tin bảo mật và cấp phép và chuyển giao dịch sang ngân hàng tương ứng để thực hiện.

Bước 4: Ngân hàng kiểm tra thông tin giao dịch và chuyển khoản từ tài khoản khách hàng sang tài khoản đại lý. Sau đó, kết quả giao dịch được gửi lại PayNet.

Bước 5: PayNet ghi nhận kết quả giao dịch và gửi thông tin giao dịch tới thiêt bị POS.

Bước 6: Thiêt bị POS in biên lai. Đại lý sẽ chuyển giao biên lai cho khách hàng để chứng nhận giao dịch thanh toán.


Tiện ích của dịch vụ này đối với người sử dụng là có thể đa dạng hoá các mệnh giá thẻ điện thoại di động trả trước. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ để mua hoặc tặng giá trị thẻ cho người khác. Tiện ích đối với các đại lý bán thẻ là không phải bỏ một lượng vốn nhất định cho việc mua thẻ để tích luỹ. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, họ có thể tiết kiệm chi phí in ấn và quản lý thủ công các thẻ cào bán ra. Quan trọng hơn cả, hình thức thanh toán này sẽ giúp người tiêu dùng nâng cao ý thức hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch và làm quen với phương thức thanh toán điện tử.

Mục đích của giai đoạn này là thiết lập một mạng lưới đại lý POS của PayNet, từ đó tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn 2. Sau 1 năm triển khai, PayNet đã có mạng lưới 1000 điểm POS tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự định đến hết năm 2007, PayNet thiết lập được 6.000 điểm trên toàn quốc và bắt đầu bước sang giai đoạn 2 của chiến lược phát triển kinh doanh. Đây là giai đoạn kết nối thanh toán trực tuyến với các ngân hàng và các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ như viễn thông, trò chơi trực tuyến, Internet, điện, nước, bảo hiểm, v.v...

Ở giai đoạn này, POS sẽ được ứng dụng dưới một định dạng khác có kết nối Internet là ePOS, nhằm hỗ trợ tốt hơn việc thanh toán các hoá đơn nêu trên. ePOS là giải pháp thanh toán được cài đặt trên máy tính kết nối Internet và hệ thống quản lý thẻ Way4, kho hàng số đặt tại PayNet. Với giải pháp này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như thanh toán thẻ, top-up tài khoản trả trước, thanh toán hóa đơn và các dịch vụ gia tăng khác. Ưu điểm nổi bật của giải pháp này là tính bảo mật cao do được mã hóa nhiều lớp. Việc kết nối mạng Internet giúp giảm chi phí thiết bị cho đại lý và nâng cao hơn nữa tiện ích cho khách hàng. Các ngân hàng thành viên của PayNet bao gồm Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Kỹ thương và Ngân hàng VP.

Theo báo cáo của PayNet, số giao dịch trên toàn mạng lưới POS của công ty đến cuối năm 2007 đạt bình quân 150 nghìn giao dịch/ngày, doanh thu ước tính khoảng 2 tỷ đồng/ ngày. Trong thời gian sắp tới, PayNet tiếp tục ưu tiên mở rộng mạng lưới đại lý ở cả ba dạng POS, ePOS và mPOS với 5000 đại lý trong đó có 1000 POS, 2000 ePOS và 2000 mPOS. Doanh thu sẽ tăng 50% so với năm 2007, dự kiến đạt khoảng 3 tỷ đồng/ngày. Về mặt đối tác, các ngân hàng thành viên sẽ được mở rộng, dự kiến bao gồm Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Hàng Hải, Ngân hàng Quốc tế và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu. Trong mảng thanh toán cước và hóa đơn trả sau, Pay- Net sẽ triển khai kết nối thanh toán tiền điện (EVN – ABB), ADSL (FPT), điện thoại di động trả sau cho Vinaphone, Mobiphone, Viettel và bảo hiểm Prudential.

Ngày 19/12/2007, công ty cũng giới thiệu dịch vụ iTICK, cho phép khách hàng sử dụng thẻ nội địa của PayNet để thanh toán cho việc mua sắm trên các website bán hàng trực tuyến, đồng thời phát hành thẻ SIVIcard là thẻ ưu đãi dành cho sinh viên và có chức năng thanh toán trực tuyến. Chiến lược kinh doanh của PayNet được xác định theo mức phát triển tăng dần về các tính năng ứng dụng của dịch vụ mà công ty đưa ra. Theo lộ trình này, mục đích cuối cùng của Pay- Net cũng hướng tới xây dựng một cổng thanh toán tích hợp đa dịch vụ.

2.4.6.2. VnPay với dịch vụ thanh toán Top-Up

Trong số các dịch vụ thanh toán qua tin nhắn di động, thanh toán cước phí điện thoại di động bao gồm thuê bao trả trước và trả sau phát triển mạnh hơn cả. Rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thanh toán điện tử đang bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, để có thể phát triển mạnh dịch vụ, các doanh nghiệp phải thiết lập quan hệ đối tác với nhiều ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng mở tài khoản ở bất cứ ngân hàng nào. Mặc dù tổng giá trị giao dịch qua thiết bị di động còn thấp nhưng sự tiện dụng của hình thức thanh toán này chính là lợi thế cạnh tranh giúp nó duy trì vị thế trong thị trường thanh toán hiện nay. Đối tượng của dịch vụ thanh toán này là người sử dụng đầu cuối trong giao dịch B2C, vì vậy, đòi hỏi dịch vụ phải đơn giản, dễ thực hiện và an toàn.

Công ty Giải pháp thanh toán Việt Nam, gọi tắt là VnPay, đã đưa ra dịch vụ thanh toán và nạp tiền qua tin nhắn như một dịch vụ gia tăng tiện ích của viễn thông trong hoạt động thanh toán điện tử. VnPay phát triển một hệ thống kết nối với các ngân hàng và triển khai mạng lưới đại lý nạp tiền cho các thuê bao trả trước và thanh toán hoá đơn trả sau bằng cách gửi SMS lệnh trừ tiền tài khoản tại ngân hàng để thanh toán.

Dịch vụ thanh toán qua tin nhắn SMS được cung cấp dưới hai hình thức là nạp tiền trực tiếp cho các thuê bao trả trước và thanh toán hoá đơn cước trả sau. Đối với dịch vụ nạp tiền trực tiếp cho các thuê bao trả trước, tất cả những thuê bao trả trước có tài khoản tại ngân hàng có thể sử dụng hình thức nhắn tin để nạp tiền trực tiếp vào số máy di động của mình với mệnh giá tuỳ ý. Ngoài việc tự nạp tiền cho chính mình, người tiêu dùng có thể tặng tiền vào tài khoản cho người khác chỉ với một tin nhắn tương tự. Việc thanh toán các tài khoản di động sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của chủ số điện thoại này. Đối với thuê bao trả sau, khách hàng có thể sử dụng loại dịch vụ thanh toán hoá đơn cước trả sau để thực hiện thao tác thanh toán hoá đơn của mình. Sau khi nhận được thông báo cước, tại bất cứ đâu vào thời gian nào, khách hàng có thể thực hiện thanh toán hoá đơn đó thông qua tin nhắn SMS. Số tiền cước di động sẽ được chuyển từ tài khoản của khách hàng tới công ty cung cấp dịch vụ viễn thông.

Ngoài ra, để tăng cường thêm kênh phân phối của các công ty viễn thông, dịch vụ mà VnPay cung cấp cho phép các đại lý bán hàng sử dụng số điện thoại đăng ký, số tài khoản đã có tại ngân hàng và đăng ký với VnPay để tham gia phân phối thuê bao trả trước bằng tin nhắn. Như vậy, những đại lý này không cần ứng tiền trước, không cần kho hàng và không cần mua trước mệnh giá thẻ nạp tiền mà vẫn có thể cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây sẽ là một tiện ích có ưu điểm khá vượt trội dành cho các đại lý di động hiện nay. Dịch vụ của VnPay hướng tới người tiêu dùng cuối cùng, do vậy những yêu cầu đặt ra để thanh toán, nạp tiền thông qua tin nhắn cũng được đơn giản hóa. Khách hàng chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng, các công ty viễn thông hoặc VnPay. Các thông tin đăng ký bao gồm số thẻ ATM tại một ngân hàng được chỉ rõ, số di động thực hiện nhắn tin. Những thông tin này sẽ được VnPay và ngân hàng thanh toán xác thực trước khi kích hoạt dịch vụ nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.


Sơ đồ 4.2. Minh họa các bước thực hiện dịch vụ của VNPay



Khách hàng (thuê bao) gửi tin nhắn đến tổng đài số ngắn 8x49 do công ty viễn thông (Telco) cấp cho VNPay

Tin nhắn được chuyển sang ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản)

NH thực hiện thanh toán, chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng vào tài khoản của VNPay và thông báo lại cho VNPay

VNPay gửi lệnh nạp tiền vào tài khoản cho khách hàng sang Telco

Telco nạp tiền cho khách hàng và thông báo cho VNPay (đồng thời thông báo cho khách hàng)

VNPay thông báo cho khách hàng bằng SMS



Trong giai đoạn đầu, VnPay cung cấp dịch vụ thanh toán cho hệ thống mạng di động Vinaphone qua hệ thống Ngân hàng Incombank. Toàn bộ thuê bao của mạng di động Vinaphone có thể đăng ký sử dụng dịch vụ của VnPay tại ATM của Ngân hàng Incombank. Dịch vụ thanh toán này chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2007, vì vậy, vẫn còn quá sớm để nói về doanh thu và lợi nhuận mà hình thức này mang lại. Tuy nhiên, việc mở rộng liên kết với các công ty viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng mạng lưới ngân hàng đang là mục tiêu hướng tới của nhiều doanh nghiệp thanh toán hiện nay. Điều này chứng tỏ thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam rất có tiềm năng và còn nhiều chỗ cho các doanh nghiệp khẳng định mình.

2.4. 7. Triển vọng kết nối dịch vụ thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử

2.4.7.1. Cổng thanh toán điện tử

Vai trò của cổng thanh toán điện tử


Cổng thanh toán điện tử là nhân tố nền tảng để tạo nên một hệ thống thanh toán điện tử có tính liên thông cao, đáp ứng các yêu cầu phát triển của thương mại điện tử. Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam với hơn 80 ngân hàng đang hoạt động, việc kết nối 100% các ngân hàng là điều khó thực hiện trong tương lai gần. Thực tế cho thấy, việc hình thành các liên minh thẻ là một điều tất yếu để các ngân hàng cùng tồn tại và phát triển. Cổng thanh toán điện tử là đáp án để khắc phục những khó khăn do sự khác biệt về cơ chế hoạt động của từng ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán đến người tiêu dùng.

Nhìn từ góc độ ngân hàng, cổng thanh toán điện tử sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển hạ tầng công nghệ. Bằng việc tạo ra một cầu nối trung gian giữa các ngân hàng, cổng thanh toán điện tử được coi như đầu mối chung chuyển các lệnh nghiệp vụ mà không đòi hỏi các ngân hàng phải triển khai cùng một hệ thống kỹ thuật như nhau.

Nhìn nhận dưới góc độ của doanh nghiệp, cổng thanh toán điện tử là tiền đề để xây dựng một mạng lưới thanh toán hiện đại, giúp các doanh nghiệp triển khai giao dịch thương mại điện tử theo một quy trình hoàn thiện. Sự phát triển của thương mại điện tử luôn gắn chặt và đòi hỏi có sự tham gia của cổng thanh toán điện tử. Đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, sự ra đời cổng thanh toán điện tử và sự tiện lợi của các hình thức thanh toán điện tử sẽ là đòn bẩy giúp tăng lượng khách hàng cũng như giao dịch.

Quan trọng hơn cả, lợi ích của người tiêu dùng sẽ được nâng cao thông qua những tiện ích mà cổng thanh toán điện tử mang lại. Hiện nay, do sự khác biệt giữa các ngân hàng và mức độ hợp tác chưa cao giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên người tiêu dùng phải sử dụng nhiều loại thẻ, mở tài khoản tại nhiều ngân hàng; điều này gây bất tiện khá lớn khi tham gia vào thương mại điện tử. Với cổng thanh toán điện tử, chỉ cần có tài khoản tại một ngân hàng, người tiêu dùng có thể chi trả cho hàng hoá và dịch vụ của tất cả các nhà cung cấp với tài khoản nhận tiền ở nhiều ngân hàng khác nhau. Cổng thanh toán điện tử ra đời sẽ mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng khác nhau và là động lực thúc đẩy thương mại điện tử phát triển ở một tầm cao mới.

Cổng thanh toán điện tử là nền tảng cơ bản cho hoạt động thanh toán trong thương mại điện tử, do vậy, nó đòi hỏi thị trường cần có một sự đầu tư nghiêm túc, một mạng lưới phối hợp vững chắc để đảm bảo tính hiệu quả. Trong một thị trường có khoảng 80 ngân hàng cùng hoạt động, việc một ngân hàng đứng ra tạo lập cổng thanh toán dường như thiếu tính khả thi. Cổng thanh toán cần được hình thành từ mối liên kết chặt chẽ của nhiều ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập trong cơ chế hoạt động nhằm mang lại lợi ích cân bằng cho tất cả các đối tượng tham gia.

Do vai trò thiết yếu của cổng thanh toán điện tử cũng như xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp đã có những phản ứng khá tích cực bằng việc đưa ra một số mô hình được xây dựng theo các cách tiếp cận khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là tạo ra “cầu nối” giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng. Báo cáo sẽ đưa ra phân tích tổng quát về 2 mô hình cổng thanh toán được đánh giá là có tính khả thi cao trong hoạt động thanh toán điện tử.



(i) Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink

Tiền thân là liên minh thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) gồm 17 ngân hàng, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ (Smartlink) ra đời với chức năng chính là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ thanh toán, quản lý và vận hành mạng thanh toán thẻ của các ngân hàng thành viên, phát triển kênh thanh toán điện tử với vai trò một cổng thanh toán. Smartlink ra đời khẳng định sự gắn kết giữa các ngân hàng nhằm tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác đa chiều, liên kết để phát triển và thúc đẩy các dịch vụ thanh toán đặc biệt là thanh toán trong thương mại điện tử.



Cuối năm 2007, Smartlink vận hành một mạng lưới thanh toán gồm 27 ngân hàng thành viên, trong đó 17 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và hoạt động ổn định với số lượng thẻ phát hành đạt 3 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại hơn 1.500 máy ATM và 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc. 17 ngân hàng này được đánh giá là năng động và có khả năng mở rộng quy mô nhanh.

Bảng 4.4. Danh sách các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn

Smartlink

Banknetvn

NH Ngoại Thương VN

NH Quốc tế VN

NH Công Thương VN

NH Kỹ thương

NH An Bình

NH Đầu tư và Phát triển VN

NH Thương mại Á Châu

NH Nhà ở Hà Nội

NH Sài Gòn Công thương

NH Quân Đội

NH Phát triển nhà ở

NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NH Hàng Hải

NH Việt Á

NH Thương mại Á Châu

NH Bắc Á

NH Sài Gòn

NH Sài Gòn Thương tín

NH Phương Đông

NH Thái Bình Dương

NH Đông Á

NH Đông Nam Á

NH Việt – Nga




NH Phương Nam

NH Ngoại thương Lào




NH Xuất nhập khẩu

NH Đại Dương




NH Indovina

NH Nhân Ái (SH)




NH Nam Việt

NH Việt - Lào




NH VID Public

NH Shinhan Vina




NH VP







Với thế mạnh là mạng lưới các ngân hàng thành viên, Smartlink sẽ cung cấp 3 loại dịch vụ chính là dịch vụ chuyển mạch ATM và POS, thanh toán điện tử và thẻ trả trước mang thương hiệu Smartlink. Với dịch vụ chuyển mạch ATM và POS, Smartlink giúp người tiêu dùng có thể sử dụng một thẻ để giao dịch tại tất cả các ngân hàng trong mạng lưới của mình. Trong đó, mảng quan trọng nhất của Smartlink là phát triển các kênh thanh toán điện tử kết nối ngân hàng thành viên với các nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Mạng thanh toán điện tử cho phép khách hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng thành viên thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ, trả cước phí điện thoại, tiền điện, nước qua các kênh giao dịch điện tử như Internet, điện thoại di động,

ATM và POS. Thẻ mang thương hiệu Smartlink sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2008 nhằm tăng thêm công cụ thanh toán cho người tiêu dùng. Việc mở rộng các phương thức thanh toán điện tử sẽ giúp khách hàng dần dần chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang các công cụ thanh toán phi tiền mặt, đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển hạ tầng thanh toán văn minh, hiện đại trên cơ sở ứng dụng CNTT. Mô hình hoạt động của Smartlink được minh hoạ dưới đây.

Ngày 21/11/2007, Smartlink đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược với Banknetvn. Việc kết nối hệ thống thanh toán thẻ giữa hai đơn vị này giúp thẻ của các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn phát hành đều có thể thực hiện giao dịch rút tiền mặt, in sao kê tài khoản và kiểm tra số dư tại mạng lưới ATM của tất cả ngân hàng thành viên. Đây là bước tiến dài trong việc tạo lập một dịch vụ chuyển mạch ATM và POS mà bên hưởng lợi chính là người tiêu dùng với mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp. Trên cơ sở đó, các dịch vụ thanh toán và giá trị gia tăng dựa trên hệ thống này cũng sớm được triển khai để mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho chủ thẻ.

Với mạng lưới ngân hàng và thẻ được mở rộng, Smartlink đã tận dụng ưu thế này để triển khai thanh toán điện tử cho một số ngành hàng, dịch vụ đang phát triển. Với đối tác trong nước, Smartlink đã đạt được thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ với các công ty cung ứng dịch vụ viễn thông di động, các nhà cung ứng dịch vụ Internet, bảo hiểm, du lịch lữ hành và bán lẻ lớn tại Việt Nam như MobiFone, Viettel, VinaGame, Pacific Airlines, Bảo Việt, Taxi Mai Linh, VTC, v.v... Chiến lược kinh doanh của Smartlink trong giai đoạn đầu ưu tiên tập trung vào việc mở rộng quan hệ đối tác tại các lĩnh vực nêu trên. Với đối tác nước ngoài, Smartlink cũng đang tiến hành các bước cần thiết để trở thành Trung tâm xử lý giao dịch cho tất cả các tổ chức thẻ quốc tế tại Việt Nam như Visa, MasterCard, American Express, China Union Pay, JCB, Diners Club. Theo đó, các giao dịch thẻ quốc tế của các ngân hàng thành viên thực hiện tại Việt Nam sẽ được xử lý ngay tại hệ thống Smartlink, giải quyết triệt để bài toán hiệu quả kinh tế trong mạng lưới thanh toán thẻ, tạo cơ sở để cổng thanh toán điện tử mà Smartlink đang xây dựng đi vào ứng dụng ở mức cao hơn. Ngoài ra, Smartlink cũng có kế hoạch liên kết với mạng thanh toán thẻ nội địa của các nước trong khu vực như Singapore, Thái lan, Malaysia, v.v... để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ và gia tăng tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thành viên.



(ii) Hệ thống dịch vụ thanh toán điện tử Mobivi

Thị trường thanh toán điện tử Việt Nam mới bắt đầu có sự vận động rõ nét trong năm 2007. Do vậy, việc xuất hiện cùng một lúc nhiều mô hình thanh toán với các dịch vụ khác nhau là điều dễ hiểu. Bên cạnh Smartlink, dịch vụ thanh toán Mobivi của Công ty Cổ phần Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Việt Phú cũng hướng tới cải thiện môi trường thanh toán điện tử hiện nay, tạo ra một loại hình thanh toán tổng quát, đa năng và tiện tích cho người tiêu dùng. Hệ thống Mobivi tạo dựng là một hệ thống mạng kết nối giữa các cơ sở bán hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hàng hoá, người tiêu dùng và các tổ chức tài chính, ngân hàng bằng những giải pháp tích hợp hệ thống. Dịch vụ này nhằm giải quyết lỗ hổng trong quan hệ giữa người mua - người bán – ngân hàng trong thương mại điện tử. Cụ thể, dịch vụ Mobivi bao gồm thanh toán trực tuyến qua mạng Internet, chi trả qua mạng điện thoại, di động và qua các loại thẻ debit card. Trong mối quan hệ giao thương, Mobivi đóng vai trò như một chiếc ví điện tử cho người mua và người bán. Nhờ có tài khoản tại các ngân hàng khác nhau, Mobivi sẽ là trung gian nhận tiền từ tài khoản của khách hàng và chuyển tiền vào tài khoản của người bán. Vai trò này của Mobivi được minh hoạ theo mô hình dưới đây.

Cũng giống như Smartlink, dịch vụ thanh toán Mobivi đảm bảo lợi ích cho cả 3 đối tượng là người tiêu dùng, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ và ngân hàng. Đối với khách hàng, Mobivi giúp họ thuận tiện hơn trong các giao dịch mua hàng trực tuyến khi chỉ cần một tài khoản tại ngân hàng và tại Mobivi. Đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hệ thống bán lẻ hay kênh bán hàng trực tuyến sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi khâu thanh toán với khách hàng được giải quyết. Ngoài ra, tiết kiệm chi phí về quản lý và lưu trữ tiền mặt cũng là ưu điểm để doanh nghiệp xem xét. Những doanh nghiệp này có thể nâng cao năng lực quản lý thông qua việc kết nối kênh bán hàng với hệ thống quản lý khách hàng ERP, kế toán. Cuối cùng, với tư cách là một mắt xích trong chuỗi liên kết trên, lợi ích của ngân hàng được xem là khá rõ ràng. Chấp nhận triển khai dịch vụ thanh toán Mobivi, các ngân hàng có cơ hội gia tăng lượng giao dịch trên cơ sở khách hàng của Mobivi hay của các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ thành viên. Ngân hàng không phải đầu tư cho công nghệ về thanh toán đồng thời tiết kiệm được chi phí đặc biệt đối với công tác tăng cường chức năng bán lẻ. Hơn thế nữa, ngân hàng có thể hạn chế rủi ro kinh doanh trong giao dịch với khách hàng thông qua hệ thống thanh toán này. Đó là những lợi ích rất lớn mà một cổng thanh toán điện tử có thể mang lại. Hiện nay, Mobivi đang triển khai kết nối với 6 ngân hàng lớn và một số công ty chứng khoán. Cung cấp dịch vụ thanh toán cho hoạt động chứng khoán là bước khai thác khởi đầu mà Mobivi hướng tới. Chứng khoán hiện đang là lĩnh vực nóng thu hút được nhiều sự quan tâm từ phía người tiêu dùng, đồng thời cũng là phân đoạn thị trường mở đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán.

Xét về chức năng, Mobivi và Smartlink đều cùng hướng tới một mục tiêu chung là tạo ra cổng thanh toán cho các giao dịch điện tử. Tuy nhiên, mỗi dịch vụ lại có xuất phát điểm và lợi thế khác nhau nên cách tiếp cận thị trường cũng khác nhau. Smartlink với lợi thế được thành lập từ mạng lưới các ngân hàng thành viên của liên minh thẻ VCB nên dịch vụ khai thác triệt để mối quan hệ và mạng lưới khách hàng thẻ của những ngân hàng này. Ngược lại, mô hình thanh toán Mobivi xuất phát từ mạng lưới khách hàng của các nhà cung cấp hàng hoá, sản phẩm. Mỗi cách thức thanh toán sẽ đem lại những lợi ích riêng biệt nhưng khi dịch vụ tiến tới một mức độ hoàn chỉnh, thị trường sẽ có sự cạnh tranh mạnh giữa các nhà cung cấp dịch vụ nhằm tìm ra mô hình cổng thanh toán tối ưu nhất. Do vậy, đây chính là quãng thời gian quan trọng để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán định vị thị trường và xác định lợi thế cạnh tranh cho dịch vụ của mình.


2.4.8. Một số mô hình ứng dụng thanh toán điện tử

2.4.8.1.1. Pacific Airlines triển khai bán vé máy bay trực tuyến


Theo Hiệp hội Vận tải hàng không thế giới IATA, vé máy bay điện tử giúp ngành hàng không tiết kiệm được khoảng 3 tỉ USD mỗi năm, giúp các hãng hàng không nâng cao tính cạnh tranh. Không những thế, việc mua vé qua mạng sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian cũng như nhiều chi phí khác.

Đầu năm 2007, ngành hàng không Việt Nam bắt tay vào triển khai hệ thống vé điện tử. Sau khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần và hàng không giá rẻ, hãng hàng không Pacific Airlines áp dụng hình thức bán vé máy bay điện tử trực tuyến với mục đích cắt giảm chi phí hệ thống đại lý, tăng hiệu quả công tác quản lý lịch bay, xoá bỏ chi phí in vé v.v... Đối với người tiêu dùng, sự tiện dụng và chủ động trong việc đặt vé là một lợi ích khó phủ nhận và đã có nhiều phản hồi khả quan từ khách hàng đối với phương thức bán vé này.

Để thực hiện được việc bán vé máy bay điện tử, trở ngại đầu tiên và rất khó khăn mà Pacific Airlines gặp phải là vấn đề thanh toán. Giải pháp thẻ thanh toán được xác định là công cụ quan trọng và mang tính chiến lược trong bước đầu triển khai dịch vụ này. Hiện Pacific Airlines đang sử dụng 2 phương thức thanh toán chính là thanh toán trả trước bằng thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Visa Debit, Master Card, JCB, American Express và thanh toán tiền mặt trả sau.

Thanh toán qua thẻ tín dụng đang phát huy được thế mạnh của mình và chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng thanh toán của Pacific Airlines. Tính đến ngày 15/12/2007, theo báo cáo của Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines, khoảng 65% tổng số vé bán trực tuyến được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Riêng đối với thẻ Techcombank Debit, mỗi tháng ước tính có khoảng 700 giao dịch mua vé Pacific Airlines và tính đến thời điểm hiện tại đã có hàng nghìn khách hàng tham gia đặt vé qua mạng trong số 20.000 khách hàng sử dụng thẻ.

Nhằm tạo thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc thanh toán, Pacific Airlines đang phối hợp với Công ty Cổ phần thẻ Smartlink triển khai hỗ trợ thanh toán qua thẻ nội địa ConneCT24 và các loại thẻ khác do ngân hàng phát hành. Bên cạnh đó, Pacific Airlines sẽ bổ sung thêm kênh thanh toán nhờ thu qua các đơn vị có mạng lưới phủ rộng toàn quốc như các chi nhánh ngân hàng, điểm bưu điện, đại lý bán thẻ điện thoại.

Việc chuyển đổi sang kinh doanh hàng không giá rẻ và bán vé trực tuyến đã giúp Pacific Airlines tiết kiệm được 50% chi phí hạ tầng bán vé. Những kết quả cụ thể mang lại cho hãng hàng không này từ việc triển khai bán vé điện tử qua mạng có thể thấy qua con số tăng trưởng khách hàng trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước là 38%. Hệ số sử dụng ghế trước kia chỉ đạt hơn 70% nay đạt khoảng 85%.

Việc phát triển dịch vụ bán vé máy bay trực tuyến là một nỗ lực rất lớn của hãng hàng không phối hợp cùng các đơn vị thanh toán nhằm gia tăng giá trị, tạo sự tiện lợi và thoả mãn tối đa cho khách hàng. Đối với Pacific Airline, đây là bước tiến quan trọng về mặt công nghệ, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh mở cửa thị trường. Các hình thức thanh toán điện tử được khẳng định là cần thiết, thương mại điện tử là công cụ mang tính chiến lược cho các hãng hàng không giá rẻ như Pacific Airlines.

2.4.8.2. 123mua! với thanh toán điện tử


123mua! được biết đến như một website B2C khá trẻ nhưng hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua. Số lượng đơn hàng năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. Trung bình mỗi tháng năm 2006 123mua! nhận được 150 đơn hàng, nhưng đến năm 2007, con số này tăng hơn 16 lần, đạt khoảng 2500 đơn hàng/tháng. Một trong những nguyên nhân cơ bản để 123mua! tạo được sức hút thị trường là chiến lược thanh toán cho việc bán hàng trên website. Ban đầu, dựa trên nền tảng khách hàng có sẵn từ các trò chơi trực tuyến đang triển khai, 123mua! xác định đối tượng mua hàng chủ yếu là các game thủ sử dụng thẻ trả trước VinaGame để thanh toán tiền hàng. Nhưng để phát triển website bán hàng sâu rộng hơn, phù hợp với chiến lược kinh doanh, 123mua! buộc phải bổ sung các công cụ thanh toán khác. Đến tháng 12/2007, 123mua! đưa ra 6 lựa chọn thanh toán cho khách hàng bao gồm thẻ Visa &Master, thẻ trả trước VinaGame, thẻ đa năng Đông Á, chuyển tiền qua ngân hàng, chuyển tiền qua bưu điện và giao hàng - thu tiền tận nơi.

Chức năng của thẻ trả trước VinaGame cũng giống như hình thức khấu trừ tiền hàng vào tài khoản của khách. Loại hình thanh toán này hiện vẫn đang chiếm vị trí quan trọng trong các phương tiện thanh toán được sử dụng. Đối với khách hàng không tham gia trò chơi của VinaGame hay ở địa phương xa, họ thường sử dụng phương thức chuyển tiền qua bưu điện và chuyển khoản qua ngân hàng. Đến tháng 8/2007, 123mua! cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master. Ngay sau đó, lượng sử dụng thẻ trả trước VinaGame giảm và chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán này. Tháng 10/2007, thẻ đa năng Đông Á chính thức được đưa vào sử dụng tại website. Loại thẻ này cũng nhận được phản ứng tích cực trong thời gian đầu từ phía người sử dụng.

Hiện tại, do lượng khách hàng đến với 123mua! đại đa số là game thủ nên thanh toán bằng thẻ trả trước VinaGame vẫn chiếm đa số. Chiếm vị trí thứ hai sau thẻ trả trước VinaGame là hình thức chuyển tiền qua bưu điện. Đây là hình thức truyền thống và mang tính tình thế khi thanhtoán điện tử chưa phổ biến. Khi việc thanh toán qua thẻ Visa, Master và thẻ đa năng Đông Á được đưa vào triển khai, tỷ lệ sử dụng các công cụ thanh toán đã có một số dịch chuyển hợp lý.

Do những phương thức này được ứng dụng sau nên tỷ lệ sử dụng chưa cao khi đặt trong mối tương quan tổng thể. Song lợi ích lâu dài mà hai phương thức này mang lại là mở rộng được phạm vi khách hàng tiềm năng, không chỉ trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngoài trong những năm tới.



Bảng 4.5. Tỷ lệ sử dụng các hình thức thanh toán theo từng giai đoạn tại 123! Mua

Hình thức

Tỷ lệ (%)




Trước 10/8/2007

Sau INT (10/8/2007)

Sau DAB (27/10/2007)

Thẻ trả trước VinaGame

89,5

71,5

52,2

Chuyển khoản qua ngân hàng

1,3

2,1

4,2

Chuyển tiền qua bưu điện

6,1

8,8

24,1

Giao hàng và lấy tiền

3,1

1,2

0,4

Thẻ Visa và Master Card (INT)




16,4

11,8

Thẻ đa năng Đông Á (DAB)







7,3

Nguồn: Báo cáo của 123!mua – tháng 12/2007

Điểm nhấn trong toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam năm 2007 chính là sự phát triển nhanh của thanh toán điện tử. So với những năm trước đây, thị trường thanh toán điện tử 2007 đã đạt được những cải tiến lớn trong việc đa dạng hoá các phương thức thanh toán, mở rộng đối tượng cung cấp và ứng dụng dịch vụ. Nét đổi mới này có được là nhờ nỗ lực của các đối tượng tham gia bao gồm người tiêu dùng, ngân hàng và nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, năm 2007 mới chỉ là điểm khởi đầu, thanh toán điện tử vẫn cần tiếp tục duy trì, đẩy mạnh đà phát triển hiện thời đồng thời nhanh chóng khắc phục những điểm yếu còn tồn tại. Một mạng thanh toán thống nhất sẽ là bàn đạp vững chắc cho thương mại điện tử Việt Nam cất cánh trong những năm tiếp theo.


Câu hỏi ôn tập

  1. Thanh toán điện tử là gì? Nêu một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay.

  2. Nêu qui trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trong thương mại điện tử.

  3. So sánh L/C điện tử và L/C truyền thống.

  4. Nêu những lợi ích của việc triển khai thanh toán điện tử.

  5. Nêu những rủi ro trong thanh toán điện tử đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

  6. Nêu các hình thức thanh toán điện tử phổ biến trong mô hình thương mại điện tử B2C tại Việt Nam.

  7. Nêu các điều kiện cần thiết để triển khai thanh toán điện tử.

  8. Nêu thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam hiện nay.

  9. Giải pháp thanh toán là gì? Nêu một số nhà cung cấp giải pháp thanh toán phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay.

  10. So sánh thẻ thông minh với thẻ tín dụng truyền thống.

Thuật ngữ

Ngân hàng thanh toán (acquring bank): ngân hàng cung cấp dịch vụ cho người bán để họ có thể chấp nhận các thanh toán bằng thẻ tín dụng

Giao dịch không xuất trình thẻ (card not present transactions): giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng mà địa điểm của người mua và người bán khác nhau do đó người mua không xuất trình thẻ cho người bán xem

Thẻ thanh toán (charge card): thẻ dùng để mua sắm với hạn mức không hạn chế, toàn bộ số tiền đã chi tiêu phải được thanh toán hàng tháng

Bồi hoàn (charge bank): quá trình theo đó ngân hàng của người bán lấy lại số tiền đã được chuyển vào tài khoản của người bán và trả lại vào tài khoản tín dụng của người mua nếu người mua chứng minh được việc bồi hoàn là hợp lý

Ví điện tử (client-side electronic wallet): ví điện tử lưu trữ thông tin của ngwofi mua trên máy tính của người mua

Thẻ tín dụng (credit card): thẻ thanh toán với một hạn mức chi tiêu nhất định, các khoản chi tiêu phải trả hàng tháng, chủ thẻ phải trả lãi nếu không thanh toán hết các khoản đã chi tiêu trong tháng

Ngân hàng phát hành thẻ (customer issuing bank): ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng cho khách hàng cá nhân, đôi khi được gọi là hiệp hội thẻ tín dụng

Thẻ ghi nợ (debit card): một loại thẻ thanh toán có thể chuyển tiền từ tài khoản của chủ thẻ sang tài khoản của người bán

Tài khoản của người bán (merchant account): tài khoản mà người bán phải sử dụng tại một ngân hàng có dịch vụ sử lý các thanh toán bằng thẻ

Ngân hàng của người bán (merchant bank): ngân hàng cung cấp dịch vụ cho người bán để người bán có thể chấp nhận các thanh toán bằng thẻ

Giao dịch siêu nhỏ (micropayment): những thanh toán qua Internet cho những món hàng có giá trị rất nhỏ - trên dưới một USD

Thẻ thanh toán (payment card): thuật ngữ chỉ các thẻ có khả năng thực hiện thanh toán thay cho tiền mặt, các loại thẻ thanh toán phổ biến gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ mua hàng

Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (payment processing service provider): một tổ chức trung gian thứ ba thực hiện xử lý các giao dịch thanh toán điện tử qua mạng

Hệ thống thanh toán ngân hàng (Peer-to-peer payment system): thanh toán giữa các tổ chức với nhau

Thẻ thông minh (smart card): một loại thẻ nhựa trên đó có gắn chíp điện tử để lưu trữ các thông tin về chủ thẻ

Thẻ lưu giá trị (stored-value card): thẻ từ hoặc thẻ thông minh trên đó lưu trữ các thông tin về số dư cho các dịch vụ điện thoại, tàu điện, xe bus...



tải về 2.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   77




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương