Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Case study: Flylady ứng dụng thanh toán điện tử qua PayPal



tải về 2.96 Mb.
trang19/77
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.96 Mb.
#22291
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   77

2.3. Case study: Flylady ứng dụng thanh toán điện tử qua PayPal


Cơ hội và hiểm họa

Vài năm trước đây. Marley Cilley đã thành lập một e-mail group để hỗ trợ trực tuyến đến từng khách hàng. Trong một thời gian ngắn, số lượng khách hàng tham gia nhóm thư điện tử này lên đến 60,000. Đến thời điểm này, Marley quyết định đưa các sản phẩm của mình chào bán trên mạng qua website: www.flylady.com. Ban đầu. FlyLady sử dụng một tài khoản để chấp nhận thanh toán điện tử. Vấn đề phát sinh là phí xử lý khá cao, 4,9% giá trị giao dịch. Tổng phí chiếm một khoản khá lớn trong doanh thu bán hàng khiến FlyLady thực sự băn khoăn. Mặc dù chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng là hoạt động khá phổ biến vào lúc đó đối với các cửa hàng thương mại điện tử. Tuy nhiên, đối với một cửa hàng nhỏ như FlyLady, mức phí của dịch vụ xử lý thanh toán điện tử trên có thể làm ranh giới giữa lãi và lỗ đối với FlyLady như hẹp lại. Bên cạnh đó, chi phí đảm bảo an toàn cho cửa hàng thương mại điện tử B2C càng làm cho ranh giới này nhỏ hơn. FlyLady đã nhận được tư vấn từ chính khách hàng của mình cho vấn đề này: sử dụng dịch vụ của PayPal.



Giải pháp

PayPal từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với những người đã từng tham gia đấu giá trên eBay. Năm 2002, eBay đã mua lại PayPal, một dịch vụ thanh toán điện tử được 50 triệu người sử dụng trên khắp thế giới. Tài khoản của các thành viên được kết nối với tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản thẻ tín dụng của họ và vì thế các khoản thanh toán dễ dàng được thực hiện giữa các tài khoản của cá nhân và tổ chức. Năm 2003, PayPal xử lý các giao dịch trị giá 12,2 tỷ USD. Trong đó 70% thanh toán của các giao dịch đấu giá trực tuyến. Mặc dù các giao dịch thanh toán ngoài đấu giá còn chiếm tỷ lệ nhỏ, tốc độ gia tăng của những giao dịch này khá lớn, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2004 tăng 58%.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, PayPal là dịch vụ dễ sử dụng và tích hợp với website thương mại điện tử. Mặc dù PalPal chấp nhận các thanh toán bằng thẻ tín dụng, PayPal không đóng vai trò cổng thanh toán điện tử. Do đó, khi người bán muốn sử dụng PayPal để nhận các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng từ khách hàng, họ không phải trình hồ sơ về khả năng tín dụng, đặt cọc, lắp đặt các thiết bị đặc biệt hay cài đặt những phần mềm chuyên dụng, hoặc ký kết các hợp đồng chặt chẽ với ngân hàng. Thêm vào đó, người bán cũng không cần phải thu thập thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng hay những thông tin tài chính nhạy cảm khác. Người bán chỉ cần lập một tài khoản với PayPal, truy cập vào tài khoản này, sử dụng PayPal Merchant Account để tạo một công cụ thanh toán (thực chất là một trang HTML với mẫu form để khách hàng điền thông tin thanh toán), sau đó copy toàn bộ trang web này lên website thương mại điện tử của mình. Tất cả thời gian chỉ mất vài phút. PayPal thu phí đối với dịch vụ này là 30 cent phí cố định và 1,9% đến 2,9% trị giá giao dịch.

Kết quả

Sau khi quyết định lựa chọn dịch vụ của PayPal, FlyLady đã tạo ra công cụ thanh toán “Buy Now” trong vòng một giờ. Quá trình thực hiện đơn hàng của FlyLady dựa trên báo cáo của PayPal. Mỗi ngày, nhân viên của FlyLady truy cập vào tài khoản của mình trên PayPal và download file quản lý các giao dịch. Nội dung file được xử lý và chuyển thành các đơn hàng và hồ sơ để giao hàng, những hồ sơ này được chuyển cho bộ phân phân phối hàng để thực hiện. Bên cạnh đó, FlyLady còn sử dụng thêm dịch vụ của PayPal để phân tích, theo dõi các xu hướng mua hàng hàng ngày. Cũng giống như các website thương mại điện tử khác, FlyLady đặc biệt quan tâm đến phòng tránh rủi ro trong thanh toán. Tuy nhiên, các thông tin này hoàn toàn được thu nhận và xử lý trên website của PayPal. Trên thực tế, FlyLady không bao giờ nhận được các thông tin này. Ngày nay, doanh thu của FlyLady đạt 5 triệu USD/năm. Đồng thời, PayPal giảm phí cho FlyLady từ 2,9% xuống còn 1,9% giúp hoạt động thương mại điện tử của FlyLady ngày càng hiệu quả hơn.



Bài học kinh nghiệm

Đa số các giao dịch thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đối với người bán, phí dịch vụ xử lý thanh toán điện tử vẫn khá cao. Chi phí giao dịch, cộng với rủi ro hoàn lại tiền do gian lận thẻ tín dụng, chi phí quản lý và duy trì các website thương mại điện tử an toàn, chi phí bảo mật các thông tin thanh toán của khách hàng khiến tỷ suất lợi nhuận ngày càng thấp đi. Trong những năm qua, một số dịch vụ thanh toán điện tử đã xuất hiện thay thế hoặc hỗ trợ các thanh toán điện tử bằng thẻ tín dụng như Digital Cash, PayMe.com, Bank One’s eMoneyMail, Flooz, Beenz, Wells Fargo’s, eBay’s Billpoint và Yahoo’s PayDirect. Vì nhiều lý do, PayPal đã rất thành công trong cả thanh toán B2C và B2B. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng có rất nhiều dịch vụ thanh toán điện tử được triển khai, số lượng thành công ở trên chỉ là số rất ít trong các dịch vụ này.

Tóm lại, Các trang web bán lẻ có thể áp dụng nhiều hình thức thanh toán trực tuyến khác nhau như thanh toán bằng thẻ thanh toán (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ vay nợ), thẻ thông minh hay ví điện tử. Thẻ thông minh là các loại thẻ lưu trữ thông tin, gồm giá trị tiền và thông tin chủ thẻ. Ngoài ra, thẻ thông minh có thể lưu trữ các thông tin khác thông qua một bộ vi xử lý gắn trong thẻ. Không giống thẻ thanh toán, thẻ thông minh yêu cầu người cung cấp dịch vụ phải lắp đặt các thiết bị đọc thẻ chuyên biệt.

Thẻ thanh toán, một loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán điện tử hiện nay, thực chất là tập hợp các thông tin của chủ thẻ và mã số sử dụng thẻ. Để sử dụng thẻ thanh toán trong thanh toán điện tử, doanh nghiệp cần có tài khoản merchant account mở tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính hoặc cơ quan có cung cấp dịch vụ này.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức séc điện tử, chuyển tiền điện tử, L/C điện tử,... để thực hiện thanh toán tiền hàng hóa với giao dịch B2B.

2.4. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam

2.4.1. Yêu cầu của thương mại điện tử đối với hệ thống thanh toán


Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 01/3/2006, cùng với các nghị định hướng dẫn dưới Luật đã tạo hành lang pháp lý cơ bản để thương mại điện tử đi vào cuộc sống. Trong đó, các nghị định hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính đã góp phần định hình một hướng phát triển mới cho các lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2005 và 2006, hệ thống thanh toán điện tử yếu kém luôn được doanh nghiệp đánh giá là trở ngại lớn thứ hai đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng thương mại điện tử trọn vẹn trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu. Đồng thời, người tiêu dùng cũng chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các dịch vụ thanh toán điện tử. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian qua.

Thực tiễn cho thấy thanh toán điện tử là một điều kiện cần của thương mại điện tử. Thương mại điện tử khó có thể phát huy được hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống thanh toán điện tử với năng lực đủ mạnh. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua đang đặt ra nhu cầu về một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của phương thức kinh doanh mới này.

Hơn thế nữa, thanh toán điện tử không chỉ là nhân tố thúc đẩy thương mại điện tử mà còn đóng một vai trò quan trọng trong công tác hiện đại hoá hệ thống thanh toán, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ trong ngành ngân hàng, tài chính tại Việt Nam. Năm 2007 là năm thứ hai trong lộ trình thực hiện Dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” của Ngân hàng Nhà nước và cũng là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng trở nên cấp bách để các ngân hàng Việt Nam có thể đứng vững trước những thử thách của quá trình hội nhập.




tải về 2.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   77




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương