HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG


Thiếu năng lượng trường diễn



tải về 1.67 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.67 Mb.
#1898
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Thiếu năng lượng trường diễn


Thiếu năng lượng trường diễn là tình trạng mà một cá thể ở trạng thái thiếu cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao dẫn đến cân nặng và dự trữ năng lượng của cơ thể thấp. Cho nên, người đó khó có thể đạt được kích thước bình thường hoặc trải qua nhiều giai đoạn thiếu năng lượng. Những người thiếu năng lượng trường diễn có chuyển hoá năng lượng thấp hơn bình thường và giảm hoạt động thể lực dẫn đến khẩu phần ăn vào thấp hơn bình thường [111].
      1. Tình hình thiếu năng lượng trường diễn ở PNTSĐ trên thế giới và ở Việt Nam


        1. Tình hình thiếu năng lượng trường diễn ở PNTSĐ trên thế giới

Theo báo cáo của ACC/SCN năm 1992 cho thấy tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi cao nhất ở Châu Á, khu vực Nam Á là 41,1%; Khu vực Đông Nam Á là 40,5%. Tỷ lệ này ở khu vực Nam Phi là 22,4% và thấp nhất là khu vực Nam Mỹ (7,2%).

Cho đến nay, Nam Á vẫn là khu vực có tỷ lệ CED cao nhất. Ấn Độ là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ bị CED thuộc diện cao nhất trên thế giới và khu vực Nam Á. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ CED ở Ấn Độ là trên 41% và ở mức độ nặng về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng [59], [93], [120]. Banglades cũng là một quốc gia thuộc khu vực Nam Á có tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ bị CED ở mức cao và tương tự với Ấn Độ là 43% [58], [63], [82], [117], [124].

Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian qua cũng được cải thiện đáng kể. Năm 1992, tỷ lệ CED là 40,5%. Tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Indonesia rất thấp và giảm nhanh từ năm 1996 là 17% xuống còn 3% năm 2000 [74], [144]. Năm 2008, tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Campuchia là 20% [99].

Châu Phi là châu lục có tỷ lệ CED ở phụ nữ tuổi sịnh đẻ khá là thấp. Ở châu Phi cận Sahara, theo kết quả phân tích số liệu điều tra dinh dưỡng đại diện cho 26 quốc gia từ năm 1995-2006 cho thấy tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ là 10,4% [133]. Hầu hết các quốc gia đều có tỷ lệ CED dưới 20%. Trong số đó, cộng hoà Công Gô, Ethiopia, Nizeria, Zambia có tỷ lệ này trên 20%. Đặc biệt Ethiopia có tỷ lệ CED ở phụ nữ tuổi sinh đẻ trên 30% và Tanzania là 49% [100], [145].



        1. Tình hình thiếu năng lượng trường diễn của PNTSĐ ở Việt Nam

Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp và chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng. Bên cạnh việc gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì thì CED vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng [10]. Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng của Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy, tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ đã giảm từ 33,1% năm 1990 xuống 26,3% năm 2000, năm 2005 là 20,9% và đến năm 2009 tỷ lệ này còn 18,5% [5], [46], [48], [51]. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của PNTSĐ trong những năm vừa qua cũng cho thấy xu hướng giảm tỷ lệ CED của nhóm đối tượng này. Theo Phạm Văn Hoan và cộng sự, tình trạng dinh dưỡng của PNTSĐ tại huyện Thường Tín giảm đáng kể trong vòng 10 năm. Tỷ lệ CED giảm từ 39,1% năm 1995 xuống còn 28,8% năm 2004 [43]. Trong khi đó nghiên cứu của Đinh Phương Hoa và cộng sự tại 6 xã của huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ CED của PNTSĐở đây còn ở mức rất cao (39,1%) [7]. Trần Nguyên Đức và cộng sự đã đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ từ 15-49 tuổi tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai cho thấy tỷ lệ CED ở đây là 10,3% [44]. Đây là một tỷ lệ khá thấp so với toàn quốc. Một nghiên cứu của Hồ Thu Mai và cộng sự tại huyện Côn Đảo cho thấy tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ là 14% trong khi đó tỷ lệ thừa cân béo phì lại ở mức cao là 53,2% (với ngưỡng BMI>23) [15].

Lai Châu và Kontum là 2 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cao nhất toàn quốc nhưng tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở 2 tỉnh này ở mức tương đối thấp (21,8% và 8,8%). Điều này phù hợp với kết quả các nghiên cứu khác , Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ CED thấp nhất trên toàn quốc [5], [13], [14], [43], [44], [46], [48]. Sở dĩ, tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Tây Nguyên thấp nhất trên toàn quốc là do chiều cao trung bình của phụ nữ ở đây thấp hơn so với những vùng khác [51].



Nếu xét theo vùng sinh thái thì vùng Nam Trung bộ là nơi có tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ bị CED cao nhất. Năm 2000, tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Nam Trung bộ là 29,1% [47] và năm 2005, tỷ lệ này tăng lên 31,17% [48].

      1. Nguyên nhân và hậu quả của CED

        1. Nguyên nhân của CED

CED là tình trạng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nguyên nhân chính của CED là thiếu năng lượng khẩu phần. Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, thiếu kiến thức do thiếu giáo dục, thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường và dịch vụ y tế kém được xem là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến CED. Do đó có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng CED [89].

        1. Hậu quả của CED

CED gậy ra nhiều hậu quả cho phụ nữ tuổi sinh đẻ. Những người bị CED dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và giảm khả năng đáp ứng miễn dịch dẫn đến chậm hồi phục khi mắc bệnh. CED làm tăng nguy cơ tử vong con và có liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng của những đứa trẻ do họ sinh ra. Hàng năm có khoảng 500 ngàn phụ nữ trên toàn thế giới tử vong do mang thai và sinh nở. Suy dinh dưỡng ở bà mẹ có liên quan trực tiếp với bệnh tật thể hiện bằng nhiễm trùng phức tạp và làm tăng nguy cơ này ở cả mẹ và con. Liên qua giữa CED của mẹ với cân nặng sơ sinh thấp và chậm phát triển bào thai đã được chứng minh. CED cũng làm tăng tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng do đó dẫn đến các biểu hiện thiếu vi chất đặc hiệu như thiếu máu, các rối loạn do thiếu I ốt v.v…Ngoài ra, CED còn ảnh hưởng xấu đến kinh tế hộ gia đình và của quốc gia do làm giảm khả năng lao động và có thể tạo ra những ảnh hưởng xấu qua nhiều thế hệ. Những quốc gia có tình trạng CED phổ biến chắc chắn có liên quan tới chi phí trực tiếp bao gồm giảm thu nhập ở những nhóm dân cư bị CED và phải đối mặt với những vấn đề lâu dài về sau như cân nặng sơ sinh thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường khi trưởng thành. Giảm năng suất lao động kết hợp với bệnh tật ở phụ nữ bị CED chưa được chứng minh rõ ràng nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 60% tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi có liên quan tới suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng ở trẻ có liên quan chặt chẽ với tình trạng CED của mẹ. Một báo cáo từ châu Á cho thấy CED giảm 10-15% năng suất lao động và 5-10% GDP. Do đó, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ thì quốc gia có thể giảm chi phí chăm sóc y tế, tăng khả năng nhận thức, tăng năng xuất lao động cảu người trưởng thành và góp phần phát triển điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia [89].

      1. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số khái niệm

        1. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Ở người trưởng thành, nếu chỉ dùng chỉ tiêu cân nặng và chiều cao riêng rẽ sẽ không đánh giá được tình trạng dinh dưỡng mà cần phối hợp giữa cân nặng với chiều cao. Trước khi WHO đưa ra phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Chỉ số khối cơ thể (BMI), người ta dùng khái niệm chung là cân nặng “nên có” hay “thích hợp”. Có nhiều công thức tính cân nặng “nên có” như sau:

  • Công thức Broca

Cân nặng “nên có” (kg) = Cao (cm)-100

  • Công thức Lozentz

    Cân nặng “nên có” (kg) = Cao (cm)-100-

    (cao-150)

    4

  • Công thức Bongard


Cân nặng “nên có” (kg) =

Cao (cm) x Vòng ngực (cm)

240


  • Công thức của cơ quan bảo hiểm Mỹ

Cân nặng “nên có” (kg) = 50 - 0,75 (cao – 150)

Các công thức này đều có giá trị riêng của chúng nhưng có nhược điểm là ở một người nhất định, chúng cho những trị số khác nhau về cân nặng “nên có”, do đó khi dùng cần nhất quán [11].



Từ năm 1994, WHO khuyến nghị cách phân loại tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành dựa vào chỉ số khối cơ thể [111], [138].

    • Gầy độ III BMI<16

    • Gầy độ II BMI từ 16 đến 16,9

    • Gầy độ I BMI từ 17 đến 18,4

    • Bình thường BMI từ 18,5 đến 24,9

    • Tiền béo phì BMI từ 25 đến 29,9

    • Béo phì độ I BMI từ 30 đến 34,9

    • Béo phì độ II BMI từ 35 đến 39,9

    • Béo phì độ III BMI ≥ 40

Để đánh giá mức độ CED trên quần thể, WHO cũng đã đưa ra ngưỡng đánh giá về mặt ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng như sau [136], [141]:

    • Mức độ nhẹ: CED 5-9%:

    • Mức độ trung bình: CED 10-19%:

    • Mức độ nặng: CED 20-39%:

    • Mức độ rất nặng: CED ≥ 40%

    1. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ

      1. Khái niệm và phương pháp đánh giá tình trạng thiếu máu dinh dưỡng

        1. Một số khái niệm về thiếu máu dinh dưỡng

  • Thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất. WHO đã định nghĩa thiếu máu xẩy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống. Bởi vậy, thực chất thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành.

  • Thiếu máu dinh dưỡng: Là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, bất kể do nguyên nhân gì [132].

  • Tình trạng sắt bình thường: Tình trạng sắt bình thường là tình trạng sắt được dự trữ đầy đủ để đạt được nhu cầu kể cả khi nhu cầu sắt tăng cao như khi có thai [61].

  • Tình trạng sắt cạn kiệt: Tình trạng sắt cạn kiệt xảy ra khi sắt dự trữ trong cơ thể không còn được biểu hiện bằng nồng độ Ferritin huyết thanh thấp hơn 15µg/L đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ [61].

  • Tình trạng thiếu sắt: Là tình trạng thiếu hụt dự trữ sắt trong cơ thể, có thể biểu hiện thiếu máu hoặc chưa có biểu hiện thiếu máu. Thiếu sắt thường là kết quả của thiếu sắt có giá trị sinh học cao từ khẩu phần, tăng nhu cầu sắt trong những giai đoạn cơ thể phát triển nhanh (có thai, trẻ em), và/hoặc tăng mất máu như bị chảy máu đường tiêu hóa do giun móc hay đường tiết niệu do nhiễm sán máng [132].

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt [73].

  • Tình trạng quá tải sắt: Tình trạng quá tải sắt là khi dự trữ sắt cao gấp nhiều lần so với bình thường và sắt lắng đọng quá nhiều đã dẫn đến phá hủy các nhu mô [60]. Ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, tình trạng quá tải sắt xảy ra khi nồng độ Ferritin huyết thanh ≥ 150µg/L.

        1. Phương pháp đánh giá tình trạng thiếu máu dinh dưỡng

  • Đánh giá trên cá thể

WHO năm 2001 đã đưa ra mức đánh giá tình trạng thiếu máu dinh dưỡng như sau [143] :

    • Bình thường Hb ≥ 12 g/dl

    • Thiếu máu nhẹ Hb từ ≥10g/dl - <12g/dl

    • Thiếu máu vừa Hb từ ≥ 7g/dl - <10g/dl

    • Thiếu máu nặng Hb < 7g/dl

  • Đánh giá trên quần thể

WHO cũng đã đưa ra mức phân loại thiếu máu để nhận định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng dựa trên tỷ lệ lệ thiếu máu được xác định từ mức hemoglobin như sau [143] :

    • Bình thường Tỷ lệ thiếu máu < 5%

    • Thiếu máu nhẹ Tỷ lệ thiếu máu từ 5-19,9%

    • Thiếu máu trung bình Tỷ lệ thiếu máu từ 20-39,9%

    • Thiếu máu nặng Tỷ lệ thiếu máu ≥ 40%

      1. Nguyên nhân và hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng

        1. Nguyên nhân của thiếu máu dinh dưỡng

Chế độ ăn không đủ sắt

Nguyên nhân thường gặp nhất là do lượng sắt cung cấp từ bữa ăn không đủ nhu cầu hàng ngày.

Lượng sắt trong bữa ăn thực tế hiện nay của người Việt Nam chỉ đạt 30-50% nhu cầu, nhất là ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, lượng sắt từ khẩu phần chỉ được hấp thu từ 1-10% do chế độ ăn ít thức ăn động vật, nhiều chất cản trở hấp thu sắt... Chính vì vậy để có được 2,5mg sắt/người/ngày thì cần phải có 24 mg sắt/người/ngày từ khẩu phần hàng ngày.

Có hai loại sắt trong thực phẩm là sắt hem và sắt không hem. Hai loại sắt này có cơ chế hấp thu khác nhau. Sắt không hem chứa chủ yếu là muối sắt có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc thực vật, sản phẩm của sữa, thực phẩm bổ sung sắt không hem và chiếm phần lớn lượng sắt khẩu phần, thường trên 85%. Sắt hem có chủ yếu từ hemoglobin và myoglobin có trong thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt các loại, đặc biệt là thịt có màu đỏ thẫm. Mặc dù sắt hem chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu phần nhưng tỷ lệ hấp thu lại cao hơn sắt không hem từ 2-3 lần và hấp thu sắt hem ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ức chế hay cạnh tranh trong khẩu phần [89].



Cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng

Bản thân cơ thể kém hấp thu các chất dinh d­ưỡng trong đó có chất sắt như khi bị rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh về đường ruột. Sử dụng các thực phẩm gây hạn chế hấp thu sắt như chè xanh (có nhiều chất tanin), ổi xanh, hồng xiêm xanh, cafe... cũng ảnh hưởng đến hấp thu sắt.



Nhu cầu sắt của cơ thể tăng cao

Trong những giai đoạn phát triển đặc biệt như trẻ em trong thời kỳ tăng trư­ởng, phụ nữ mang thai có nhu cầu rất lớn về sắt nên dù có chế độ ăn uống tốt cũng không thể cung cấp đủ chất sắt so với nhu cầu. Bên cạnh đó, phụ nữ tuổi sinh đẻ bị mất sắt hàng tháng do kinh nguyệt cũng cần bổ sung sắt.



Mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng

Khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn thường gây kém hấp thu. Nhiễm giun đặc biệt là nhiễm giun móc thường gây mất máu nên dễ bị thiếu máu thiếu sắt [119].



        1. Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng

Ảnh hưởng tới khả năng lao động

Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu ô xy ở các tổ chức, đặc biệt ở não, ở tim và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ do đó làm giảm khả năng lao động ở những người bị thiếu máu. Khi tình trạng thiếu máu được cải thiện thì năng suất lao động cũng tăng theo [9].



Ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ

Người bị thiếu máu thường dễ bị mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, dễ bị kích thích, khi già dễ bị mắc bệnh mất trí nhớ.



Ảnh hưởng tới thai sản

Phụ nữ bị thiếu máu khi có thai dễ bị đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con khi sinh nở, dễ bị chảy máu và bị mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản. Vì vậy người ta coi thiếu máu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là một đe dọa sản khoa [8], [131].



Giảm sức đề kháng của cơ thể

Phụ nữ bị thiếu máu dinh dưỡng dễ bị ốm, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng...



      1. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng của PNTSĐ trên thế giới và Việt Nam

        1. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng của PNTSĐ trên thế giới

Theo thống kê của WHO năm 1999, gần một nửa phụ nữ ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ là 23% [130]. Tuy nhiên, ở các nước phát triển, hầu hết phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi thiếu sắt ở mức độ trung bình.

Thiếu máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Thiếu máu gây ra bởi nhiều nguyên nhân cả do dinh dưỡng (thiếu vitamin và chất khoáng) và không do dinh dưỡng (nhiễm trùng) và thường xảy ra đồng thời. Một trong những yếu tố đóng góp chính vào tình trạng thiếu máu là do thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt là một trong 10 bệnh đóng góp vào gánh nặng bệnh tật trên thế giới [76].

Theo báo cáo của WHO dựa trên số liệu của các cuộc điều tra quốc gia hoặc hai cuộc điều tra đại diện cho quốc gia từ năm 1993 đến năm 2005 cho thấy, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai là 41,8% và tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 30,2% (ảnh hưởng đến 468,4 triệu người). Trên thế giới có 818 triệu phụ nữ và trẻ em bị thiếu máu và hơn một nửa (520 triệu người) sống ở châu Á. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất là ở châu Phi. Tỷ lệ này ở phụ nữ có thai là 56,1% và phụ nữ tuổi sinh đẻ là 68%. Nhưng châu Á là nơi có nhiều người bị thiếu máu nhất (182 triệu người). Các quốc gia có vấn đề sức khỏe cộng đồng về thiếu máu tập trung ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ La Tinh và Caribe. Châu Phi và châu Á là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất vì đây là khu vực nghèo nhất nên có thể có mối liên quan giữa thiếu máu và phát triển kinh tế xã hội. Tỷ lệ thiếu máu ở châu Âu cao gấp 3 lần Bắc Mỹ. Điều này có thể là do số liệu của châu Âu mang tính đại diện thấp hơn Bắc Mỹ hoặc do ở bắc Mỹ thực phẩm được bổ sung sắt được sử dụng nhiều hơn so với ở châu Âu [140] . Meda N. và cộng sự nghiên cứu trên 251 phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Burkina Faso năm 1996

cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 58,6%. Trong đó, tỷ lệ này ở phụ nữ có thai là 71,4%, phụ nữ không có thai là 38,9% [98].

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1996 tại nông thôn Banglades trên 179 phụ nữ 15-49 không có thai cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 73% trong đó thiếu máu nhẹ chiếm 52%, thiếu máu vừa chiếm 20% và thiếu máu nặng chỉ chiếm 1% [149].

Bỉ là quốc gia duy nhất trên thế giới có tình trạng thiếu máu của PNTSĐ ở mức không có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Có nghĩa là tỷ lệ thiếu máu của nhóm đối tượng này thấp hơn 5% theo phân loại của WHO. Ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, thiếu máu nặng và vừa về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ảnh hưởng đến 69% quốc gia. Tỷ lệ thiếu máu ở các nước Đông Nam Á đều ở mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trừ Đông Ti Mo là ở mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (31,5%) [140].

Văn phòng khu vực Đông Nam Á của WHO thống kê tỷ lệ thiếu máu năm 2007 cho thấy tình trạng thiếu máu ở phụ nữ các nước Nam Á cao hơn so với các khu vực khác. Ở Ấn Độ, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 88% [139].

Một nghiên cứu khác Joel Monárrez và cộng sự thực hiện trên 481 phụ nữ 12-49 tuổi ở miền Bắc Mexico cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 25,7% và tỷ lệ này ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 16,1%. Trong khi đó điều tra toàn quốc của nước này năm 1999 trên 17.194 phụ nữ cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ đều cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Joel Monárrez (27,8% và 20,8%) [92].

Nghiên cứu tại Tây Kenya do Leenstra và cộng sự thực hiện trên 648 phụ nữ tuổi sinh đẻ cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 21,1%. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 19,8% trong đó 30,4% phụ nữ thiếu máu bị thiếu máu do thiếu sắt [117].

Châu Á là khu vực có tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng cao nhất trên thế giới. Khoảng 1/2 phụ nữ bị thiếu máu dinh dưỡng sống ở khu vực Nam Á (53,4%) và Đông Nam Á (42,5%) và 88% trong số đó bị thiếu máu khi mang thai. Tình trạng này ở châu Á trong nhiều năm trở lại đây vẫn chưa được cải thiện. Tiếp đó là 36% phụ nữ tuổi sinh đẻ khu vực châu Phi và 33,6% ở khu vực Thái Bình Dương bị thiếu máu dinh dưỡng [129].



        1. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng của PNTSĐ ở Việt Nam

Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu máu dinh dưỡng vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng hàng đầu tại Việt nam hiện nay.

Thiếu máu thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Ở nước ta, theo số liệu điều tra về thiếu máu toàn quốc của Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm 1995 [35] cho thấy thiếu máu ở phụ nữ có thai là 52,7%; ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 40,2% và ở trẻ em là 45,3%. Tỷ lệ thiếu máu năm 2000 đã giảm một cách đáng kể so với điều tra năm 1995 ở tất cả các nhóm đối tượng, thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ giảm xuống còn 24,3% [23] và vẫn ở mức trung bình có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO [143].

Kết quả điều tra tại 6 tỉnh thành đại diện của Việt nam (Hà nội, Huế, Bắc Kạn, Bắc Ninh, An Giang, Đak Lak) do Viện dinh dưỡng tiến hành tháng 3 năm 2006 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 26,7% và ở mức trung bình có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở Bắc Cạn là 63,4% [33].

Để tìm hiểu thực trạng thiếu máu dinh dưỡng, kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Nghệ An, Nguyễn Anh Vũ và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu vào năm 2006. Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ là 15,2% [22].

Một điều tra khác do Bộ môn dinh dưỡng trường đai học Y Thái Bình tiến hành trong năm 2006 tại 5 tỉnh (Bắc Giang, Nam Định, Quảng trị, Kiên Giang, Đăk Lăk) trên phụ nữ 20-35 tuổi cũng cho thấy tỷ lệ thiếu máu tương đối cao (34,2%). Trong đó, tỷ lệ thiếu máu cao nhất là tại Bắc Giang (44,8%) tiếp đến, Quảng Trị là 40,6% và Kiên Giang là 36,4%. Tại tỉnh Nam Định và Đắc Lắc thì tỷ lệ này có thấp hơn (25,4% và 27,5%).

Theo dõi diễn biến về tình trạng thiếu máu tại một số vùng nông thôn cho thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm chậm và hiện vẫn ở mức cao về YNSKCĐ. Vùng nội thành có xu hướng thấp hơn vùng ngoại thành [47].

Tỷ lệ thiếu máu hiện nay đã giảm đi một cách đáng kể so với những năm 90. Giai đoạn từ 1995-2006, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam đã giảm từ mức nặng xuống mức trung bình về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai có xu hướng giảm dần qua các năm từ 40,2% năm 1995 xuống 32,2% năm 2000 và còn 26,7% năm 2006. So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì thiếu máu ở Việt nam vẫn còn ở mức cao [23], [33], [35], [50].

T


hiếu máu dinh dưỡng có thể gây ra bởi thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, acid folic (vitamin B9), vitamin B12, vitamin B6, Vitamin B2 (Riboflavin) v..v, nhưng quan trọng và phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là thiếu máu do thiếu sắt [50], [60]. Nghiên cứu của Phạm Vân Thúy và cộng sự cho thấy rằng 70% phụ nữ (17-49 tuổi) thiếu máu có thiếu sắt [127]. Nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là do khẩu phần ăn còn thiếu các thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là nguồn sắt có giá trị sinh học cao từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật [35]. Bên cạnh đó, nhiễm trùng và KST cũng là yếu tố quan trọng gây nên tình trạng thiếu máu đặc biệt là nhiễm giun móc mà thường gặp ở các vùng nông thôn.

Theo kết quả tổng điều tra thiếu máu toàn quốc năm 2008 cho thấy, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên toàn quốc là 28,8% và ở mức trung bình ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Vùng núi Tây Bắc là nơi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất trong cả nước (56,7%) và ở mức nặng về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, sau đó là vùng Nam miền Trung (36,3%) và vùng núi Đông Bắc (31,9%). Ngoài vùng núi Tây Bắc thì tỷ lệ thiếu máu ở sáu vùng còn lại đều ở mức trung bình về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng [50].

Các kết qủa nghiên cứu cho thấy hiệu quả tích cực của các can thiệp dinh dưỡng, y tế và cải thiện tình trạng kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã góp phần giảm đáng kể tình trạng thiếu máu của các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, trong đó có phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, thiếu máu dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao và vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng đáng được quan tâm. Đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc, khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.


    1. Các giải pháp can thiệp và phòng chống thiếu máu thiếu sắt

      1. Các giải pháp can thiệp đang áp dụng trên thế giới

Theo khuyến cáo của WHO, đa dạng hoá bữa ăn được xem là một trong những chiến lược dài hạn, bền vững để thanh toán thiếu máu thiếu sắt và điều đó đã được khẳng định trong thực tiễn [75], [103], [80]. Bổ sung viên sắt là biện pháp cấp bách nhằm cải thiện nhanh tình trạng thiếu vi chất ở cộng đồng [143]. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là một giải pháp lựa chọn chiến lược có hiệu quả cao và an toàn.

        1. Can thiệp dựa vào thực phẩm

Cải thiện chế độ ăn

Giải pháp cải thiện tình trạng thiếu máu dinh dưỡng dựa vào thực phẩm là giải pháp cơ bản, dài hạn và bền vững nhất. Giải pháp dựa vào thực phẩm bao gồm các chiến lược cải thiện tính sẵn có trong cả năm của thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; đảm bảo sự tiếp cận với những thực phẩm này của các hộ gia đình, đặc biệt những hộ có nguy cơ cao; thay đổi thực hành dinh dưỡng với quan tâm tới những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng [62]. Bên cạnh đó cần quan tâm đến những thực phẩm tăng cường hấp thu và sử dụng sắt cũng như phương pháp chế biến thực phẩm. Hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng, cung cấp các thông tin cần thiết về sức khỏe và dinh dưỡng là cần thiết để tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giàu sắt cũng như tăng cường hấp thu và sử dụng sắt [132].



Tăng cường sắt vào thực phẩm

Một hướng mới trong can thiệp dựa vào thực phẩm là tăng cường sắt dưới dạng tiêu hóa được vào thực phẩm. Nếu thực phẩm tăng cường sắt được số đông đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao sử dụng thì tăng cường sắt vào thực phẩm sẽ là giải pháp có hiệu quả nhất.

Nhiều quốc gia đã thực hiện thành công chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm như tăng cường sắt vào gạo ở Philippines với hỗn hợp sắt sulphat [87], [91]; Tăng cường sắt vào bột mì trong khi xay ở Chi Lê; Bổ sung sắt metallic (Thụy Điển, Anh và Mỹ) hoặc sắt fumarate (Venezuela) vào lúa mạch hoặc ngô được bảo quản trong thời gian dài. 70% gạo ở Mỹ đã được tự nguyện tăng cường theo tiêu chuẩn của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA) [143]. Bên cạnh bổ sung sắt vào gạo và bột mỳ còn có nhiều chất mang là gia vị như nước mắm, xì dầu, gia vị cũng được chọn để tăng cường sắt. Sắt EDTA được tăng cường thành công vào nước mắm ở Thái lan [135], bột cà ri ở Nam Phi, đường ở Guatemala [134] và sắt EDTA với I ốt và sắt metallic ở Ấn Độ [106]. Tăng cường sắt vào xì dầu ở Trung Quốc được thực hiện từ năm 2003 và cho đến nay sản phẩm tăng cường này đã được cộng đồng chấp nhận [65]. Một số nước công nghiệp đã tăng cường sắt vào sữa và bột đậu nành cho trẻ em [79]. Chile là nước đã thành công trong việc bổ sung sắt cùng với vitamin C trong phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em [96].


        1. Can thiệp dựa vào bổ sung sắt

Bổ sung sắt là một trong những chiến lược chính hiện nay để phòng chống thiếu sắt ở các nước đang phát triển. Giải pháp bổ sung sắt là một can thiệp không thể thiếu ở những cộng đồng mà lượng sắt khẩu phần không thể đáp ứng được nhu cầu sắt của các cá thể. Bổ sung sắt là giải pháp thường được sử dụng để điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Giải pháp này cũng được xem như là biện pháp y tế công cộng trong phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở những cộng đồng có nguy cơ thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt cao [26], [40], [55]. Nhiều nghiên cứu bổ sung sắt đã cho thấy hiệu quả của giải pháp can thiệp dựa vào bổ sung sắt [79], [95], [101]. Năm 2001, WHO đã đưa ra phác đồ bổ sung sắt dự phòng cho các đối tượng có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao ở những cộng đồng có tỷ lệ thiếu máu >40% trong đó có phụ nữ tuổi sinh đẻ với liều 60mg Fe, 400 mg acid folic và thời gian bổ sung là 3 tháng [143].

        1. Phòng chống nhiễm ký sinh trùng

Thiếu máu là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng khó giải quyết nhất đặc biệt ở những nước kém và đang phát triển. Nhiễm giun móc là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu thiếu sắt ở những cộng đồng này. Thiếu máu có liên quan với cường độ nhiễm giun móc [119], [137]. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ hemoglobin được cải thiện đáng kể sau khi can thiệp bằng tẩy giun cho trẻ học đường [37].

Khi tình trạng nhiễm giun móc là phổ biến và tỷ lệ thiếu máu cao thì nhiễm giun móc có thể là nguyên nhân quan trọng của thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu vừa và nặng. Nhiễm giun móc ảnh hưởng đến 44,3 triệu phụ nữ có thai ở các nước đang phát triển.

Ở những cộng đồng có tỷ lệ nhiễm giun cao thì việc tẩy giun phải được thực hiện cho tất cả những đối tượng bị thiếu máu nặng. Tẩy giun cho trẻ em đi học mà không cần sàng lọc hiện nay cũng đã được khuyến nghị tại nhà trường và tẩy giun phối hợp với bổ sung sắt được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai. Việc phối hợp này sẽ giúp tăng cường đáp ứng của hemoglobin với sắt được bổ sung. Loại trừ nhiễm giun móc bằng cách sử dụng hố xí hợp vệ sinh và đi giày dép là cách tốt nhất. Tẩy giun là một can thiệp tình thế trong phòng chống thiếu máu dinh dưỡng đặc biệt ở những nước nhiệt đới có làm nồng nghiệp. Menbendazone, Albendazone là các thuốc tẩy giun an toàn và có thể dùng nhắc lại nhiều lần và có thể dùng cho phụ nữ có thai [97], [107].


      1. Các giải pháp can thiệp và hoạt động phòng chống thiếu máu đang áp dụng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, thiếu máu thiếu sắt vẫn còn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trong khi các can thiệp chưa có tính bền vững. Do đó, Chính phủ đã có nhiều hoạt động nhằm giảm tỷ lệ thiếu máu ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ theo phác đồ của WHO đã được thực hiện từ năm 1990.

Từ năm 1998, các hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng thông qua tăng cường sắt vào nước mắm cũng đã đầu khởi động và kéo dài đến năm 2011 [24]. Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2001-2010 đã triển khai hiệu quả và Chiến lược giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó mục tiêu phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và thiếu máu dinh dưỡng là một trong những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới [1], [2]. Các hoạt động tập huấn và đào tạo về kiến thức phòng chống thiếu máu được thực hiện trong nhiều năm qua góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở trong triển khai chương trình. Truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho cộng đồng cũng chú trọng đến các thông điệp về phòng chống thiếu máu lồng ghép vào các thông điệp chung về dinh dưỡng.

Bộ Y tế đã ban hành quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm kèm theo quyết định số 6289/2003/QĐ-BYT ngày  09  tháng 12  năm 2003 như sau:
Bảng 1.1 Quy định hàm lượng vi chất bổ sung vào thực phẩm

Thực phẩm

Chất bổ sung

Hàm lượng VCDD bổ sung (mg/100ml)

Tối thiểu

Tối đa

Nước mắm

- Natri sắt (III) EDTA, trihydrat.

- Sắt Sulfat, Sắt fumarat



30,0

50,0

Bột mỳ

Sắt sulfat (dạng khô)

27,80

51,60

Kẽm oxyd

70,90

131,70

Retinyl palmitat (250-sd)

1,33

4,80

Cyanocobalamin

0,02

Không quy định

Acid folic

2,04

8,16

Việc bổ sung sắt và vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm dành cho trẻ nhỏ cũng đang là một hướng đi mới. Một chương trình thử nghiệm tăng cường thức ăn bổ sung giàu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ đã được triển khai và kết quả là tỷ lệ thiếu máu của trẻ giảm xuống còn 28,2% [49].

Ngũ cốc là thực phẩm thay thế được sử dụng sớm nhất để chế biến thực phẩm cho trẻ nhỏ do đó cần được bổ sung vi chất dinh dưỡng. Sữa công thức và các chế phẩm của sữa dành cho trẻ nhỏ đã được bổ sung đa vi chất trong đó có sắt. Hiện nay, các sản phẩm dinh dưỡng và bánh kẹo, nhiều loại đã được bổ sung vi chất dinh dưỡng và được nhiều người tiêu dùng sử dụng. WHO đã khuyến nghị về việc bổ sung vi chất dinh dưỡng và các sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ nhỏ cần được khuyến khích tại hộ gia đình và cộng đồng [143].



    1. Vai trò và chuyển hoá sắt trong cơ thể

      1. Vai trò của sắt trong cơ thể

Trong cơ thể sắt có vai trò quan trọng trong trao đổi điện tử, vận chuyển và dự trữ ôxy, chuyển hoá ôxy hoá, quá trình nhân lên của tế bào và nhiều quá trình sinh lý khác [94], [125]. Sắt là một thành phần quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển ôxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ ôxy cho cơ thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme ôxy hoá khử như catalase, peroxydase và các cytochrome là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển ôxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc ôxy có hại [69].

Do đó thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các men chứa sắt. Ngược lại quá tải sắt trong cơ thể cũng gây ra ứ đọng sắt tại các mô như tim, gan, tuyến nội tiết... dẫn đến rối loạn trầm trọng chức năng của các cơ quan này.



      1. Chuyển hoá sắt trong cơ thể

        1. Thành phần và phân bố sắt trong cơ thể

Tổng lượng sắt có trong cơ thể của nam là 4 gam và của nữ là 2,5 gam. Các hợp chất chứa sắt trong cơ thể được chia thành 2 nhóm

  • Chức năng tham gia chức năng chuyển hoá và enzym

  • Dự trữ Sử dụng để dự trữ và vận chuyển sắt

Bảng 1.2 Phân bố sắt trong cơ thể người trưởng thành [60], [77]

Loại sắt

Nam (mg)

Nữ (mg)

Chức năng

Hemoglobin

2300

1680

Myoglobin

320

205

Hem và không Hem

160

128

Dự trữ

Ferritin và Hemosiderin

1000

300

        1. Hấp thu sắt và một số yếu tố ảnh hưởng

Hấp thu sắt bị ảnh hưởng bởi

  • Thành phần sắt khẩu phần

  • Giá trị sinh học của sắt khẩu phần

  • Khối lượng sắt dự trữ

  • Tỷ lệ hồng cầu được sản xuất [114]

Sắt hem và sắt không hem đều được hấp thu từ sắt khẩu phần nhưng với cơ chế khác nhau. Tỷ lệ hấp thu sắt không hem chỉ từ 2-15% tổng lượng sắt khẩu phần. Sự hấp thu của sắt không hem phụ thuộc vào những chất tăng cường và ức chế sự hoà tan sắt được ăn vào trong cùng một bữa ăn. Mặc dù sắt hem chiếm số lượng nhỏ hơn trong khẩu phần so với sắt không hem nhưng tỷ lệ hấp thu lại cao hơn sắt không hem 2-3 lần và ít bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác có trong thức ăn bao gồm cả cá yếu tố ức chế hấp thu sắt.

Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến cân bằng và chuyển hoá sắt đó là chế độ ăn, sắt dự trữ và sắt bị mất. 2 yếu tố quyết định của sắt khẩu phẩn là chất lượng (giá trị sinh học) của sắt và khả năng hấp thu sắt [54].



Chất tăng cường hấp thu sắt được biết đến nhiều nhất là vitamin C [114]. Protein trong thức ăn động vật như thịt, cá làm tăng cường hấp thu sắt không hem. Ngũ cốc nguyên hạt và đậu đỗ ức chế hấp thu sắt không hem [67].

        1. Vận chuyển sắt

Vận chuyển sắt được thực hiện bởi transferrin và protein vận chuyển trong huyết thanh [94]. Vì nồng độ thụ thể transferrin trong huyết thanh là cân đối trên bề mặt tế bào do đó nồng độ thụ thể transferrin là một chỉ tiêu sinh hoá có thể dùng để đánh giá tình trạng thiếu sắt [115].

        1. Dự trữ sắt

Các thành phần chứa sắt (ferritin và hemosiderin) dự trữ ở gan, lưới nội mô và tuỷ xương [72]. Tổng lượng sắt dự trữ thay đổi khi chức năng của cơ thể bị suy yếu. Dự trữ sắt có thể cạn kiệt hoàn toàn trước khi xuất hiện thiếu máu và dự trữ sắt có thể tăng cao hơn mức trung bình 20 lần trước khi có dấu hiệu phá huỷ tế bào. Sắt được dự trữ như là kho dự trữ để cung cấp sắt cho tế bào khi cần thiết, chủ yếu cho sản xuất hemoglobin. Những đứa trẻ được sinh ra có dự trữ sắt tốt sẽ có cân nặng sơ sinh cao hơn. Nhìn chung, dự trữ sắt của đứa trẻ sinh đủ tháng có thể đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời gian 6 tháng đầu đời [70].

        1. Sự luân chuyển và mất sắt

Sự phá huỷ và sản xuất hồng cầu có nhiệm vụ trong việc luân chuyển sắt của cơ thể. Một ngày cơ thể mất khoảng 0,6 mg sắt chủ yếu qua mật, phân, nước tiểu, da, mồ hôi, sự bong tế bào nhày của ruột và một lượng nhỏ qua máu (kinh nguyệt, chảy máu kéo dài) [80]. Một nguyên nhân mất máu quan trọng nhất ở trẻ nhỏ là dị ứng với protein của sữa bò. Điều này gây ra mất máu dần dần trong đường tiêu hoá [147]. Ở các nước nhiệt đới, nhiễm giun móc là nguyên nhân chính của mất màu từ đường tiêu hoá do đó góp phần vào thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em và người lớn [121]. Nhiều bằng chứng cho thấy viêm dạ dày mạn tính do Helicobacter Pylori cũng làm tăng mất máu đường tiêu hoá và thiếu máu thiếu sắt [146]. Ở các nước phát triển, mất máu qua đường ruột ở người trưởng thành thường liên quan đến sử dụng thuốc kéo dài như Asprin hoặc do loét hay u gây chảy máu kéo dài [108].

        1. Nhu cầu sắt cho sự phát triển

Nhu cầu sắt cho sự phát triển ở trẻ nhỏ và tuổi dậy thì là lớn nhất. Có thai là một giai đoạn khác khi nhu cầu sắt tăng là cần cho sự phát triển đặc biệt cho phát triển tổ chức của thai nhi và bà mẹ. Khi còn nhỏ, cần khoảng 40 mg sắt/1kg cân nặng cho sản xuất những thành phần chứa sắt cần thiết như hemoglobin, myoglobin và enzym chứa sắt. Để đảm bảo lượng sắt dự trữ là 300mg thì mỗi kilogam của cơ thể tăng lên cần thêm 5 mg sắt để đạt được tổng số là 45 mg/kg thể trọng [70].

        1. Nhu cầu sắt khuyến nghị

Nhu cầu sắt thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý như mang thai và cho con bú. Thuật ngữ “nhu cầu sinh lý” được dùng để chỉ lượng sắt cần thiết nhằm thay thế cho lượng sắt bị mất đi và nhằm bảo đảm cho nhu cầu phát triển. Nhu cầu sắt khuyến nghị dành cho người Việt Nam đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ là 5,8mg/người/ngày; 39,2mg/người/ngày và 29,4mg/người/ngày tùy vào khẩu phần có giá trị sinh học của sắt cao, trung bình hay thấp [3].

    1. Vai trò của folate trong phòng chống thiếu máu

      1. Vai trò của folate

Folate là thuật ngữ khoa học dùng để chỉ một loại vitamin thuộc nhóm B (vitamin B9) hay còn được gọi là acid folic. Acid folic được biết rõ và tổng hợp từ năm 1945 -1946 khi được phát hiện ở phụ nữ có thai người Hindu - Ấn Độ bị mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to. Acid folic là thuật ngữ chung của acid pteroylmonoglutamic (PGA).

Chức năng chính của folate là hoạt động như một Coenzyme trong một Carbon transfer, đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp Purine và Pyrimidine [110]. Folate có tác dụng hình thành nhân hem của hemoglobin. Ngay sau khi được phát hiện, folate được dùng để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu to, hồng cầu không bị mất nhân như hồng cầu bình thường. Folate còn là chất cần thiết cho phát triển và phân chia các tế bào.

Folate còn là thành tố trung tâm của quá trình tạo hồng cầu. Cùng với sắt và vitamin B12, folate là thành tố trung tâm của quá trình tạo hồng cầu của con người. Mặc dù có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt trong rau có màu xanh sẫm, ngũ cốc, thịt gia cầm… nhưng thiếu folate khẩu phần vẫn là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ trên thế giới [148]. Khi thiếu folate, các pha tổng hợp của sự phân chia tế bào bị kéo dài và sự trưởng thành của tế bào phôi bị đình trệ dẫn tới việc tạo thành các tế bào nguyên hồng cầu bất thường (nguyên hồng cầu khổng lồ) có kích thước và đường kính nhân lớn hơn tế bào bình thường trong tủy xương. Các tế bào khổng lồ sẽ gây rối loạn hệ thống sản sinh tế bào trầm trọng, cả những tế bào trưởng thành sẽ bị thực bào và bị phân huỷ bởi những đại thực bào tủy xương. Và kết quả là quá trình tạo hồng cầu sẽ mất tính hiệu quả. Tỷ lệ phân tán các tế bào hồng cầu mới vào vòng tuần hoàn sẽ sụt giảm và bệnh thiếu máu tế bào khổng lồ sẽ tiếp tục phát triển. Về huyết học, điều này sẽ dẫn đến tăng thể tích tế bào trung bình (MCV) và nồng độ hemoglobin thấp [83], [84].


      1. Vai trò của folate tới thai sản

Các nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1950 và 1960 đã rút ra kết luận rằng biệc bổ sung acid folic đã làm giảm tỷ lệ thiếu folate ở phụ nữ có thai và việc bổ sung acid folic trước sinh ở chu kỳ 3 tháng giữa và cuối đã trở thành một biện pháp can thiệp cộng đồng thông dụng. Năm 1970, Tổ chức Dinh dưỡng và Thực phẩm của Mỹ đã khuyến nghị việc bổ sung aicd folic (200- 400 µg/d) cho phụ nữ có thai và điều này đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển [66].

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ về mối liên quan giữa tình trạng folate của mẹ và khả năng dị tật ở thai nhi, đặc biệt là những dị tật ở ống thần kinh. Việc bổ sung folic acid trước khi có thai đã làm giảm hẳn tỷ lệ xuất hiện dị tật ống thần kinh. Kết quả này một lần nữa đã khẳng định nghi nghờ trên là đúng [56], [110], [112].



      1. Hậu quả của thiếu folate trong mối liên quan với thiếu máu

Thiếu acid folic (folate) thường làm tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh không đủ cân và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của người mẹ. Biểu hiện lâm sàng của thiếu folate gồm mệt mỏi, khó tập trung, cáu gắt, đau đầu, hồi hộp và thở ngắn, thở gấp khi bệnh tiến triển nặng hơn và thường có các đặc điểm giống với tình trạng thiếu vitmain B12. Thiếu folate gây ra các khuyết tật ống thần kinh ngay từ thời kỳ bào thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng liều bổ sung folate khi mang thai (khoảng 0,4 - 5,0 mg) có thể ngăn ngừa được các khuyết tật này [57].

    1. Vai trò của truyền thông tích cực lên cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ

      1. Khái niệm về truyền thông tích cực

Truyền thông tích cực hay truyền thông có sự tham gia của cộng đồng là hoạt động lồng ghép đa dạng hóa các loại hình truyền thông thông qua nhiều kênh khác nhau để tác động đến đối tượng đích nhằm thay đổi hành vi của họ. Đây là một loại hình can thiệp đặc hiệu, có tính kế hoạch và xã hội hóa cao trong lĩnh vực truyền thông. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng từ lập kế hoạch, triển khai, theo dõi và đánh giá hiệu quả được xem là nguyên lý xuyên suốt của mọi hoạt động [126]. Những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại của quá trình truyền thông sẽ được phản hồi lại cho cộng đồng để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch mới để tiếp tục củng cố, duy trì và đẩy mạnh những kết quả đã đạt được [85].

      1. Các giai đoạn của truyền thông tích cực

Các giai đoạn truyền thông tích cực diễn ra theo 6 bước như sau [126]:

Bước1: Xác định và mô tả vấn đề

  • Nhận dạng và xác định những vấn đề sức khoẻ sẽ hướng đến trong chương trình can thiệp.

  • Xem xét và/hoặc tham khảo những nghiên cứu cần thiết để mô tả vấn đề.

  • Đánh giá các yếu tố và những vấn đề có thể ảnh hưởng đến dự án, bao gồm những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và khó khăn.

Bước 2: Phân tích vấn đề

Những yếu tố chính trong bước này là:



  • Liệt kê nguyên nhân của mỗi vấn đề mà bạn muốn hướng đến

  • Phát triển mục tiêu cho mỗi vấn đề. Xem xét các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, các khó khăn, vấn đề đạo đức: kỹ thuật sử dụng, truyền thông/giáo dục, chính sách/luật lệ, can thiệp chọn lựa của cộng đồng.

Bước 3: Nhận dạng và định hình đối tượng

  • Quyết định sự truyền thông là cần thiết như một sự can thiệp ưu thế và/hoặc chỉ là sự hỗ trợ cho những can thiệp khác.

  • Hướng dẫn những nhóm hoạt động cần thiết và đối tượng nghiên cứu để phân nhóm như đã dự định.

  • Lựa chọn các nhóm và viết mục tiêu truyền thông cho từng nhóm.

Bước 4: Phát triển chiến lược truyền thông và cách thức thực hiện

  • Hoàn chỉnh và tóm tắt những kế hoạch thực hiện truyền thông.

  • Thoả thuận những hoạt động và những thông điệp chính mà bạn sẽ sử dụng để tiếp cận và gây ảnh hưởng cho mỗi nhóm.

  • Biết những hoạt động nào và tài liệu nào sẽ sử dụng cho kế hoạch truyền thông và ở đâu bạn có kế hoạch tiếp cận với các nhóm đối tượng đích.

Bước 5: Kế hoạch phát triển và đánh giá

Trong phương pháp có sự tham gia, xác định những thông tin của đối tác cần:



  • Quyết định loại đánh giá nào là cần thiết và thoả mãn nhu cầu thông tin của đối tác.

  • Xác định nguồn thông tin và lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu.

  • Công thức hoá thiết kế lượng giá nhằm minh họa phương pháp nào sẽ được áp dụng để thu thập được thông tin đáng tin cậy.

  • Phân tích số liệu và lập kế hoạch báo cáo.

  • Hoàn thiện và tóm tắt ngắn gọn kế hoạch thực hiện đánh giá.

Bước 6: Công bố/Phản hồi.

  • Lồng ghép, nắm bắt, quản lý truyền thông và các kế hoạch đánh giá.

  • Ý kiến phản hồi và những bài học thu được.

  • Bổ sung, thay đổi cấu trúc chương trình dựa trên cơ sở những ý kiến phản hồi.

  • Thảo luận về những bài học thu được và những số liệu đánh giá với các nhóm đối tác.

      1. Khó khăn, hạn chế, ưu và nhược điểm của phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng

        1. Ưu điểm của phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng [126]:

  • Các dự án áp dụng phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng là bền vững và lâu dài hơn.

  • Phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng thiết thực thúc đẩy và huy động mọi người trở thành người thực hiện và giám sát chính hoạt độngtriển khai của họ.

  • Trong phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng những người tham gia có cơ hội hơn nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm phê bình. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý của các tổ chức địa phương: Kỹ năng quản lý, tính tự lực, tính tự tin, khả năng tự đánh giá và khả năng gánh vác trách nhiệm.

  • Cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng giúp khuyến khích những cá nhân tham gia vào các quy trình hoạt động theo nhóm bất kể tuổi tác, giới tính, trình độ văn hoá.

  • Những lợi ích thu được từ quá trình này góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tại địa phương.

  • Phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng đặc biệt khuyến khích sự tham gia của nữ giới trong mọi hoạt động.

  • Trong phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng có những ưu điểm lớn trong quá trình giám sát :

  • Quá trình theo dõi giám sát trong quá trình cung cấp, cập nhật thường xuyên những hình ảnh về các hoạt động đang diễn ra sẽ giúp cộng đồng xác định được các hoạt động đó có diễn ra có đúng hướng không để có những điều chỉnh kịp thời.

  • Thông tin phản hồi liên tục của các bên tham gia trong suốt tiến trình của các hoạt động bảo đảm các hoạt động có chất lượng để mang lại những kết quả chính xác.

        1. Nhược điểm của phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng

Nhiều tác giả cho rằng phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng là ‘‘mềm’’ và ‘‘tiêu phí thời gian’’ và cho dù phương pháp có sự tham gia đang ngày càng trở nên phổ biến thì bản thân nó cũng có một số nhược điểm sau [126]:

  • Đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực.

  • Thiếu rõ ràng về bản chất. Thiếu khách quan khi đánh giá.

  • Nếu sự phân định không rõ ràng, thiếu sự đánh giá khách quan thì trong phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng khi sự trao quyền cho nhau trong các hoạt động sẽ làm sai lệch kết quả.

  • Những công cụ có thể được điều chỉnh để đảm bảo một kết quả phù hợp với những gì giám sát viên mong muốn.

      1. Thay đổi kiến thức, hành vi - phương pháp đánh giá thay đổi kiến thức, hành vi

        1. Khái niệm hành vi sức khỏe

Hành vi sức khỏe là những thuộc tính cá nhân như niềm tin, sự mong đợi, động lực thúc đẩy, gái trị, nhận tưhcs và kinh nghiệm; những đặc điểm về tính cách bao gồm tình cảm, cảm xúc; các loại hình hành động và thói quen có liên quan tới sự duy trì, phục hồi và cải thiện sức khỏe [71].

Mỗi hành vi là sự biểu hiện của tất cả các hợp phần: kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành



        1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của truyền thông thay đổi hành vi

  • Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thay đổi và duy trì hành vi. Một bà mẹ mặc dù biết được khi mang thai cần ăn uống bồi dưỡng hơn đặc biệt là các thức ăn động vật giàu chất sắt nhưng vì không có tiền mua nên luôn phải tiết kiệm, ăn uống kham khổ. Bà mẹ biết đẻ tại cở sở y tế là tốt nhưng không có tiền để đến cơ sở y tế đẻ hoặc không chịu chuyển tuyến khi có dấu hiệu nguy hiểm.

  • Thói quen truyền thống văn hóa: Truyền thống văn hóa đặc biệt là phong tục tập quán lạc hậu là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi hành vi như tập quán cho trẻ ăn bột, ăn cơm nhai sớm để trẻ cứng cáp, vắt bỏ sữa non sau khi sinh...

  • Dịch vụ xã hội: Sự sẵn có của các dịch vụ xã hội như hệ thống thông tin, giáo dục giúp nâng cao nhận thức, sự tiếp cận dễ dàng với cơ sở y tế cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc thay đổi hành vi. Ví dụ, mặc dù bà mẹ mang thai biết lợi ích của việc uống bổ sung viên sắt/folic nhưng trạm y tế là nơi có thuốc lại quá xa nhà sẽ khó khăn để bà mẹ có thể mua viên sắt/folic. Các bà mẹ rất muốn tiếp nhận các thông tin về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ qua hệ thống loa truyền thanh địa phương nhưng loa lại quá xa nhà và không nghe được rõ.

  • Tình trạng về thể chất: Là yếu tố bên trong mỗi cá nhân, nó có thể là yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự thay đổi hành vi. Ví dụ, một bà mẹ có thể chất và sức khỏe tốt thì quá trình mang thai, sinh đẻ thuận lợi dễ dàng nên dễ dàng có suy nghĩ coi thường và khó khăn chuyển từ kiến thức thành thái độ và hành vi đúng.

  • Yếu tố tâm lý, tình cảm: Người phụ nữ được người chồng, người thân và gia đình thương yêu, động viên chăm sóc tốt sẽ dễ dàng chấp nhận và duy trì các hành vi có lợi trong khi mang thai.

  • Kiến thức và kỹ năng: Là năng lực cần thiết để thực hiện một hành vi có lợi cho sức khỏe. Người phụ nữ và người thân trong gia đình không hiểu được các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai hoặc khi chuyển dạ sẽ không tìm đến cơ sở y tế kịp thời nếu có các dấu hiệu bất thường.

        1. Những điều kiện để có hành vi sức khỏe tốt

Một cá nhân muốn có hành vi sức khỏe tốt cần có:

  • Kiến thức: Hiểu biết đầy đủ về hành vi đó

  • Niềm tin và thái độ tích cực, muốn thay đổi

  • Kỹ năng để thực hiện hành vi

  • Sự ủng hộ: Có sự hỗ trợ của gia đình và xã hội để duy trì hành vi lâu dài.

Tóm lại: Hành vi là một phần của cách sống hoặc văn hóa cộng đồng nên cần phát hiện và nhận định được hành vi hiện tại của đối tượng có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Hành vi nào có lợi, hành vi nào có hại để quyết định lựa chọn những giải pháp nhằm cải thiện hành vi sức khỏe. Đó là khuyến khích các hành vi có lợi đã có, thay đổi dần các hành vi có hại bằng các hành vi mới có lợi cho sức khỏe. Tác động hợp lý với các hành vi không có lợi cũng không có hại cho sức khỏe.

        1. Quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ

Hành vi người và hành vi sức khoẻ bản thân là rất phức tạp nên quá trình thay đổi nó cũng rất phức tạp và khó khăn. Việc thay đổi một hành vi sức khoẻ thường dựa trên cơ sở một tiên đề là con người ta luôn mong muốn được khoẻ mạnh hơn là bị ốm đau. Trong đó các xúc cảm nhiều khi đóng vai trò quan trọng hơn là sự nhận thức về tình trạng sức khoẻ bản thân để thúc đẩy mỗi cá nhân tự giác hành động dẫn tới sự thay đổi hành vi sức khoẻ [75]. Mục tiêu cuối cùng của TTGD dinh dưỡng là thay đổi một hành vi theo hướng có lợi về dinh dưỡng và sức khoẻ. Sự thay đổi này là một quá trình nhiều bước và tiến triển dưới tác động của các yếu tố tâm lý, xã hội và các hoạt động TTGD. Quá trình thay đổi hành vi diễn qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trước hết đối tượng phải tự nhận ra hành vi của mình là có hại cho sức khoẻ bản thân và có thể cho cả cộng đồng. Việc này không phải là dễ, vì con người thường có xu hướng tự cho rằng các hành vi của mình là đúng đắn, không cần thiết phải thay đổi. Cần phải có dịp trải qua các kinh nghiệm không có lợi cho bản thân mới có thể nhận ra.

Giai đoạn 2: Tiếp theo, đối tượng phải có quan tâm đến hành vi mới lành mạnh để thay thế hành vi cũ và có lợi cho sức khoẻ của mình, rồi đi tìm kiếm các thông tin về hành vi mới đó, nhưng đến lúc này vẫn chưa có ý định thay đổi. Bước này có thể kéo dài vài tháng hoặc tới vài năm và thực tế có những người không bao giờ vượt qua được giai đoạn này.

Giai đoạn 1 và 2 thuộc về nhận thức cảm tính nên các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng tốt nhất.



Giai đoạn 3: Chuẩn bị cho sự thay đổi. Đây là bước ngoặt chuyển tiếp từ quá trình nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, khi mà cá nhân đi đến quyết tâm đặt mục đích thay đổi và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi. Trong bước này cá nhân chịu tác động mạnh bởi các yếu tố bên trong (lo sợ bị bệnh, hoặc coi thường các tác hại của bệnh ...) và các tác động bên ngoài (thái độ của những người trong gia đình và của bạn bè...). Lúc này vai trò và sự giúp đỡ trực tiếp của nhân viên truyền thông là rất quan trọng. Các phương tiện thông tin đại chúng không còn tác dụng tốt như trước nữa.

Giai đoạn 4: Hành động để khắc phục các vấn đề cản trở sự thay đổi. Đối tượng phải tự thử nghiệm hành vi sức khoẻ mới rồi tự đánh giá xem kết quả có tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân ra sao. Đây là giai đoạn làm thật để tự kiểm nghiệm trên chính bản thân mình, là giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất, cần có sự giúp đỡ tích cực của truyền thông viên và những người thân có kinh nghiệm.

Giai đoạn 5: Cuối cùng, đối tượng đi đến chỗ chấp nhận hay là từ chối hành vi sức khoẻ mới đó.

  • Nếu chấp nhận thì đối tượng cần có sự hỗ trợ về mọi mặt để có thể duy trì được hành vi sức khoẻ mới đó trong một thời gian đủ dài để nó trở thành một thói quen mới, một nếp sống mới. Duy trì hành vi mới đạt được bằng cách tự kiểm soát, nâng cao và củng cố các kết quả đạt đợc với sự hỗ trợ từ bên ngoài.

  • Nếu từ chối thì đối tượng lại quay trở lại bước trước đó hoặc thậm chí từ bước 1, rồi tiến lên từng bước như đã làm. Nhớ rằng thất bại có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình thay đổi. Vì vậy, đối tượng phải kiên trì, có quyết tâm cao và luôn được sự hỗ trợ từ bên ngoài trong quá trình thay đổi.

Cần nhớ rằng, để thay đổi được một hành vi sức khỏe có hại đến một hành vi sức khoẻ có lợi, bản thân đối tượng nhiều khi phải trải qua chu trình trên đây nhiều lần. Đối tượng có thể chống đối lại sự thay đổi do thiếu hiểu biết, không được động viên, thiếu các phương tiện để giải quyết khó khăn.

        1. Các phương pháp đánh giá thay đổi hành vi [53]

  • Định nghĩa: Là phương pháp đo lường, ước lượng các kết quả và xét đoán các giá trị để từ đó đưa ra quyết định cải thiện toàn bộ quá trình.

  • Các phương pháp đánh giá:

  • Đo lường: Đo lường về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) đó là các chỉ số cho biết các mức độ hoàn thành của mục tiêu truyền thông giáo dục sức khoẻ. Tuy vậy, việc đo lường này rất khó đảm bảo chính xác vì kiến thức và thái độ là trừu tượng vì vậy cần bổ sung thêm các phương pháp định tính và định lượng khác như giám sát có sự tham gia, thảo luận nhóm có chủ đích.

  • Xét đoán giá trị các kết quả:

  • Bằng so sánh, đối chiếu các chỉ số đã đạt được với các chỉ số trước khi can thiệp hoặc các chỉ tiêu đề ra trước khi can thiệp.

  • Bằng phương pháp nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm có chủ đích, phỏng vấn sâu...

  • Hoặc bằng phương pháp nghiên cứu định lượng: Điều tra nhân trắc, điều tra khẩu phần, xét nghiệm máu…

  • Đưa ra các quyết định cải tiến: Căn cứ vào kết quả và các xét đoán các giá trị của kết quả để đưa ra các quyết định đổi mới.

        1. Các bước đánh giá thay đổi hành vi

Xác định rõ các mục tiêu và các tiêu chuẩn:

  • Hoàn thành về 3 mặt: Kiến thức, thái độ thực hành mà đối tượng đã đạt được (đánh giá ai?) vì vậy vấn đề trước tiên cần phải xác định rõ mục tiêu: Mục tiêu của TTGD chính là những thay đổi về nhận thức, thái độ và cách thực hành mà đối tượng phải đạt được.

  • Định nghĩa nhóm đối tượng đích: Là các nhóm đối tượng đặc hiệu mà thông tin truyền thông, các tài liệu và các chiến dịch truyền thông sẽ tập trung vào.

  • Phân loại nhóm đối tượng đích trong hoạt động truyền thông:

Đối tượng ưu tiên 1:

  • Là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất của của vấn đề đang xảy ra.

  • Là nhóm đối tượng quan trọng nhất mà thông điệp truyền thông tiếp cận.

  • Là nhóm đối tượng đã từng có đáp ứng tốt nhất trước can thiệp.

Đối tượng ưu tiên 2: Là những đối tượng trực tiếp ảnh hưởng nhiều nhất đến nhóm đối tượng ưu tiên 1.

Đối tượng ưu tiên 3: (Đối tượng quan trọng) Là những đối tượng mà chương trình cần đến sự giúp đỡ ở đó nhiều nhất (tài chính, chính sách, chính trị...).

Tuỳ từng vấn đề được xác định mà các nhóm ưu tiên cũng được xác định cho phù hợp. Trong TTGD sức khỏe chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng hơn là các tiêu chuẩn số lượng.



  • Lựa chọn các phương pháp đánh giá thích hợp:

Phương pháp đánh giá cũng cần chú ý đến các chỉ số về chất lượng hơn các chỉ số về số lượng. Một cách tốt nhất để giúp lượng hoá các tiêu chuẩn hay các chỉ số về chất lượng thành số lượng giúp dễ đánh giá là ấn định cho một tiêu chuẩn hay chỉ số một con số. Ví dụ: “Chỉ thái độ đồng ý hay không đồng ý của việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh”

Mức độ đồng ý có thể chia thành 5 mức như sau: Đồng ý hoàn toàn (4 điểm), Đồng ý (3 điểm), chưa rõ (2 điểm), phẩn đối (1 điểm) và phàn đối hoàn toàn (0 điểm).



  • Phân tích kết quả:

So sánh các chỉ số với tiêu chuẩn hoàn thành cho thấy sự chênh lệch giữa hai loại số. Đây là bước khó khăn, phức tạp và quan trọng nhất vì vậy để đảm bảo tính chính xác, đúng đắn phải thật khách quan, trung thực trong khi phân tích đánh giá.

  • Ra quyết định: Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả đó mà đưa ra quyết định.

        1. Khi nào thì đánh giá

  • Đánh giá ban đầu: được thực hiện trước khi triển khai hoạt động TTGD sức khỏe nhằm:

  • Tìm hiểu các vấn đề sức khoẻ, nhu cầu sức khoẻ và các hành vi sức khoẻ của đối tượng giáo dục, các điều kiện thực tế chủ quan và khách quan.

  • Dựa trên các các cơ sở đó mà xác định được các mục tiêu TTGD sức khỏe cụ thể cho thích hợp.

  • Đánh giá tức thời:

  • Thu thập các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục biểu hiện bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể của đối tượng.

  • Trên cơ sở đó mà điều chỉnh ngay được nội dung và phương pháp TTGD sức khỏe cho phù hợp hơn với đối tượng và với điều kiện, hoàn cảnh thực tế.

  • Đánh giá kết thúc: Đánh giá sau khi đã tiến hành các biện pháp can thiệp.

  • Xác định được có những thay đổi gì trong kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng đang diễn ra như thế nào.

  • Rút ra được những kinh nghiệm, nguyên nhân đã dẫn đến thành công hay thất bại, do chủ quan hay khách quan.

  • Khẳng định hành vi mới mà đối tượng đã đạt được, từ đó có kế hoạch hỗ trợ tiếp tục cho đối tượng duy trì và phát triển hành vi mới.

      1. Một số nghiên cứu về hiệu quả của truyền thông tích cực trên thế giới và ở Việt Nam

        1. Một số nghiên cứu về hiệu quả của truyền thông tích cực trên thế giới

Từ những năm 1988-1997, Suttilak S. đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với các sản phẩm giàu vitamin A sẵn có tại tỉnh Srisaket, miền Bắc Thái Lan. Kết quả cho thấy sự thay đổi về kiến thức, thực hành trong việc sử dụng dầu ăn để chế biến thức ăn và cải thiện tình trạng thiếu vitamin A giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng [121], [122], [123].

Nghiên cứu của Hilary và cộng sự tại Lima, Peru năm 2003 về định hướng để phát triển chiến lược truyền thông cho cộng đồng nhằm gia tăng lượng sắt ăn vào trong khẩu phần lên cải thiện tình trạng thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ. Các thực phẩm giàu sắt được khuyến cáo cho cộng đồng là gan gà, tiết gà và cá, tiếp đến là đậu đỗ và các thực phẩm giàu vitamin C. Kết quả sau can thiệp cho thấy có sự gia tăng về tiêu thụ thực phẩm giàu sắt nguồn gốc động vật và cải thiện tình trạng thiếu máu ở nhóm can thiệp và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm chứng [150].

Tiếp thị xã hội đã làm tăng 72% thu nhập của các hộ gia đình tuy nhiên chi phí cho mua thực phẩm mới chỉ tăng 20% tại Ethiopia. Bên cạnh đó, lượng vitamin A và sắt khẩu phần ở nhóm can thiệp tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [105].

Với mục tiêu là cải thiện chất lượng bữa ăn bằng thịt gà do cộng đồng cung cấp, Carrasco và cộng sự [63] đã tiến hành tiếp thị xã hội trên đối tượng là phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Peru cho thấy chất lượng khẩu phần, lượng sắt, vitamin C và mức năng lượng khẩu phần tăng có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ thiếu máu cũng giảm một cách rõ rệt so với trước can thiệp.



        1. Một số nghiên cứu về hiệu quả của truyền thông tích cực ở Việt Nam

Trong thời gian qua, nghiên cứu hiệu quả của truyền thông tích cực lên thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc dinh dưỡng đã được nhiều tác giả thực hiện.

Bắt đầu bằng mô hình hoạt động dinh dưỡng và giảm đói nghèo với giải pháp hỗ trợ phát triển tập trung vào các nhóm nguy cơ và huy động sự tham gia của cộng đồng do Từ Giấy và cộng sự thực hiện năm 1994 tại huyện Ninh Thanh, Hải Dương với mục tiêu đến năm 2000 các cơ sở y tế duy trì được các hoạt động nhờ sự tham gia tích cực của cộng đồng [45].

Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn thực hiện tại Lâm Đồng, Vĩnh Long và Trà Vinh từ năm 1999 đến năm 2001 lên cải thiện về thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi với một phương pháp duy nhất là điều hành thảo luận nhóm cho thấy đã có sự thay đổi một cách có ý nghĩa thống kê khi so sánh với trước can thiệp [20].

Sự huy động cộng đồng tham gia tích cực vào truyền thông giáo dục sức khỏe đã làm thay đổi đáng kể về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Thái Nguyên về kiến thức chăm sóc thai nghén, chăm sóc trẻ nhỏ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ cũng được cải thiện rõ rệt [6], [16]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Minh Tuấn được thực hiện trên người dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên cho thấy hiệu quả của huy động nguồn lực cộng đồng lên cải thiện tình trạng dinh dưỡng cảu trẻ em dưới 5 tuổi cũng như kiến thức và thực hành của bà mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ [25].

Phạm Hoàng Hưng và cộng sự đã đánh giá hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hóa bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về kiến thức, thực hành đa dạng háo bữa ăn của phụ nữ tuổi sinh đẻ và bà mẹ có con nhỏ cũng như cải thiện tình trạng thiếu máu của bà mẹ và trẻ em [36].
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện để kiểm định các giả thuyết sau:



  1. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ nhóm truyền thông giáo dục tích cực kết hợp bổ sung sắt hàng ngày tốt hơn so với nhóm không bổ sung sắt.

  2. Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm truyền thông giáo dục tích cực kết hợp bổ sung sắt hàng ngày và nhóm bổ sung sắt hàng ngày thấp hơn nhóm không bổ sung sắt.

  3. Kiến thức và thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở nhóm bổ sung sắt hàng ngày kết hợp với giáo dục truyền thông tích cực tốt hơn nhóm chỉ bổ sung sắt hàng ngày và nhóm không được bổ sung sắt hàng ngày.




Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương