Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu



tải về 388.93 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích388.93 Kb.
#2200
1   2   3   4

Hiện tại: Công nghệ được áp dụng cho các CPU là MOS (Metal Oxide Semi-Conductor - bán dẫn ôxít kim loại), dựa vào một lớp ôxít kim loại nằm trên tấm silicon kết nối bởi các đường hợp chất dẫn điện.
Người ta đã cải tiến MOS thành CMOS (Complimentary MOS - MOS bổ trợ) hoạt động ở điện thế thấp.
Đây là 2 công nghệ có mặt trong hầu hết các thiết bị máy tính.

Để đáp ứng nhu cầu làm cho CPU ngày càng nhanh hơn, ít tiêu hao năng lượng hơn các công nghệ 0,25 -> 0,18 -> 0,13 micron lần lượt ra đời. Nhưng chính sự thu nhỏ các cầu nối trong CPU này khiến việc áp dụng MOS và CMOS trở nên ngày càng khó khăn hơn, do các cầu nối này nằm quá sát nhau nên dễ dẫn đến hiện tượng đóng điện chéo lên các cầu bên cạnh. Một nhược điểm quan trọng khác của công nghệ MOS là phần silicon ở giữa các cầu nối (có vai trò như một tụ điện) phải nạp được điện dung tối đa để có thể đóng - và lại phải thoát hết điện dung để có thể mở. Việc này tốn thời gian xử lý, và lãng phí thời gian xử lý trên CPU.

Các nhà sản xuất CPU đã cải tiến MOS hiện có như việc thay oxit nhôm bằng oxit đồng làm tăng xung nhịp lên đáng kể. Nhưng để CPU có thể đạt tới tốc độ 5-10 GHz phải có một giải pháp khắc phục triệt để hơn nữa 2 nhược điểm nêu trên. Đó chính là công nghệ SOI (Silicon On Insulator).

IBM đã phát triển công nghệ này từ đầu những năm 1990 cho CPU của họ, với mục đích giảm điện năng sử dụng, tăng xung nhịp v.v…nhưng công nghệ này vẫn chưa thực sự được ứng dụng ngay cho đến cuối thế kỉ 20, khi việc tăng xung nhịp cho các dòng CPU hiện đại cần thêm các phương pháp sản xuất khác.

Cải tiến SOI là điện dung của tụ silicon giữa các cầu được cực tiểu hoá làm giảm thời gian cần thiết để thoát/nạp, để mở và đóng cầu nối. Điều này giúp tăng xung nhịp lên rất nhiều. Sở dĩ SOI làm được điều đó là nhờ việc chèn vào giữa tấm silicon một lớp vật liệu cách điện và để lại một phần silicon nhỏ ở giữa các cầu nối. Lớp vật liệu cách điện này là một dạng của ôxít silicon được tạo ra bằng kĩ thuật SIMOX (Seperation by Implantation of Oxygen) - khí ôxi được ép lên bề mặt của silicon wafer ở áp suất và nhiệt độ cao, khi đó silicon phản ứng với ôxi tạo nên 1 lớp ôxít silicon bám vào silicon wafer bên dưới.

SOI sẽ không thay thế hoàn toàn MOS/CMOS mà chỉ tối ưu hoá cho hai công nghệ này:


- CPU dùng SOI sẽ nhanh hơn đến 30% so với CPU dùng MOS/CMOS nếu có cùng một xung đồng hồ như nhau.
- Yêu cầu về điện năng thấp hơn nhiều so với MOS/CMOS (ít hơn khoảng 50%), CPU sẽ chạy mát hơn - vượt qua một trở ngại lớn của việc nâng tốc độ các bộ xử lý.
- Cho phép thu nhỏ công nghệ sản xuất CPU xuống 0.09 micron hay thấp hơn cùng với SOI có nghĩa rằng các bộ vi xử lý sẽ được tăng tốc rất nhanh và tốc độ 5-10GHz sẽ sớm đạt được.

Thế nhưng SOI cần có silicon đạt độ nguyên chất 100% - thứ mà công nghệ hiện nay chưa sản xuất được. Isonics là 1 công ty đang nghiên cứu sản xuất loại silicon wafer này.

AMD thực sự trông đợi vào SOI để khắc phục những nhược điểm của CPU như tiêu tốn nhiều điện năng và chạy nóng hơn. Cả thế giới đang mong đợi bộ xử lý K8 của họ, hay còn gọi là Hammer dùng công nghệ SOI

Chất liệu chủ yếu chế tạo cpu AMD là ceramic (gốm) và organic ( hữu cơ) từ dòng Thoroughbred trở đi đều làm bằng organic.

Nội lực công nghệ - HyperTransport, Cool'n'Quiet

AMD đặc biệt ưu ái CPU 64 bit với công nghệ 'siêu chuyển' HyperTransport và tự điều chỉnh hoạt động Cool'n'Quiet.


HyperTransport giúp việc truyền thông tin giữa các chip (cầu nam, cầu bắc, BXL, bộ nhớ,...) nhanh hơn, điều này không có nghĩa tốc độ của chip sẽ nhanh hơn mà chỉ là khả năng 'nói chuyện' với một chip hoặc thiết bị khác nhanh hơn với lượng dữ liệu nhiều hơn. Bạn có thể hình dung, nếu tuyến đường cao tốc giữa hai thành phố là hai chiều cho hai làn xe thì sẽ dễ xảy ra tai nạn và tắc nghẽn. HyperTransport làm cho tuyến đường này rộng hơn, do đó xe có thể chạy nhanh và nhiều hơn. Công nghệ này có thể áp dụng cho tất cả băng thông của bo mạch chủ, từ chipset đến BXL, bộ nhớ, AGP, PCI,...
Cool'n'Quiet là một cải tiến khác dành cho dòng BXL 64 bit. Để dùng được công nghệ này thì BMC cũng phải hỗ trợ, khi đó tốc độ và điện năng tiêu thụ của BXL sẽ được điều chỉnh tự động. Nếu có ít ứng dụng được chạy (BXL xử lý ít) thì Cool'n'Quiet sẽ giảm tốc độ và điện thế BXL, ngược lại, khi cần xử lý nhiều thì BXL sẽ được tăng tốc độ và điện thế.

1/ Các Công Nghệ Sử Dụng Trong sản xuất CPU INTEL :


Như đã biết, thành phần cơ bản tạo nên tất cả các chip máy tính là transistor. Trong hàng chục năm qua, các công ty sản xuất vi mạch, trong đó dẫn đầu là Intel, đã sử dụng silicon dioxide (SiO2) để làm transistor trong các quy trình sản xuất logic. Tuy nhiên, với mức độ ngày càng tinh vi của vi mạch, hiện tượng rò rỉ điện tích trong transistor có xu hướng tăng lên. Quản lý được sự rò rỉ là vấn đề rất quan trọng đối với sự vận hành ổn định với tốc độ cao của bản thân chip, và đang trở nên ngày càng cấp thiết.

* Mọi người đều biết đến công nghệ 22 nm trong sản xuất bộ vi xử lý của intel, vậy công nghệ này có những j mới ?

Intel hiện đang ở chế độ phát triển toàn diện trên công nghệ xử lý 22nm và đúng tiến độ để tiếp tục mô hình tick-tock của mình trong thế hệ tiếp theo. Các mạch kiểm tra 22nm bao gồm cả bộ nhớ SRAM và các mạch logic sẽ được sử dụng trong các bộ vi xử lý 22nm. Các cell SRAM với diện tích 0,108 và 0,092 micromet vuông hoạt động trong một dãy có tổng cộng 364 triệu bit. Cell có diện tích 0,108 micromet vuông được tối ưu hoá cho các hoạt động điện áp thấp. Cell có diện tích 0,092 micromet vuông được tối ưu hoá cho các hoạt động mật độ cao và là cell SRAM nhỏ nhất trong các mạch hoạt động tính tới thời điểm này.

Con chip kiểm tra này đóng gói 2,9 tỷ bóng bán dẫn, gần xấp xỉ gấp đôi mật độ của thế hệ 32nm trước đó, trong một diện tích nhỏ bằng một cái móng tay.


Các kích thước 22nm được lấy mẫu với các công cụ phơi sáng sử dụng ánh sáng với 1 bước sóng là 193nm, một minh chứng rõ nét cho khả năng khéo léo của các kỹ sư phụ trách in thạch bản của Intel./.
* Mọi người đều biết đến công nghệ 32 nm trong sản xuất bộ vi xử lý của intel, vậy công nghệ này có những j mới ?

Quy trình sản xuất 32 nm sử dụng công nghệ high-k metal gate thế hệ thứ 2 của Intel. Những con chip đầu tiên sử dụng công nghệ này chính là họ xử lý Nehalem 45 nm hiện tại. Như đã biết, thành phần cơ bản tạo nên tất cả các chip máy tính là transistor.


Trong hàng chục năm qua, các công ty sản xuất vi mạch, trong đó dẫn đầu là Intel, đã sử dụng silicon dioxide (SiO2) để làm transistor trong các quy trình sản xuất logic. Tuy nhiên, với mức độ ngày càng tinh vi của vi mạch, hiện tượng rò rỉ điện tích trong transistor có xu hướng tăng lên. Quản lý được sự rò rỉ là vấn đề rất quan trọng đối với sự vận hành ổn định với tốc độ cao của bản thân chip, và đang trở nên ngày càng cấp thiết.
Intel đã tìm ra giải pháp mang tính đột phá cho vấn đề này. Thay vì dùng silicon dioxide để làm transistor, các kỹ sư của Intel đã sử dụng vật liệu mới, gọi là “high-k”, hay “Hi-k”, viết tắt từ “high dielectric constant”, nghĩa là chất có hệ số điện môi cao (k). Sử dụng vật liệu mới để chế tạo transistor cho phép giảm mức rỏ rỉ điện tới 100 lần.Ngoài ra, “High-k” còn có những ưu điểm khác, cho phép giải quyết nhiều vấn đề công nghệ trong sản xuất và vận hành chip.
* Mọi người đều biết đến công nghệ 45 nm trong sản xuất bộ vi xử lý của intel, vậy công nghệ này có những j mới ?

Vào khoảng đầu năm 2008, Intel sẽ tung ra thị trường 2 dòng vi xử kts được sản xuất trên công nghệ 45nm tiên tiến nhất hiện nay đó là Core 2 Quad và Core 2 Duo.Một trong những điểm nổi bật của 2 dòng CPU này là dung lượng cache L2 đc tăng thêm gần gấp đôi so với các dòng CPU sản xuất trên công nghệ 65nm trước đây. Cụ thể là dòng Intel C2Q có cache L2 là 12 MB và C2D là 6MB.

Những bvxl cũ trc đây chỉ có tập lệnh SSE2 và SSE3, thì dòng CPU này đc tăng thêm tập lệnh SSE4 giúp tăng tốc xử lý các dữ liệu truyền thông đa phương tiện, đồ hoạ 3D, kỹ thuật số... 1 cách đáng kể. Để phát huy tính năng này ng dùng cần phải bật tuỳ chọn SSE4 trong option của các phần mềm hỗ trợ SSE4.

Như thường lệ cứ có dòng sản phẩm mới ra đời Intel lại đặt cho nó 1 mã số để phân biệt với các dòng sp cũ trc đây. Dòng C2Q 65nm có mã số Q6xxx thì dòng C2Q 45nm có mã hiệu Q9xxx.

Nói đến CPU 45nm ta kô thể ko nói đến dòng chipset hỗ trợ công nghệ 45nm của Intel


- Chipset 975X dc chuyển thành X38 và P965 (P: Performance) có khe PCI-ex x16 trên bo mạch chủ chuyển thành P35. Điểm nổi bật của 2 dòng chipset này là hỗ trợ cả 2 chuẩn DDR 2 và DDR3 và có khả năng OC tốt



* Mọi người đều biết đến công nghệ 65 nm trong sản xuất bộ vi xử lý của intel, vậy công nghệ này có những j mới ?



Dựa trên phương pháp xây dựng bộ xử lý Yonah, phiên bản lõi kép của chip máy tính xách tay Pentium M. Chu trình sản xuất này mang lại cho các nhà thiết kế chip của Intel nhiều lựa chọn hơn trong việc nâng cao mật độ mạch điện, tăng cường hiệu suất hoạt động và hạn chế lượng điện tiêu thụ, những tính năng mà người sử dụng các thiết bị dùng pin đang đòi hỏi.

Công nghệ 65 nm sẽ giảm đáng kể tình trạng rò rỉ năng lượng trong những thiết bị kích thước nhỏ, không đòi hỏi khả năng vận hành cao giống như máy tính hay server. Một trong những nhân tố quan trọng giúp hạ điện năng tiêu thụ của bộ vi xử lý là cải thiện phương thức thiết kế bóng bán dẫn. Việc sử dụng những transistor tiêu thụ ít năng lượng CMOS 35 nm nhỏ nhất hiện nay cho phép Intel tăng gấp đôi số bóng bán dẫn trên thiết bị xử lý đơn nhất so với phương pháp 90 nm.

Đồng thời, giải pháp này “Với số transistor trên bộ vi xử lý vượt mức một tỷ, điểm mạnh trong từng bóng bán dẫn sẽ được nhân lên gấp bội và tạo ra lợi ích khổng lồ cho toàn bộ thiết bị”, Mark Bohr khẳng định. “Quá trình thử nghiệm đã chứng minh bộ vi xử lý trên công nghệ 65 nm của Intel có thể giảm mức độ rò rỉ điện năng của transistor xuống gần 1.000 lần so với chu trình sản xuất chuẩn hiện nay của Intel”.



  • Mọi người đều biết đến công nghệ 90 nm trong sản xuất

bộ vi xử lý của intel, vậy công nghệ này có những j mới ?
Quy trình sản xuất 90 nm tích hợp 7 lớp liên kết đồng tốc độ cao, giúp làm tăng tốc độ của bộ xử lý. Một bộ thiết bị in lithography dùng ánh sáng có bước sóng 248 nm và 193 nm được sử dụng cho quy trình này. Công ty Intel cũng hy vọng tái sử dụng khoảng 75% các công cụ đang được dùng trên phiên bản 300 của công nghệ 0,13 micron hiện nay. Điều này sẽ làm giảm chi phí triển khai và đảm bảo đầy đủ công cụ cho cơ sở hạ tầng sản xuất.

Chip "Dothan" cũng sẽ tăng tốc độ của bus từ 400MHz lên 533MHz sau khi Intel đưa ra nền tảng "Sonoma". Nền tảng này sẽ bao gồm các chuẩn tích hợp không dây 802.11a/b/g đầu tiên của Intel. Ngoài ra, tính năng mạng LAN không dây sẽ tương thích với chuẩn bảo mật 802.11i.



* Mọi người đều biết đến công nghệ 130 nm trong sản xuất bộ vi xử lý của intel, vậy công nghệ này có những j mới ?
Các nhà sản xuất chip hiện nay vẫn chế tạo phần lớn chip máy tính với công nghệ 130 nanomét (một nanomét bằng 1 phần tỷ mét). Công nghệ mới của Intel cho phép tạo ra các mạch chỉ rộng 50 nanomét, tức mảnh bằng 1/2.000 lần độ dày của một sợi tóc. Động thái này hứa hẹn đẩy Intel lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất chip công nghệ cao của thế giới.

Công Nghệ Hyper-Threading –siêu phân luồng


Internet, thương mại điện tử và phần mềm ứng dụng doanh nghiệp đang ngày càng đòi hỏi nhiều năng lực tính toán của các máy chủ hơn.

Để nâng cao tốc độ, phần mềm cần phải được “phân luồng” - các chỉ thị sẽ được chia thành nhiều dòng lệnh để có thể xử lý đồng thời trên nhiều bộ xử lý. Intel đã đưa ra công nghệ “phân luồng” cho phép nâng cao tốc độ và khả năng tính toán song song cho những ứng dụng đa luồng. Công nghệ mới của Intel mô phỏng mỗi bộ vi xử lý vật lý như là hai bộ vi xử lý luận lý (logic), tài nguyên vật lý được chia sẻ và có cấu trúc chung giống hệt nhau cho cả hai bộ xử lý lôgic. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng sẽ “tưởng” như đang chạy trên hai hay nhiều bộ xử lý, kết quả là tốc độ xử lý trung bình có thể tăng lên xấp xỉ 40% đối với một bộ xử lý vật lý, Intel gọi công nghệ này là Hyper-Threading (HT - tạm dịch là siêu luồng).


Giới Thiệu Công Nghệ Hyper---Threading
Có một vài nguyên nhân làm cho các đơn vị thực thi không được sử dụng thường xuyên. Nói chung, CPU không thể lấy dữ liệu nhanh như nó mong muốn do tắc nghẽn đường truyền (memory bus và front-side-bus), dẫn đến sự giảm sút hoạt động của các đơn vị thực thi. Ngoài ra, một nguyên nhân khác đã được đề cập là có quá ít ILP trong hầu hết các chuỗi lệnh thực thi.

Hiện thời cách mà đa số các nhà sản xuất CPU dùng để cải thiện hiệu năng trong các thế hệ CPU của họ là tăng tốc độ xung nhịp và tăng độ lớn của bộ nhớ đệm (cache). Nhưng cho dù cả hai cách này cùng được sử dụng thì vẫn không thực sự sử dụng hết được tiềm năng sẵn có của CPU. Nếu có cách nào đó cho phép thực thi được nhiều chuỗi lệnh đồng thời mới có thể tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên của CPU. Đó chính là cái mà công nghệ siêu luồng của Intel đã làm được, bản chất của nó là chia sẻ tài nguyên để sử dụng hiệu quả hơn các đơn vị thực thi lệnh đã có sẵn trên các CPU đó.

Hyper threading - siêu luồng là một cái tên “tiếp thị” cho một công nghệ nằm ngoài “vương quốc” x86, là một phần nhỏ của SMT. Ý tưởng đằng sau SMT rất đơn giản: một CPU vật lý sẽ xuất hiện trên hệ điều hành như là hai CPU và hệ điều hành không thể phân biệt được. Trong cả hai trường hợp nhiệm vụ của hệ điều hành chỉ là gửi hai chuỗi lệnh tới “hai” CPU và phần cứng sẽ đảm nhiệm những công việc còn lại.

Trong các CPU sử dụng công nghệ Hyper-Threading, mỗi CPU logic sở hữu một tập các thanh ghi, kể cả thanh ghi đếm chương trình PC riêng (separate program counter), CPU vật lý sẽ luân phiên các giai đoạn tìm/giải mã giữa hai CPU logic và chỉ cố gắng thực thi những thao tác từ hai chuỗi lệnh đồng thời theo cách hướng tới những đơn vị thực thi ít được sử dụng.

Khi giới thiệu tại diễn đàn các nhà phát triển, công nghệ này được trình diễn trên bộ xử lý Xeon cùng với phần mềm dựng hình (rendering) của Maya, trong thí nghiệm đó một bộ xử lý Xeon với công nghệ siêu luồng đã chạy nhanh hơn 30% so với bộ xử lý Xeon thông thường. Lợi ích về tốc độ ấn tượng đến nỗi chẳng ai buồn để ý rằng thực tế công nghệ này đã có sẵn trên tất cả các lõi (nhân) của CPU Pentium 4 và Xeon, nhưng chỉ đơn giản là đã bị chính Intel vô hiệu hoá. Những ai đã mua CPU Xeon đời mới (0,13 micron) cho các workstation/server nên nâng cấp BIOS và có thể sẽ rất ngạc nhiên với tuỳ chọn thú vị: cho phép hay vô hiệu hoá Hyper-Threading. Hiện tại Intel đang mặc định vô hiệu hoá công nghệ này đối với các CPU dành cho máy tính để bàn, nhưng trong tương lai rất gần nó sẽ được kích hoạt bởi tuỳ chọn đặc biệt trong BIOS của các nhà sản xuất bo mẹ.

Ví dụ, cho tới trước khi chipset AMD 760MP được đưa ra, tất cả các nền tảng x86 đa bộ xử lý chỉ hỗ trợ việc chia băng thông sẵn có giữa các CPU, điều quan trọng nhất là các ứng dụng và hệ điều hành cần phải có khả năng hỗ trợ tính năng này. Hiện nay, để giải quyết nhanh các chuỗi lệnh phức tạp, phần cứng nói chung phải nhờ vào phương án xử lý đa luồng, hệ điều hành phải hỗ trợ xử lý đa luồng, và phải tăng tốc độ một cách thật sự, giống như có nhiều bộ xử lý (trong hầu hết các trường hợp). Công nghệ siêu luồng của Intel giải quyết vấn đề bằng cách thực hiện nhiều hơn một chuỗi lệnh tại cùng một thời điểm.




Công Nghệ Dual – core:

Bộ vi xử lý của họ - Bộ Vi xử lý 2 lõi - Lõi kép - Có hai loại mới dành cho máy tính để bàn - Pentium D: tức là phiên bản 2 lõi của Pentium 4 quen thuộc (Công nghệ 90nm), và Pentium Extreme Edition: tức là phiên bản 2 lõi của Pentium 4 Extreme Edition. Tuy nhiên Intel lại không gọi 2 loại này là Pentium P 4


Cùng với việc tung ra bộ vi xử lý lõi kép, Intel cũng công bố 2 thế hệ Chípet mới dành cho các bộ xử lý này: i945 và i955 bởi vì các loại Chipset hiện nay không tương thích với công nghệ Dual-Core cũng như không hổ trợ hệ thống có nhiều CPUs. Vì vậy, ngay cả khi bạn vừa trang bị cho mình một loại Mainboard Socket 775 chipset i925 thì cũng không thể dùng CPU mới này... Vì vậy để có thể tận hưởng công nghệ và sức mạnh mới này, bạn phải bấm bụng bán đi mainboard + CPU cũ để tậu hắn..hehe..hơi bị đau à nha.. Intel hy vọng rằng, cho đến cuối năm 2006, sẽ có khoảng 70% máy tính để bàn sử dụng Dual-Core.

Bây giờ ta hãy thử "nhìn" vào bên trong "con" Dual-Core xem nó có cấu trúc như thế nào nhé (Xem hình)

Một điều thú vị trong việc chế tạo CPU công nghệ Dual-Core (90nm) là với công nghệ chế tạo 90nm thì Dual-Core thực chất chỉ là việc sản xuất ra 1 cái lõi CPU (nhân) dính liền nhau, được ngăn ra làm 2 miếng - mỗi miếng, và thế là chúng bắt buộc phải vẫn dính liền nhau khi đem dán lên Wafer (đế đúc sẵn) (để cho dễ hiểu, hãy nghĩ đến 2 em bé song sinh bị dính liền nhau phần ngực, có đủ các cơ quan nội tạng, chân tay)... tongue.gif ---và đó chính là loại CPU Dual-Core có mã là 8xx Dual-Core - hay nói đúng hơn..đó là 2 nhân giả mà thật..hehe..Tuy vậy, loại 8XX này lại không có công nghệ HT, tuy nhiên 2 lõi dù dính nhau cũng chạy tốt hơn là HT giả mạo lừa Hệ điều hành phải không.
Còn với công nghệ 65nm thì sao..thật may..Dual-Core được sản xuất với công nghệ này mới thật sự là 2 lõi riêng biệt nhau - Vì mỗi một lõi sẽ được sản xuất hoàn toàn độc lập và có 2Mb Cache trên mỗi lõi, sau đó người ta mới cho gắn chúng lại với nhau trên 1 tấm Wafer đúc sẵn, hai lõi độc lập này không nhất thiết phải nằm gần nhau (hãy nghĩ rằng hai em bé song sinh dính liền nay đã được phẫu thuật tách rời)..và đó chính là loại CPU Dual-Core có mã là 9xx Dual-Core - hay nói đúng hơn..đó là 2 nhân hoàn toàn thật..hehe..lại có thêm công nghệ HT nữa nên XP nó nhận ra tới 4 con CPUs thật sướng.

Chipset i945: Hỗ trợ Bus 800Mhz, hỗ trợ tối đa 4G bộ nhớ, Dual channel DDR2-667, 1 hoặc 2 PCI-e 16X, 6 PCI-2 1X, SATA II, RAID.


Chipset i955: Hỗ trợ Bus 800/1066Mhz, hỗ trợ tối đa 8G bộ nhớ, Dual channel DDR2-667, 2 PCI-e 16X, 6 PCI-2 1X, SATA, RAID.

Công nghệ EM64T

EM64T, viết tắt cho bộ nhớ mở rộng 64 Công nghệ và bây giờ được biết thường là 64 hoặc Intel x64 (đó là khi bao gồm AMD64 quá), là một siêu-64 bit / phần mở rộng đó được xử lý bởi các đơn vị xử lý trung tâm (CPU). It is widely used in Intel's processors, including Pentium 4, Pentium D, Pentium Extreme Edition, Celeron D, Xeon, Pentium Dual-Core, and in the Core 2 processors. Nó được dùng rộng rãi trong bộ vi xử lý của Intel, bao gồm 4 Pentium, Pentium D, Pentium Extreme Edition, Celeron D, Xeon, Pentium Dual-Core, và trong bộ vi xử lý Core 2.

Ban đầu có tên mã là Yamhill, các EM64T, lần đầu tiên được "thông báo" trong năm 2004, khi Chủ tịch Intel vào thời đó, Craig Barrett, tuyên bố như thế nào nó đã được tiến hành.. Công nghệ này đã đi qua một chút khá tên thay đổi, như trong Intel Developer Forum (IDF) nó được gọi là CT (có thể đứng cho Clackamas Công nghệ, mặc dù nó vẫn chưa chắc chắn); sớm, nó đã được gọi là IA-32e và cuối cùng tháng ba năm 2004, nó đã được chính thức công bố như là EM64T này. Tuy nhiên, vào cuối năm 2006, Intel bắt đầu giảm bớt việc sử dụng tên EM64T và bắt đầu xem nó như là 64 Intel, đối thủ có tiềm năng để AMD64.

EM64T ban đầu được thực hiện trong phiên bản E (Prescott) của Pentium 4, được hỗ trợ bởi i915P (Grantsdale) và i925X (Alderwood) chipset trong tháng 6 năm 2004.. Nó được giả định rằng điều này xảy ra để cạnh tranh với các Opteron và Athlon 64 dòng, còn được gọi là lõi K8, từ AMD. Trong Intel, bộ vi xử lý đầu tiên mà Intel đã thông qua 64 công nghệ được Nocona (tên mã cho một Xeon). Ngoài ra, xem xét rằng các sản phẩm Xeon Nocona đã được thực hiện dựa tắt của Pentium 4, Pentium 4 cũng hỗ trợ công nghệ Intel 64, mặc dù nó không được kích hoạt ban đầu trong việc thiết kế Prescott. Intel chính thức giới thiệu các bộ vi xử lý máy tính để bàn EM64T ở trong N0 Đẩy mạnh Prescott-2M. Phiên bản này cũng bao gồm một Vô hiệu hoá thực thi (XD) hỗ trợ cho Intel 64 và vẫn được bao gồm trong các sản phẩm Xeon hiện tại (tên mã là, Irwindale). Intel đầu tiên 64 cho các bộ xử lý di động là Merom của bộ xử lý Core 2 phát hành vào tháng 7 năm 2006. Thật không may, không ai trong số các phiên bản trước của bộ xử lý di động hỗ trợ các CPU.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án

tải về 388.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương