Gvhd: ncs. Ths. Phan thanh hải lời mở ĐẦU


Sự sụp đổ của Lehman không chỉ khiến các cổ đông điêu đứng mà còn khiến 25.000 nhân viên của tập đoàn này lâm vào cảnh thất nghiệp



tải về 285.79 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích285.79 Kb.
#30089
1   2   3

Sự sụp đổ của Lehman không chỉ khiến các cổ đông điêu đứng mà còn khiến 25.000 nhân viên của tập đoàn này lâm vào cảnh thất nghiệp.

2. Phân tích nguyên nhân


Có ba nguyên nhân nổi bật là các khoản nợ địa ốc độc hại, những đòi hỏi quá đáng của hai “người hàng xóm” là JPMorgan Chase và Citigroup, và những “thủ thuật” kế toán mà chính Lehman dùng để che dấu tình trạng tài chính tồi tệ của họ.

Vào tháng 9/2008, Lehman đã “chìm xuồng” với khối tài sản 639 tỷ USD, mở ra thời kỳ leo thang của khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu.

Theo báo cáo dài 2.200 trang được nộp lên tòa án ở Manhattan, ngoài việc bị mắc kẹt bởi những khoản nợ xấu trong lĩnh vực cho vay địa ốc, Lehman còn bị đẩy vào tình trạng tê liệt thanh khoản do những đòi hỏi quá đáng của JPMorgan và Citigroup,  hai trong số những tổ chức cho vay ngắn hạn chính của Lehman. Các nhà điều tra cho rằng, khả năng thanh khoản của Lehman đã chịu tác động trực tiếp từ việc JPMorgan và Citigroup ra yêu cầu đặt cọc để đổi lấy các khoản vay.

Ngoài ra, báo cáo còn buộc tội Lehman có những hành vi sai trái làm tổn hại tới chính bản thân. Theo các điều tra viên, Lehman đã “hô biến” khoảng 50 tỷ USD tiền nợ khỏi số sách kế toán trong vòng vài tháng trước khi sụp đổ nhằm che giấu sự phụ thuộc vào các đòn bẩy tài chính.

Báo cáo cho biết, các quan chức cao cấp của Lehman và các kế toán viên của Ernst&Young làm việc cho ngân hàng này biết rõ hành động trên. Chính Richard Fuld, cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Lehman, là người phê chuẩn những tài liệu kế toán này. 

Những “thủ thuật” che đậy nợ nần và đánh bóng kết quả kinh doanh như vậy được nội bộ Lehman gọi là Repo 105. Được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2001, rất lâu trước khi khủng hoảng nổ ra, Repo 105 bao gồm những giao dịch nhằm dịch chuyển hàng tỷ USD khỏi sổ sách của Lehman vào thời điểm khi ngân hàng này bị các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ.

Báo cáo nhận định, ít nhất thì cựu CEO Fuld cũng mắc lỗi cẩu thả khi phê chuẩn những tài liệu như vậy. Theo báo cáo này, các quan chức của Lehman đã tham gia vào những “hành vi thao túng bảng cân đối kế toán có thể kiện ra tòa”.

Báo cáo cũng dành một phần để đề cập tới trách nhiệm của kiểm toán viên của Lehman lúc đó là Công ty kiểm toán Ernst & Young (E&Y) tại Mỹ. Báo cáo mô tả các thủ tục kiểm toán của E&Y là “cẩu thả” và các kiểm toán viên của E&Y đã rất “sơ suất” khi thực hiện kiểm toán.

Giám đốc của E&Y lãnh đạo cuộc kiểm toán tại Lehman, William Schlich đã cho biết E&Y đã biết và thảo luận nhiều lần chính sách kế toán của Lehman đối với Repo 105 và đã đồng thuận với chính sách kế toán này.

3. Trách nhiệm pháp lý

Dick Fuld, chủ tịch và giám đốc điều hành cũ của Lehman Brothers và người được ủy quyền trả nợ của ông sẽ phải đương đầu với khoản tiền nợ khổng lồ 75 tỷ USD.Ngoài ra, Dick Fuld cũng bị đưa qua xét xử hình sự và bị FBI điều tra.



Theo kết luận của cơ quan tư pháp New York, Ernst & Young (E&Y) không hề vô can trong sự kiện Lehman Brothers năm 2008. Không những vậy, với tư cách là đơn vị kiểm toán chính, E&Y nhiều khả năng bị khép vào tội “đồng lõa” với Lehman trong việc lừa dối nhà đầy tư trong hàng loạt phi vụ của ngân hàng đầu tư này.

4. Bài học kinh nghiệm

Có ba bài học chính: Thứ nhất là hệ thống tài chính phức tạp lại rất mỏng manh. Thứ hai, sự can thiệp của chính phủ có thể giữ cho khủng hoảng tài chính không lan rộng thành một thảm họa kinh tế như thời Đại Suy thoái. Thứ ba, chính phủ các nước gặp khó khăn khi muốn đưa ra bất cứ hành động nào để ngăn chặn hệ thống tài chính lặp lại sai lầm trong tương lai bởi như vậy sẽ là can thiệp quá mạnh tay vào thị trường.

Bài học thứ nhất: Sự mỏng manh của hệ thống tài chính. Để Lehman Brothers phá sản thường được coi là sai lầm lớn nhất của chính phủ Mỹ, điều này đã gây ra phản ứng dây chuyền. Các quỹ thị trường tiền tệ hỗn loạn sau khi một quỹ lớn công bố đang sở hữu nhiều món nợ đã trở thành vô giá trị của Lehman Brothers. Các quỹ tài chính tại London phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng này không thể tiếp tục hoạt động bởi các tài khoản tại chi nhánh của Lehman Brothers tại Anh đã bị phong tỏa. Nhiều vấn đề tương tự đã xảy ra trên khắp thế giới. Hơn nữa, các thể chế tài chính bị tê liệt vì tâm lý sợ hãi. Các ngân hàng không còn tin tưởng lẫn nhau, và không muốn cho vay lẫn nhau nữa. Hệ thống tài chính tỏ ra quá yếu kém để giải quyết khó khăn.

Điều này dẫn tới bài học thứ hai. Đầu thập kỷ 30, nhiều tiếng nói có trọng lượng tại Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lên tiếng cho rằng những hy sinh trong khủng hoảng tài chính là cần thiết để cải tổ kinh tế, “loại bỏ những sâu mục ra khỏi hệ thống” như Bộ trưởng Tài chính Andrew Mellon nói với Tổng thống Mỹ Herbert Hoover. Cuối năm ngoái, vẫn còn một vài người lên tiếng bảo vệ luận điểm này. Tuy nhiêu sau khi Lehman Brothers sụp đổ, không ai tại Bộ Tài chính hay Fed còn nhắc tới điều này. Quan điểm chung của mọi nhà lãnh đạo tại Mỹ cũng như trên thế giới là khủng hoảng phải được ngăn chặn bằng bất cứ giá nào.

Và cái giá phải trả là các kế hoạch cứu trợ tài chính mạo hiểm với hàng nghìn tỷ đôla công quỹ. Cách này rất tốn kém, hỗn độn, không công bằng, nhưng có hiệu quả. “Tôi đã từ bỏ nguyên tắc thị trường tự do để cứu hệ thống thị trường tự do”, Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố vào tháng 12 năm ngoái.

Nhiệm vụ tới thời điểm này đã được thực hiện tốt. Đối mặt với khủng hoảng tài chính còn tồi tệ hơn vụ , sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ đã tránh được một cuộc Đại Suy thoái thứ hai. Mặc dù đây vẫn là đợt khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế khắp nơi trên thế giới đang dần hồi phục, và điều này là nhờ những quyết định của những người điều hành chính phủ.



Cũng phải nói đến rằng chính những quyết định của Quốc hội, của chính quyền Bush và Clinton nhiều năm trước khủng hoảng là một trong những nguyên nhân chính gây ra thảm họa: Từ chính sách nới lỏng thiếu cân nhắc sự quản lý hệ thống ngân hàng và tài chính phái sinh đến việc khuyến khích mua nhà quá mức. Gần như đã không có điều gì được tiến hành để sửa chữa những sai lầm này, hoặc hạn chế bớt những hoạt động quá giới hạn của hệ thống tài chính. Điều này dẫn tới bài học thứ ba: Chính phủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tạo sự thay đổi nếu không có khủng hoảng.

VI. SỰ PHÁ SẢN CỦA SATYAM VÀ LEHMAN BROTHERS ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN .

Khủng hoảng tài chính xảy ra cuối năm 2008 với giọt nước tràn ly là sự phá sản của Lehman Brothers đã tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó nước Mỹ, với vai trò dẫn đầu, chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đồng thời, các vụ scandal kế toán lớn như gian lận kế toán tại Công ty Dịch vụ thuê ngoài Satyam, Ấn Độ với số tiền gian lận lên đến 1 tỷ USD. 

Trước diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế lịch sử, Uỷ ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Mỹ (FASB) và Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) đề xuất các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ chuyển sang áp dụng các chuẩn mực kế toán và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS) thay cho hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành tại Mỹ (US GAAP). . Theo bản đề xuất, việc áp dụng IAS/IFRS sẽ tăng cường tính minh bạch và tính so sánh của báo cáo tài chính, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia với phạm vi hoạt động toàn cầu. Tuy nhiên theo điều tra của PriceWaterhouseCoopers (PWC), phần lớn các công ty niêm yết Mỹ vẫn chưa chú trọng đến công tác chuyển đổi, chỉ 24,3% các công ty bắt đầu xây dựng chương trình chuyển đổi từ năm 2009 

Kế toán giá trị hợp lý và sự thay đổi :

Kế toán giá trị hợp lý (Fair Value Accounting - FVA) được giới đầu tư Mỹ coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của các ngân hàng Mỹ và khủng hoảng tài chính?

Thực tế là kế toán giá trị hợp lý đang thay đổi. Tài sản của các ngân hàng Mỹ bao gồm rất nhiều khoản chứng khoán hoá (Securitization) các khoản cho vay mua nhà dưới chuẩn (Sub-prime Mortgage Loans). Khi bóng bóng nhà đất tại Mỹ xì hơi và vỡ vào giữa năm 2007, giá các chứng khoán này bị sụt giảm nghiêm trọng. Thậm chí, các khoản chứng khoán này còn có thể được đánh giá theo giá bán tháo (fire sale prices) bởi vì tính thanh khoản rất thấp. Các khoản chứng khoán này gần như không thể bán được trên thị trường vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính. Theo kế toán giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ của các khoản chứng khoán này được đánh giá rất thấp (theo giá bán tháo), thậm chí thấp hơn so với giá trị nội tại của chúng (theo các mô hình định giá) bởi vì các quy định trong kế toán giá trị hợp tính đến tính thanh khoản khi định giá tài sản .

Thêm vào đó, các ngân hàng Mỹ dường như cố tình che dấu các thông tin liên quan đến giá hợp lý của các khoản chứng khoán này, như theo yêu cầu của IFRS 7 – Công cụ tài chính. Điều tra của PWC cho thấy hầu hết các ngân hàng tại Mỹ đã "không tự nguyện công bố bức tranh trung thực và sáng sủa về khả năng quản trị rủi ro tài chính của họ, mà chỉ nhằm mục đích đảm bảo yêu cầu tối thiểu của IFRS 7" . Điều này tạo sức ép đối với FASB và SEC trong việc đưa ra các quy định mới về kế toán giá trị hợp lý.

Ngày 10/10/2008, FASB ban hành chuẩn mực kế toán số FAS 157-3 quy định về xác định giá trị hợp lý của các tài sản khi thanh khoản thị trường thấp. Theo đó giá trị hợp lý của chứng khoán có thể định giá theo báo giá của các công ty môi giới chứng khoán. Cho dù quy định này có tính đến định giá theo các mô hình định giá nhưng định giá theo thị trường (Mark-to-Market) vẫn chiếm vai trò chủ đạo . Và kết quả là Hiệp hội ngân hàng Mỹ (ABA) đã phản đối kịch liệt quy định này. ABA cho rằng FASB đã làm cho tình hình tồi tệ ngày càng xấu đi với quy định trình bày giá trị tài sản tài chính của ngân hàng với "giá bán tháo". Tuy nhiên, vào thời điểm đó Chủ tịch FASB cho rằng việc xác định giá trị hợp lý cần phải tính đến yếu tố thanh khoản và biến động của thị trường.

Cuối cùng, dưới tác động của rất nhiều phía, bao gồm cả các đối tượng được vận động hành lang, FASB đã phải thay đổi quy định về kế toán giá trị hợp lý. Theo đó, các doanh nghiệp, bao gồm cả ngân hàng, được phép định giá tài sản dựa trên các mô hình định giá do doanh nghiệp tự đưa ra, nhất là trong trường hợp chứng khoán có tính thanh khoản quá thấp. Một khi nguyên tắc kế toán được nới lỏng như thế, giới tài chính có thể thở phào nhẹ nhõm vì không còn phải lo chuyện tài sản bốc hơi từng ngày một khi thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Trước đây, họ phải chật vật tìm vốn để bù vào các khoản “trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán” nếu không dễ rơi vào tình trạng phá sản như chơi .

Tại Việt Nam, một số ngân hàng đã manh nha áp dụng phương pháp định giá chứng khoán trên cho năm tài chính 2008, tuy chưa được chấp thuận. Và thời điểm kết thúc năm tài chính 2009 đã sắp tới, việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngày càng trở nên cấp thiết. Chúng ta thử tổng hợp lại những sự kiện có thể được cho là làm thay đổi các quy định kế toán tại Việt Nam gần đây.

Sự cần thiết của lý thuyết kế toán thực chứng: Lý thuyết kế toán thực chứng là cần thiết khi giới kế toán thấy thất vọng đối với lý thuyết kế toán chuẩn tắc, lý thuyết chỉ hướng tới các quy định nhằm trả lời câu hỏi “người lập báo cáo tài chính phải làm gì?” mà không lý giải được “tại sao họ làm như vậy?” hay “trong thực tế kế toán làm như thế nào?”.

Watts và Zimmerman (1978) cho rằng các quy định kế toán (chuẩn tắc) rất không thực tiễn bởi vì nó tâp trung vào miêu tả các quy định thay vì xem xét các quy định kế toán được áp dụng trong thực tế có phù hợp và đạt hiểu quả kinh tế để từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Watt và Zimmerman (1978, 1979, 1980) chỉ ra rằng kế toán thực chứng nhằm phát triển các giả thuyết để giải thích cho các sự vật hiện tượng mà chúng ta chưa nhận biết được. Do vậy, lý thuyết kế toán thực chứng có thể giúp các nhà tạo lập chính sách đưa ra các chính sách kế toán mới cho các giao dịch kinh tế mới phát sinh.

Giáo sư Christenson (Harvard) (1983) cho rằng kế toán chuẩn tắc xa dời với diễn biến của thị trường (off-the-mark). Ông cũng cho rằng nhiều khi các quy định kế toán không quan tâm đến phản ứng của thị trường và không cần biết tính kinh tế khi đưa ra áp dụng các quy định kế toán mới.

 Tại Việt Nam:

 Thông tư 201/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện tại Việt Nam. Thông tư này ra đời tạo ra sự lúng túng khi xử lý chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện đối với những người hành nghề kế toán bao gồm cả các kiểm toán viên khi nội dung của thông tư mâu thuẫn với chuẩn mực kế toán quy định về chênh lệch tỷ giá. Việc áp dụng quy định không thống nhất khiến cho chi phí xã hội để xử lý kế toán các giao dịch chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện tăng cao. Kế toán lúng túng trong xử lý. Kiểm toán viên phải tranh luận với kế toán trong việc thống nhất xử lý. Và thậm chí, chương trình thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia năm 2010 sẽ không bao gồm Thông tư 201 vì chưa thống nhất với chuẩn mực kế toán. Bộ Tài chính đang phải xem xét tác động của sự chưa thống nhất này.

Thông tư 244/2009/TT-BTC sửa đổi và bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tư 244 cho phép ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tăng tài sản khi góp vốn vào thu nhập trong kỳ. Điều này có thể chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán, đặc biệt chưa phù hợp với nguyên tắc thận trọng ghi cho phép ghi nhận thu nhập chưa thực hiện do đánh giá lại tài sản.

VII. TỔNG HỢP NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN THẤT BẠI CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN MỸ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:

  1. Những nguyên nhân chính:

1.1 Kẽ hở trong hệ thống kế toán.

Việc biển thủ tiền trong một công ty của Mỹ không được coi là làm trái các quy định trong hệ thống kế toán; nhưng việc sửa chữa lại dữ liệu kế toán thì ngược lại, theo các quy định trong hệ thống kế toán, đó là sự vi phạm nghiêm trọng. Nhưng miễn đó là sự trùng hợp tình cờ với dữ liệu thực tế thì lại được chấp nhận. Việc lợi dụng khuyết điểm của hệ thống để khiến cho các nhà đầu tư bị lỗ, hiện tượng này thường bị các nhân viên CPA bỏ qua trong quá trình kế toán. Trường hợp của Enron Corp là ví dụ điển hình. Việc thiết lập tiêu chuẩn kế toán có thể được chia làm 2 loại: dựa trên các luật lệ hoặc dựa trên nguyên tắc. Mỗi phương thức có điểm mạnh là điểm yếu nhất định.

Điểm nổi trội của tiêu chuẩn kế toán dựa trên các luật lệ là chỉ cần sử dụng kỹ năng tốt, chứ không cần phải thực hiện thêm bất kỳ đánh giá chuyên nghiệp nào, và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như dễ bị trốn thuế, nhấn mạnh về mặt thủ tục chứ không phải là về mặt bản chất…v..v..

Tiêu chuẩn kế toán dựa trên nguyên tắc thì không dễ trốn thuế do  bị ràng buộc bởi các nguyên tắc “Quản lý doanh nghiệp” và công tác tổ chức mà DN lập kế hoạch một cách tỉ mỉ. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi nhân viên CPA và kế toán viên cần phải đưa ra nhiều những đánh giá chuyên nghiệp, khi sử dụng phương thức này. Hệ thống kế toán của Mỹ được coi là dựa trên các luật lệ, trong khi hệ thống kế toán quốc tế lại được dựa trên nguyên tắc.

Rõ ràng là tiêu chuẩn kế toán của Mỹ dựa trên các luật lệ khiến các công ty ẩn danh dễ dàng sử dụng để trốn thuế bằng thủ thuật thương mại. Điều này cũng gây tổn hại cho phía công ty niêm yết và các đánh giá chuyên nghiệp của nhân viên CPA. Thông thường, các nhân viên CPA chỉ chú tâm đến chi tiết của các tài chính kế toán, mà không đánh giá tính hợp lý trong các báo cáo tài chính. Việc này có thể dẫn đến sự thất bại trong quá trình kiểm toán và do đó gây ra một loạt các vụ biển thủ tài chính xảy ra.

1.2.Sai sót về mô hình kiểm toán

Các mô hình kiểm toán hiện đại bao gồm mô hình kiểm toán trên cơ sở hệ thống và mô hình kiểm toán trên cơ sở các rủi ro. Kiểm toán dựa trên cơ sở hệ thống chủ yếu thiên về hệ thống quản lý nội bộ: Dựa trên phân tích và đánh giá hệ thống quản lý nội bộ để đạt được mục tiêu kiểm toán.

Từ những năm 1990, mô hình kiểm toán của Mỹ đã nhanh chóng thay đổi từ mô hình dựa trên hệ thống thành mô hình dựa trên rủi ro. Trên thực tế, việc thay đổi mô hình kiểm toán là một bước tiến quan trọng trong lịch sử ngành kiểm toán. Đó là việc người ta thay đổi cách thức kiểm toán chứ không phải là thay đổi khái niệm kiểm toán truyền thống, thường dẫn đến tình trạng lộn xộn về các kiến thức kiểm toán. Có khả năng kiểm toán sẽ trở thành một nghề nghiệp sinh lời lớn mà mọi đối tượng đổ xô đi tìm kiếm (bản chất công việc chủ yếu là cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận đem lại) so với các nghề nghiệp cao quý khác (có bản chất công việc được đúc kết từ những đánh giá chuyên nghiệp và trách nhiệm với cộng đồng). Theo mô hình dựa trên rủi ro thì các công ty kế toán thường tập trung hết sức lực để phân tích các thương vụ và quản lý rủi ro cho khách hàng, nhưng lại không chú trọng đến việc tiến hành kiểm tra thực sự để trực tiếp hỗ trợ kết luận kiểm toán. Với hệ thống bồi thường không hòan hảo và ẩn chứa nguy cơ bồi thường sai thực tế, kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro có thể khiến các nhân viên CPA không tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhắm tiết kiệm chi phí kiểm toán. Trên thực tế, trong các trường hợp biển thủ tài chính tại các công ty Enron Corp., WolrdCom Inc., Satyam, Lehman brothers ta đều thấy rằng cách thức biển thủ không quá thông minh. Nếu nhân viên CPA tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn kinh doanh khi tác nghiệp, hoàn tất chi tiết các cuộc kiểm tra trên thực tế thì sẽ dễ dàng phát hiện ra những vụ tham ô tài chính này và kịp thời ngăn chặn chúng.

1.3. Kiểm toán viên làm việc thiếu độc lập, tự chủ trong công việc.

Tính độc lập tự chủ là nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng kiểm toán, khiến cho xã hội tin tưởng vào các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, tính độc lập của ngành kiểm toán của nước Mỹ lại đang bị “lợi nhuận” đe dọa nghiêm trọng. Có thể liệt kê các yếu tố gây ảnh hưởng đến tính độc lập khi tác nghiệp của các CPA:

Thu nhập từ các ngành không liên quan đến kiểm toán cao hơn rất nhiều so với thu nhập của nhân viên làm trong ngành kiểm toán. Các ngành không liên quan đến kiểm toán có thể là ngành dịch vụ đại lý, tư vấn về thuế và tư vấn quản lý. Ở Mỹ, tỷ lệ thu nhập của các ngành không liên quan đến kiểm toán tăng rất nhanh, trong khi đó tỷ lệ thu nhập của ngành kiểm toán thì ngược lại, theo thống kê của các công ty Kiểm toán “Big Five”. Và tất nhiên thu nhập của nhân viên làm việc không thuộc lĩnh vực kiểm toán cao hơn rất nhiều so với thu nhập của kiểm toán viên. Tỷ lệ giữa thu nhập của các ngành không liên quan đến kiểm toán so với tổng thu nhập chung là 69% và 62% thậm chí có lúc còn lên đến 92%. Theo Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (ASEC), thu nhập của ngành không liên quan đến kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập về mặt tài chính ở 2 mặt.

Thứ nhất, do lượng tiền thu nhập từ các ngành không liên quan đến chứng khoán lớn có thể dẫn đến việc các công ty kiểm toán phụ thuộc vào khách hàng về lĩnh vực tài chính, do đó có thể khiến cho các kiểm toán viên từ bỏ nguyên tắc nghề nghiệp khi phát sinh mâu thuẫn giữa phía kiểm toán viên và khách hàng.

Thứ hai, là nhà tư vấn quản lý làm việc trong lĩnh vực giao dịch không liên quan gì đến kiểm toán bị buộc phải làm việc trong lĩnh vực quản lý công ty, điều này khiến cho kiểm toán viên làm việc trong phạm vi quản lý công ty cảm thấy thật khó khăn để đánh giá cũng như đưa ra các phán xét liên quan đến các giao dịch và công việc kinh doanh một cách khách quan.

Năm 2001, WorldCom Inc. đã trả cho công ty kiểm toán Arthur Andersen chi phí dịch vụ lên đến khoảng 16,8 triệu đôla Mỹ trong đó chi phí cho kiểm toán là 4,4 triệu đôla, dịch vụ tư vấn thuế là 7,6 triệu đôla, chi phí cho việc kiểm toán các bản báo cáo tài chính là 1,6 triệu đôla và các dịch vụ tư vấn khác là 3,2 triệu đôla. Enron Corp. trả Arthur Andersen chi phí kiểm toán 25 triệu, chi phí tư vấn và các phí dịch vụ khác lên đến 27 triệu đôla, và tổng số là 52 triệu đôla. Như thế có nghĩa là công ty Enron Corp. đã trả Arthur Andersen khoảng 1 triệu đôla/tuần. Một trong những nguyên nhân chính là các công ty kiểm toán lại cung cấp cả dịch vụ tư vấn quản lý.



1.4. Thiếu tính thận trọng.

Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, CPA thường bộc lộ nhược điểm của họ là thiếu tính thận trọng và tính hoài nghi nghiệp vụ cần thiết, và do đó thường tin vào lời giải thích của các vị lãnh đạo quản lý công ty.

Ví dụ : Trong báo cáo kiểm toán từ năm 1991 đến 2001 do công ty kiểm toán Arthur Andersen cung cấp, ASEC và tòa án đã chỉ ra rằng công ty Arthur Andersen đã coi WorldCom Inc. là khách hàng có mức rủi ro cao nhất. Mặc dù Arthur Andersen cũng đa nhận ra rằng có nguy cơ rủi ro rất cao trong báo cáo tài chính kế toán tại WorldCom Inc.

Bảng 1: Đánh giá mức độ rủi ro của WorldCom Inc.

Nội dung đánh giá rủi ro

Mức độ rủi ro

Rủi ro trong báo cáo tài chính kế toán

Cao

Thẩm quyền phân bổ nhiệm vụ giữa ban giám đốc và nhân viên làm thuê

Trung bình

Thái độ về việc che giấu thông tin khi kiểm toán

Trung bình

Sự liên hệ giữa thông tin với nhân sự

Trung bình

Mối quan tâm của cơ quan chức năng với việc biển thủ và cuộc điều tra

Trung bình

Khả năng thực hiện báo cáo tài chính

Trung bình

Doanh thu trên thực tế và mục tiêu lợi nhuận

Cáo

Thực hành nghiệp vụ kế toán và vạch trần việc che giấu thông tin

Trung bình

Xây dựng hệ thống quản lý nội bộ thỏa mãn các yêu cầu đặt ra

Trung bình

Mức độ phản ứng lại các đề xuất báo cáo và kế toán

Trung bình

Tuy nhiên, Arthur Andersen đẫ không có đủ sự thận trọng tối ưu và thái độ hoài nghi cần thiết.



1.5. Trình độ kiểm toán không cao

Kiểm toán là một quá trình đòi hỏi sự đánh giá chuyên nghiệp. Sự đánh giá chuyên nghiệp phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc phong phú. Nếu kiểm toán được coi là một dây chuyền sản xuất, thì sẽ được chia ra rất nhiều công đoạn. Những kiểm toán viên mới được đào tạo hạn chế và thiếu kinh nghiệm làm việc sẽ kiểm toán những báo cáo tài chính của công ty đã được niêm yết. Nếu việc kiểm soát chất lượng kiểm toán không hiệu quả thì kết quả kiểm toán chất lượng sẽ không cao. Để ngăn ngừa những rủi ro, các công ty kế toán thường xếp các kiểm toán viên chất lượng cao vào các DN kinh doanh không được cấp giấy phép trong khi những kiểm toán viên chất lượng thấp kiểm toán các báo cáo tài chính. Có thể đã cử các kiểm toán viên không có kinh nghiệm kiểm toán hoặc cả tin vào kết quả báo cáo và kiểm toán của các công ty, trong khi những kiểm toán viên giỏi không trực tiếp dính vao quá trình kiểm toán. Các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và thu nhập cao mải mê mở rộng dịch vụ tư vấn trong khi những người trẻ ít kinh nghiệm và thu nhập thấp thì chủ yếu làm kiểm toán. Điều này giải thích một hiện tượng: một công ty lớn luân chuyển hàng từ nhà kho này sang nhà kho khác, các CPA trẻ thường kiểm kê cùng một loại hàng hóa nhưng lại ở hai địa điểm khác nhau mà không hề biết. Ví dụ này cho thấy những thất bại trong kiểm toán thường bắt nguồn từ các kiểm toán viên thiếu kinh nghiệm.



1.6. Rắc rối trong hình mẫu kiểm soát.

Sự kiểm soát nghề CPA bao gồm 3 hình mẫu: tự kiểm soát, chính phủ kiểm soát và kiểm soát độc lập. Các hình mẫu khác nhau thì có ảnh hưởng khác nhau. Sự độc lập của hình thức tự kiểm soát là thấp nhất, ngược với kiểm soát độc lập. Sau khi được thành lập, AICP hoạt động chức năng kép, không chỉ bảo vệ quyền hợp pháp của CPA và còn kiểm soát hành động của CPA. CPA của Mỹ thuộc hình thức tự kiểm soát. Hình thức tự kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nghề CPA của Mỹ. Tuy nhiên, trong quá trình tự kiểm soát, khi lợi ích nghề nghiệp và các lợi ích khác không được xác định, CPA có thể bảo vệ được lợi ích nghề nghiệp nhưng lại xung đột với các quan hệ lợi ích khác, bao gồm hệ thống kiểm tra chéo chuyên nghiệp trong nghề CPA.



1.7. Mục tiêu của hệ thống khuyến khích.

Hệ thống khuyến khích của các công ty kế toán sẽ thưởng cho các kiểm toán viên thu được nhiều phí trả cho việc kiểm toán, khiến các kiểm toán viên chủ yếu tập trung vào chi phí kiểm toán mà không chú ý đến chất lượng kiểm toán.

Sự hoàn thành của các kiểm toán viên không dựa vào số chi phí mà họ thu về. Các kiểm toán viên cũng không được thưởng cho việc mở rộng các hoạt động tư vấn.

2. Một số biện pháp giải quyết

2.1. Lựa chọn và thiết lập hệ thống các quy tắc kế toán chính xác.

Gần đây, quá trình cải cách hệ thống kiểm toán đã được triển khai sâu rộng và hiệu quả, các quy tắc kiểm toán đã được thiết lập và ban hành như hệ thống kế toán liên kết và tiêu chuẩn kiểm toán cụ thể. Những cải cách gắn liền với sự khác biệt của kế toán trong nước và kế toán nước ngoài.



2.2. Xây dựng hiệu quả hệ thống khuyến khích.

Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các công ty kế toán phải được thiết lập nhiều hơn nữa. Hệ thống khuyến khích, khoản thu từ chi phí kiểm toán và chất lượng kiểm toán có quan hệ mật thiết. Hệ thống khuyến khích giúp ngăn chặn không chỉ những hoạt động bất hợp pháp mà còn ngăn chiến lược kiểm toán đánh giá thấp rủi ro. Hệ thống khuyến khích CPA không liên quan gì đến việc mở rộng thêm được các mối kiểm toán. Một trong số này là quy tắc thu tiền chuẩn của công ty kế toán. Quy tắc thu tiền ảnh hưởng bởi quy mô khách hàng, điều kiện tài chính và mức độ kiểm soát bên trong, nguồn cung và cầu của các công ty kế toán, những thiệt hại thấy trước. Việc thu phí kiểm toán dựa vào rất nhiều yếu tố không chỉ ở quy mô công ty. Những yếu tố khác thiết lập hiệu quả hệ thống khuyến khích, khích lệ CPA một cách hiệu quả.



2.3. Đảm bảo sự độc lập của kiểm toán

Sự độc lập là vấn đề cốt lõi của kiểm toán, cũng là nguồn gốc của sự phát triển nghề CPA. Một trong những lý do chính của sự thất bại trong kiểm toán là sự thiếu độc lập trong quá trình kiểm toán.



2.4. Tăng cường giám sát các công ty kế toán.

Nếu việc quản lý công ty và kiểm toán bên trong mỗi công ty là yếu tố đầu tiền đảm bảo thông tin trung thực và tin cậy của kế toán, kiểm toán độc lập là khâu cuối cùng để bảo vệ chống lại các lỗi kế toán và biển thủ. Nếu khâu cuối cùng sai lệch, các thông tin kế toán sẽ bị bóp méo, thị trường chứng khoán sẽ hỗn loạn và toàn bộ nền kinh tế cũng bị tác động. Do đó, công tác giám sát kiểm toán phải được tăng cường.



2.5. Tăng cường đào tạo cho CPA

Tăng cường kiến thức cho CPA sẽ cải thiện trình độ và khả năng kinh doanh. CPA phải thành thạo các kỹ năng kế toán, các thủ thuật kiểm toán và tránh những lỗi trong kiểm toán và giảm sai sót trong kiểm toán.



VIII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO KIỂM TOÁN VIỆT NAM 

1. Gian lận trong các BCTC và Báo cáo Kiểm toán

Ngành Kiểm toán ở nước ta còn khá mới mẻ do vậy sự điều chỉnh nó không theo kịp với tốc độ phát triển. Vậy chúng ta phải làm gì để hạn chế những tác động không tốt đó. Rút kinh nghiệm từ A&A, Ernst & Young, PricewaterhouseCoopers,... các công ty kiểm toán của Việt Nam phải hiểu được ý nghĩa của những báo cáo kiểm toán họ đưa ra và kiểm soát thật tốt.



2. Minh bạch hoá thông tin tài chính

Cảm nhận gần đây về nguy cơ khủng hoảng của các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng đã đặt ra nhiều câu hỏi cơ bản về thực chất của cơ chế Quản trị công ty không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Trước hết chúng ta xem xét việc quản trị công ty cổ phần ở nhiều quốc gia, ở Việt Nam, dựa trên ba nguyên tắc sau:

Thứ nhất, sử dụng các thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) độc lập để kiềm chế quyền lực của ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.

Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế toán để trình báo cáo tài chính có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào công ty.

Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét, phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công chúng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư. Dịch vụ chuyên môn này rất cần thiết cho các nhà đầu tư cá nhân không đủ hiểu biết về tài chính, để đánh giá thông tin mà các công ty cổ phần bắt buộc phải công bố ra công chúng. Khi một công ty cổ phần hoạt động kém hơn mức trong ngành hay của thị trường, hoặc thiếu cơ chế quản trị thích đáng, các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán cổ phần của họ, là một hình thức áp đặt kỷ luật của thị trường lên ban giám đốc công ty.

Nguyên tắc thứ hai và thứ ba dựa trên nguyên tắc công khai hóa thông tin. Chính công chúng đầu tư (chứ không phải những người có nhiệm vụ điều tiết, kiểm soát) có khả năng tốt nhất để tự quyết định lấy việc đầu tư của mình vì chỉ có họ mới biết rõ hoàn cảnh và mức độ sẵn sàng chịu rủi ro của mình. Tuy nhiên, họ chỉ có thể có quyết định xác đáng khi có tất cả thông tin cần thiết. Triết lý kinh doanh dựa trên việc công khai hóa thông tin đòi hỏi các công ty đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện việc công bố thông tin đầy đủ và xác thực cho các nhà đầu tư tương lai và các cổ đông hiện hữu.

Điều này ở Việt Nam thực hiện chưa tốt.Một điều đáng buồn mà kiểm toán Việt Nam cần khắc phục là khi có sự bắt tay giữa công ty kiểm toán và cống ty bị kiểm toán thì kết quả tất yếu là các báo cáo kiểm toán được đưa ra sẽ thiếu chính xác và không trung thực dẫn tới các quyết định sai lầm của các nhà đầu tư.

Hơn nữa những quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên khi xảy ra rủi ro, gây thiệt hại cho khách hàng chưa rõ ràng (bồi thường không quá 10 lần phí kiểm toán) nên chưa gắn trách nhiệm với kết quả công việc, dẫn đến tình trạng đóng dấu ăn tiền, ảnh hưởng tới sự minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, nền tài chính quốc gia nói chung.

3. Các tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị Độc lập

Yêu cầu phải có các thành viên HĐQT độc lập nảy sinh vì khả năng xung đột lợi ích giữa những người cung cấp vốn, tức là cổ đông, và ban giám đốc. Do những người quản lý công ty thường không nắm giữ vốn góp đáng kể trong công ty, có nguy cơ họ dành ưu tiên cho các quyền lợi riêng của họ hơn là quyền lợi của cổ đông. Vì thế, một trong những vai trò của thành viên HĐQT độc lập là giám sát ban giám đốc; nói đúng hơn, có lẽ đó là vai trò chính của họ. Về lý thuyết thì đây là một sáng kiến hay. Thành viên HĐQT độc lập là các thành viên không liên quan gì đến các thành viên HĐQT giữ chức vụ điều hành hay có vốn góp trong công ty. Hơn nữa, họ thường phải là những người không có quan hệ kinh doanh hay quan hệ gì khác với công ty hay với các quan chức của công ty.

Có các thành viên HĐQT độc lập, ít nhất là trên lý thuyết, là để giảm nguy cơ ban giám đốc lạm dụng quyền hạn. Vì những thành viên HĐQT độc lập không tham gia trực tiếp vào việc quản lý nên không có các cơ hội như ban giám đốc để lạm dụng chức vụ vì lợi ích riêng thay vì bảo vệ lợi ích của công ty và cổ đông. Do vai trò của các thành viên HĐQT độc lập là giám sát hoạt động của ban giám đốc, để làm được điều này, bản thân họ phải độc lập với ban giám đốc. Ở Hoa Kỳ, nhiều công ty phát hành chứng khoán ra công chúng có đa số thành viên HĐQT là thành viên độc lập. Hiện tượng này thật hiếm ở Châu Á, một phần là do nhiều công ty phát hành chứng khoán ra công chúng tại Châu Á có các cổ đông chi phối (ưu thế); trên thực chất họ có thể kiểm soát công ty, vì vậy họ chẳng có động cơ bổ nhiệm nhiều thành viên độc lập trong HĐQT để không mất một phần quyền kiểm soát của mình. Hơn nữa, tại Châu Á hầu như không có các áp lực thị trường để thúc đẩy các công ty như thế cải tiến (hay ít nhất là ra vẻ cải tiến) cung cách quản trị, ví dụ, bằng cách bổ nhiệm một đa số độc lập trong HĐQT. Tuy vậy, trong chừng mực các thành viên HĐQT độc lập tiếp cận được thông tin và ban giám đốc, tham dự các buổi họp và nói chuyện của HĐQT, họ vẫn có khả năng thi hành chức năng giám sát dù không tạo thành đa số trong Hội đồng Quản trị. Đó là lý thuyết; thực tế lại hơi khác. Có nhiều lý do để giải thích sự không tương quan giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và thành tích hoạt động của công ty.

Thứ nhất, mặc dù các thành viên HĐQT độc lập được bổ nhiệm để bảo vệ quyền lợi của cổ đông thông qua chức năng giám sát, họ có thể phải chịu ơn ban giám đốc về việc được bổ nhiệm hay vì một lý do khác nào đó. Đây là một thực tế thường thấy tại các công ty mà Tổng Giám đốc (CEO) cũng là cổ đông kiểm soát. Nếu không phải như vậy, thì các quan chức cao cấp trong công ty cũng thường được hỏi ý kiến về việc bổ nhiệm thành viên HĐQT, và Tổng giám đốc có thể chủ động đề nghị những người mà ông ta cho là phù hợp. Đến đây ta có thể đặt một câu hỏi cơ bản, là câu hỏi về mức độ độc lập của các thành viên HĐQT. Trong chừng mực ban giám đốc có ảnh hưởng trong việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT, họ sẽ thường khuyến khích việc bổ nhiệm các thành viên mà họ cảm thấy sẽ không can thiệp nhiều vào các quyết định của họ.

Thứ hai, nhiều thành viên độc lập được bổ nhiệm chủ yếu để làm vẻ vang và tăng thêm uy tín cho HĐQT. Họ thường là những cá nhân đã thành đạt, rất bận rộn và đang nắm giữ một số vị trí tương tự ở nhiều nơi khác. Thời gian họ có thể giành cho công ty hạn chế. Lại thêm vấn đề, đôi khi các công ty hoạt động trong các ngành rất kỹ thuật mà các thành viên HĐQT độc lập không am hiểu nhiều. Trong tình huống đó, sẽ cực kỳ khó khăn cho các thành viên độc lập đóng vai trò hữu ích trong những sự bàn tính của HĐQT. Thường thì, các thành viên độc lập không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào phán đoán của ban giám đốc. Thật ra, các số liệu thống kê và thông tin chỉ có thể giúp HĐQT đến mức nào đó thôi, tất nhiên, nếu chúng được công khai đầy đủ. Cuối cùng thì, khi phải đưa ra các quyết định có tính chiến lược, chỉ còn cách phải dựa lên sự phán đoán. Do các thành viên độc lập không có quá trình đào tạo hay kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hay ngành của công ty, cái tối đa mà họ có thể làm trong quá trình HĐQT ra quyết định là ngăn chặn những ý kiến quá kém cỏi.

Thứ ba, sự thiếu kiến thức và chuyên môn của các thành viên độc lập về hoạt động của công ty trao lợi thế đáng kể cho ban giám đốc. Ngoài ra, ban giám đốc có trong tay cả bộ máy điều hành của công ty. Vì thế, các thành viên độc lập không thể tránh khỏi tình trạng phải phụ thuộc vào ban giám đốc. Các thành viên độc lập nói chung chẳng có chọn lựa nào khác ngoài việc phải tin vào thiện chí của ban giám đốc và hoạt động trên cơ sở thông tin mà ban giám đốc cung cấp cho họ. Và tất nhiên, nếu ban giám đốc không có thiện chí thì các thành viên HĐQT độc lập sẽ bị bất lợi và không thể hoàn thành chức năng giám sát của họ một cách hiệu quả.

Sau sự kiện Enron, vấn đề quản trị công ty hiệu quả được đưa lên hàng đầu. Trong đó, vai trò của các thành viên HĐQT độc lập được đặc biệt quan tâm. Ở Hoa Kỳ, Ủy Ban Giám Sát Việc Niêm Yết và Trách Nhiệm Giải Trình của doanh nghiệp trực thuộc NYSE đã kiến nghị việc sửa đổi một số điều luật liên quan đến quản trị công ty nhằm nâng cao tính chính trực và minh bạch của các công ty trong NYSE. Hội đồng Quản trị của NYSE đã chấp thuận kiến nghị này ngày 1 tháng 8 năm 2002. Ở Anh, Ông Derek Higgs được yêu cầu chỉ đạo một công trình nghiên cứu độc lập xem xét lại vai trò và tính hiệu quả của các thành viên HĐQT không giữ chức vụ điều hành. Trong một báo cáo có tính tư vấn, ông Higgs góp ý rằng, nên lấy phương thức hoạt động tốt nhất làm tiêu chuẩn xem xét thay vì chỉ dựa vào qui định hay luật lệ. Về phần mình, Singapore đã sửa đổi một số điều luật nhằm thiết lập một Hội đồng Công bố thông tin và Quản trị Công ty, đơn vị độc lập giám sát các qui tắc về tiêu chuẩn kế toán và quản trị công ty.

Lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam mới phát triển trong một vài năm gần đây do vậy chúng ta không thể tránh được những hạn chế, những sai xót. Do đó Kiểm toán Việt Nam nói chung và bản thân mỗi kiểm toán viên nói riêng cần không ngừng trau rồi nghiệp vụ và tu dưỡng đạo đức để ngành ngày càng phát triển, tạo được uy tín và lòng tin các nhà đầu tư.



4. Việc phân tích và theo dõi tài chính do các tổ chức chuyên môn thực hiện

Một cơ chế điều tiết dựa chủ yếu vào quá trình minh bạch hóa thông tin thay vì kê khai thành tích đơn thuần dẫn đến sự ra đời của các định chế tài chính chuyên môn theo dõi hoạt động của các công ty cổ phần, và sự phân tích của họ về thành tích hoạt động, vị thế tài chính, triển vọng của các công ty này có tác dụng kiềm chế ban giám đốc và cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư. Sự theo dõi tài chính mà các định chế này thực hiện có tác dụng áp đặt kỷ luật thị trường lên các công ty bằng cách trừng phạt các công ty nào không minh bạch và yếu kém trong quản trị




Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 285.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương