Guide to maintenance



tải về 0.7 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.7 Mb.
#13437
loạiGuide
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

6.3.2. Kiểm tra chi tiết

6.3.2.1. Khảo sát tình trạng nứt mặt bê tông

Cần khảo sát trên toàn bộ bề mặt kết cấu lộ thiên, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu nhiệt ẩm. Đặc biệt cần khảo sát ở những vị trí nguy hiểm của kết cấu như: vị trí gối tựa có mômen âm; vị trí một phần ba khẩu độ vượt sàn mái; khe co dãn hoặc khe nối; vị trí cốt thép bị rỉ… Các thông số yêu cầu khi khảo sát tình trạng nứt bề mặt kết cấu gồm có:

- Số lượng hay mật độ vết nứt;

- Chiều dài và bề rộng vết nứt;

- Khoảng cách giữa các vết nứt;

- Vị trí vết nứt;

- Đặc điểm vị trí vết nứt (chỗ có mô men âm, chỗ có cốt thép bị rỉ…);

- Nứt có quy luật hay không.



6.3.2.2. Khảo sát tình trạng thấm nước

Đối với mái bê tông cốt thép: tiến hành khảo sát tình trạng thấm ở mặt dưới sàn bê tông mái sau mỗi trận mưa. Nên chú ý khảo sát ở những chỗ tiếp giáp với tường, dưới các dầm đỡ sàn, chỗ gắn kết sàn mái với các chi tiết kỹ thuật xuyên qua mái, những chỗ có nghi ngờ bị nứt, các góc sênô (máng nước), góc ôvăng (mái hắt).

Đối với tường bê tông cốt thép thì cần chú ý khảo sát ở những khe lún, khe co dãn, chỗ điểm dừng thi công bê tông, những vị trí có đặt gioăng chắn nước, chỗ có vết nứt, chỗ rỗ.

Việc khảo sát thấm cần làm sáng tỏ những vấn đề sau đây:

- Nguồn thấm;

- Số điểm thấm;

- Vị trí thấm;

- Diện tích bị thấm;

- Tình trạng thấm (thấm ẩm hay thấm nhỏ giọt, thấm có dòng chảy);

- Thấm có quy luật hay không;

- Kết cấu có chịu lực hay không.

6.3.2.3. Khảo sát tình trạng rêu mốc

Tiến hành khảo sát mặt ngoài kết cấu. Chú ý ở những điểm thường xuyên tích ẩm như: các gờ chỉ, góc trên mái hắt, những chỗ thường xuyên có nguồn ẩm do vỡ đường ống nước hay do tưới cây.

Kết quả khảo sát cần làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:

- Nguồn sinh rêu mốc;

- Vị trí rêu mốc;

- Số điểm rêu mốc;

- Diện tích rêu mốc;

- Mức độ rêu mốc (nặng hay nhẹ);

- Loại hình rêu mốc;

- Có mùi rêu mốc hay không.



6.3.3. Nhận biết cơ chế xuống cấp và xác định hướng khắc phục

6.3.3.1. Đối với tình trạng nứt bê tông

Trên cơ sở số liệu khảo sát tình trạng nứt, cần phân tích để xác định cơ chế phát sinh vết nứt. Một số cơ chế điển hình và hướng khắc phục được xem xét dưới đây.

6.3.3.1.1. Khi kết cấu quá dài mà không có khe co dãn nhiệt ẩm thì các vết nứt thường cách đều nhau, hoặc vết nứt sẽ xuất hiện ở những chỗ bị cản biến dạng. Vết nứt do biến dạng nhiệt ẩm thường là nứt xuyên suốt kết cấu (đứt kết cấu bê tông) và thẳng góc với phương biến dạng.

Hướng khắc phục các vết nứt dạng này là hạn chế biến dạng nhiệt ẩm của kết cấu. Có thể thực hiện theo các hướng sau:

a) Đặt khe co dãn nhiệt ẩm với khoảng cách theo qui định của TCVN 9345:2012 cho các kết cấu chịu tác động trực tiếp của điều kiện khí hậu.

Cụ thể như sau:

- Đối với khe dãn:

Lmax trong khoảng 6 m đến 9 m - Đối với kết cấu lộ thiên không có cốt thép hoặc chỉ có cốt thép cấu tạo, chịu tác động trực tiếp của khí hậu (như bê tông chống thấm mái, đường ô tô, sân bãi…)

Lmax nhỏ hơn 18 m - Đối với kết cấu không cốt thép, hoặc chỉ có cốt thép cấu tạo, được che chắn khỏi bức xạ mặt trời.

Lmax ­­bằng 35 m - Đối với kết cấu bê tông cốt thép chịu tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời (sàn mái, tường bê tông cốt thép ngoài nhà).

Lmax bằng 50 m - Đối với kết cấu bê tông cốt thép được che chắn khỏi bức xạ mặt trời (như sàn mái được chống nóng; tường trong nhà…).

Có thể kết hợp khe co dãn nhiệt ẩm dạng này cùng với khe lún của công trình.

- Đối với khe co:

Imax trong khoảng 6 m đến 9 m đối với mọi kết cấu bê tông cốt thép T chịu tác động trực tiếp của khí hậu.

Imax­­ bằng một phần hai chiều cao vòm đối với kết cấu dạng vòm chịu tác động trực tiếp của khí hậu.

CHÚ THÍCH: Đối với các kết cấu vỏ có khẩu độ lớn, việc đặt khe co cần được tính toán riêng.

Vị trí đặt các khe co dãn nhiệt ẩm được thực hiện theo chỉ dẫn của TCVN 9345:2012.

b) Bảo vệ kết cấu khỏi tác động trực tiếp của môi trường nhiệt ẩm bằng cách che chắn, bọc vật liệu cách nhiệt. Thí dụ chống nóng cho mái bằng.

6.3.3.1.2. Các vết nứt chạy dọc các gối sàn mái liên tục nhiều nhịp thường là do thiếu thép âm tại các gối này. Các vết nứt dạng này thường mở rộng ở trên mặt và khép dần theo chiều sâu bê tông.

Hướng khắc phục là phải bảo vệ sàn mái khỏi tác động trực tiếp của môi trường (chống nóng mái) theo TCVN 5718:1993.

6.3.3.1.3. Các vết nứt cắt ngang sàn mái ở vị trí khoảng từ một phần ba đến một phần tư khẩu độ vượt sàn thường là do khi tính toán thiết kế hoặc thi công sàn đã bỏ qua yếu tố biến dạng nhiệt ẩm của bê tông. Đặc điểm của các vết nứt này là đứt xuyên suốt bê tông, bề rộng vết nứt ở mặt dưới sàn thường lớn hơn mặt trên sàn. Hướng khắc phục ở đây là bảo vệ sàn mái khỏi tác động trực tiếp của môi trường.

6.3.3.1.4. Đối với các sàn bê tông mái có chiều dày không đủ đạt được độ cứng thì thường xuất hiện vết nứt ở chỗ có mô men uốn lớn nhất và chỗ chuyển tiếp mô men âm sang dương (thường tại khoảng từ một phần ba đến một phần tư khẩu độ sàn). Hướng khắc phục là đổ thêm một lớp sàn gia cường cho đủ độ cứng cần thiết.

6.3.3.1.5. Các vết nứt chạy dọc theo cốt thép (cột, dầm, sàn, tường) thường là do thép chủ bị gỉ do cacbonat hóa bê tông, trương nở làm nứt lớp bảo vệ cốt thép. Hướng giải quyết ở đây là đánh gỉ và gia cường cốt thép chủ. Sau đó kiến tạo lại lớp bảo vệ mới (xem 6.4).

6.3.3.1.6. Các dầm bê tông cốt thép nổi trên mái chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu thường hay xuất hiện vết nứt ngang dầm tại khu vực trục trung hòa, nơi không có thép chủ, cách đều và thẳng góc với trục trung hòa. Đặc điểm các vết nứt này là nứt xuyên suốt chiều ngang dầm. Giải pháp khắc phục là phun ép hồ xi măng làm đầy các vết nứt, sau đó bọc xung quanh dầm bê tông cốt thép bằng vật liệu cách nhiệt để dầm không phải chịu tác động trực tiếp của môi trường. Khi cần thì phải tính toán lại khả năng chịu lực của dầm.

6.3.3.1.7. Các kết cấu dạng vòm bê tông cốt thép ngoài trời thường bị nứt tiện vòng quanh tại một phần hai chiều cao vòm (Hình 19a). Giải pháp khắc phục ở đây là đặt khe co tại một phần hai chiều cao vòm và chạy quanh vòm (nếu làm mới) theo chỉ dẫn của TCVN 9345:2012 và bảo vệ vòm khỏi tác động trực tiếp của khí hậu (nếu sửa chữa).

6.3.3.1.8. Tại các góc trần bê tông cốt thép ở tầng áp mái thường xuất hiện vết nứt vòng quanh nhà, do sàn mái bị biến dạng nhiệt ẩm theo chu kỳ, đã tiện đứt liên kết giữa tường và sàn (Hình 19b). Giải pháp khắc phục ở đây là chống nóng cho sàn mái để hạn chế biến dạng co nở. Sau đó gắn vá lại các vết nứt đã có trên góc trần.

6.3.3.1.9. Các ô văng và sênô quá dài thường xuất hiện vết nứt ngang cách đều nhau (Hình 19c). Đặc điểm của các vết nứt này là xuyên suốt, cắt đứt sàn bê tông. Giải pháp khắc phục ở đây là tạo khe co theo chỉ dẫn của TCVN 9345:2012 để chủ động cho vết nứt sẽ chỉ xuất hiện tại khe này.

6.3.3.1.10. Đối với các mái nhà cầu nối từ nhà nọ sang nhà kia thì thường xuất hiện vết nứt tại hai đầu liên kết với tường nhà. Hướng khắc phục là tạo liên kết mềm giữa sàn mái nhà cầu và tường nhà dưới dạng một khe co dãn nhiệt ẩm. Hoặc có thể có giải pháp bảo vệ bê tông mái khỏi chịu tác động trực tiếp của điều kiện khí hậu (để hạn chế biến dạng bê tông).





Hình 19 - Vết nứt trên các kết cấu bê tông cốt thép do tác động của khí hậu nóng ẩm

6.3.3.2. Đối với tình trạng thấm nước

Cần phân biệt các dạng thấm do nứt bê tông, do bê tông không đặc chắc, do phá vỡ liên kết bê tông với tường hoặc chi tiết kỹ thuật, hay bị hỏng màng vật liệu ngăn nước (xem Hình 20 cho mái).







Hình 20 - Các dạng thấm qua mái bê tông cốt thép

Tùy theo mức độ suy thoái, các dạng hư hỏng trên đều có thể gây thấm ẩm hoặc thấm nhỏ giọt. Nghiêm trọng có thể chảy dòng.

Hướng khắc phục các dạng thấm có thể chọn như sau:

- Thấm do nứt bê tông: tùy theo bề rộng và độ sâu vết nứt có thể bơm keo, bơm hồ xi măng, xảm matit, xảm vữa xi măng (xem 6.4). Xong trước hết cần khắc phục cơ chế gây ra nứt.

- Thấm do bê tông không đặc chắc: có thể dùng bơm ép hồ xi măng, đập bỏ trám vá cục bộ, hoặc nếu thấm diện rộng có thể tạo thêm lớp bê tông chống thấm mới.

- Thấm do phá vỡ liên kết bê tông mái với tường hoặc chi tiết kỹ thuật xuyên qua mái: tất cả sự phá vỡ liên kết này đều do bê tông mái bị biến dạng liên tục theo chu kỳ dưới tác động của khí hậu nóng ẩm. Cần khắc phục cơ chế biến dạng này (như tạo liên kết mềm hay chống nóng bê tông mái), sau đó mới tạo liên kết mới.

- Thấm do hỏng màng vật liệu ngăn nước. Màng sơn chống thấm có thể bị rách, bị bong. Cần tạo màng sơn mới thay thế các chỗ này. Theo TCVN 5718:1993 thì không được sử dụng giấy cách nước dán trên mặt mái bê tông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam. Cần tạo giải pháp chống thấm khác.

6.3.3.3. Đối với tình trạng rêu mốc

Cần xác định cơ chế rêu mốc do tích bụi, tích ẩm hay thường xuyên có nguồn vi sinh (như ở nơi chế biến thực phẩm). Nguyên tắc chung là phải tìm cách loại bỏ một trong hai yếu tố: nguồn ẩm hoặc nguồn vi sinh.



6.3.4. Đánh giá mức độ xuống cấp và lựa chọn biện pháp sửa chữa

6.3.4.1. Xuống cấp do kết cấu bị nứt

6.3.4.1.1. Kiểm tra công năng

Mức độ xuống cấp của kết cấu khi bị nứt được đánh giá theo các chỉ số công năng sau đây:

a) Kiểm tra theo khả năng sử dụng bình thường.

Những chỉ số công năng sau đây cần được kiểm tra:

- Độ võng: độ võng được coi là không ảnh hưởng đến khả năng làm việc bình thường của kết cấu nếu thỏa mãn điều kiện sau đây:

ftt < fyc (9)

trong đó:

ftt - Độ võng thực tế tại thời điểm kiểm tra

fyc - Độ võng yêu cầu của kết cấu, xác định theo TCVN 5574:1991.

- Bề rộng vết nứt: bề rộng vết nứt được xác định là không lớn hơn giá trị ghi trong TCVN 5574:1991 tùy theo tầm quan trọng của kết cấu và loại cốt thép sử dụng.

- Mật độ vết nứt: mật độ vết nứt phải không lớn đến mức làm cho người sử dụng cảm thấy sợ hãi.

b) Kiểm tra theo độ an toàn

Cần kiểm tra trạng thái giới hạn cực hạn để đảm bảo an toàn của kết cấu cả khi có xuất hiện một số vết nứt vượt quá giới hạn cho phép.

Các chỉ số công năng cần kiểm tra là: lực dọc, mô men uốn, lực cắt và lực xoắn tác động lên kết cấu.

Nếu các chỉ số công năng trên không thỏa mãn yêu cầu đề ra thì phải có biện pháp khắc phục hậu quả nứt.

Ngoài các công năng cần kiểm tra nêu trên, khi kết cấu bị nứt thì còn phải quan tâm đến khả năng bền lâu. Yếu tố cần quan tâm ở đây là tình trạng vết nứt. Cụ thể như sau:

- Đối với kết cấu không ứng lực trước: bề rộng vết nứt không được lớn hơn 0,2 mm là giá trị có thể gây ăn mòn cốt thép chủ trong điều kiện tác động trực tiếp của khí hậu nóng ẩm;

- Đối với kết cấu ứng lực trước: yêu cầu không có vết nứt.

Các kết cấu bê tông cốt thép không chịu lực bị nứt thì cần xem xét khả năng kết cấu có thể bị vỡ, bị gãy hay không.

6.3.4.1.2. Biện pháp khắc phục

Biện pháp khắc phục cho mỗi kết cấu bị nứt cần được xác định cụ thể theo hướng nêu trong 6.3.3.



6.3.4.2. Xuống cấp do kết cấu bị thấm

6.3.4.2.1. Kiểm tra công năng

Công năng cần kiểm tra là khả năng sử dụng bình thường.

Kết cấu bê tông cốt thép bị thấm có thể phân ra 2 mức: thấm ẩm và thấm nhỏ giọt hay chảy dòng. Các chỉ số công năng sau đây cần được xem xét:

- Không thấm ẩm: cho kết cấu có tầm quan trọng và kết cấu có yêu cầu thẩm mỹ cao;

- Không thấm nhỏ giọt hay thấm chảy dòng: cho mọi kết cấu;

Lượng nước mất hàng ngày của các bể chứa do bị thấm không quá mức quy định của tiêu chuẩn hiện hành.

Nếu các chỉ số công năng kiểm tra trên không thỏa mãn yêu cầu đề ra thì phải có biện pháp khắc phục hậu quả thấm.

Ngoài ra cần quan tâm tới độ bền lâu của kết cấu. Cụ thể như sau:

- Đối với kết cấu bê tông cốt thép: Mức thấm phải không gây cho cốt thép chủ bị ăn mòn tới mức mất trên 5% tiết diện cốt thép trong thời gian sử dụng.

- Đối với kết cấu bê tông không cốt thép: không thấm nhỏ giọt hay thấm chảy dòng.



6.3.4.2.1. Biện pháp khắc phục

Trong mọi trường hợp, việc chống thấm phải được tiến hành từ phía nguồn thấm;

Trong trường hợp bị thấm ẩm thì có thể trát vữa xi măng cát đánh màu, dùng sơn chống thấm hoặc dùng màng ngăn nước từ phía nguồn thấm;

Trong trường hợp bị thấm nhỏ giọt hay thấm chảy dòng thì phải phun ép hồ xi măng dưới áp lực cao để ngắt dòng chảy, chuyển về chỉ còn thấm ẩm. Khi cần có thể dùng hồ xi măng nở ninh kết nhanh để ngắt dòng chảy, sau đó mới tiến hành chống thấm ẩm;

Đối với kết cấu mái: nếu các điểm thấm trải đều trên khắp mặt trần mái thì có thể đổ một lớp bê tông chống thấm lên trên mặt mái.

6.3.4.3. Xuống cấp do rêu mốc

6.3.4.3.1. Kiểm tra công năng

Rêu mốc làm xuống cấp vẻ đẹp công trình. Cần phải đánh giá ảnh hưởng của rêu mốc đến các lớp trang trí mặt ngoài của kết cấu như lớp vữa vi măng trát ngoài, lớp đá rửa, lớp sơn vôi trang trí.

Chỉ số công năng kiểm tra ở đây là: không rêu mốc.

6.3.4.3.2. Biện pháp khắc phục

Đa số các trường hợp rêu mốc đều gây bạc màu trang trí sau khi được cọ rửa. Vì vậy thường phải làm lại lớp màu công trình sau khi đã tạo được bề mặt kết cấu có khả năng thoát ẩm và thoát bụi.

Điều kiện cần và đủ để phát sinh rêu mốc là:

Có ẩm ướt;

Có vi sinh vật gây mốc.

Hướng khắc phục có hiệu quả là hạn chế nguồn gây ẩm ướt bề mặt kết cấu như vỡ ống nước và nguồn tích bụi ở các gờ chỉ mặt tường ngoài.

Đối với trường hợp lớp mặt kết cấu bị bở bục thì cần kiểm tra độ pH (tham khảo theo ASTM D 1293-95) và cường độ (theo TCVN 3118:1993) của lớp mặt này. Nếu ở những chỗ có rêu mốc, độ pH của lớp mặt bê tông hoặc lớp vữa giảm tới mức dưới 8,5 và cường độ giảm rõ rệt, thì phải tạo một lớp mặt mới có tác dụng bảo vệ tốt hơn.

6.3.5. Một số giải pháp sửa chữa cụ thể

6.3.5.1 Sửa chữa kết cấu bị nứt

Cơ sở phát sinh vết nứt là biến dạng nhiệt ẩm gây ứng suất kéo vượt quá giới hạn kéo của bê tông. Vì vậy việc sửa chữa trước hết là làm hạn chế biến dạng nhiệt ẩm của bê tông. Sau đó mới sửa chữa vết nứt.

Đối với kết cấu có thể cắt để tạo khe co giãn nhiệt ẩm thì phải đặt khe co dãn nhiệt ẩm trước khi xử lý vết nứt.

Đối với kết cấu không thể cắt để tạo khe co dãn nhiệt ẩm thì phải có giải pháp bảo vệ kết cấu (bọc hoặc chống nóng) khỏi tác động trực tiếp của điều kiện khí hậu nóng ẩm sau khi đã xử lý vết nứt.

Phương pháp sửa chữa vết nứt được hướng dẫn ở 6.4.

6.3.5.2. Sửa chữa kết cấu thấm nước

6.3.5.2.1. Những nguyên tắc cần đảm bảo khi sửa chữa kết cấu bị thấm nước

Gia cường để khôi phục khả năng chịu lực của kết cấu trước khi chống thấm.

Chống thấm từ phía có nguồn thấm.

Cần quan tâm tới khả năng đặt khe co dãn nhiệt ẩm trước khi chống thấm.

Khi kết cấu không đặt được khe co dãn nhiệt ẩm thì phải có dùng sơn chống thấm và phải có giải pháp che chắn bảo vệ kết cấu khỏi tác động trực tiếp của điều kiện khí hậu nóng ẩm theo TCVN 5718:1993.

Sơn chống thấm phải được che chắn khỏi tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời.



6.3.5.2.2. Quy trình sửa chữa chống thấm điển hình cho sàn mái bê tông mái bị thấm

Phá dỡ tất cả những gì có trên mặt bê tông sàn mái cho tới hở mặt bê tông.

Đục tẩy những chỗ rỗ, vết nứt, chỗ có khuyết tật trên mặt bê tông.

Cọ rửa sạch mặt bê tông sàn mái.

Trám vá lại các vết nứt và các chỗ đã đục tẩy.

Quét 2 nước sơn đến 3 nước sơn chống thấm (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất sơn).

Chống nóng mái. (Theo TCVN 5718:1993).

Lát gạch đất sét nung (gạch lá nem)

CHÚ THÍCH: Khi kết cấu mái bị suy giảm khả năng chịu lực thì cần có biện pháp gia cường để khôi phục khả năng chịu lực của kết cấu trước khi làm các bước trên.

6.3.5.2.3. Yêu cầu kỹ thuật chống nóng cho mái bằng bê tông cốt thép

a) Mục đích chống nóng

Làm mát không gian dưới nhà.

Bảo vệ sàn bê tông mái và lớp sơn chống thấm khỏi tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu nóng ẩm (để hạn chế biến dạng bê tông và tránh lão hóa màng sơn chống thấm).

b) Vật liệu chống nóng

Có thể dùng các vật liệu sẵn có trên thị trường chống nóng mái (như: xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao; gốm xốp; bê tông xốp; sỏi keramzit; bê tông polystyrene; tấm xốp polystyrene…).

Yêu cầu chiều dày lớp vật liệu chống nóng h được lấy theo TCVN 5718:1993.

Khi chống nóng bằng cách lợp mái dốc phía trên thì cần đảm bảo 2 nguyên tắc sau đây (Hình 21):





Hình 21 - Sơ đồ chống nóng bằng lợp mái dốc

- Chiều cao h từ đỉnh nóc của mái dốc không dưới 1,5 m.

- Có cơ cấu thoát nhiệt trong mái.

6.3.5.2.4.

Sơ đồ điển hình một mái bê tông cốt thép sửa chữa có chống thấm và chống nóng xem Hình 22.

6.3.6. Ghi chép và lưu giữ hồ sơ

Tất cả những số liệu ghi chép dưới đây trong quá trình kiểm tra chi tiết và sửa chữa kết cấu cần được chuyển cho chủ công trình để lưu giữ lâu dài:

- Thuyết minh tính toán và thiết kế sửa chữa;

- Thuyết minh giải pháp sửa chữa;

- Biện pháp thi công sửa chữa;

- Bản vẽ hoàn công;

- Các biên bản kiểm tra.

- Sổ nhật ký công trình.



CHÚ DẪN:


1 Gạch lá nem chiết mạch vữa xi măng cát mác 50. Đặt khe co dãn nhiệt ẩm 3 m x 3 m

2 Vữa TH 50 dày 2 cm có khe co dãn nhiệt ẩm theo gạch lá nem

3 Lớp vật liệu chống nóng có độ dày theo TCVN 5718:1993 (nếu là tấm xốp polystyrene thì dày lớn hơn hoặc bằng 5cm;  ≥ 30 kg/m3)

4 Lớp sơn chống thấm

5 Sàn bê tông mái đã cọ rửa trám vá vết nứt và khuyết tật

Hình 22 - Sơ đồ mái bê tông cốt thép sửa chữa có chống thấm và chống nóng

6.4. Sửa chữa kết cấu hư hỏng do cacbonat hóa bề mặt bê tông

6.4.1. Phạm vi áp dụng

Mục này hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng hư hỏng kết cấu do rỉ cốt thép dưới tác động của quá trình cácbonát hóa bề mặt bê tông. Nội dung cụ thể bao gồm các công việc: kiểm tra chi tiết hư hỏng kết cấu, đánh giá mức độ hư hỏng, dự báo thời gian sử dụng còn lại, lựa chọn biện pháp khắc phục và một số giải pháp sửa chữa, gia cường kết cấu thường sử dụng trong thực tế.

Đối tượng xem xét ở đây là các kết cấu bê tông cốt thép lộ thiên trong khí quyển, chịu tác động của tác nhân xâm thực chính là khí CO2. Đối với các trường hợp kết cấu ở trong môi trường khí quyển biển và khí quyển công nghiệp, khi các tác nhân xâm thực chính có thể không phải là khí CO­2, biện pháp sửa chữa hư hỏng các kết cấu này được trình bày ở 6.5 và 6.6.

6.4.2. Kiểm tra chi tiết

6.4.2.1. Khảo sát sơ bộ và phân cấp hư hỏng kết cấu

Khảo sát sơ bộ bằng quan trắc toàn bộ kết cấu hay bộ phận kết cấu. Ghi chép đánh dấu trên bản vẽ kết hợp với chụp ảnh, quay phim ghi nhận các dấu hiệu hư hỏng sau đây (bao gồm dạng, vị trí và qui mô hư hỏng).



6.4.1.1.1. Dấu hiệu ăn mòn cốt thép

Biểu hiện là các vết rỉ vàng thấm ra ngoài bề mặt kết cấu, nứt lớp bê tông bảo vệ dọc cốt thép hoặc bong lở hoàn toàn lớp bê tông bảo vệ để lộ cốt thép đã bị rỉ.



6.4.1.2.2. Các dấu hiệu hư hỏng kết cấu khác

- Các dạng nứt kết cấu khác (ngoài nứt bê tông bảo vệ do rỉ cốt thép);

- Biến dạng kết cấu như võng, nghiêng, lệch…;

- Gãy, sụp đổ kết cấu.

Từ kết quả khảo sát sơ bộ như đã nêu trên, phân loại từng vùng hay từng bộ phận kết cấu theo các cấp hư hỏng điển hình như sau:

- Hư hỏng cấp I: vùng kết cấu hay bộ phận kết cấu chưa có bất cứ dấu hiệu hư hỏng nào thể hiện ra bên ngoài;

- Hư hỏng cấp II: vùng kết cấu hay bộ phận kết cấu đã có dấu hiệu bị hư hỏng nhẹ. Cụ thể gồm các dấu hiệu:

+ Cốt thép bị rỉ nhẹ, có vết rỉ thấm ra mặt ngoài kết cấu hoặc bê tông bảo vệ bị nứt nhỏ (bề rộng vết nứt tối đa là 0,1 mm), gõ nhẹ bằng búa không làm bong lớp bê tông bảo vệ;

+ Các dạng nứt kết cấu khác với bề rộng vết nứt nhỏ hơn 0,5 mm.

- Hư hỏng cấp III: vùng kết cấu hay bộ phận kết cấu bị hư hỏng nặng, gồm các dấu hiệu:

+ Cốt thép bị rỉ nặng, bê tông bị nứt to hoặc bong lở hoàn toàn trên diện rộng.

+ Có thể có dấu hiệu khả năng chịu lực của kết cấu đã bị suy giảm như nứt kết cấu nghiêm trọng, biến dạng kết cấu lớn…

- Hư hỏng cấp IV: kết cấu bị mất khả năng chịu lực hoàn toàn.

Các kết cấu lớn đơn chiếc như cầu, cống, silô, bể nước, kè, tháp, vòm… thì được phân thành các vùng hư hỏng khác nhau. Đối với hệ kết cấu gồm nhiều bộ phận như cột, dầm, sàn (nhà) thì từng bộ phận này được phân thành các mức hư hỏng như đã phân cấp ở trên.

Qui mô và mức độ khảo sát chi tiết được lựa chọn tùy theo cấp hư hỏng và tầm quan trọng của kết cấu (xem Bảng 7).

Bảng 7 - Qui mô kiểm tra chi tiết kết cấu tùy theo cấp độ hư hỏng

Cấp hư hỏng kết cấu hay bộ phận kết cấu

Qui mô kiểm tra theo các thông số thí nghiệm

Tính chất cơ lý bê tông

Ăn mòn cốt thép

Chiều sâu cácbonat hóa và các tác nhân xâm thực khác

Thông số đánh giá khả năng chịu lực

Cấp I1)

Thử tối thiểu 3 vùng hay.

3 bộ phận kết cấu bị hư hỏng



Thử tối thiểu 15% số vùng hay bộ phận kết cấu hư hỏng

Chọn trên 3 lõi khoan hoặc trên 3 mẫu khoan bột đại diện cho mỗi vùng hay bộ phận kết cấu hư hỏng đã chọn để kiểm tra

-

Cấp II

Thử tối thiểu 3 vùng hay.

3 bộ phận kết cấu bị hư hỏng



Thử tối thiểu 15% số vùng hay bộ phận kết cấu hư hỏng

Chọn trên 3 lõi khoan hoặc trên 3 mẫu khoan bột đại diện cho mỗi vùng hay bộ phận kết cấu hư hỏng đã chọn để kiểm tra




Cấp III, cấp IV2)

Thử tối thiểu 3 vùng hay.

3 bộ phận kết cấu bị hư hỏng



Tất cả số vùng hay bộ phận kết cấu hư hỏng

Chọn trên 3 lõi khoan hoặc trên 3 mẫu khoan bột đại diện cho mỗi vùng hay bộ phận kết cấu hư hỏng đã chọn để kiểm tra

Tất cả số vùng hay bộ phận kết cấu hư hỏng

CHÚ THÍCH:

1) Đối với kết cấu thuộc bảo trì loại A cần phải kiểm tra tình trạng rỉ cốt thép trên toàn bộ kết cấu cho mọi cấp hư hỏng.

2) Đối với kết cấu đã bị hư hỏng hoàn toàn (Cấp IV), không cần phải kiểm tra chi tiết nếu chủ công trình không có yêu cầu xác định nguyên nhân hư hỏng.



tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương