Guide to maintenance


Kiểm tra tính chất xâm thực của môi trường



tải về 0.7 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.7 Mb.
#13437
loạiGuide
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

6.6.2.6. Kiểm tra tính chất xâm thực của môi trường

Tìm hiểu sơ đồ công nghệ và dây chuyền sản xuất của nhà máy. Xác định các hóa chất có trong nguyên liệu đầu vào, trong sản phẩm và trong các chất thải ở dạng lỏng, rắn và khí. Ghi nhận điều kiện tiếp xúc của các hóa chất này với kết cấu của công trình.

Trong trường hợp không có được thông tin rõ ràng về thành phần hóa nói trên thì có thể lấy mẫu nguyên liệu, sản phẩm và các chất thải ở dạng lỏng, rắn và khí để xác định độ pH và hàm lượng các tác nhân xâm thực dự kiến sẽ có trong chúng.

Đo nhiệt độ và độ ẩm của môi trường tiếp xúc với kết cấu.

Xác định các tác động cơ học (nếu có) trong sơ đồ công nghệ sản xuất như áp lực của hơi, tác động va đập của chất lỏng trong quá trình khuấy, rung động do máy chạy… tác động lên kết cấu.

Phân tích mối quan hệ giữa các vị trí hư hỏng nặng nhất của kết cấu với các tác động của môi trường xâm thực (tác động hóa học, vật lý và cơ học) nhằm tìm ra mối liên quan giữa chúng.



6.6.2.7. Kiểm tra các hồ sơ lưu trữ có liên quan

Các hồ sơ lưu trữ có liên quan cần được kiểm tra như sau:

- Hồ sơ thiết kế;

- Hồ sơ hoàn công;

- Nhật ký thi công;

- Hồ sơ ghi chép kết quả kiểm tra ban đầu, thường xuyên và định kỳ;

- Hồ sơ ghi chép các lần sửa chữa trước đó (nếu có);

- Nguồn vật liệu đã sử dụng như xi măng, cốt liệu, nước trộn, phụ gia. Mác bê tông, tỷ lệ N/XM, hàm lượng xi măng… đã sử dụng.

Tầm quan trọng và cấp bảo trì công trình đã được sử dụng, thời gian sử dụng còn lại theo thiết kế.

6.6.3. Xác định cơ chế và tốc độ xuống cấp của kết cấu

6.6.3.1. Xác định cơ chế xuống cấp

Để xác định được chính xác cơ chế và nguyên nhân dẫn tới sự xuống cấp của kết cấu cần căn cứ vào các dữ liệu sau:

- Tính chất xâm thực của môi trường, xác định theo 6.6.2.6;

- Dấu hiệu hư hỏng thể hiện bên ngoài, xác định theo 6.6.2.1;

- Các số liệu khảo sát chi tiết về tính chất cơ lý và cấu trúc bê tông, tình trạng ăn mòn cốt thép, hàm lượng và chiều sâu xâm nhập các tác nhân gây ăn mòn xác định theo 6.6.2.2; 6.6.2.3 và 6.6.2.4.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy thoái kết cấu trong môi trường xâm thực công nghiệp là do bê tông bị ăn mòn và cốt thép bị rỉ.

Bê tông trong môi trường xâm thực công nghiệp có thể bị ăn mòn ở 3 dạng chính là:

- Tiết vôi (hay còn gọi là ăn mòn rửa trôi);

- Phân hủy đá xi măng do các phản ứng hóa học giữa tác nhân xâm thực và thành phần khoáng hóa của đá xi măng;

- Nứt bê tông do sự tích tụ các tinh thể mới gây nội ứng suất phá vỡ cấu trúc bê tông.

Để nhận biết bê tông bị ăn mòn ở dạng nào cần lần lượt xem xét các dữ liệu sau đây:

- Bê tông được coi là bị ăn mòn ở dạng tiết vôi khi có các bằng chứng sau:

+ Có dấu hiệu tiết vôi (Ca(OH)­2) và cácbonat hóa (CaCO)3 ở mặt ngoài kết cấu;

+ Môi trường xâm thực là nước mềm;

+ Tính chất cơ lý của bê tông về cơ bản không có sự thay đổi nhiều so với bê tông tại vị trí không bị ăn mòn. Phân tích thành phần khoáng hóa có thể cho thấy sự suy giảm đáng kể của Ca2+; Ca(OH)2 kèm theo độ pH của bê tông bị giảm;

- Bê tông được coi là bị ăn mòn ở dạng phân hủy khi có các bằng chứng sau:

+ Có dấu hiệu phân rã của đá xi măng, bê tông bị mềm, mủn lở, xốp…;

+ Môi trường xâm thực mang tính axits, kiềm mạnh hoặc có chứa các muối trung tính có khả năng gây nên phản ứng trao đổi với thành phần khoáng hóa của đá xi măng tạo nên các sản phẩm ăn mòn dễ tan trong nước hoặc không có cường độ;

+ Cường độ nén bị suy giảm mạnh so với bê tông không bị ăn mòn, độ rỗng và độ hút nước tăng. So sánh, phân tích thành phần khoáng hóa của đá xi măng so với mẫu không bị ăn mòn cho thấy sự suy giảm hàm lượng Ca2+, Ca(OH)2 kèm theo độ pH của bê tông bị giảm rất mạnh.

- Bê tông được coi là bị ăn mòn ở dạng nứt vỡ do các khoáng mới kết tinh và tích tụ tạo ra ứng suất nội khi có các bằng chứng sau:

+ Bê tông bị nứt, vỡ nhưng không phải là nứt do rỉ cốt thép hoặc nứt kết cấu dưới tác động của tải trọng hoặc tác động của chu kỳ thay đổi nhiệt ẩm;

+ Môi trường xâm thực ở dạng lỏng, rắn chứa các muối có các nhóm chức SO42-, NO3-, Cl-, CO32- hoặc ở dạng khí có chứa SO3, SO2, H2S, NO…;

+ Cường độ bê tông bị suy giảm so với vị trí không bị ăn mòn. Phân tích thành phần khoáng hóa của đá xi măng cho thấy sự hình thành rõ rệt các khoáng dễ gây nở thể tích như 3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O, 3CaO.Al2O3.Ca(NO3)2.10H2O, Ca(NO32.4H­O, CaCl2.6H2O, CaSO4.2H2O…

+ Bê tông nứt vỡ do phản ứng kiềm - silic cũng được liệt vào dạng ăn mòn này. Xem 6.5.2.1 để nhận biết các dấu hiệu của phản ứng kiềm - silic.

Cốt thép bị rỉ khi có dấu hiệu rỉ thể hiện rõ như mô tả ở 6.6.2.1 hoặc có thể chưa có các dấu hiệu này nhưng kiểm tra thế ăn mòn cho giá trị Ecorr nhỏ hơn hoặc bằng âm 350 mV. Kèm theo đó là độ pH của bê tông giảm dưới 10,5 hoặc hàm lượng ion Cl- vượt quá 1,2 kg/m3 bê tông. Trong môi trường xâm thực công nghiệp, độ pH của bê tông bị suy giảm có thể là do bê tông bị ăn mòn (chủ yếu ở dạng 1 và dạng 2) hoặc do bê tông bị cácbonat hóa như mô tả ở 6.4.

6.6.3.2. Xác định tốc độ xuống cấp

Nguyên tắc chung: Từ kết quả xác định cơ chế và nguyên nhân gây suy thoái kết cấu như đã nêu ở 6.6.3.1, phân loại suy thoái kết cấu trong môi trường xâm thực công nghiệp theo các tình huống sau:

- Trường hợp 1: Suy thoái do rỉ cốt thép dưới tác động của hiện tượng cácbonat hóa bê tông hoặc dưới tác động của ion Cl-;

- Trường hợp 2: Suy thoái do rỉ cốt thép xuất phát từ hiện tượng bê tông bị ăn mòn dẫn tới quá trình trung tính hóa bê tông;

- Trường hợp 3: Suy thoái do bê tông bị ăn mòn trực tiếp làm suy giảm khả năng chịu lực của kết cấu.

Căn cứ vào từng tình huống suy thoái cụ thể mà xác định tốc độ xuống cấp và dự báo thời gian sử dụng còn lại của công trình.

Trường hợp 1: Tốc độ suy thoái và thời gian sử dụng còn lại của kết cấu được xác định tương tự như đã trình bày ở 6.4.3.2 trong trường hợp nguyên nhân gây rỉ cốt thép là hiện tượng cácbonat hóa bê tông và 6.5.3.2 trong trường hợp nguyên nhân gây rỉ cốt thép là do tác động của ion Cl-.

Trường hợp 2: Quá trình suy thoái kết cấu trong trường hợp này được chia làm 3 giai đoạn như mô tả ở Bảng 14.



Bảng 14 - Mô tả các giai đoạn suy thoái kết cấu trong môi trường xâm thực công nghiệp do ăn mòn bê tông dẫn tới rỉ cốt thép

STT

Tên gọi giai đoạn

Bản chất hiện tượng

Yếu tố quyết định tốc độ của quá trình suy thoái

Giá trị giới hạn

1

Giai đoạn tiềm ẩn 1)

Phá hủy lớp bảo vệ chống ăn mòn trên bề mặt kết cấu

-

-

2

Giai đoạn tích tụ điều kiện gây rỉ cốt thép

Bê tông bị ăn mòn, độ pH giảm

Tốc độ thẩm thấu chất xâm thực và tốc độ phản ứng hóa học giữa chất xâm thực và thành phần khoáng hóa của đá xi măng

Chiều sâu trung tính hóa sát vị trí cốt thép

3

Giai đoạn phát triển rỉ cốt thép

Cốt thép rỉ gây nứt và bong lở bê tông bảo vệ cho tới khi làm mất khả năng chịu lực của kết cấu

Tốc độ rỉ cốt thép

Tiết diện cốt thép tối thiểu còn đảm bảo khả năng chịu lực

Thông thường không thể dự báo được thời điểm lớp bê tông bảo vệ bề mặt bắt đầu bị phá hủy. Do vậy, thời lượng của giai đoạn tiềm ẩn chỉ có thể xác định bằng thực tế sau khi lớp bảo vệ bề mặt đã bị phá hủy và tác nhân xâm thực có điều kiện tiếp cận trực tiếp lên lớp bề mặt bê tông. Kể từ đây, quá trình tích tụ điều kiện gây rỉ và sau đó là phát triển gỉ bắt đầu xảy ra. Phương pháp dự báo tốc độ suy thoái của 2 giai đoạn này được thực hiện như sau:

- Tốc độ suy thoái trong giai đoạn tích tụ điều kiện gây rỉ được biểu thị bằng sự phát triển chiều sâu trung tính hóa bê tông theo thời gian, xác định bằng công thức:

x = k (15)

trong đó:

x: Chiều dầy lớp bê tông bị trung tính hóa, tính bằng milimét (mm);

k: Hệ số phản ánh tốc độ trung tính hóa;

tin: Thời gian bê tông chịu tác động xâm thực của các tác nhân gây ăn mòn, tính bằng năm (năm).

Từ công thức trên có thể dự báo thời điểm cốt thép sẽ bắt đầu rỉ như sau:

tin max = ( )2 (16)

trong đó:

tin max: Thời gian kết cấu bắt đầu bị các tác nhân xâm thực tiếp cận cho tới khi cốt thép bắt đầu rỉ, tính bằng năm (năm).

C: Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép, tính bằng milimet (mm);

k: hệ số phản ánh tốc độ trung tính hóa tính từ biểu thức (14) khi các giá trị x và t được lấy bằng các số liệu khảo sát thực tế theo 6.6.2.2 và 6.6.2.4.

Phương pháp xác định tốc độ xuống cấp trong giai đoạn tích tụ điều kiện gây rỉ được mô tả trên đây thường chỉ phù hợp với ăn mòn bê tông ở dạng 1 và dạng 2. Đối với ăn mòn bê tông ở dạng 3 cần thiết phải tiến hành thí nghiệm mô phỏng để kiểm chứng lại phương pháp dự báo này.

Tốc độ suy thoái kết cấu trong giai đoạn phát triển gỉ và dự báo thời gian sử dụng còn lại của kết cấu trong giai đoạn này được xác định tương tự như đã trình bày ở 6.4.3.2.

Trường hợp 3: Tốc độ suy thoái kết cấu trong trường hợp này được biểu thị bằng tốc độ ăn mòn bê tông, phản ánh qua sự suy giảm cường độ bê tông theo thời gian và tiếp theo là suy giảm mặt cắt tiết diện kết cấu và hệ quả là suy giảm khả năng chịu lực của kết cấu. Trong trường hợp này, không thể đưa ra trước một mô hình tính toán cố định. Để lượng hóa được tốc độ xuống cấp cần căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế, trên cơ sở quy hoạch thực nghiệm lựa chọn mô hình toán chỉ rõ sự thay đổi cường độ bê tông và khả năng chịu lực của kết cấu theo thời gian.



6.6.4. Xác định mức độ xuống cấp và lựa chọn biện pháp khắc phục

6.6.4.1. Yêu cầu chung

Xác định mức độ xuống cấp được thực hiện thông qua việc kiểm tra các chỉ số công năng về khả năng chịu lực (an toàn), sự làm việc bình thường và độ bền lâu hiện tại của kết cấu (Ptt) so với các giá trị yêu cầu (Pyc). Có thể kiểm tra toàn bộ kết cấu hay từng bộ phận kết cấu trên công trình. Việc kiểm tra công năng được tiến hành cả trước và sau khi sửa chữa kết cấu.



6.6.4.2. Phân loại kết cấu theo mức độ xuống cấp

Toàn bộ kết cấu cần được kiểm tra các chỉ số công năng về độ an toàn và khả năng làm việc bình thường, so sánh với các giá trị giới hạn quy định ở 6.6.4.2 và phân thành các mức như sau:

- Khả năng chịu lực: Kết cấu hay bộ phận kết cấu được xếp vào mức không còn đáp ứng được khả năng chịu lực nếu có một trong các dấu hiệu sau:

+ Kết cấu đã bị gãy, sụp đổ hoặc hư hỏng cục bộ nghiêm trọng;

+ Kết cấu bị rỉ cốt thép nặng ở cấp III, mức độ rỉ cốt thép vượt quá giới hạn Fmax hoặc rmax xác định theo TCVN 5574:1991;

+ Kết cấu bị ăn mòn bê tông nặng ở cấp III. Suy giảm cường độ và mặt cắt tiết diện vượt quá giới hạn tối thiểu tính theo TCVN 5574:1991;

+ Kết cấu tại các vị trí xung yếu tuy chưa có các dấu hiệu hư hỏng kể trên nhưng qua thẩm tra lại khả năng chịu lực của kết cấu theo 6.6.2.5, đối chiếu với các giá trị giới hạn theo 6.6.4.2 không còn đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về môment, lực dọc trục, lực cắt mà nó phải chịu.

- Sự làm việc bình thường: Các kết cấu được xếp vào mức không đáp ứng được yêu cầu về sự làm việc bình thường nếu có các dấu hiệu sau:

+ Độ võng, độ rộng vết nứt hiện tại vượt quá giá trị giới hạn quy định theo 6.6.4.2;

+ Bê tông đã bị bong rộp hoàn toàn hoặc dùng búa gõ nhẹ có thể bong ra được;

+ Trong môi trường xâm thực mạnh, lớp bảo vệ chống ăn mòn trên bề mặt kết cấu bị hư hỏng, tác nhân xâm thực đã tiếp cận trực tiếp tới bề mặt bê tông.

- Độ bền lâu: Kết cấu được coi là đã vượt quá giới hạn về độ bền lâu nếu hao hụt tiết diện cốt thép do rỉ, suy giảm cường độ bê tông và mặt cắt tiết diện kết cấu do ăn mòn bê tông vượt quá giới hạn qui định ở 6.6.4.2.



6.6.4.3. Lựa chọn giải pháp khắc phục

Căn cứ vào mức độ suy thoái (xác định theo 6.6.4.3) vào tốc độ suy thoái và dự báo thời gian sử dụng còn lại của kết cấu (xác định theo 6.6.3.2), vào tầm quan trọng của kết cấu hay bộ phận kết cấu và khả năng tài chính của chủ đầu tư… để cân nhắc lựa chọn các hướng giải quyết tình trạng hư hỏng như trình bày trong Bảng 14. Cụ thể được lập luận như sau:

- Kết cấu bị hư hỏng ở cấp I: Tiến hành sửa chữa và bảo vệ phòng ngừa đối với một số kết cấu hay bộ phận kết cấu quan trọng khi cốt thép đã bị chớm rỉ hoặc các thông số như hàm lượng ion Cl-, độ pH của bê tông… đã vượt quá ngưỡng gây rỉ. Ở các trường hợp khác chỉ cần tiếp tục theo dõi thường xuyên và định kỳ.

- Kết cấu bị hư hỏng ở cấp II:

Trong trường hợp thời gian sử dụng kết cấu còn dài, tiến hành sửa chữa các hư hỏng nhẹ và bảo vệ phòng ngừa đối với các kết cấu hay bộ phận kết cấu quan trọng. Cụ thể như sau:

+ Sửa chữa lớp bảo vệ chống ăn mòn trên bề mặt kết cấu;

+ Sửa chữa các vị trí bê tông bị ăn mòn nhẹ và các vết nứt kết cấu. Bảo vệ và phòng ngừa tại các vị trí cốt thép đã bị chớm rỉ.

Trong các trường hợp khác chỉ cần tiếp tục tăng cường theo dõi thường xuyên và định kỳ.

- Kết cấu bị hư hỏng cấp III: Sửa chữa các hư hỏng và gia cường kết cấu nếu cần. Tuy nhiên đối với các kết cấu mà thời gian sử dụng còn lại không còn nhiều hoặc bị hư hỏng quá nặng thì có thể chỉ tăng cường theo dõi, hạn chế sử dụng, chống đỡ tạm thời (nếu cần) hoặc phá bỏ.

- Kết cấu bị hư hỏng cấp IV: Dỡ bỏ kết cấu trong mọi trường hợp.



Bảng 15 - Các phương án khắc phục tình trạng suy thoái kết cấu trong môi trường xâm thực công nghiệp

Cấp độ hư hỏng kết cấu

Mô tả trạng thái hư hỏng

Mức độ hư hỏng xét theo các yêu cầu kỹ thuật

Các phương án giải quyết

Sửa chữa

Gia cường

Tăng cường theo dõi

Chống đỡ tạm thời và hạn chế sử dụng

Phá bỏ

I

Không có dấu hiệu hư hỏng thể hiện mặt ngoài kết cấu. Mặc dù vậy cốt thép có thể chớm rỉ hoặc hàm lượng ion Cl-, độ pH của bê tông đã vượt quá ngưỡng gây rỉ

- Khả năng chịu lực: trên mức giới hạn

- Sự làm việc bình thường: trên mức giới hạn

- Độ bền lâu: trên mức giới hạn


+




+







II

Lớp bảo vệ bề mặt bị hư hỏng cục bộ, bê tông bị ăn mòn nhẹ, cốt thép bị rỉ nhẹ, nứt kết cấu với bề rộng nhỏ hơn 0,5 mm

- Khả năng chịu lực: trên mức giới hạn

- Sự làm việc bình thường: trên mức giới hạn hoặc dưới mức nếu lớp bảo vệ bề mặt đã bị hỏng, bề rộng vết nứt lớn hơn 0,2mm.

- Độ bền lâu: trên mức giới hạn hoặc dưới mức giới hạn nếu kết cấu thuộc bảo trì nhóm A


+




+







III

Lớp bảo vệ bề mặt bị phá hủy trên diện rộng, bê tông bị ăn mòn nặng, cốt thép rỉ nặng. Có thể có dấu hiệu mất ổn định về mặt chịu lực

- Khả năng chịu lực: trên hoặc dưới mức giới hạn tùy vào tính toán cụ thể;

- Sự làm việc bình thường: Dưới mức giới hạn;

- Độ bền lâu: Dưới mức giới hạn nếu ăn mòn cốt thép và bê tông đã vượt quá qui định ở 3.6.4.2.


+

+

+

+




IV

Kết cấu đã bị gãy gục, sụp đổ

- Khả năng chịu lực: dưới mức giới hạn

- Sự làm việc bình thường: dưới mức giới hạn

- Độ bền lâu: dưới mức giới hạn














+

6.6.5. Sửa chữa và gia cường kết cấu

6.6.5.1. Lựa chọn biện pháp sửa chữa

Tùy thuộc vào cấp hư hỏng, dấu hiệu hư hỏng và mục đích sửa chữa mà lựa chọn biện pháp sửa chữa thích hợp. Cách làm như sau:

Kết cấu hư hỏng cấp I, II.

+ Khi các dấu hiệu hư hỏng là lớp bảo vệ chống ăn mòn bề mặt bị hư hỏng cục bộ, cốt thép bị chớm rỉ hoặc độ pH hay hàm lượng ion Cl- trong bê tông đã vượt quá giới hạn gây rỉ mặc dù cốt thép chưa có dấu hiệu rỉ: Sửa chữa lại lớp bảo vệ chống ăn mòn bề mặt (xem 6.6.5.7), bảo vệ dự phòng chống ăn mòn cốt thép bằng các lớp phủ bề mặt (xem 6.6.5.3) hoặc bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp catốt nếu cần (xem 6.6.5.4).

+ Khi dấu hiệu hư hỏng là nứt kết cấu, nứt bê tông do rỉ cốt thép, bê tông bị ăn mòn nhẹ. Sửa chữa các vết nứt bê tông (xem 6.6.5.2), sửa chữa phần bê tông đã bị ăn mòn (xem 3.6.5.5) và bảo vệ dự phòng chống ăn mòn cốt thép và bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp bảo vệ catốt nếu cần (xem 3.6.5.3 và 3.6.5.4).

6.6.5.2. Kết cấu bị hư hỏng loại III, khả năng chịu lực còn trên mức giới hạn

Sửa chữa phục hồi tiết diện kết cấu (xem 6.6.5.5), bảo vệ dự phòng chống ăn mòn cốt thép hoặc bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp catốt nếu cần (xem 6.6.5.3 và 6.6.5.4). Sửa chữa hoặc bổ sung lớp bảo vệ chống ăn mòn trên bề mặt kết cấu (xem 6.6.5.7).

6.6.5.3. Kết cấu bị hư hỏng loại III, khả năng chịu lực còn dưới mức giới hạn

Sửa chữa phục hồi tiết diện kết hợp gia cường kết cấu (xem 6.6.5.5 và xem 6.6.5.6), bảo vệ dự phòng chống ăn mòn cốt thép hoặc bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp catốt nếu cần (xem 6.6.5.3 và 3.6.5.4). Sửa chữa hoặc bổ sung lớp bảo vệ chống ăn mòn trên bề mặt kết cấu (xem 6.6.5.7).

6.6.5.4. Song song với hiện tượng ăn mòn bê tông và rỉ cốt thép có thể còn có các nguyên nhân khác gây nên suy thoái kết cấu như: lún nền móng, tác động của tải trọng, tác động chu kỳ của khí hậu nóng ẩm… Trong các trường hợp này, khi lựa chọn phương án sửa chữa cần tham khảo chỉ dẫn kỹ thuật ở 6.1, 6.2 và 6.3.

6.6.5.5. Sửa chữa vết nứt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nứt, dạng vết nứt, độ mở rộng vết nứt, trạng thái biến động của vết nứt… để chọn biện pháp sửa chữa vết nứt thích hợp. Chi tiết mô tả các phương pháp sửa chữa vết nứt xem 6.4.5.2.1.

6.6.5.6. Bảo vệ dự phòng chống ăn mòn cốt thép

Biện pháp bảo vệ là tạo các lớp (màng) có khả năng chống thẩm thấu ion Cl-, khí CO2, H2O, O2 và các tác nhân xâm thực khác thẩm thấu vào kết cấu nhằm làm chậm lại quá trình gỉ cốt thép. Chi tiết mô tả các phương pháp bảo vệ dự phòng chống ăn mòn cốt thép xem 6.4.5.2.

6.6.5.7. Bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp catot

Đối với các kết cấu quan trọng, thời gian sử dụng còn dài nhưng bê tông đã không còn đủ năng lực bảo vệ cốt thép như chiều dày lớp bảo vệ mỏng, bê tông bị trung tính hóa hoặc bị nhiễm ion Cl- ở mức độ cao mà không thể loại bỏ được hết phần bê tông này thì nên áp dụng biện pháp bảo vệ catốt theo nguyên lý dòng ngoài hoặc anốt hy sinh. Qui trình áp dụng theo chỉ dẫn riêng.

6.6.5.8. Sửa chữa phục hồi tiết diện kết cấu bị ăn mòn

Qui trình sửa chữa áp dụng tương tự như trong 6.4.5.3. Riêng việc đục tẩy bê tông đã bị ăn mòn hoặc đã bị nhiễm các tác nhân gây ăn mòn và làm sạch bề mặt bê tông thì cần được thực hiện kỹ hơn. Cụ thể như sau:

- Đục bỏ toàn bộ phần bê tông cũ đã bị ăn mòn hoặc bị nhiễm các tác nhân xâm thực cho tới phần bê tông còn tốt biểu hiện bằng các tính chất sau:

+ Cường độ bê tông và thành phần khoáng hóa của đá xi măng ở vị trí này tương đương với bê tông ở vị trí không bị ăn mòn;

+ Độ pH của bê tông lớn hơn 11, hàm lượng ion Cl- nhỏ hơn 1,2 kg/m3 bê tông.

Trong trường hợp không thể đáp ứng được yêu cầu trên thì cần áp dụng biện pháp quét sơn chống rỉ cốt thép, bảo vệ phòng ngừa bằng các lớp phủ bề mặt hoặc bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp catốt (xem 6.6.5.3 và 6.6.5.4).

Tẩy sạch bề mặt bê tông cũ bằng các biện pháp cơ học như cọ bằng bàn chải, thổi cát hoặc thổi bằng khí nén. Sau đó, rửa bề mặt bê tông bằng nước sạch dưới áp lực cao.

6.6.5.9. Gia cường kết cấu

Trong trường hợp kết cấu bị hư hỏng quá nặng, khả năng chịu lực hiện tại đã dưới giá trị giới hạn thì cần phải gia cường kết cấu. Về nguyên tắc có một số giải pháp sau:

- Bổ sung cốt thép bị hư hỏng cục bộ, không tăng tiết diện kết cấu.

- Tăng tiết diện kết cấu bằng phương pháp ốp thép hình hoặc thép tròn.

- Gia cường bằng dán bản thép.

- Gia cường bằng phương pháp ứng lực trước căng ngoài.

- Gia cường bằng biện pháp dùng kết cấu hỗ trợ hoặc thay thế.

Nguyên tắc lựa chọn giải pháp gia cường, thiết kế gia cường và thực hiện gia cường kết cấu tham khảo 6.1 của tiêu chuẩn này.

6.6.5.10. Bảo vệ chống ăn mòn trên bề mặt kết cấu

Trong môi trường xâm thực công nghiệp, cụ thể là các môi trường mang tính xâm thực mạnh và trung bình đối với bê tông (đối chiếu theo Quy phạm CHuП 2.03.11-85 (phiên bản tiếng Nga Matxcơva 1986), nhất thiết phải có lớp bảo vệ chống ăn mòn trên bề mặt kết cấu.

Vật liệu và cấu tạo lớp bảo vệ chống ăn mòn bề mặt được lựa chọn một cách thích hợp tùy thuộc vào dạng và tính chất xâm thực của môi trường, yêu cầu về chống va đập cơ học, mài mòn và các tác động nhiệt ẩm.

Có thể tham khảo chỉ dẫn kỹ thuật về cấu tạo lớp bảo vệ chống ăn mòn trên bề mặt kết cấu bê tông và bê tông cốt thép theo Qui phạm CHuП 2.03.11-85 (phiên bản tiếng Nga Matxcơva 1986) để lựa chọn vật liệu và cấu tạo lớp bê tông bảo vệ chống ăn mòn.



6.6.6. Ghi chép và lưu giữ hồ sơ

Toàn bộ quá trình kiểm tra chi tiết, thiết kế phương án sửa chữa và thi công sửa chữa đều phải được ghi chép đầy đủ theo trình tự quản lý chất lượng xây dựng cơ bản hiện hành, chuyển cho chủ đầu tư lưu giữ lâu dài. Cụ thể cần lập các hồ sơ sau:

- Các báo cáo kiểm tra ban đầu, thường xuyên và định kỳ;

- Báo cáo khảo sát chi tiết hư hỏng kết cấu;

- Hồ sơ thiết kế, sửa chữa, gia cường kết cấu;

- Nhật ký thi công;

- Các biên bản kiểm tra chất lượng vật liệu và chất lượng thi công từng giai đoạn;

- Hồ sơ hoàn công.


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCXD 205:1998, Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.

[2] TCXDVN 239:2006, Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình

[3] Bê tông phun khô - Chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu ban hành theo QĐ số 20/1999/QĐ-BXD.

[4] ACI 201. 2R-2002, Guide to durable concrete.

[5] ACI 224.1R-2002, Cause, evaluation and repair of crack in concrete structures.

[6] ACI 318 - 2002 (chapter 20) Strength evaluation of existing structures.

[7] ACI 503.2-1979, Standard specification for bonding plastic concrete to hardened concrete with a multi-component system epoxy adhesive.

[8] ASTM C 475:1990, Standard test method for microscope determination of parameters of the air void system in hardened concrete.

[9] ASTM C 856:1988, Standard practice for petrographic examination of hardened concrete.

[10] ASTM C 876:1999, Test method for half-cell potentials of uncoated reinforcing steel in concrete.

[11] ASTM 1084:1997, Test method for portland cement content of hardened hydraulic cement concrete.

[12] ASTM C 1152:1994, Test method for acid-soluble chloride in mortar and concrete.

[13] ASTM D 1293-95, Standard test methods for pH of water.

[14] ASTM C 1509:1990, Latex bonding agent for bonding fresh to hardened concrete.

[15] ASTM D 3963/D 3963M-93a, Standard specification for epoxy-coated reinforcing steel.

[16] ASTM D 5015:95, Test method for pH of atmospheric wet deposition samples by electrometric determination.

[17] CHu 2.03.11-85, 3ащuma cmpomeльных консmрукцuϋ om коррозue (Phiên bản tiếng Nga Matxcơva 1986).

[18] BS 1881, Part 120:83, Method for determination of concrete compressive strength of concrete core.

[19] BS 1881-part 204:88, Recommendation on use of electromagnetic covermeter.


MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Những vấn đề cơ bản của bảo trì

4.1 Yêu cầu chung

4.2 Nội dung bảo trì

4.3 Phân loại bảo trì

4.4 Các dạng hư hỏng của kết cấu

4.5 Kiểm tra công năng của kết cấu trong quá trình bảo trì

4.6 Quản lý kỹ thuật công tác bảo trì

5 Công tác kiểm tra

5.1 Nguyên tắc chung

5.2 Tay nghề và công cụ kiểm tra

5.3 Kiểm tra ban đầu

5.4 Kiểm tra thường xuyên

5.5 Kiểm tra định kỳ

5.6 Kiểm tra bất thường

5.7 Theo dõi

5.8 Yêu cầu đối với kiểm tra chi tiết

6 Sửa chữa kết cấu

6.1 Sửa chữa kết cấu hư hỏng do các nguyên nhân thuộc về thiết kế

6.2 Sửa chữa kết cấu hư hỏng do lún nền móng

6.3 Sửa chữa kết cấu hư hỏng do tác động của điều kiện khí hậu nóng ẩm

6.4 Sửa chữa kết cấu hư hỏng do cacbonat hóa bề mặt bê tông



6.5 Sửa chữa kết cấu hư hỏng do tác động của môi trường vùng biển

6.6 Sửa chữa kết cấu hư hỏng do tác động của môi trường xâm thực công nghiệp

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương