GS. ts. Lê Quang Cường Đồng chủ biên ts. Nguyễn Ngô Quang gs ts. Phạm Thanh Kỳ ban biên soạN


CHƯƠNG II. HƯỚNG DẪN HỒ SƠ VỀ THUỐC ĐÔNG Y, THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU ĐỂ THỬ LÂM SÀNG



tải về 259.59 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích259.59 Kb.
#32502
1   2   3   4   5

CHƯƠNG II. HƯỚNG DẪN HỒ SƠ VỀ THUỐC ĐÔNG Y, THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU ĐỂ THỬ LÂM SÀNG

1. Thuốc từ dược liệu


- Tên của thuốc: ghi tên Việt Nam hoặc tên biệt dược đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu (có minh chứng kèm theo).

- Công thức của thuốc: nêu tên từng vị thuốc bằng tiếng Việt Nam có kèm theo tên khoa học của vị thuốc đó, ghi rõ liều lượng từng vị thuốc cho 01 đơn vị thành phẩm.

- Dạng bào chế: ghi rõ dạng bào chế là viên nén (viêm nén bao phim, viên nén bao đường, viên nang cứng, viêm nang mềm …), hàm lượng của 01 đơn vị sản phẩm.

- Quy trình bào chế cao dược liệu bán thành phẩm (nếu có) bao gồm:

+ Công thức cho 01 mẻ sản xuất: bao gồm khối lượng dược liệu, dung môi dành cho chiết xuất.

+ Quy trình sản xuất cao cần mô tả:



  • Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất cao.

  • Sơ đồ các giai đoạn sản xuất cao.

  • Mô tả quá trình sản xuất cao.

  • Vệ sinh an toàn lao động.

  • Phương pháp kiểm tra, kiểm nghiệm.

- Quy trình sản xuất chế phẩm bao gồm:

+ Công thức của 01 đơn vị thành phẩm.

+ Công thức cho 01 mẻ sản xuất (các nguyên liệu, phụ liệu – ghi rõ khối lượng từng loại).

+ Đặc điểm nguyên liệu, phụ liệu.

+ Sơ đồ các giai đoạn sản xuất.

+ Các thiết bị dùng trong sản xuất.

+ Mô tả quy trình sản xuất.

+ Vệ sinh vô trùng, an toàn lao động.

+ Kiểm soát và kiểm nghiệm (ghi rõ nội dung và phương pháp).

+ Nội dung kiểm tra trong quá trình sản xuất.

+ Dư phẩm, phế phẩm (cách giải quyết).

+ Hồ sơ làm việc cần thiết phải có.

- Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng cao bán thành phẩm (nếu có).

+ Yêu cầu kỹ thuật:



  • Bào chế.

  • Nguyên liệu và phụ liệu.

  • Chất lượng thành phẩm.

+ Cách trình bày:

  • Tính chất.

  • Mất khối lượng do làm khô.

  • Kim loại nặng: ghi rõ giới hạn.

  • Định tính: bằng phản ứng hóa học, bằng sắc ký lớp mỏng, sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao.

  • Định lượng: xác định hàm lượng hoạt chất, hoặc nhóm hoạt chất.

  • Độ âm.

  • Độ nhiễm khuẩn.

+ Phương pháp thử: ghi rõ phương pháp thử các chỉ tiêu trên.

+ Đóng gói, bảo quản.

- Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng thành phẩm: tùy theo dạng thành phẩm ghi rõ các chỉ tiêu chất lượng cà phương pháp thử phù hợp – cần kèm theo phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng đã nêu của thành phẩm. (Phiếu của Viện Kiểm nghiệm thuốc hoặc của Phòng Kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP).

- Báo cáo kết quả: theo dõi ổn định của chế phẩm.

+ Sử dụng phương pháp thường quy: nhiệt độ theo dõi (30oC ± 2oC), độ ẩm tương đối: 70% ± 5%.

+ Sử dụng phương pháp lão hóa cấp tốc (nếu thành phẩm có chỉ tiêu định lượng hoạt chất).

Dựa vào kết quả theo dõi độ ổn định đề xuất thời gian sử dụng của thuốc từ dược liệu.

- Báo cáo độ an toàn của chế phẩm (thực hiện theo hướng dẫn ở Chương III Hướng dẫn này).

- Báo cáo tác dụng dược lý của chế phẩm (thực hiện theo hướng dẫn ở Chương III Hướng dẫn này).

2. Thuốc đông y:


- Tên của chế phẩm: tên Việt Nam hoặc tên biệt dược đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu.

- Công thức bài thuốc: ghi tên từng vị thuốc bằng tiếng Việt và có tên khoa học kèm theo, ghi rõ liều lượng từng vị thuốc trong bài thuốc. Phân tích bài thuốc theo lý luận y học cổ truyền.

- Xuất sứ của bài thuốc: trình bày rõ xuất sứ bài thuốc có minh chứng kèm theo ở phần phụ lục.

- Dạng bào chế: thuốc thang, thuốc bột, viên hoàn, viên tễ hoặc dạng thuốc hiện đại như viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm…

- Quy trình chế biến từng vị dược liệu: trình bày rõ phương pháp chế biến theo y học cổ truyền của từng vị thuốc (sao, sao vàng,…, chích mật, chích muối, chích gừng, chích cam thảo, chích rượu, chích dấm, …).

+ Công thức và khối lượng nguyên liệu, phụ liệu.

+ Quá trình tiến hành.

- Quy trình sản xuất chế phẩm (thực hiện như thuốc từ dược liệu).

- Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm (thực hiện như thuốc từ dược liệu).

- Độ ổn định của chế phẩm (thực hiện như thuốc từ dược liệu).

- Báo cáo độ an toàn của chế phẩm (thực hiện theo hướng dẫn ở Chương III Hướng dẫn này).

CHƯƠNG III. HƯỚNG DẪN VỀ NGHIÊN CỨU PHI LÂM SÀNG

I. HƯỚNG DẪN VỀ PHI LÂM SÀNG


Hiện nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thường sử dụng thuốc đông y để điều trị, mang lại lợi ích lớn cho người bệnh vì ít tác dụng không mong muốn, ít tốn kém .

Thuốc đông y có tác dụng dược lý khác nhau. Cần dùng những phương pháp thích hợp để đánh giá chung. Chương này trình bày những vấn đề cần quan tâm trong khi nghiên cứu đánh giá phi lâm sàng thuốc đông y. Thông tin phi lâm sàng cần thiết để hỗ trợ cho nghiên cứu lâm sàng thuốc đông y bao gồm các dữ liệu về tính hiệu quả, độc tính, và dược lực học.


1. Động vật nghiên cứu


1.1. Nguồn cung cấp:

- Nguồn cung cấp động vật thí nghiệm giữ vị trí quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng của nghiên cứu. Nên sử dụng động vật của các cơ sở chăn nuôi có uy tín để cung cấp động vật đảm bảo chất lượng cho các phòng thí nghiệm.

- Động vật mang từ nơi khác về phải được kiểm tra chu đáo về mọi mặt như: trọng lượng, lông, màu đuôi, răng, mắt, móng, vú, bộ phận sinh dục ngoài...

- Đảm bảo một nguồn cung cấp động vật ổn định trong suốt quá trình nghiên cứu.

- Nuôi dưỡng và chăm sóc: Động vật phải nuỗi giữ trong điều kiện môi trường thí nghiệm, yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ từ 20-300C, độ ẩm 60-75%. Có đủ chuồng đề nuôi giữ động vật. Chuồng phải có kích thước phù hợp, có đủ chỗ để thức ăn, nước uống, thoáng, sạch sẽ, dễ làm vệ sinh.

Những loài nhỏ như chuột nhắt có thể nuôi nhốt theo từng nhóm tương ứng với các mức liều thử, động vật lớn cần nuôi giữ từng con. Động vật cần được lưu giữ trong điều kiện thí nghiệm ít nhất 2 ngày (với động vật nhỏ) hoặc 5 ngày (với động vật lớn) trước khi thí nghiệm.



1.2. Chủng loại, giống, tuổi, trọng lượng và các đặc điểm sinh lý:

- Các động vật nghiên cứu thường dùng là chuột nhắt trắng, chuột cống trắng, chuột lang, thỏ, chó, mèo và ếch. Phải xác định chủng loại, giống, trọng lượng và tuổi thích hợp cho mỗi loại thí nghiệm.

- Khi cần thử nghiệm một phương pháp mới, động vật mới hoặc muốn thay đổi động vật thường dùng trong phương pháp kinh điển phải nghiên cứu chu đáo, thận trọng và phải đảm bảo các yêu cầu khoa học.

- Trước mỗi thí nghiệm phải kiểm tra các đặc điểm sinh lý của động vật thí nghiệm: thân nhiệt, tuyến sữa...



1.3. Chế độ dinh dưỡng của động vật nghiên cứu:

- Thức ăn của động vật thí nghiệm:

+ Cần có công thức thức ăn hợp lý phù hợp với từng loại động vật, đáp ứng theo yêu cầu của thí nghiệm. Nếu ở Hà Nội nên mua thêm thức ăn do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sản xuất.

+ Đảm bảo chế độ ăn đồng nhất trong suốt quá trình nghiên cứu.

+ Không dùng thức ăn để tăng trọng nhanh, tránh dùng thức ăn có khả năng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

- Tôn trọng giờ cho ăn hàng ngày để không ảnh hưởng đến hấp thụ thuốc và tránh sự căng quá mức của dạ dày. Thường cho uống thuốc vào sáng hôm sau tức là sau khoảng 16 giờ kể từ khi cho ăn bữa cuối cùng của ngày hôm trước .

- Trọng lượng của động vật phải cân vào lúc đói, trước thí nghiệm. Nhận động vật thí nghiệm từ các nơi cung cấp, cân nặng cũng phải tính lúc đói.

1.4. Số lượng động vật thí nghiệm.

- Số lượng động vật thí nghiệm được quy định theo từng thí nghiệm. Đảm bảo đủ số lượng cho phép tính được xác suất thống kê có độ tin cậy lớn.

- Nghiên cứu cô lập: mỗi tiêu bản sinh vật có thể cho một số tiêu bản thí nghiệm; với nghiên cứu mạch cô lập, một tiêu bản sinh vật chỉ lấy một tiêu bản thí nghiệm.

1.5. Phương pháp chia lô thí nghiệm:

Do thuốc sử dụng trong thí nghiệm ở dạng toàn phần nên tác dụng thể hiện trên động vật thí nghiệm thường khó nhận biết. Vì vậy, số lô nghiên cứu tuỳ thuộc vào dự đoán tác dụng của thuốc. Các loại lô thí nghiệm được sử dụng phổ biến là:

- Lô trắng 1 không dùng gì cả.

- Lô chứng 1 dùng nước cất.

- Lô chứng 2 dùng dung môi.

- Lô chứng 3 dùng một thuốc kinh điển đã biết tác dụng.

- Lô trị, có thể chia nhiều nhóm khác nhau tùy theo liều lượng thuốc cần đánh giá.

Trong một nghiên cứu có thể sử dụng một số hoặc tất cả các lô trên.



1.6. Phương pháp đánh giá kết quả của thuốc thí nghiệm:

Đánh giá kết quả của thuốc nghiên cứu có thể theo các cách sau:

- So sánh diễn biến giữa các lô thí nghiệm .

- So sánh số liệu thu được trước và sau thí nghiệm ở từng liều thuốc, giữa lô chứng với lô trị.

- Kết quả nghiên cứu thu được chỉ có giá trị đánh giá chính mẫu thuốc đang nghiên cứu, không được phép ngoại suy sang các mẫu thuốc khác.

- Thuốc y học cổ truyền thường dùng dạng toàn phần và chủ yếu theo đường uống nên tác dụng chậm. Vì vậy nên có thử nghiệm sàng lọc trước để chọn thời điểm thích hợp đánh giá tác dụng của thuốc.



1.7. Phương pháp thực nghiệm:

Phương pháp thực nghiệm quyết định chất lượng của nghiên cứu, cần lựa chọn chính xác trước khi làm thực nghiệm.

- Động vật nguyên vẹn: Tác dụng dược lý của thuốc y học cổ truyền thường được xác định qua thực tế lâm sàng (trên cơ thể người bệnh). Vì vậy, nên ưu tiên thử nghiệm trên động vật nguyên vẹn khi đánh giá tác dụng của thuốc.

- Các mô và cơ quan cô lập: loại thử nghiệm này nên thực hiện khi cần đánh giá ảnh hưởng của thuốc trên cơ quan đích (ruột cô lập, tim cô lập, mạch cô lập v.v...), đặc biệt để tìm hiểu cơ chế tác dụng của thuốc.

- Nghiên cứu in-vivo và in-vitro.

Nên ưu tiên nghiên cứu in-vivo, chỉ nghiên cứu in vitro khi chưa có quy định nghiên cứu in-vivo. Nghiên cứu in-vitro có giá trị tham khảo nhiều hơn là để chứng minh đánh giá tác dụng của thuốc y học cổ truyền. Thường in-vitro trước để thăm dò tác dụng rồi chuyển sang in-vivo.

- Nghiên cứu trên mô hình bệnh lý:

+ Là phương pháp nên dùng khi đánh giá tác dụng của thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên trong thực tế khó xây dựng được mô hình bệnh lý thích hợp để nghiên cứu thuốc y học cổ truyền.

+ Có thể gây một số mô hình bệnh lý trên động vật như: mô hình suy giảm miễn dịch, gây viêm khớp, gây viêm loét dạ dày, gây tăng cholesterol máu, gây viêm gan ...

- Các tế bào nuôi cấy ngoài cơ thể (ex-vivo) và các tế bào nuôi cấy mô.

Trong nghiên cứu cần đặc biệt chú ý đến tính mẫn cảm, khả năng sinh sản và sự dung nạp thuốc của các động vật thí nghiệm hay của các hệ thống thử nghiệm đã được lựa chọn.

2. Dùng thuốc:


2.1. Đường cho thuốc:

Độc tính trên ĐVTN thường được thử theo đường dự kiến dùng cho người hoặc đường mà mẫu nghiên cứu có thể tiếp xúc và gây ảnh hưởng cho người.

Với các chất có thể tiếp xúc và gây ảnh hưởng cho người theo nhiều đường dùng (miệng, hô hấp, ngoài da), việc thử độc tính cần được tiến hành trên các đường dùng tương tự. Liều thử trên động vật cần được tính theo cân nặng tương ứng với từng loại thử nghiệm.

- Thử theo đường uống:

Cho động vật dùng theo một số cách sau:

+ Đưa thẳng vào dạ dày bằng kim cho uống đầu tù hoặc các loại xông y tế có kích thước thích hợp;

+ Đưa thuốc qua một dụng cụ thích hợp vào miệng để động vật tự nuốt: áp dụng với các loại động vật lớn (chó, khỉ) khi cho uống các các mẫu thử dạng rắn (thuốc viên);

+ Khi cho uống, thể tích dịch mẫu thử và chất lỏng cho uống kèm theo được dùng không nên vượt quá sức chứa của dạ dày, và nên đồng đều giữa các ĐVTN (tính theo cân nặng). Thông thường, thể tích chuột nhắt uống là 0,2ml/10g/lần; chột cống 2ml/100g, chó, khỉ 5ml/kg. Một số trường hợp có thể phải thử với thể tích lớn hơn bình thường, nhưng không được quá thể tích cho uống tối đa quy định trong phụ lục 1.

- Thử theo đường tiêm: có thể đưa thuốc qua các đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, phúc mạc hoặc dưới da, tùy theo đường dùng dự kiến trên người. Khi tiêm tĩnh mạch với thể tích lớn, nên làm ấm dịch thử trên khoảng 37oC trước khi tiêm để đảm bảo động vật không bị quá lạnh trước khi tiêm thuốc. Dụng cụ tiêm phải đảm bảo vô khuẩn; không dùng chung kim tiêm cho các ĐVTN khác nhau. Khi cần thử ở mức liều cao, có thể tiêm thuốc ở nhiều vị trí (Phụ lục 1).

2.2. Số lần dùng thuốc:

Số lần cho thuốc nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy trình của từng nghiên cứu cụ thể.

- Độc tính cấp: theo nguyên tắc chung, mỗi ĐVTN được cho liều thử duy nhất dùng một lần. Với những trường hợp đặc biệt, khi mức liều khá lớn, có thể chia thành liều nhỏ, dùng 2 – 3 lần trong ngày. Khoảng cách giữa các lần cho uống nên cách nhau ít nhất là 2 giờ; cho động vật ăn sau khi thử liều thứ 2. Nên bố trí số lần dùng và khoảng cách phù hợp để thuận tiện cho quá trình thử nghiệm và theo dõi, không nên cho dùng quá 4 lần trong vòng 24 giờ.

- Độc tính dài ngày: chế độ cho liều thử và thời gian thử nghiệm nõi chung sẽ được tính theo cách dự kiến sử dụng trên người (xem phụ lục 1). Tuy nhiên, cần xem xét từng trường hợp để có thể giảm số lần dùng trong ngày.



2.3. Liều thực nghiệm:

Xác định đúng liều dùng trong thực nghiệm góp phần quan trọng cho sự thành công của thí nghiệm, thường phải căn cứ vào liều có thể gây đáp ứng. Có thể định liều bằng cách tham khảo tài liệu, tính từ liều lâm sàng đã có hoặc dò liều. Dò liều là phương pháp tốt nhất kể cả khi đã có liều thí nghiệm do tài liệu và lâm sàng cung cấp. Tuỳ trường hợp cụ thể cần dò 3 - 5 liều.



2.4. Thể tích thuốc nghiên cứu cho mỗi lần:

Khi cho động vật dùng thuốc nghiên cứu, mỗi lần có thể cho một liều lượng khác nhau. Thể tích thuốc dùng sẽ tuỳ thuộc vào đường cho vào cơ thể và loại thuốc thí nghiệm.

Ví dụ: với chuột nhắt trắng uống 0,2 ml/10 gam thể trọng; tiêm dưới da dung dịch nước 0,2 - 0,3 ml, dung dịch dầu 0,1 - 0,2 ml; tiêm màng bụng 1 ml.

2.5. Xử lý thuốc thí nghiệm:

- Thuốc đông y có nhiều dạng khác nhau như cao, đơn, hoàn tán, thang, dầu, rượu.

+ Tùy theo đặc tính, thể chất và đường dùng dự định của từng loại mẫu mà thực hiện những cách xử lý mẫu thích hợp. Ưu tiên thử nghiệm mẫu ở trạng thái đúng như dự kiến sẽ dùng trên người, đặc biệt với mẫu thử ở dạng thành phẩm. Điều kiện, kỹ thuật xử lý mẫu phải phù hợp với đường dùng và cách dùng, hạn chế gây những ảnh hưởng tới độ an toàn hay độc tính của mẫu thử.

+ Với các chất lỏng, dùng nguyên mẫu hoặc pha loãng với dung môi thích hợp để được dung dịch thử.

+ Với các chất rắn tan được trong nước, hòa tan mẫu thử trong nước/nước muối sinh lý đến nồng độ thích hợp để thử. Với chất rắn khó tan hoặc không tan trong nước, có thể sử dụng thêm các chất làm tăng độ tan hoặc chất làm tăng tính thấm… để tạo hỗn dịch thử.

+ Khi sử dụng dung môi không phải nước đề pha dung dịch hoặc các chất phụ để tạo hỗn dịch, cần chọn các chất không có tương tác với thành phần có trong mẫu thử; các chất này cũng yêu cầu cần có đủ thông tin về độc tính. Lượng dung môi, chất phụ dược sử dụng phải nằm trong giới hạn cho phép về độ an toàn của chất đó. Cần thử song song với nhóm động vật đối chứng dùng các chất này.

+ Với các nguyên liệu hoặc thành phầm là dược liệu được dùng theo phương pháp dân gian như sắc, chiết, chế với nước… thì tiến hành xử lý mẫu như hướng dẫn dự kiến dùng cho người. Trường hợp lượng dịch chiết quá loãng, thể tích dùng thích hợp trên động vật không có ý nghĩa, có thể phải cô đặc để tang liều dùng. Điều kiện cô đặc phải thực hiện theo những quy định về bào chế đông y (cô cách thủy, nhỏ lửa), hạn chế những tác động gây ảnh hưởng, biến tính chất độc có trong mẫu thử.

+ Trường hợp mẫu thử ở dạng rắn khó tan, khó phân tán mà chưa có dự định về các sử dụng hoặc có thể sẽ dùng nhiều cách chế biến, cần chọn phương pháp xử lý mẫu sao cho mẫu đem thử đại diện tốt nhất cho chất cần thử. Có thể sử dụng phương pháp chiết xuất với các dung môi và điều kiện chiết khác nhau như chiết bằng cồn (với độ cồn và nhiệt độ khác nhau), chiết bằng nước nóng (sắc hoặc hãm). Trường hợp chiết bằng dung môi hữu cơ, cần bốc hơi hết dung môi rồi phân tán cắn thu được trong nước để cho động vật uống. Nếu chiết bằng cồn, có thể bốc hơi bớt cồn, xác định độ cồn có trong dịch chiết để có thể dùng dung dịch có độ cồn thấp hơn tương đương với độ cồn thử cho nhóm đối chứng.

- Thao tác cho động vật dùng thuốc phải thành thạo, với dụng cụ thí nghiệm chuyên biệt phù hợp với từng loại động vật.

- Thuốc nghiên cứu phải có hồ sơ thuyết minh. Trong hồ sơ phải xác định rõ các số liệu của lô thuốc như số kiểm soát, số đăng ký, công thức chế phẩm (trừ trường hợp được giữ bí mật), cách dùng, liều lượng, chỉ định, chống chỉ định và hạn dùng.

- Trong một số trường hợp nếu cần thiết nên kiểm tra lại tất cả các khâu liên quan đến thuốc thử như độ cồn, chỉ số khúc xạ, độ pH, độ ẩm v.v... trước khi tiến hành nghiên cứu.

- Thuốc nghiên cứu nên thử nghiệm ngay sau khi nhận về, ngay sau khi mở bao bì. Thuốc phải được bảo quản đúng quy cách trong suốt quá trình thí nghiệm, nếu phát hiện thấy biến chất cần cân nhắc xem xét và có thể phải huỷ thuốc. Với thuốc dạng rắn, thử nghiệm đến đâu xử lý đến đấy; với thuốc dạng lỏng chỉ lấy đủ số lượng cho mỗi lần thử, thuốc còn thừa phải huỷ ngay sau mỗi lần động vật dùng. Với thuốc dạng cồn, chỉ mở bao bì khi bắt đầu thử nghiệm và chỉ nên dùng thuốc trong ngày. Phải bảo quản tốt độ cồn, không để độ cồn khi thử đã giảm nhiều so với ban đầu.

- Kết quả thí nghiệm phải trả lời với thuốc ở dạng nguyên phẩm đã được sử dụng ở lâm sàng và gửi đến để nghiên cứu tiền lâm sàng.

3. Không gian và thời gian thí nghiệm


- Vì khí hậu có ảnh hưởng lớn đến tác dụng của thuốc, đặc biệt đối với một số thuốc y học cổ truyền. Cần có biện pháp chủ động khống chế vì khí hậu trong phòng thí nghiệm như dùng máy điều hoà nhiệt độ hoặc sử dụng các biện pháp thông thường để tăng, giảm nhiệt độ trong phòng thí nghiệm, ví dụ làm ấm bằng lò sưởi..., hoặc tiến hành thí nghiệm vào các mùa xuân, thu, bắt đầu từ 8 giờ sáng v.v..

- Lưu ý các đặc điểm sinh lý của động vật theo mùa để đề ra kế hoạch nghiên cứu thích hợp trong năm.




tải về 259.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương