GIÁo xứ TÂn trang nhà thờ thánh giuse



tải về 190.3 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích190.3 Kb.
#30962

GIÁO XỨ TÂN TRANG

NHÀ THỜ THÁNH GIUSE

  




I- SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM C :

Lời Chúa : Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu. Người quay lại bảo họ : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14,26-27)

Suy niệm : Lời Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ được Phúc Âm Luca đặt trong một khung cảnh thật ý nghĩa : “Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu”. Hiển nhiên, không phải cứ cùng đi đường với Đức Giêsu mà đã là môn đệ của Ngài, mà còn phải “từ bỏ hết những gì mình có”“vác thập giá mình theo Chúa”. Nếu chỉ làm phúc bố thí, hoạt động công tác xã hội, nếu chỉ đi lễ, đọc kinh… mà chưa xoá bỏ dấu ấn của cái tôi (từ bỏ ý riêng mình) và đóng lên những công việc đó dấu ấn của Đức Kitô (vác thập giá mình mỗi ngày), thì những việc đó chưa phải là việc của người môn đệ Chúa.

Mời Bạn : Hãy luôn tự nhủ mình rằng : những việc tôi đã làm có lớn lao mấy đi nữa, nếu như không được đóng dấu ấn “bỏ-mình” + “vác-thập-giá-theo-Đức-Kitô”, thì dù tôi đã đứng trước ngưỡng cửa thiên đàng đi nữa, Thiên Chúa cũng lắc đầu với tôi : “Hãy lui khỏi mặt Ta. Ta không biết ngươi là ai”.

Sống Lời Chúa : Mỗi tối kiểm điểm ngay cả những công việc tốt nhất bạn đã làm để phân định ra những động cơ ích kỷ nào đã xen lẫn vào những việc đó khiến bạn đánh mất đi phẩm chất người môn đệ Chúa.

Cầu nguyện : Lạy Chúa, xin giúp con thanh tẩy chính mình khỏi những động cơ xấu xa ích kỷ, để mỗi việc con làm đều giúp con từ bỏ chính mình triệt để hơn và vác thập giá theo Chúa cách trung thành hơn.

(Trích từ : www.5phutloichua.net)

II- NĂM ĐỨC TIN :

+ Chủ đề của tháng 9/2013 :

GIÁO HỘI, CỘNG ĐOÀN LOAN BÁO TIN MỪNG

Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1,8)



+ Học Giáo Lý :

(Trích từ : Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo. Bản Dịch của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin thuộc HĐGMVN.) (tiếp theo…)

CÁC NHÂN ĐỨC

377. Nhân đức là gì ?

Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và kiên trì để làm điều thiện. “Mục đích của một đời sống nhân đức là trở nên giống Thiên Chúa” (thánh Grêgôriô thành Nyssa). Có những đức tính nhân bản và những nhân đức đối thần.  



378.  Các đức tính nhân bản là gì ?

Các đức tính nhân bản là xu hướng thường xuyên và kiên trì của lý trí và ý chí nhằm điều chỉnh hành vi của chúng ta, điều tiết các đam mê và hướng dẫn nếp sống chúng ta cho phù hợp với lý trí và đức tin. Nhờ đạt được và củng cố thường xuyên bằng các hành vi luân lý tốt, các đức tính nhân bản được ân sủng Thiên Chúa thanh luyện và nâng cao.    



379. Các đức tính nhân bản chính là gì ?

Đó là các đức tính được gọi là các đức tính “căn bản.” Tất cả các nhân đức khác đều qui tụ quanh các đức tính này và tạo thành nền tảng cho đời sống đạo đức. Đó là : khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ.  



380. Khôn ngoan là gì ?       

Khôn ngoan là đức tính giúp lý trí sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh phân định điều thiện đích thực và chọn lựa những phương tiện thích hợp để đạt tới điều thiện đó. Sự khôn ngoan hướng dẫn các đức tính khác, bằng cách chỉ ra cho chúng luật lệ và mức độ của chúng.                         



381. Công bằng là gì ?

Công bằng là đức tính luân lý thể hiện qua quyết tâm trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và trả cho tha nhân những gì thuộc về tha nhân. Công bằng đối với Thiên Chúa được gọi là “nhân đức thờ phượng”.   



382. Can đảm là gì ?

Can đảm là đức tính luân lý giúp chúng ta kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện giữa những khó khăn trong đời; can đảm có thể đưa đến khả năng dám hy sinh chính mạng sống để bảo vệ một điều công chính. 



383. Tiết độ là gì ?

Tiết độ là đức tính luân lý giúp ta điều tiết sức lôi cuốn của những lạc thú, sử dụng chừng mực các của cải trần thế, giúp ý chí làm chủ các bản năng và kiềm chế các ham muốn trong giới hạn chính đáng. 



384. Các nhân đức đối thần là gì ?

Các nhân đức đối thần là những nhân đức có chính Thiên Chúa là nguồn gốc, động lực và đối tượng trực tiếp. Các nhân đức này được phú bẩm trong con người cùng với ân sủng thánh hóa, giúp con người có khả năng sống tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi. Các nhân đức đối thần tạo nền móng và động lực cho hành vi luân lý của người Kitô hữu, làm sinh động các đức tính nhân bản. Chúng là bảo chứng cho sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong các khả năng của con người.   



385. Các nhân đức đối thần là những nhân đức nào ?

Các nhân đức đối thần gồm có : đức tin, đức cậy và đức mến. 



386. Đức tin là gì ?

Đức tin là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì Ngài đã mạc khải cho chúng ta và những gì Hội thánh dạy chúng ta tin, bởi vì Thiên Chúa là chính Chân lý. Bằng đức tin, con người phó thác bản thân mình một cách tự do cho Thiên Chúa. Vì thế người tin tìm kiếm để nhận biết và thi hành ý muốn của Ngài, vì “đức tin hoạt động nhờ đức ái” (Gl 5,6). 



387. Đức cậy là gì ?

Đức cậy là nhân đức đối thần giúp chúng ta khao khát và mong chờ Thiên Chúa ban cho chúng ta đời sống vĩnh cửu là hạnh phúc của chúng ta, khi tin tưởng vào các lời hứa của Đức Kitô và cậy dựa vào sự trợ giúp của ơn Chúa Thánh Thần để xứng đáng hưởng đời sống vĩnh cửu và kiên trì cho đến hết cuộc đời trần thế.    



388. Đức ái là gì ?

Đức ái là nhân đức đối thần giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và bởi tình yêu đối với Thiên Chúa, chúng ta yêu thương người khác như chính mình. Chúa Giêsu lấy đức ái làm giới răn mới, là sự viên mãn của Lề luật. Đức ái là “mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14), là nền tảng của các nhân đức khác mà nó làm cho sinh động, gợi hứng và ra lệnh. Không có đức ái, “tôi sẽ chẳng là gì cả và . . . chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,1-3). 



389. Các ơn Chúa Thánh Thần là gì ?

Các ơn Chúa Thánh Thần là những xu hướng thường trực giúp cho con người ngoan ngoãn theo những linh ứng của Thiên Chúa. Có bảy ơn Chúa Thánh Thần : khôn ngoan, thông minh, mưu lược, dũng cảm, hiểu biết, hiếu thảo và kính sợ Thiên Chúa.  



390. Những hoa trái của Chúa Thánh Thần là gì ?

Những hoa trái của Chúa Thánh Thần là những điều thiện hảo được khắc ghi trong chúng ta như hoa quả đầu mùa của vinh quang vĩnh cửu. Truyền thống Hội thánh đưa ra mười hai hoa trái của Chúa Thánh Thần : “Bác ái, hoan lạc, an bình, kiên nhẫn, quảng đại, nhân từ, từ tâm, khoan dung, trung tín, khiêm nhu, tiết độ và thanh khiết” (Gl 5,22-23).



III- PHỤNG VỤ :

Tháng 9/2013 :

- Ý Chỉ Chung : Cầu cho con người của thời đại chúng ta : Xin cho con người của thời đại chúng ta, thường bị tiếng ồn tràn ngập, tìm lại được giá trị của thing lặng và biết lắng nghe tiếng của Thiên Chúa và của anh chị em mình.

- Ý Chỉ Truyền Giáo : Cầu cho các Kitô hữu bị bách hại : Xin cho các Kitô hữu bị bách hại ở nhiều nơi trên thế giới được trở nên chứng nhân cho tình yêu của Đức Kitô.

Lịch Công Giáo trong tuần :

GIÁO HUẤN SỐ 41

CHÚA GIÊSU

Trong tiếng Do Thái, “Giêsu” có nghĩa là “Thiên Chúa Cứu Độ”. Khi Truyền tin, Thiên Thần Gabriel dạy đặt tên cho Người Là Giêsu ; tên gọi này vừa diễn tả căn tính của Người, vừa diễn tả sứ vụ của Người (x. Lc 1,31). Bởi vì không ai “có quyền tha thôi, ngoài một mình Thiên Chúa” (Mc 2,7), cho nên, trong Chúa Giêsu là Con vĩnh cửu của Ngài, đã làm người, chính Thiên Chúa “sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,21). Như vậy, nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa tóm kết toàn bộ lịch sử cứu độ của Ngài cho nhân loại.

Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa không chỉ bằng lòng vớiviệc giải thoát Israel khỏi “cảnh nô lệ” (Đnl 5,6) khi đưa họ ra khỏi Ai Cập. Ngài còn cứu họ ra khỏi tội lỗi của họ nữa. Bởi vì tội luôn là một xúc phạm đến Thiên Chúa (x. Tv 51,11). Vì vậy, khi Israel càng ý thức rõ hơn về tính phổ quát của tội lỗi, họ càng không thể tìm kiếm ơn cứu độ ngooài iệc khẩn cầu danh Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc (x. Tv 79,9)

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 430, 431).

DƯƠNG LỊCH

ÂM LỊCH

ÁO LỄ

CÁC BÀI ĐỌC

Chúa Nhật

08/9/2013



04

Xanh

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM C. Thánh vịnh tuần III.

Kn 9,13-18b ; Plm 9b-10.12-17 ; Lc 14,25-33. (Không cử hành Lễ Sinh Nhật Đức Maria).



Thứ hai

09/9/2013



05

Xanh

Thánh Phêrô Claver, Linh mục (Tr).

Cl 1,24–2,3 ; Lc 6,6-11.



Thứ ba

10/9/2013



06

Xanh

Cl 2,6-15 ; Lc 6,12-19.

Thứ tư

11/9/2013



07

Xanh

Cl 3,1-11 ; Lc 6,20-26.

Thứ năm

12/9/2013



08

Xanh

Danh Thánh Đức Maria (Tr). Cl 3,12-17 ; Lc 6,27-38 (hay Lễ về Đức Mẹ : Gl 4,4-7 [hay Ep 1,3-6.11-12] ; Lc 1,39-47).

Thứ sáu

13/9/2013



09

Trắng

Lễ Nhớ Thánh Gioan Kim Khẩu, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh.

1 Tm 1,1-2.12-14 ; Lc 6,39-42.



Thứ bảy

14/9/2013



10

Đỏ

Lễ Kính Suy Tôn Thánh Giá.

Ds 21,4b-9 (hay Pl 2,6-11) ; Ga 3,13-17.



- Chúa Nhật 08/9/2013 : Mừng Kính Sinh Nhật Ðức Trinh Nữ Maria :

Cuộc đời Ðức Mẹ được bao trùm bởi những dấu lạ. Ðức Mẹ sinh ra, mặc dù nghèo khó tầm thường trước mắt người đời, nhưng dưới ánh sáng đức tin đó là một ngày trọng đại trong lịch sử cứu rỗi. Chính Giáo Hội đã hân hoan thốt lên : "Lạy Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, nhờ việc Mẹ sinh ra mà thế gian được tràn ngập hoan lạc và khích lệ, vì nơi lòng Mẹ, mặt trời công chính là Ðức Giêsu đã đến trong thế gian, chính Người đã kéo chúng tôi ra khỏi sự chết và đưa vào đời sống vĩnh cửu".

Thực vậy, ngày lễ này phải là một niềm vui mừng cho toàn thế giới chứ không riêng cho một dân tộc hay một nhóm người nào. Và nhân loại sẽ không ngớt lời ngợi khen Mẹ.

Thứ hai 09/9/2013 : Thánh Phêrô Claver, Linh Mục :

Thánh Phêrô Claver sinh năm 1580 tại Verdu, nước Tây Ban Nha, trong một gia đình nghèo. Nhờ một ân nhân, ngài được đi học. Năm 16 tuổi, ngài học văn chương và triết lý tại Barcelona. Năm 22 tuổi, ngài gia nhập Dòng Tên tại Tarragona. Năm 24 tuổi, ngài được gởi đến học viện Montesion của Dòng tại thành phố Palma, trên đảo Mallorca ở Địa Trung Hải. Tại đây, Tại đây, học viên trẻ Phêrô Claver kết thân với tu huynh gác cổng là thánh Anphong Rodriguez. Vị tu huynh thánh thiện đã thấy được khao khát cháy bỏng muốn phục vụ Chúa Kitô và những người nghèo khổ nơi học viên này, nên đã khuyến khích anh đi truyền giáo ở Nam Mỹ.

Sau khi hoàn tất chương trình thần học tại Barcelona, Phêrô Claver được bề trên cho phép đi Nam Mỹ. Năm 1610, ngài đến Cartagena, thường được gọi là chợ nô lệ, miền bắc nước Colombia, để sống và chết với người da đen bị bán làm nô lệ. Sau khi thụ phong linh mục, ngài làm Năm Tập Ba, rồi khấn lần cuối với lời khấn phụ suốt đời làm nô lệ cho người da đen : “TÔI PHÊRÔ CLAVER, MÃI MÃI LÀ NÔ LỆ CỦA NHỮNG NGƯỜI ETHIÔPI”.

Thời ấy, người Châu âu da trắng thường đến Châu Phi dùng vũ lực bắt người da đen dồn xuống tàu đem qua Châu Mỹ bán cho các chủ đồn điền. Được tin một chiếc tàu nô lệ sắp đến, ngài chờ sẵn ở cảng. Tàu vừa cập bến, ngài xuống giúp đỡ những người đau yếu, bệnh tật, thiếu ăn, thiếu mặc… Tiếp đến, ngài ở bên cạnh họ khi họ bị dồn vào những khu tập trung và bị đem bán như súc vật. Rồi khi họ đã được ông chủ nào đó mua về làm nô lệ, ngài thăm viếng, bênh vực khi họ bị đối xử bất công. Ngài kiên trì trong công việc bác ái này suốt 40 năm trời, cho đến khi ngài bệnh tật và qua đời ngày 08/9/1654. Ngài rửa tội cho khoảng 100 ngàn người, phần lớn trong số họ là người da đen. Ngài được gọi là Thiên sứ hòa bình của thành phố Cartagena.

Với lòng yêu mến và ao ước phục vụ Chúa Giêsu và các linh hồn, cha Phêrô Claver luôn tâm niệm bốn nguyên tắc: Nỗ lực tìm kiếm và nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự, hoàn toàn tuân phục bề trên, làm mọi sự cho vinh danh Thiên Chúa hơn và nỗ lực bằng mọi giá để giúp cho các linh hồn được ơn cứu độ. Cha cũng luôn tự nhắc mình và các bạn của cha rằng: “Chúng ta phải nói với họ bằng đôi tay trước khi nói với họ bằng miệng lưỡi của chúng ta.”

Ngài được Đức Thánh Cha Lêô XIII tuyên thánh năm 1888 và được Hội Thánh biểu dương như một Phanxicô Xavier của người da đen. Ngài được đặt làm quan thầy các xứ truyền giáo cho người Châu Phi ; ngài còn là quan thầy cho xứ Colombia.



- Thứ năm 12/9/2013 : Danh Thánh Đức Maria :

Với muôn vàn tước hiệu Giáo Hội và nhân loại dành cho Đức Mẹ, danh hiệu nào cũng đẹp, danh hiệu nào cũng quí, cũng cao vời. Maria nói lên tất cả. Maria bao hàm mọi ý nghĩa cao sâu. Viết về Mẹ, nói về Mẹ quả thực không có ngôn ngữ nào, không có bút pháp nào có thể diễn tả hết về Mẹ, có thể lột hết ý nghĩa cao sâu của danh từ Mẹ. “ Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình…, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ngôn từ con người và nhân loại chỉ có thể nói lên được như thế. Đó là Mẹ trần gian, Mẹ trên trời, Mẹ thiêng liêng còn cao quí hơn gấp bội.

Danh hiệu mà Hội Thánh và nhân loại qua bao nhiêu thời đại tuyên xưng, ca ngợi Mẹ, như muốn nhắc nhở con cái Mẹ trên khắp mặt đất này : “ Danh Thánh của Mẹ luôn làm cho con người ngây ngất, say mê vì Mẹ luôn ở bên con người, Mẹ yêu thương con người, Mẹ ở đâu Chúa cũng ở đó và ngược lại”.

Trong Cựu Ước danh hiệu Maria theo tiếng Do Thái là Myriam ; tiếng Aram là Maryam. Tân ước tiếng Maria theo Hy Lạp được dịch là Maria. Ngoài Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, còn tám vị khác trong Thánh Kinh cũng mang tên Maria (xem Xh 15, 20-21 ; Ds 12 ; 1 Sb 4, 17 ; Lc 8, 2 ; Lc 10, 38-42 ; Mc 15, 40-47 ; Ga 9, 25 ; Cvtđ 12, 12; Rm 16, 6 ).

Theo A. Buy-ô-nô, người ta đã gán cho danh hiệu Maria hơn bảy mươi ý nghĩa hầu hết dựa trên tâm tình đạo đức. Trong số đó có hai ý nghĩa hầu như được nhiều người công giáo chấp nhận nhất. Ý nghĩa thứ nhất theo thánh Giêrônimô giải thích từ Maria xuất phát từ danh từ Hy Bá “ Yam “ nghĩa là biển, từ đó sinh ra từ “stilla maris” nghĩa là “giọt nước biển”, tượng trưng cho Chúa. Một nhà sao chép Thánh Kinh đã viết sai cụm từ này thành “Stella maris” có nghĩa là “sao biển”. Ý nghĩa này rất được ưa chuộng và đưa vào văn chương Thánh Mẫu qua ca khúc : “Ave Maris stella”.

Ý nghĩa thứ hai cũng do công của thánh Giêrônimô. Thánh nhân đề nghị ý nhĩa này dựa trên từ “mar” trong tiếng Aram có nghĩa là “Chúa”, đúng ra hình chữ này chính xác phải là “marta”. Giải thích này được chấp nhận rộng rãi và trở thành một tước hiệu quen thuộc của Đức Mẹ trong các ngôn ngữ hiện đại với ý nghĩa : “quý bà”, tiếng Ý là “Madonna”, tiếng Pháp “Notre Dame”, tiếng Anh là “Our Lady”…

Tuy nhiên, sau này nhờ nhiều khai quật và khám phá của các nhà khảo cổ học về Kinh Thánh, người ta thấy danh xưng” mrym “ có liên quan nhất tới từ Maria. Danh xưng này phát sinh từ động từ” rwm” có nghĩa là “ cao “ hay “cao trọng”, tức là “được khen ngợi” hay “uy nghi”. Vì Đức Mẹ là Đấng “đáng ca ngợi”, Đấng rất thánh. Ý nghĩa sau cùng này dường như phù hợp với thánh danh Maria nhất.

Lễ kính thánh danh Maria bắt đầu từ Tây Ban Nha và được Giáo Hội chuẩn nhận vào năm 1513. Đức Giáo Hoàng Innocentê XI đã cho phổ biến này trên khắp cùng thế giới năm 1683 để cảm tạ tri ân Đức Mẹ, kỷ niệm biến cố vua Ba Lan John Soboeski đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm thành Viênna và đe dọa các nước Tây Phương. Lễ này được cử hành chính vào 12/9 mỗi năm là ngày kỷ niệm chiến thắng nói trên.

Lạy Mẹ Maria trong cuộc đời đầy thử thách giăng mắc và cam go, xin Mẹ giúp chúng con luôn biết kêu cầu thánh danh Mẹ trong mọi trạng huống cuộc đời. Amen.

- Thứ sáu 13/9/2013 : Lễ Nhớ Thánh Gioan Kim Khẩu, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (334-407) :

Thánh Gioan thành Antiokia, mệnh danh là Chrysostome (Kim Khẩu) vì sự khôn ngoan và tài hùng biện. Thánh nhân sinh năm 334 tại Antiokia nước Thổ Nhĩ Kỳ. Từ bé, ngài đã được hấp thụ do mẹ ngài một đức ái nhân hậu, một đức tin sắt đá và một lòng hy sinh hào hiệp.

Mùa xuân năm 373, ngài được tuyển vào chức đọc sách và từ đó danh tiếng ngài bắt đầu lừng lẫy. Ðược tôn lên chức Giám Mục, nhưng cảm thấy bất xứng nên ngài đã rút lui vào nơi kín đáo. Ngài ước ao sống cuộc sống khổ hạnh nhưng chỉ được bốn năm, vì mắc bệnh đau dạ dày nên buộc lòng ngài phải trở về Antiokia. Năm 386, ngài thụ phong linh mục và suốt 12 năm ngài đã làm cho thính giả thành Antiokia say mê và mến phục tài giảng thuyết. Ngài đả kích mãnh liệt những cổ tục mê tín, cuộc sống xa hoa của những người giàu có. Ngài nhấn mạnh đặc biệt đến những người nghèo và nêu gương bằng cách hết lòng giúp đỡ họ. Năm 397, ngài được bầu làm Giám Mục thành Constantinople. Ngài lo nghiên cứu đặc biệt về thánh Phaolô, cải tổ hàng giáo sĩ, thiết lập một số quy chế để thánh hóa bản thân, hủy bỏ mọi tập tục xa xỉ. Ngài cũng tận lực chiến đấu chống lại những bè rối như Ariô, Novatio... Vì phản đối nữ hoàng Eudoxie, đã chiếm đoạt gia sản của một góa phụ ở Callitrope, ngài bị kết án lưu đày năm 403. Người ta không được biết bao nhiêu khổ cực ngài đã phải chịu vì Ðức Kitô và bao nhiêu người đã trở lại cùng Chúa, nhưng mọi người đều phải thán phục lòng bác ái và những lời giảng thuyết và sách vở của ngài.

Sau cùng, ngài qua đời vào ngày 13/9/407. 

Ðức Thánh Cha Piô X đã nâng ngài lên bậc Tiến Sĩ Hội Thánh và bổn mạng của những nhà giảng thuyết.

+ Kỷ niệm lần thứ 5 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima ngày 13/9/1017 :

Có tới ba mươi ngàn người từ rất xa đến cùng với những người ở gần, ở địa phương, đón Đức Mẹ hiện ra tại Cova da Iria ngày 13/9/1917. Trong số này không thiếu những nhân viên chìm của chính quyền, và người vô thần. Giáo quyền cũng quan tâm theo dõi.

Giờ ngọ (12 giờ trưa) điểm, mặt trời trong vắt chói chang trên nền trời. Tiếng chuông báo kinh Truyền Tin vọng lên từ tháp chuông thánh đường Anthony. Mọi người theo dõi, mặt trời dịu dần, mờ đi tới độ nhìn thấy những ngôi sao. Bất chợt Lucia ngưng đọc kinh, mặt rạng rỡ, cô reo lên : "Kìa, Đức Mẹ đó ! Tôi thấy Đức Mẹ !"

Nhiều người nhìn thấy bầu ánh sáng trắng di chuyển từ hướng Đông đi tới và ngưng lại trên cây sồi.

Trong khi mọi người chứng kiến những thay đổi ánh sáng của mặt trời, các em đắm chìm trong thị kiến Đức Mẹ. Sau một lúc chiêm ngắm, Lucia hỏi :  "Đức Mẹ muốn chúng con làm gì ?"

Đức Mẹ đáp : "Các con hãy tiếp tục cầu nguyện kinh Mân Côi để xin chấm dứt chiến tranh. Đến tháng 10, Thiên Chúa sẽ hiện ra, Đức Mẹ Bảy Sự (Đức Mẹ Sầu Bi) và Đức Mẹ Núi Carmel cũng sẽ hiện ra. Thánh Giuse cùng với Chúa Hài Đồng sẽ đến ban phép lành cho thế giới."

Đến đây Đức Mẹ ngưng nói, nét mặt bớt uy nghiêm và bằng giọng hết sức dịu dàng, Đức Mẹ nói tiếp : "Thiên Chúa hài lòng với những hy sinh các con dâng, nhưng Chúa không muốn các con ngủ với thắt lưng vải đó. Các con chỉ mang thắt lưng đó ban ngày thôi."

(Ba em tự sáng chế và mang thắt lưng bằng vải cứng đâm vào da để dâng hy sinh cầu nguyện cho kẻ tội lỗi như Đức Mẹ dạy các em).

Kế đó, Lucia nói với Đức Mẹ : "Người ta nhờ con xin Đức Mẹ nhiều điều, một người câm điếc xin được chữa lành, những ơn xin ăn năn thống hối ... và những ơn xin chữa lành mọi thứ bệnh tật."

Đức Mẹ trả lời : "Mẹ sẽ chữa một số, nhưng không phải tất cả, trong vòng một năm."

Nhớ lại lời bà Maria Carreira và một số người ngoan đạo khác mong muốn một nhà nguyện được kiến thiết ngay tại chính nơi Đức Mẹ hiện ra, và nhờ Lucia hỏi Đức Mẹ có cho phép dùng một phần tiền dâng cúng tại Cova da Iria vào mục đích này không. Lucia hỏi : "Đức Mẹ có muốn một nhà nguyện nhỏ được kiến thiết tại chính nơi này với số tiền người ta để lại dâng cúng không ?"

Đức Mẹ đáp : "Có, Mẹ muốn một nhà nguyện nhỏ được xây cất ngay tại chỗ này để dâng kính Đức Mẹ Mân Côi. Nhưng con nói với người ta chỉ dùng một nửa số tiền vào việc xây nhà nguyện thôi. Nửa số tiền con lại sẽ dùng vào việc tôn kính và mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Hai cỗ kiệu được mua bằng số tiền dâng cúng, phần còn lại được khiêng trên hai kiệu tới nhà thờ giáo xứ trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi. Con và Jacinta với hai bé gái khác kiệu một cỗ ; Francisco và ba bé trai khác khiêng chiếc kia."

Đức Mẹ biến đi sau khi hứa ban phép lạ cả thể vào ngày 13/10/1917.

Sau đó Đức Mẹ đã cất mình lên và biến khuất đi như thói quen.

Ngoài đám mây ra, hàng ngàn người còn nhìn thấy trong suốt thời gian hiện ra một bầu ánh sáng bay đi bay lại. Cả cảnh vật đều được nhuộm màu vàng và từ trời rơi xuống những lọn tơ trắng xóa, tương tự như những sợi tuyết rơi hay như những bông hoa nhỏ. Nhưng khi rơi xuống gần tới mặt đất độ vài ba mét thì biến tan đi.

- Thứ bảy 14/9/2013 : Lễ Kính Suy Tôn Thánh Giá :

Dưới thời hoàng đế Hérachius I, những người Ba Tư xâm chiếm Giêrusalem và lấy mất phần chính của Thánh Giá thật mà thánh Hélène, mẹ của hoàng đế Constantin đã để lại. Hérachius nhất định chiếm lại Thánh Giá này. Ngài cầu nguyện, xin Chúa giúp đỡ và nung nấu lòng can đảm. Quả nhiên, lời cầu xin của nhà vua đã được Chúa chấp thuận, ngài đã đánh bại được quân Ba Tư và trở về Constantinople giữa tiếng reo hò của dân chúng. Với những cành Olive, những ngọn đuốc cháy sáng, Thánh Giá thật của Chúa đã được tôn vinh trong bầu khí khải hoàn. Hoàng đế tràn trề sung sướng muốn trở về Giêrusalem với Thánh Giá này sau 14 năm lưu lạc. Nhà vua tiến vào thành thánh, nhưng trước khi lên núi Sọ, ngài đã không thể bước đi được nữa, khiến cho mọi người đều kinh ngạc sợ hãi. Giáo trưởng Zachazie hô lớn : "Tâu đức vua, chắc chắn phẩm phục của đức vua không xứng đáng với cảnh nghèo nàn và khiêm nhượng của Chúa Giêsu khi vác Thánh Giá".

Hérachius vội cởi bỏ phẩm phục sang trọng, và thay bằng vào bộ quần áo nghèo hèn. Tức thì nhà vua cất bước một cách dễ dàng... và để ra sự khải hoàn, Chúa đã ban nhiều phép lạ cả thể trong ngày ấy.

Từ đó, lễ kính Thánh Giá Chúa Giêsu được lập ra để nhắc nhớ cho các thế hệ kỷ niệm ngày này.



IV- THÔNG TIN GIÁO HỘI KHẮP NƠI :

(Trích từ : www.hdgmvietnam.org)

- Chầu Thánh Thể liên tục hằng đêm cầu cho hòa bình :

Trước mối nguy hiểm và tương lai bất định, vũ khí mạnh mẽ để chống lại sự dữ của chiến tranh và khủng bố là “cầu nguyện và Chầu Thánh Thể”. Một cộng đoàn đại kết ở tu viện Thánh Giacôbê tại Qarah (thành phố nằm giữa Damascus và Homs) – gồm 20 tu sĩ nam nữ thuộc 8 quốc tịch : Bỉ, Pháp, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ, Syria, Liban, Chile, Venezuela, và thuộc nhiều hệ phái Kitô giáo khác nhau – đã quyết định cầu nguyện liên tục nhiều ngày.

Cha Daniel Maes, một linh mục Công giáo người Bỉ, người đứng đầu cộng đoàn, cho biết từ ngày thứ Năm 29/8 và trong những ngày kế tiếp, cộng đoàn sẽ liên tục chầu Thánh Thể hằng đêm, vì “ý thức sức mạnh của lời cầu nguyện và niềm tin vào Chúa Quan Phòng”. Hiện nay cộng đoàn đang cho một số gia đình Hồi giáo (khoảng 20 người) trú ngụ – họ đến tu viện tìm nơi trú ẩn để tránh cuộc xung đột dân sự đang diễn ra.

Nhưng hiện nay cả tu viện đang gặp nguy hiểm. Cha Daniel Maes nói : “Cho đến nay chúng tôi đã thoát khỏi cuộc chiến bởi vì cả chính phủ và các nhóm đối lập đã bảo vệ và giữ an toàn chúng tôi một cách nào đó, họ biết chúng tôi chuyên cầu nguyện và rất hiếu khách. Ngày càng có thêm các nhóm khủng bố và chiến binh jihad, họ đang trở nên mạnh hơn và cho chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể là mục tiêu của một cuộc tấn công bất cứ lúc nào. Nhưng chúng tôi có thể đi đâu được ? Cả cộng đoàn đã quyết định ở lại và cầu nguyện. Tin tưởng và hy vọng”.

Vào thời điểm nhạy cảm này, khi một cuộc tấn công quân sự của các lực lượng phương Tây dường như sắp xảy ra, cộng đoàn đại kết Qarah đưa ra lời kêu gọi hòa bình, kêu gọi “phương Tây hãy hành động một cách khôn ngoan, có trách nhiệm và theo chân lý”.

Cha nhấn mạnh : “Tấn công quân sự không bao giờ là giải pháp cho hòa bình, nhưng chỉ gây ra thù hận. Syria cần phải trở lại với các giá trị đã luôn được sống từ bao thế kỷ nay của lịch sử : sự chung sống hòa hợp giữa các nhóm dân tộc và tôn giáo khác nhau, lòng tốt, lòng hiếu khách, và tình đoàn kết đã luôn là đặc trưng của xã hội Syria”.



- Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Tân Quốc vụ khanh Toà Thánh :

Hôm 31/8/2013, Phòng báo chí Toà Thánh đã công bố quyết định của ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Tân Quốc vụ khanh Toà Thánh như sau :

Đức Thánh Cha đã chấp thuận, theo điều 354 của Bộ Giáo Luật, đơn từ nhiệm của Đức hồng y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Toà Thánh; tuy nhiên, Đức Thánh Cha đề nghị Đức hồng y vẫn ở lại chức vụ này đến ngày 15 tháng Mười 2013, với mọi năng quyền dành cho chức vụ này.

Đồng thời, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng giám mục Pietro Parolin, sứ thần Toà Thánh tại Venezuela, làm Tân Quốc vụ khanh Toà Thánh. Đức Tổng giám mục Parolin sẽ nhận chức vụ này vào ngày 15/10/2013.

Vào dịp đó, Đức Thánh Cha sẽ tiếp các lãnh đạo và nhân viên Phủ Quốc vụ khanh, để công khai cám ơn Đức hồng y Bertone vì đã trung thành và quảng đại phục vụ Tòa Thánh, và giới thiệu họ với Tân Quốc vụ khanh Toà Thánh.

Tiểu sử Đức Tổng giám mục Pietro Parolin :

– Sinh tại Schiavon (Vicenza) ngày 17/01/1955

– Thụ phong linh mục ngày 27/4/1980 trong giáo phận Vicenza

– Tiến sĩ giáo luật

– Gia nhập ngành ngoại giao Tòa Thánh ngày 01/7/1986, phục vụ tại Toà Sứ thần Toà Thánh ở Nigeria và Mexico và ở Bộ Ngoại giao Toà Thánh.

– Được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Toà Thánh ngày 30/11/2002

– Ngày 17/8/2009, được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela đồng thời được nâng lên hàng Tổng giám mục hiệu toà Aquipendium. Được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tấn phong giám mục ngày 12/9 cùng năm.

– Ngoài tiếng Ý, Đức Tổng giám mục Pietro Parolin còn biết tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.



- Thứ bảy 07/9 : ngày cầu nguyện cho hòa bình :

Trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 01/9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người tham gia ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria và toàn vùng Trung Đông, cũng như trên khắp thế giới vào thứ Bảy, 07/9 sắp tới. Đức Thánh Cha nói : “Vào thứ Bảy 07/9, tại Quảng trường Thánh Phêrô này, từ 07 giờ tối đến nửa đêm, chúng ta sẽ họp nhau để cầu nguyện, trong tinh thần sám hối, để xin Chúa thương ban món quà lớn lao là hòa bình cho quốc gia Syria thân yêu và cho mọi nơi trên thế giới đang có xung đột và bạo lực”. Đức Thánh Cha cũng mời gọi các Kitô hữu không Công giáo và các các tín hữu ngoài Kitô giáo tham gia theo cách thức phù hợp với họ. Ngài tha thiết mong muốn : “Đừng bao giờ gây ra chiến tranh nữa ! Chúng ta muốn có một thế giới hòa bình. Chúng ta muốn trở thành những con người của hòa bình”.

Đức Thánh Cha cũng mạnh mẽ lên án việc sử dụng vũ khí hóa học. “Thiên Chúa sẽ phán xét, và lịch sử cũng phán xét những hành động của chúng ta - chúng ta không thoát được những phán xét ấy”. Ngài kêu gọi tất cả các bên tranh chấp phải theo đuổi con đường đàm phán, và thúc giục cộng đồng quốc tế có những bước cụ thể nhằm chấm dứt xung đột, đặc biệt là chiến tranh ở Syria. “Nhân loại cần thấy được những cử chỉ hòa bình và nghe được những tiếng nói của hy vọng và hòa bình”.

- Hội nghị quốc tế ở Jordan: “Những thách đố đối với Kitô hữu Ả Rập”

Theo mong muốn của Quốc vương Jordan Abdullah II, một Hội nghị thượng đỉnh quốc tế được tổ chức trong hai ngày 03 và 04 tháng Chín 2013 tại Amman, thủ đô của Jordan. Hội nghị đề cập đến nhiều vấn đề các Kitô hữu Ả Rập đang phải đối mặt: chiến tranh, đánh bom, nạn bắt cóc, xúc phạm tôn giáo, di cư... Đây là cơ hội để tiếng nói của các Giáo hội Đông phương được lắng nghe hơn trên trường quốc tế, vào lúc đang có mối lo ngại về một cuộc xung đột lớn trong khu vực với bối cảnh là Syria.

Hội nghị này đã được nêu ra trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc vương Jordan Abdullah II tại Vatican ngày 29/8 vừa qua.

Trong tài liệu chính thức, Ban tổ chức giới thiệu “Trung Đông là cái nôi của Kitô giáo, nhưng những xáo trộn gần đây đã đẩy các cộng đồng Kitô hữu phải đối mặt với những thách đố nghiêm trọng trong khu vực”. Do đó, Hội nghị nhắm mục đích liên kết các nhà lãnh đạo của tất cả các Giáo hội Kitô giáo ở Trung Đông, để giúp cho “tiếng nói của họ được thế giới lắng nghe”. Hội nghị còn nêu rõ : “Chỉ bằng việc tìm hiểu rõ ràng, bằng thương thuyết và thu thập thông tin mới có thể tìm ra các giải pháp cho những thách đố này, để -nếu Chúa muốn- sẽ đảm bảo nền an ninh và thịnh vượng lâu dài cho các Kitô hữu ở Trung Đông, họ vốn được nhìn nhận là thành phần thiết yếu, không thể phủ nhận, góp phần dệt nên tấm thảm phong phú Trung Đông”.

Tham gia Hội nghị có hơn 70 Thượng phụ, các đại diện Thượng phụ, các Giám mục, linh mục và các nhà lãnh đạo của tất cả các cộng đồng Kitô hữu trong khu vực. Hội nghị sẽ xem xét nhiều vấn đề, đặc biệt là tình hình biến chuyển gần đây ở Ai Cập, Syria, Iraq, Liban, Iraq, Jordan và Jerusalem.

Trong số các tham dự viên, đáng chú ý có Đức hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, đại diện Tòa Thánh; Đức thượng phụ Fouad Twal, Đức thượng phụ Chính thống Jerusalem Theophilos III, Đức thượng phụ Chính thống Armenia Nourhanne Maniougan.

Các nhà lãnh đạo các Giáo hội Kitô giáo đã liên kết với nhau, từ Iraq đến Liban, từ Syria đến Thánh Địa... để chống lại những rủi ro các tín hữu sẽ gặp phải nếu nước ngoài can thiệp quân sự vào Syria. Các vị tham dự Hội nghị đã nhanh chóng bày tỏ quan điểm. Đức thượng phụ Latinh Giêrusalem đặt câu hỏi về tính hợp pháp của cuộc tấn công nếu xảy ra. Giám mục Aleppo, Antoine Audo nêu ra nguy cơ của một cuộc “chiến tranh thế giới”. Đức Thượng Phụ Bechara Boutros Raï cáo buộc “các quốc gia, nhất là các quốc gia phương Tây, nhưng cả các quốc gia phương Đông nữa, đã xúi giục tất cả các cuộc xung đột này”. Ngài nhận định : “Chúng ta đang nhìn thấy toàn bộ những gì các Kitô hữu đã xây dựng trong suốt 1400 năm chung sống với người Hồi giáo đang bị tàn phá”. Và không kém phần mạnh mẽ, các Thượng phụ Iraq Raphael Louis Sako, Thượng phụ Can-đê cũng cáo buộc một hành động tương tự như “thảm hoạ núi lửa, sẽ huỷ diệt Iraq, Lebanon và Palestine. Và có lẽ có ai đó muốn điều đó xảy ra”. Nỗi lo ngại “lặp lại kịch bản Iraq” luôn được nhắc đến, cũng như việc mất đi “tính phi tôn giáo” vốn giúp cho các dân tộc ở Trung Đông có thể sống chung được với nhau.

Ở khắp vùng Trung Đông, các Giáo hội liên kết với nhau cảm thấy mình được nâng đỡ qua lời của Đức giáo hoàng kêu gọi Giáo hội toàn cầu ăn chay và cầu nguyện vào ngày 07/9. Lời kêu gọi này đã chạm đến con tim của mọi tầng lớp, từ các giám mục đến các tín hữu đơn sơ. Các cộng đồng Kitô hữu ở Syria, ở Trung Đông và ở khắp nơi đều vui mừng và sẵn sàng tham gia ngày ăn chay và cầu nguyện này.



- Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các nhà lãnh đạo Do Thái :

Nhân dịp khởi đầu Năm mới 5774 của Do Thái giáo (Rosh Hashanah, nhằm ngày 04/9/2013), Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các nhà lãnh đạo Do Thái tại Vatican hôm thứ Hai 02/9. Đức Thánh Cha đã chúc người Do Thái trên toàn thế giới một năm mới bình an và tốt đẹp, đồng thời ngài kêu gọi gia tăng đối thoại giữa các cộng đồng tôn giáo trên thế giới và chống lại não trạng chính thống cực đoan trong bất kỳ niềm tin nào. Trong buổi tiếp kiến riêng đầu tiên với một nhà lãnh đạo Do Thái quốc tế kể từ khi được bầu làm Giáo hoàng Công giáo hồi tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhờ Chủ tịch Hội đồng Do thái giáo Thế giới (WJC) Ronald S. Lauder chuyển  sứ điệp mừng Năm Mới của ngài đến các cộng đồng Do Thái trên toàn thế giới và nói rằng ngài cũng cần một năm tốt đẹp vì sắp tới sẽ có những quyết định quan trọng. Đức Thánh Cha đã gửi lời chúc mừng năm mới bằng tiếng Do Thái Shana Tova đến mọi người Do Thái trên toàn thế giới. Ông Lauder đã mời Đức Thánh Cha một tách Kiddush và một chiếc bánh mật ong.

Trong bầu khí thân mật của buổi gặp gỡ, ông Lauder và Đức giáo hoàng đã nói chuyện về tình hình ở Syria và cùng lên tiếng phản đối những cuộc tấn công vào các nhóm tôn giáo thiểu số, chẳng hạn các Kitô hữu Copt ở Ai Cập và phản đối các xu hướng muốn hạn chế những thực hành tôn giáo lâu đời như cắt bì. Đức Thánh Cha đặc biệt bày tỏ quan ngại về lệnh cấm làm thịt gia súc gia cầm theo luật kosher tại Ba Lan và chỉ thị cho Đức hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Liên lạc với người Do Thái, điều tra và sau đó tổ chức một cuộc họp vào đầu tuần tới.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại một tuyên bố đã đưa ra hồi cuối tháng Sáu rằng “một Kitô hữu không thể là một người bài Do Thái” và nói rằng “để trở thành một Kitô hữu tốt cần phải hiểu lịch sử và truyền thống Do Thái”. Ngài nói thêm rằng người Do Thái và Kitô hữu chia sẻ cùng một gốc rễ và đối thoại là chìa khóa để xây dựng một tương lai chung. Đề cập đến cuộc xung đột ở Syria, Đức Thánh Cha nói rằng việc giết người là không thể chấp nhận và “các nhà lãnh đạo thế giới phải làm mọi thứ để tránh chiến tranh”.

Sau cuộc gặp gỡ, ông Ronald S. Lauder đã ca ngợi Đức giáo hoàng về thái độ dấn thân kiên quyết của ngài trong lĩnh vực đối thoại và nói rằng “sự lãnh đạo của Đức giáo hoàng Phanxicô không những giúp cho Giáo hội Công giáo được vững mạnh mà còn tiếp thêm động lực mới cho quan hệ với Do Thái giáo. Chưa bao giờ trong 2.000 năm qua mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và người Do Thái tốt đẹp như hiện nay. Sự lãnh đạo của các giáo hoàng kế tiếp nhau trong năm thập kỷ qua đã giúp vượt qua rất nhiều thành kiến​​. Điều này cho phép chúng ta cùng nhau làm việc để bảo vệ tự do tôn giáo ở bất cứ nơi nào tự do này bị đe dọa và bảo vệ bất cứ cộng đồng nào bị ảnh hưởng”.

- Giáo hội Hoa Kỳ hưởng ứng Ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria :

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô về Ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria, ngày 03/9 Đức hồng y Timothy Dolan - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ và Đức giám mục Richard E. Pates - Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã ra tuyên bố như sau :

*

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi tổ chức một ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria, ở Trung Đông, và trên thế giới vào ngày 07/9/2013, trước lễ Sinh nhật Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình. Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng “hòa bình là một món quà quý giá, phải được xúc tiến và bảo vệ” và rằng “tất cả những người nam nữ có thiện chí đều gắn bó với nhiệm vụ theo đuổi hòa bình”.



Chúng tôi rất đau lòng trước nỗi thống khổ kinh hoàng của người Syria và một lần nữa khẳng định cần phải đối thoại và đàm phán để giải quyết cuộc xung đột vốn đã tàn phá quá nhiều này. Việc sử dụng vũ khí hóa học thật là đáng ghê tởm và chúng tôi tha thiết cầu nguyện cho các nạn nhân của sự tàn bạo này và cho những người thân yêu của họ. Chúng tôi hoan nghênh công việc của những người trợ giúp nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này và cầu nguyện cho những nỗ lực của họ nhằm xoa dịu nỗi đau của anh chị em chúng ta.

Nếu các nhà lãnh đạo đất nước chúng ta toan tính hành động quân sự, thì điều hết sức thích hợp và cấp bách là việc người Mỹ chúng ta hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha cầu nguyện và ăn chay vào ngày 07 tháng Chín để xin cho cuộc xung đột ở Syria và các cuộc xung đột khốc liệt ở khắp nơi kết thúc trong hòa bình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích “cộng đồng quốc tế làm hết sức mình để thúc đẩy mọi đề nghị trong sáng mưu tìm hòa bình, một nền hòa bình dựa trên đối thoại và đàm phán, vì lợi ích của toàn thể nhân dân Syria”.

Thứ sáu tuần trước, Hội đồng Giám mục chúng tôi đã tái khẳng định một sứ điệp trước đây của Đức Thánh Cha “là con đường đối thoại và đàm phán giữa mọi thành phần của xã hội Syria, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, là lựa chọn duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột”. Chúng tôi kêu gọi “Hoa Kỳ hãy hành động cùng với các chính phủ khác để đạt được một lệnh ngừng bắn, bắt đầu đàm phán nghiêm chỉnh, trợ giúp nhân đạo vô tư và trung lập, và khuyến khích xây dựng một xã hội dung hợp ở Syria để bảo vệ các quyền của mọi công dân, bao gồm các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác”.

Chúng tôi đề nghị mọi người Công giáo Hoa Kỳ và những người thiện chí cùng với chúng tôi làm chứng rằng chúng ta luôn mang trong lòng niềm hy vọng về nền hòa bình cho người dân Syria. Xin cho lời cầu nguyện và việc ăn chay cũng như sự ủng hộ của chúng ta giúp đất nước chúng ta thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Syria. Và xin Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng ta và cho người dân Syria.



- Ngày 05/9/2013 : Thế giới cử hành Ngày Quốc tế Từ thiện lần đầu tiên

Ngày 05/9 hằng năm đã được Liên hiệp quốc chọn làm Ngày Quốc tế Từ thiện. Trong Nghị quyết phê chuẩn hồi tháng 12/2012, Đại hội đồng Liên hiệp quốc cho biết lý do thành lập Ngày này : để ghi nhận những nỗ lực của các tổ chức và các cá nhân trong công việc từ thiện, trong đó có Mẹ Têrêsa Calcutta. Và ngày 05/9 được chọn để kỷ niệm ngày qua đời của Mẹ Têrêsa. Theo trang web của Liên hiệp quốc, sáng kiến này do Hungary đề nghị “nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công việc từ thiện”.

Năm nay là năm đầu tiên cử hành Ngày Quốc tế Từ thiện. Tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York sẽ có các cuộc hội thảo nhằm nhấn mạnh vai trò của việc từ thiện trong vấn đề giảm nghèo và thúc đẩy việc tiếp cận với nguồn nước sạch và vệ sinh trên thế giới.

Nghị quyết của Liên hiệp quốc nêu rõ : “Vào Ngày Quốc tế từ thiện này, Liên hiệp quốc mời gọi tất cả các nước thành viên và tất cả các tổ chức quốc tế và khu vực, cũng như xã hội dân sự, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân, kỷ niệm Ngày này theo cách thích hợp, bằng cách khuyến khích việc làm từ thiện, gồm cả thông qua giáo dục và các hoạt động nâng cao nhận thức của công chúng”.

Chân phước Têrêsa Calcutta, qua đời ngày 05/9/1997, đã hoạt động không mệt mỏi để xoa dịu nỗi đau của người nghèo trên các đường phố Calcutta. Dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ sáng lập năm 1950 đã mở rộng trên toàn thế giới để phục vụ “những người nghèo nhất trong những người nghèo”.

Mẹ Têrêsa được tuyên phong chân phước vào ngày 19/10/2003 do Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II.



V- THÔNG TIN GIÁO HỘI VIỆT NAM :

- Thư của Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Chủ tịch HĐGMVN chúc mừng Đức Tổng giám mục Pietro Parolin - Tân Quốc vụ khanh Toà Thánh :




- Uỷ ban Giáo dục / HĐGMVN : Thư gửi học sinh – sinh viên Công giáo nhân dịp đầu năm học 2013 – 2014 :






- Đại lễ Tấn phong Đức Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh Phêrô Nguyễn Văn Viên :

Tinh thần hiệp nhất – sức mạnh vô hình làm nên dáng đứng giáo đoàn Vinh suốt hàng trăm năm lịch sử – đã được tái hiện sinh động xuyên suốt thánh lễ tấn phong Đức Giám mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, vừa được cử hành trọng thể tại Quảng trường Toà Giám Mục Xã Đoài vào sáng ngày 04/9/2013.

Hơn 520.000 con tim như bừng thức với Mẹ Giáo phận trong những ngày thu lịch sử. Một vận hội mới được mở ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên dải đất miền Trung nắng gió. Lần đầu tiên, sau 385 năm - kể từ ngày mảnh đất Bố Chính đón nhận hạt giống Tin Mừng, một người con của Quảng Bình được tấn phong lên hàng Giám mục.

Ngay từ sáng sớm, dòng người đông đảo từ khắp nơi nườm nượp đổ về Toà Giám mục Xã Đoài. Tiết trời dịu mát. Ước tính có khoảng 15.000 giáo dân và quan khách trải rộng khắp quảng trường quanh khu vực hành lễ.

Giáo phận Vinh vui mừng chào đón sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam; Ðức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN); Ðức Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng, Tổng Giáo phận Huế và các Giám mục đến từ các giáo phận trong và ngoài nước.

Về dự lễ và chia sẻ niềm vui với Giáo phận Vinh trong ngày đại hạnh còn có quý cha Tổng Ðại diện; quý Ðức ông; quý Bề trên các Ðại chủng viện; quý cha Giám tỉnh; quý Bề trên các hội dòng; quý cha; quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ; quý đại diện chính quyền Trung ương và địa phương; quý khách, quý ân nhân, thân nhân của giáo phận và Đức Cha Phụ tá...

Đúng 07g00, trong giai điệu trầm hùng, da diết của bài hát Tung hô danh Ngài (Văn Duy Tùng), đoàn đồng tế với 27 giám mục, 500 linh mục trong phẩm phục trắng tiến ra lễ đài giữa hai hàng rào danh dự. Sau khi hôn kính bàn thờ, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tế thánh lễ và là Giám mục chủ phong, chào mừng cộng đoàn hiện diện và bày tỏ niềm tri ân của đại gia đình giáo phận Vinh trong thánh lễ tấn phong vị Giám mục Phụ tá.

Hai vị phụ phong là Đức cha Michael McKenna, Giám mục giáo phận Bathurst (Australia) và Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Phát Diệm.

Sau phần Phụng vụ Lời Chúa là Nghi thức Phong chức, gồm: Nghi thức chuẩn bị, nghi thức chính yếu và nghi thức diễn nghĩa. Sau khi Tông sắc bổ nhiệm được công bố, Đức Giám mục chủ phong huấn dụ cộng đoàn dân Chúa và nhắn nhủ vị tiến chức. Ngài nhấn mạnh : “Trong giây phút linh thiêng này, lời của thánh Giám mục Augustino phải trở thành tâm nguyện của chúng ta : Vì anh chị em tôi trở thành Giám mục, nhưng với anh chị em tôi là Kitô hữu. Giám mục là tước hiệu do phận vụ, còn Kitô là tước hiệu ân sủng. Bởi tước hiệu Giám mục là tước hiệu nguy hiểm, còn Kitô hữu là danh hiệu cứu rỗi (...) Giám mục phải phục vụ công ích hơn là cai trị”.

Nghi thức tiếp diễn với phần tuyên hứa của tiến chức, kinh cầu các Thánh và việc đặt tay. Sau đó, Đức Giám mục chủ phong đặt sách Tin Mừng trên đầu tiến chức và đọc lời nguyện phong chức.

Phần cuối cùng là các nghi thức diễn nghĩa, với việc xức dầu thánh trên đầu tiến chức, trao sách Tin Mừng, xỏ nhẫn, đội mũ mitra và trao gậy chủ chăn. Đức Giám mục chủ phong và các giám mục hiện diện trao hôn bình an cho Đức Tân Giám mục để bày tỏ tâm tình hiệp thông và nhận ngài vào Giám mục đoàn.

Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội, Chủ tịch HĐGMVN đã lần lượt phát biểu chào mừng và đón nhận Đức cha Phêrô, thành viên mới của HĐGM; đồng thời bày tỏ sự kỳ vọng và cầu chúc Đức cha mới chu toàn trọng trách, phận vụ của mình trong niềm vui và bình an.

Thay lời cho cộng đoàn dân Chúa giáo phận Vinh, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ Tấn phong, đã bày tỏ niềm vui và cầu chúc Đức Tân Giám mục Phụ tá luôn đầy tràn ơn Chúa trong bước đường mới của sứ vụ.

Sự bình an là tâm điểm trong bài đáp từ xúc động và khúc chiết của Đức Tân Giám mục Phêrô. Đức cha bày tỏ niềm tri ân với Đức giáo hoàng Phanxicô; Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đức Giám mục giáo phận Phaolô; Đức cha Phaolô Maria; Đức cố Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp; quý Đức cha; quý cha; quý tu sĩ, chủng sinh; quý ân nhân, thân nhân, bạn hữu và tất cả những ai đã cầu nguyện, nâng đỡ ngài trên con đường dâng hiến. “Thầy ban cho anh em sự bình an của Thầy” sẽ là tâm nguyện và lẽ sống mà ngài lựa chọn suốt một đời dấn thân, phụng sự.

Hi vọng rằng, với đức tính khiêm tốn, bình dị, Đức cha Phêrô sẽ là vị giám mục của sự hiệp nhất, của tinh thần hàn gắn và hoà hợp. Mang trong mình dòng máu, trí tuệ, cốt cách và tâm hồn Vinh, tin tưởng rằng ngài sẽ là một giám mục đồng cam cộng khổ với Đức cha Phaolô và đại gia đình giáo phận, đi qua những biến động và thách đố ngày một lớn, vững bước tiến về tương lai trong tâm thế an nhiên, tự tại.

Giáo phận Vinh vẫn đang trong quá trình tái thiết, cả về cơ sở vật chất lẫn tư duy, tầm nhìn. Thời khắc này nghe trong tâm khảm người giáo dân Vinh những nung nấu, thôi thúc thiêng liêng về sứ mạng, vận mệnh của mình. Đã đến lúc thoát ra khỏi khối sức ì vô hình đáng sợ, dũng cảm bỏ lại phía sau những gì khiến giáo phận chia rẽ và suy yếu. Đã đến lúc mở ra trang sử chấn hưng, hội nhập và nhân văn Kitô giáo của một giáo phận dám ước mơ, dám cất cánh trên con đường đi tới.

Thánh lễ khép lại với ca từ thổn thức và giai điệu sâu lắng của nhạc phẩm Sứ giả bình an do linh mục nhạc sĩ Ân Đức viết tặng Đức Tân Giám mục Phụ tá. Hình ảnh con thuyền bấp bênh trên sóng và con chim bồ câu ngậm cành ô-liu biểu trưng cho khát vọng về một hành trình đầy niềm tin và hi vọng, bất chấp những giông gió, bão tố của thời cuộc...

- Đại lễ Tấn phong Đức Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa An-Phong Nguyễn Hữu Long :

Được tổ chức một cách long trong và sốt sắng lúc 8g00 ngày thứ sáu 06/9/2013 tại Nhà Thờ Chánh Tòa Hưng Hóa. Giám Mục chủ phong là Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Chía Tòa Giáo phận Hưng Hóa, hai Giám mục phụ phong là Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Chính Tòa Giáo phận Đà Nẵng và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam; Ðức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN); Ðức Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng, Tổng Giáo phận Huế và đông đảo các Giám mục đến từ các giáo phận trong và ngoài nước.

Ngoài ra còn có sự hiện diện đông đảo của Cha Bề Trên Hội Linh mục Xuân Bích; Quý cha Tổng Ðại diện; quý Ðức ông; quý Bề trên các Ðại chủng viện; quý cha Giám tỉnh; quý Bề trên các hội dòng; quý cha; quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ; quý đại diện chính quyền Trung ương và địa phương; quý khách, quý ân nhân, thân nhân của giáo phận và Đức Cha Phụ tá...



Khẩu hiệu Giám mục của Đức Cha Phụ tá An-phong : “Mang vào mình mùi chiên.”

Sau đây là bài phỏng vấn Phỏng vấn Tân GM An-phong Nguyễn Hữu Long GM phụ tá Giáo phận Hưng Hóa :

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha An-phong Nguyễn Hữu Long, thuộc Hội Linh mục Xuân Bích, Giám đốc Đại chủng viện Huế, làm giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa (Việt Nam), hiệu tòa Gummi di Bizacena. Ngày 06/9 tới đây, Đức Cha An-phong sẽ được thụ phong Giám mục tại Hưng Hoá. Thông tấn xã Công Giáo VietCatholic xin được phỏng vấn Đức Cha trước ngày ngài chính thức nhận nhiệm sở.

PV : Kính thưa Đức Cha, trước hết, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chúng con xin được chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Và xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận mà Đức Cha sắp đến phục vụ.

Đức Cha An-phong : Tôi xin thú thật chưa biết nhiều về giáo phận Hưng Hoá, dù đã đến một vài nơi. Nhưng qua tìm hiểu thì đây thật là một giáo phận rộng lớn, bao gồm 9 tỉnh phía Tây Bắc và 1/6 thủ đô Hà Nội. Giáo phận hiện có 71 linh mục, trong đó 5 cha hưu, 5 cha du học, chỉ còn 61 cha làm mục vụ cho hơn 200.000 giáo dân. Giáo xứ Mường Tè xa nhất, cách tòa giám mục 750 cây số. Cha Nguyễn Trung Thoại, chánh văn phòng tòa giám mục, mỗi tuần phải đi và về 900 cây số để làm mục vụ tại Sơn La. Một cha cho biết giáo phận cần thêm 100 linh mục mới đáp ứng đủ nhu cầu. Địa bàn giáo phận rộng lớn, đồi núi chập chùng, giao thông hiểm trở, nên các linh mục thật vất vả trong việc mục vụ. Lo cho người có đạo chưa xong, thì công cuộc truyền giáo càng là một thách đố, nhất là tại đây có nhiều sắc tộc mà ít người biết đến tên gọi như Dao, Sán Chay, Khờ Mú, Hà Nhì, La Chí, Phù Lá, Sán Chỉ, Bố Y... Về mặt xã hội, vì tiếp giáp biên giới Trung quốc, Lào, nên tệ nạn xã hội dễ thao túng và hoành hành. Dầu thấy trước những vấn đề nan giải như vậy, nhưng tôi vẫn trông cậy và phó thác trong tay Chúa mà chấp nhận dấn thân phục vụ.

PV : Trong một giáo phận rộng lớn với địa thế hiểm trở và rất đông giáo dân, Đức Cha đang chuẩn bị thế nào cho công việc mục vụ ạ ?

Đức Cha An-phong : Tôi chưa chuẩn bị gì cả ! Trước hết, vì là phụ tá, nên tôi sẽ để mình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục giáo phận, ngài sẽ chỉ vẽ cho tôi đường hướng mục vụ. Tôi cũng sẽ học hỏi với các linh mục. Ngoài ra, cần có thời gian tiếp cận trực tiếp giáo phận mới biết được phải làm gì và làm như thế nào. Tóm lại, tôi sẽ theo phương pháp Công Giáo tiến hành : xem - xét - làm.

PV : Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi chút về hành trình ơn gọi của mình ?

Đức Cha An-phong : Hành trình ơn gọi của tôi, như mọi anh em chủng sinh cùng thời, không hoàn toàn suôn sẻ. Tôi bắt đầu đi tu vào năm 12 tuổi, trải qua bảy năm tu học rất thần tiên tại Tiểu chủng viện Thánh Gioan ở Đà Nẵng. Tiếp đó là ba năm triết học êm đềm tại Đại chủng viện Hòa Bình, cũng ở Đà Nẵng. Sau biến cố 1975, dù chủng viện đóng cửa, tôi vẫn may mắn được học thêm ba năm thần học tại Tòa giám mục Đà nẵng, vừa học vừa làm một nghề gì đó để mưu sinh. Tôi đã từng làm nghề thợ nhuộm, hớt tóc, vấn thuốc lá... mà đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm cười ra nước mắt khi cầm tông đơ hớt tóc. Cuối năm 1978, tôi làm nghĩa vụ thanh niên tại công trường thủy lợi Phú Ninh trong ba năm rưỡi. Trở về, tôi lặng lẽ tu học và lao động thêm tám năm nữa. Ngày 27.12.1990, tôi được chịu chức linh mục và làm phó xứ Tam Kỳ trong bốn năm. Từ 1994-1998, tôi được gửi đi học giáo luật tại đại học Công Giáo Paris. Về nước, tôi phụ trách giáo xứ Hà Lam trong hai năm, rồi giáo xứ Trà Kiệu nơi có Trung Tâm Thánh Mẫu giáo phận trong ba năm, đồng thời dạy học tại Đại chủng viện Huế. Năm 2003, tôi gia nhập hội Linh Mục Xuân Bích và làm công việc đào tạo tại chủng viện này. Những trắc trở khách quan nằm trong giai đoạn từ 1975-1990, mà nhờ ơn Chúa, tôi vẫn giữ được ơn gọi.

PV : Đức Cha đã từng làm quản xứ, rồi giáo sư và giám đốc chủng viện, Đức Cha nhận thấy đâu là ưu tiên trong công việc của một mục tử trong giáo phận ?

Đức Cha An-phong : Việc mục vụ còn được gọi là việc chăm sóc các linh hồn (cura animarum), nên ưu tiên thứ nhất của một mục tử là săn sóc phần hồn của giáo dân. Thánh vịnh 22 vẽ nên bức tranh của việc mục vụ : dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, bờ suối mát để được bổ dưỡng ; chăm sóc chiên cho mạnh khoẻ, không bệnh tật ; canh chừng không để chiên bị lạc hay bị sói tấn công... Tại giáo phận Hưng Hóa có nhiều họ đạo vắng bóng linh mục ba bốn mươi năm nay, giáo dân vẫn giữ đức tin, có những tín hữu chỉ tham dự thánh lễ được một hai lần trong năm... Chúng ta phải chạnh lòng thương họ như Chúa Giêsu xưa, vì họ “tất tưởi bơ vơ như chiên không có người chăn” (Mt 9,32).

Ưu tư thứ hai là hệ luận của ưu tư trên, là lo cho có những mục tử tốt. Hưng Hoá cho đến nay vẫn có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ, vẫn có nhiều người muốn làm thợ trong cánh đồng của Chúa. Phải làm sao giúp họ theo đuổi ơn gọi cao quý này.

Ưu tư thứ ba : đứng trước những thực trạng đáng buồn như nghèo đói, thất học, tệ nạn xã hội..., tôi băn khoăn mình sẽ làm gì để đẩy lùi những thực trạng trên.

Tóm lại, xây dựng con người là ưu tiên mục vụ, trước khi xây dựng những gì khác.



PV : Đức Cha là một trong những vị Giám mục đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một vài tâm tình cũng như mong ước của Đức Cha trong những ngày chuẩn bị về nhận sứ vụ mới ?

Đức Cha An-phong : Đức Phanxicô đã lay động con tim mọi người từ khi được chọn làm giáo hoàng, ngài mở ra cho Giáo Hội một hướng đi mới khi chọn sống đơn sơ giản dị, thanh thoát vật chất và gần gũi với mọi người, là anh em với mọi người. Làm giáo hoàng mà ngài vẫn nhớ đến một người làm vườn, một ông thợ đóng giầy, một tu sĩ quen biết. Ngài cúi xuống rửa chân cho các tù nhân trẻ trong trại giam, dâng thánh lễ hàng ngày trong một nhà nguyện cho giáo dân tham dự... Tôi vui mừng được là một trong những giám mục đầu tiên của triều đại ngài. Cảm kích về một câu nói ấn tượng trong bài giảng lễ Dầu thứ Năm Tuần Thánh năm nay, tôi đã chọn câu nói đó làm châm ngôn : “Mang vào mình mùi chiên”. Tôi nguyện sống gần gũi với đoàn chiên, chia sẻ đau khổ và khó khăn, nhận lấy bệnh tật của họ như là của mình. Chúa Giêsu đã nêu gương như thế, khi “mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Ys 53,4). Ngài không ngần ngại ăn uống với người thu thuế, tiếp xúc với người cùng đinh, cúi xuống với những người đau khổ bệnh hoạn... Cũng vì muốn dấn thân theo đường hướng của Đức Phanxicô, nên tôi đã xin được thụ phong tại Hưng Hóa, để nhập cuộc ngay từ giây phút khởi đầu sứ vụ giữa lòng dân Chúa.

PV : Chúng con xin hỏi một câu hỏi có tính riêng tư. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một chút về gia đình Đức Cha, một gia đình có đến ba anh em được Chúa gọi làm linh mục trong Hội Thánh Công Giáo?

Đức Cha An-phong : Gia đình chúng tôi được hồng phúc dâng cho Chúa ba người con : anh làm quản xứ Tam Kỳ, giáo phận Đà Nẵng ; em út làm linh mục tại giáo phận Regina (Canada), và tôi. Cha mẹ và anh chị em chúng tôi là những giáo hữu bình thường, ít học, nhưng có lòng tin kính Chúa và giữ đạo tốt. Gia đình có thói quen tốt lành là không bỏ giờ kinh tối. Cha mẹ tôi thường bảo : “Mỗi ngày ta nhận được bao nhiêu ơn Chúa, mà tối đến không có lời kinh cám tạ Chúa, coi sao được” ! Trong những năm khó khăn, thấy gia đình bị khốn đốn ở vùng kinh tế mới, hai anh em chúng tôi nảy ý định xin về giúp gia đình một thời gian rồi sau tu tiếp, nhưng cha mẹ tôi cương quyết : “Các con cứ việc đi theo Chúa, không phải bận tâm tới gia đình, cứ coi như cha mẹ và các em chết hết rồi” ! Trong những lá thư gửi cho chúng tôi, ba tôi thường kết thúc như sau : “Ba mẹ và các em hằng cầu xin Chúa cho các con được ơn bền đỗ trong nhà Chúa”. Tôi nghĩ rằng nhờ lòng đạo đức của gia đình mà chúng tôi đã được Chúa chọn.

PV : Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha. Người đọc và người viết chúng con sẽ cầu nguyện nhiều cho Đức Cha trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.

VI- THÔNG TIN GIÁO PHẬN :

- Đan viện Cát Minh Sài Gòn : Chương trình lễ mừng kính Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu (01/10) và Mẹ Thánh Têrêsa Chúa Giêsu (15/10) tại NGUYỆN ĐƯỜNG ĐAN VIỆN CÁT MINH 33 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh :


+ Ngày 01/10/2013 : THÁNH NỮ TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU

THÁNH LỄ SÁNG

- 05g : Lm. GIUSE ĐỖ QUANG KHANG

- 07g : Lm. PHAOLÔ LƯU QUANG BẢO VINH

- 09g30 (DÒNG BA CÁT MINH) : Lm. FELIX NGUYỄN VĂN THIỆN
THÁNH LỄ CHIỀU

- 15g00 : Lm. GIOAN BAOTIXITA LÊ QUỐC KIỆT

- 17g30 : ĐỨC CHA MICAE HOÀNG ĐỨC OANH

+ Ngày 15/10/2013 : LỄ MẸ THÁNH TÊRÊSA CHÚA GIÊSU

THÁNH LỄ SÁNG

- 05g00 : Lm. DENIS PHẠM BÙI VƯỢNG

- 07g00 : ĐỨC CHA THOMAS VŨ ĐÌNH HIỆU

- 09g30 : (DÒNG BA CÁT MINH) : Lm. FELIX NGUYỄN VĂN THIỆN

THÁNH LỄ CHIỀU

- 15g00 : LM. GIUSE VŨ VĂN QUYÊN

- 17g30 : ĐỨC CHA GIUSE ĐINH ĐỨC ĐẠO

VII- THÔNG TIN GIÁO XỨ :

- Chúa Nhật hôm nay 08/9/2013 : Ngày Khai Giảng Năm Học Giáo Lý mới (2013-2014) của Các Em Thiếu Nhi trong Giáo Xứ :

+ 07g00 : Tập trung – Đọc kinh – Tập hát – Rước Nhập Lễ.

+ 07g30 : Thánh Lễ cầu Bình An cho Niên Khóa Giáo Lý mới.

- Thứ sáu 13/9/2013 : Kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần thứ 5 tại Fatima vào ngày 13/9/1917 :

+ 10g30 : Tập trung – Đọc kinh Lần hạt 50.

+ 11g00 : Thánh Lễ Kính Đức Mẹ Fatima.

Sau Thánh Lễ, có đọc kinh ở Đài Đức Mẹ Fatima. Kính mời Quý Ông Bà và Anh Chị Em tham dự đông đủ.

- Thứ bảy 14/9/2013 : Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Đây là Tước Hiệu của các Dòng Mến Thánh Giá. Trong Giáo xứ chúng ta, có cộng đoàn Quý Dì Mến Thánh Giá Tân Lập và Mến Thánh Giá Thanh Hóa. Chúng ta cùng hiệp ý Tạ Ơn và cầu nguyện cho Quý Dì.

- Chúa Nhật 15/9/2013 : Có Cha Tôma Nguyễn Văn Phong, Cha Sở Nhà Thờ Cái Thia, Cái Bè, Tiền Giang, thuộc Giáo phận Mỹ Tho sẽ đến và xin cộng đoàn Giáo xứ chúng ta giúp đỡ xây dựng Nhà Thờ Cái Thia. Xin Quý Ông Bà và Anh Chị Em rộng tay giúp đỡ. Xin cám ơn.

LỊCH CỬ HÀNH PHỤNG VỤ TRONG GIÁO XỨ :

  • Giờ Lễ : + Chúa Nhật : Sáng : 05g00 và 07g30

Chiều : 17g00 và 18g15

+ Ngày thường : Sáng : 05g00

Chiều : 17g45


  • Giải tội : Trước hoặc sau mỗi Thánh Lễ.

  • Rửa tội cho trẻ em : Lúc 08g30 Chúa Nhật đầu tháng. Xin đăng ký trước nơi Quý Vị Trưởng của mỗi Giáo khu.

  • Trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân : Buổi sáng ngày thứ sáu đầu tháng.

  • Chầu Mình Thánh Chúa :

+ Thứ tư hằng tuần : Lúc 19g45 (Giáo xứ)

+ Thứ năm đầu tháng : Lúc 17g15 (Hội Các Bà Mẹ CGiáo)

+ Thứ sáu đầu tháng : Lúc 17g15 (GĐ Phạt Tạ Thánh Tâm)

+ Thứ bảy đầu tháng : Sau Thánh Lễ chiều (Giáo xứ)

+ Chúa Nhật hằng tuần : Lúc 16g30 (Giáo xứ)

+ Phiên Chầu lượt/năm : Chúa Nhật thứ 1 Mùa Chay.



  • Lần Hạt Mân Côi tại Đài Đức Mẹ Fatima :

+ Chúa Nhật, thứ hai, năm, sáu, bảy : Lúc 20g00 – 20g30

+ Thứ bảy đầu tháng : Lúc 11g00

+ Riêng mỗi ngày 13 hằng tháng có Thánh Lễ Kính Đức Mẹ trong Nhà Thờ lúc 11g00. Sau đó, tất cả cùng kính viếng Đức Mẹ tại Đài.


  • Đọc kinh tại Đài Thánh Giuse :

+ Thứ tư hằng tuần : Lúc 19g00 – 19g30

  • Cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót :

+ Thứ sáu hằng tuần : Lúc 15g00

+ Thứ sáu đầu tháng : Lúc 15g30, có thêm Thánh Lễ Kính LCTX



  • Đọc kinh tại các Giáo Khu : Sau Thánh Lễ chiều thứ ba hằng tuần.

  • Sau Thánh Lễ chiều :

+ Thứ ba : Đọc kinh tại Đài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

+ Thứ tư : Đọc kinh tại Đài Thánh Giuse.

+ Thứ bảy : Đọc kinh tại Núi Đức Mẹ Lộ Đức.


LƯU HÀNH NỘI BỘ




Каталог: sites -> default -> files -> Files -> 2013
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 2 MÙa vọng năm a : Lời Chúa
2013 -> BẢn tin hằng tuần số 28/2013 (Chúa Nhật 14/7/2013)
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhật chúa ba ngôi năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 34 thưỜng niên năm c : LỄ chúa giêsu kitô vua vũ trụ Lời Chúa
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 31 thưỜng niên năm c : CỨu những gì ĐÃ HƯ MẤT
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 4 MÙa vọng năm a : Lời Chúa
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 5 phục sinh năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 17 thưỜng niên năm c
2013 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 6 phục sinh năm c
2013 -> BẢn tin hằng tuần số 22/2013 (Chúa Nhật 02/6/2013)

tải về 190.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương